Bài tập trắc nghiệm sử 12 bài 17 năm 2024

Làm 20 câu trắc nghiệm lịch sử lớp 12 bài 17 mức độ thông hiểu để nâng tầm kiến thức của mình nên các bạn nhé. Trong bài học lần trước chúng ta đã làm 12 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17 mức độ nhận biết rồi thì giờ chúng ta phải nâng tầm lên phải không nào. Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, quãng thời gian trong bài học là không dài nhưng có kiến thức quan trọng mà các em cần ghi nhớ như: thuận lợi và khó khăn sau CMT8, bước đầu xây dựng chính quyền và cách xử lý nạn đói,dốt trong giai đoạn đó. Sự kiện quan trọng ngày 23/9/1945, Pháp chính thức xâm lược Việt Nam lần 2 bằng sự kiện đánh vào ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn. Kiến thức bài còn khá nhiều thôi thì chúng ta cứ ôn dần dần bằng các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 nhé. Làm ngay 20 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 17 mức độ thông hiểu dưới đây.

20 câu trắc nghiệm lịch sử lớp 12 bài 17 mức độ thông hiểu

20 câu trắc nghiệm lịch sử lớp 12 bài 17 mức độ thông hiểu

1. “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” là câu nói của ai?

  1. Hồ Chí Minh
  1. Phạm Văn Đồng.
  1. Trường Chinh.
  1. Tôn Đức Thắng.

2. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

  1. Ngoại xâm và nội phản.
  1. Hơn 90% dân số mù chữ.
  1. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
  1. Nạn đói đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.

3. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới?

  1. Thành lập quân đội Quốc gia.
  1. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
  1. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
  1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

4. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau cách mạng thánh Tám năm 1945 là gì?

  1. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
  1. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
  1. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
  1. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.

5. Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chứng tỏ điều gì?

  1. sự nhân nhượng của lực lượng cách mạng.
  1. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
  1. sự thoả hiệp của Pháp đối với Chính phủ ta.
  1. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ.

6. Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946?

  1. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
  1. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
  1. Việt Nam thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Tưởng và rút dần trong 5 năm.
  1. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

7. Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 là gì?

  1. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
  1. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
  1. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
  1. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc.

8. Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây làm cho Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Pháp) không có kết quả?

  1. Pháp âm mưu kéo dài thêm chiến tranh xâm lược nước ta.
  1. Thời gian đàm phán ngắn.
  1. Ta chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế.
  1. Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.

9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa chủ yếu của cuộc Tổng tuyển cử ngàỵ 6-1-1946.

  1. Nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  1. Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm chủ đất nước của nhân dân.
  1. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
  1. Giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới.

10. Đảng và chính phủ đã thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo sau cách mạng tháng Tám vì lí do nào dưới đây?

  1. Kẻ thù còn mạnh, chống phá chính quyền cách mạng .
  1. Pháp được sự giúp đỡ và hậu thuẫn của quân Anh.
  1. Chính quyền còn non trẻ, không thể đối phó với nhiều kẻ thù.
  1. Trung Hoa Dân quốc dùng tay sai để chống phá cách mạng.

11. Sự kiện nào dưới đây đã buộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?

  1. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
  1. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
  1. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
  1. Vì Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa-Pháp.

12. Ngày 9-11-1946, Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua

  1. danh sách Ủy ban hành chính các cấp.
  1. danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
  1. bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới.
  1. danh sách Hội đồng nhân dân các cấp.

13. Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp đã quyết định

  1. tiếp tục hoà hoãn với Pháp.
  1. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  1. ký Hiệp định Sơ bộ với Chính phủ Pháp.
  1. phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

14. Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm – nội phản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946 chủ yếu là do

  1. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
  1. thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.
  1. sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam.
  1. Sự thay đổi động thái của các thế lực ngoại xâm

15. Xuất phát từ lí do chủ yếu nào Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc từ 2-9-1945 đến trước 19-12-1946?

  1. Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc và Pháp quá mạnh.
  1. Hạn chế tối đa sự cầu kết, chống phá của Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
  1. Chính quyền ta non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù mạnh.
  1. Pháp và Trung Hoa Dân quốc có sự hậu thuẫn từ Mĩ và Anh

16. Việc Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định Sơ bộ 6-1-1946 với thực dân Pháp chứng tỏ

  1. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hóa kẻ thù.
  1. Đảng đã thay đổi trong nhận định, đánh giá kẻ thù.
  1. sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ.
  1. sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng.

17. Nội dung nào dưới đây thể hiện quan hệ Việt Nam với Pháp từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?

  1. Thương lượng, chấm dứt xung đột.
  1. Vừa đánh vừa đàm phán.
  1. Hòa hoãn, nhân nhượng.
  1. Đối đầu trực tiếp về quân sự.

18. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

  1. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp.
  1. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.
  1. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
  1. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp.

19. Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã chứng tỏ điều gì?

  1. Tinh thần yêu nước, khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng chế độ mới.
  1. Việc Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở lại hoạt động công khai.
  1. Đất nước đã vượt qua mọi khó khăn thử thách.
  1. Chế độ mới được xây dựng hợp lòng dân.

20. Phong trào “Bình dân học vụ” ở Việt Nam trong những năm 1945-1946

  1. là một biện pháp lâu dài của Chính phủ nhằm diệt “giặc dốt”.
  1. đã góp phần hiệu quả trong việc xóa nạn mù chữ trên phạm vi cả nƣớc.
  1. mở đầu công cuộc đổi mới nền giáo dục theo tinh thần dân tộc dân chủ.
  1. là một chủ trƣơng để hình thành nền văn hóa kháng chiến.

Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !

Chủ đề