Bài tập và bài giải môn kế toán quản trị năm 2024

Fahasa.com nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng cũng như tất cả Hệ Thống Fahasa trên toàn quốc.

  • 1. 14 BÀI TẬP MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chương 2: Phân loại chi phí và kế toán giá thành Bài 2.1: Xưởng cơ khí LT chuyên sản xuất máy cắt cỏ dùng trong gia đình. Các công nhân làm thân máy bằng thép tấm rồi sau đó lắp mô tơ, lưỡi dao, tay cầm và 4 bánh xe cho mỗi sản phẩm. Trong tháng 1 có các sự việc như sau: 1) Mua thép tấm (trị giá 100 triệu đồng) về để sản xuất. 2) Xuất kho nguyên liệu thép tấm (giá 40 triệu đồng). Thép tấm được chuyển bằng xe nâng (tổng tiền công cho người vận hành trong tháng 1 là 50 triệu đồng) đến cho bộ phận uốn thép (tổng tiền công cho người vận hành máy trong tháng 1 là 30 triệu đồng) tạo dáng cho thân máy cắt cỏ. Xe nâng lại chuyển thân máy sang công đoạn sơn tĩnh điện (tổng lương nhân công ở bộ phận này trong tháng 1 là 20 triệu đồng). Tất cả thân máy được phủ sơn (giá trị của sơn sử dụng là 10 triệu đồng). Sau khi hoàn thành việc sơn, thân máy được chuyển sang khâu nhuộm màu làm nóng bằng gas (tổng chi phí gas trong tháng 1 là 10 triệu đồng). 3) Sau khi nhuộm, xe nâng lại chuyển thân máy sang bộ phận lắp rắp. Tại đây mô tơ, lưỡi dao, tay cầm và bánh xe được lắp vào thân máy (các bộ phận này được mua về nhập kho, tổng giá trị của các bộ phận đã xuất kho để lắp ráp trong tháng là 200 triệu đồng, tổng tiền lương cho nhân công lắp ráp trong tháng 1 là 60 triệu đồng). 4) Ước tính chi phí khấu hao máy móc thiết bị trong tháng 1 là 240 triệu đồng. 5) Sau khi lắp ráp, sản phẩm hoàn thành sẽ được chuyển đến các cửa hàng bán lẻ. Yêu cầu: Phân loại các khoản chi phí của xưởng cơ khí thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Chương 3: Cách ứng xử của chi phí và phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận Bài 3.1: Công ty Gia Đình chuyên sản xuất xe nôi. Trong năm tài chính vừa qua, có tình hình chi phí như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)  Kim loại để làm khung xe 80.000  Mút xốp 50.000  Ghế nhựa 30.000  Lương công nhân sản xuất 46.000  Lương kỹ thuật viên giám sát 24.000  Khấu hao 8.000  Tiện ích 3.200 Trong năm công ty sản xuất và bán được 4.000 cái xe nôi với giá 150.000 đồng/cái. Mỗi kỹ thuật viên giám sát có thể kiểm tra nhiều nhất là 2.000 sản phẩm một năm. Một nửa chi phí tiện ích là có liên quan đến hoạt động sản xuất và thay đổi theo tình hình sản xuất. Yêu cầu: 1) Phân loại các khoản chi phí trên thành chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp hoặc chi phí bậc thang. 2) Tính chi phí biến đổi đơn vị, gồm cả phần biến đổi của chi phí hỗn hợp cho mỗi chiếc xe nôi đã sản xuất và bán. 3) Nếu công ty sản xuất và bán 4.500 xe nôi thì tổng chi phí sẽ là bao nhiêu? Công ty sẽ tạo ra được khoản lợi nhuận là bao nhiêu?
  • 2. 14 Bài 3.2: Công ty mỹ nghệ BB đang dự tính triển khai một dòng sản phẩm mới. Sản phẩm sẽ có giá hành 6.000 đồng và được bán với giá 20.000 đồng. Công ty phải xây nhà xưởng mới và mua thiết bị mới với chi phí 8.400.000.000 đồng hàng năm cho dòng sản phẩm mới này. Yêu cầu: 1) Mỗi năm công ty cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn? Doanh thu hòa vốn của công ty là bao nhiêu? 2) Công ty cần bán bao nhiêu sản phẩm mới này để đạt lợi nhuận mục tiêu là 1.400.000.000 đồng? Doanh thu của số sản phẩm này là bao nhiêu? Chương 4: Lập dự toán ngân sách Bài 4.1: Một công ty bán lẻ A lập dự toán mua hàng hóa B tương tự như bảng dưới đây. Giả sử công ty A muốn có mức tồn kho cuối kỳ này bằng 50% lượng hàng bán ở kỳ sau. Đơn giá bán hàng là 100.000 đồng. T Thực tế tháng 12 Dự báo Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quý 1 Tháng 4 Số lượng bán 32 20 12 40 60 Cộng: số hàng tồn kho cần có cuối kỳ 30 60 Tổng nhu cầu về hàng 120 Trừ: số hàng tồn kho đầu kỳ 16 30 Tổng số hàng cần mua trong kỳ Đơn giá mua hàng (1.000 đồng) 90 90 90 90 90 90 Tổng giá trị hàng mua (1.000 đồng) hực ế Dự báo tháYêu cầu: Hoàn tất bảng dự toán trên. Bài 4.2: Giả sử nhà quản lý của công ty bán lẻ A (ở bài 4.1) muốn dự tính chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong các tháng 1, 2, 3. Họ chắc rằng chi phí cố định hàng tháng sẽ là 40 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng biến đổi là 20% doanh thu. Yêu cầu: Lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho tháng 1, 2 và 3 với doanh thu dự báo cho các tháng lần lượt là 60 triệu, 90 triệu và 100 triệu. Bài 4.3: Giả sử ban quản lý của một công ty dự báo doanh thu là 60 triệu, 74 triệu, 80 triệu và 124 triệu đồng cho các tháng 6, 7, 8 và 9. Họ ước tính có 80% doanh thu sẽ thu được ngay trong tháng và 20% sẽ thu trong tháng sau đó. Công ty thường trả 60% cho hàng mua trong tháng, 40% còn lại sẽ trả trong tháng kế tiếp. Giả sử hàng mua trong các tháng 6, 7, 8 và 9 là 30 triệu, 40 triệu, 44 triệu và 60 triệu đồng. Yêu cầu: 1) Lập lịch trình thu tiền cho các tháng 7, 8 và 9. 2) Lập lịch trình chi tiền cho các tháng 7, 8 và 9.
  • 3. 14 Chương 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức Bài 5.1: Công ty TNHH C chuyên sản xuất pho mát. Trong tháng 1 năm 200N, công ty lập dự toán sẽ sản xuất 60.000 bánh pho mát, với lượng nguyên liệu dự toán tiêu hao là 15.000 kg. Giá mua ước tính mỗi kg nguyên liệu là 50.000 đồng. Số liệu chi phí thực tế được ghi nhận trong tháng 1 năm 200N như sau: Số lượng bánh phó mát sản xuất: 60.800 bánh pho mát Lượng nguyên liệu sử dụng: 16.000 kg Giá mua nguyên liệu: 48.000 đồng/kg Yêu cầu: Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vât liệu trực tiếp trong tháng 1 năm 200N. Bài 5.2: Công ty H thiết lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lao động trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm của công ty như sau: Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp Lượng: 2kg/sản phẩm Lượng: 3 giờ/sản phẩm Giá: 7.000 đồng/kg Đơn giá: 8.000 đồng/giờ Lượng nguyên vật liệu mua vào trong tháng là 5.000 kg, với giá mua 7.300 đồng/kg. Chi phí thực tế phát sinh trong tháng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm được ghi nhận như sau: Nguyên liệu trực tiếp: 4.200kg Lao động trực tiếp: 6.450 giờ và chi phí lao động trực tiếp là 30.660.000 đồng Yêu cầu: 1. Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi. 2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất lao động trực tiếp. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi. 3. Dựa vào các số liệu trên, hãy vẽ đồ thị biểu diễn biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và biến động chi phí lao động trực tiếp. Bài 5.3: Công ty ABC sản xuất lon đựng nước giải khát. Chi phí tiêu chuẩn để sản xuất một thùng lon (gồm 144 lon) được nhân viên kế toán quản trị, nhà quản lý sản xuất, và các kỹ sư phụ trách công nghệ thiết lập như sau: Nguyên vật liệu trực tiếp Lao động trực tiếp Lượng: 4kg Lượng: 0.25 giờ Giá: 800 đồng/kg Đơn giá: 16.000 đồng/giờ Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua vào là 240.000kg, với giá mua 810 đồng/kg. Chi phí thực tế phát sinh để sản xuất 50.000 thùng lon được ghi nhận như sau:
  • 4. 14 Nguyên liệu trực tiếp: Lượng sử dụng là 210.000kg Lao động trực tiếp: 13.000 giờ và chi phí lao động trực tiếp là 210.600.000 đồng Yêu cầu: 1. Sử dụng công thức tính toán biến động để xác định biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi. 2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất lao động trực tiếp. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi. Bài 5.4: Số liệu về chi phí dự toán và chi phí thực tế được thu thập từ Công ty điện tử ABC trong tháng 5 năm 2010 như sau: Số liệu dự toán:  Đơn giá sản xuất chung biến đổi ước tính 7.000 đồng/giờ lao động  Số giờ lao động tiêu chuẩn 2 giờ/1 sản phẩm  Chi phí sản xuất chung cố định dự toán 100.000.000 đồng  Sản lượng dự toán 25.000 sản phẩm Số liệu thực tế:  Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế 320.000.000 đồng  Số giờ lao động thực tế 50.000 giờ  Chi phí sản xuất chung cố định thực tế 98.000.000 đồng  Sản lượng thực tế 20.000 sản phẩm Yêu cầu: Sử dụng công thức để tính toán các biến động sau đây và cho biết mỗi biến động tính toán được là thuận lợi hay không thuận lợi? Nguyên nhân có thể của từng biến động là gì? 1. Biến động giá sản xuất chung biến đổi. 2. Biến động hiệu suất sản xuất chung biến đổi. 3. Biến động dự toán sản xuất chung cố định. 4. Biến động hiệu suất (Biến động khối lượng) sản xuất chung cố định. Chương 6: Sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định về giá Bài 6.1: Số liệu về chi phí, vốn đầu tư và mức sản lượng dự kiến của công ty sản xuất lò nướng bánh như sau:  Chi phí biến đổi đơn vị (AVC) = $10  Chi phí cố định (FC) = $300.000  Sản lượng dự kiến (QE ) = 50.000  Vốn đầu tư (tổng tài sản) = $1.000.000
  • 5. 14 Yêu cầu: 1. Tính chi phí bình quân. Xác định giá bán cho một sản phẩm lò nướng bánh để công ty có thể đạt được tỷ lệ hoàn vốn ROI là 20%. 2. Giả sử rằng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty được xác định theo qui luật như sau: Q = 100.000 - 3.000P Với giá bán đã thiết lập (ở câu a) thì công ty tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm lò nướng. Lúc này tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận của công ty là bao nhiêu. Tính suất thu lợi ROI mà công ty đạt được lúc này. 3. Xác định điểm bán tối ưu (Q*, P*) cho công ty (điểm bán đạt lợi nhuận tối đa). Lợi nhuận tối đa công ty đạt được là bao nhiêu? Bài 6.2: Số liệu về chi phí và tình hình sản xuất sản phẩm X tại một công ty được ghi nhận như sau:  Chi phí sản xuất biến đổi $400  Chi phí sản xuất cố định phân bổ $250  Chi phí bán hàng và quản lý biến đổi $50  Chi phí bán hàng và quản lý cố định $100 Các chi phí này là chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm và được ước tính cho mức sản xuất và tiêu thụ 480 sản phẩm mỗi năm. Lợi nhuận mục tiêu của công ty là $60.000. Yêu cầu: Hãy xác định mức cộng thêm vào chi phí và xác định giá bán sản phẩm, bằng cách sử dụng công thức xác định giá bán cộng thêm vào chi phí trong các trường hợp: 1. Thành phần chi phí trong công thức định giá là chi phí biến đổi đơn vị. 2. Thành phần chi phí trong công thức định giá là chi phí sản xuất đơn vị. 3. Thành phần chi phí trong công thức định giá là chi phí đơn vị. Bài số 6.3: Số liệu về chi phí sản xuất dự kiến loại sản phẩm A của công ty M trong năm 200N như sau: Chi phí /1 sản phẩm Số tiền (đồng) Nguyên vật liệu trực tiếp 75.000 Lao động trực tiếp 60.000 Chi phí sản xuất chung biến đổi 5.000 Chi phí sản xuất chung cố định 40.000 Chi phí quản lý và chi phí bán hàng biến đổi 10.000 Chi phí quản lý và chi phí bán hàng cố định 30.000 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ước tính trong năm là 5.000 sản phẩm. Vốn hoạt động bình quân là 500.000.000 đồng. Công muốn đạt được sức sinh lời trên vốn đầu tư ROI = 20%. Yêu cầu:
  • 6. 14 1. Công ty phải bán sản phẩm với giá bao nhiêu? Thiết lập các công thức tính giá cho công ty theo 3 cách: a. Sử dụng chi phí đơn vị làm chi phí nền. b. Sử dụng chi phí sản xuất làm chi phí nền. c. Sử dụng chi phí khả biến làm chi phí nền. 2. Giả thiết rằng, năng lực sản xuất tối đa của công ty là Qmax = 7.000 sản phẩm mỗi năm. Công ty nhận được một đơn đặt hàng từ nước ngoài với lượng cần mua là 1.500 sản phẩm, với mức giá là 180.000 đồng/1 sản phẩm (giá FOB). Tổng chi phí cố định sẽ không đổi so với mức sản lượng 5000 sản phẩm. Công ty có chấp nhận đơn hàng này không? Giải thích tại sao? Bài 6.4: Số liệu chi phí của sản phẩm X được thu thập tại Công ty ABC như sau: Chi phí sản xuất biến đổi $250 Chi phí sản xuất cố định phân bổ $50 Chi phí bán hàng và quản lý biến đổi $60 Chi phí bán hàng và quản lý cố định ? Để thiết lập mức giá bán là $450/sản phẩm, công ty xác định mức cộng thêm vào chi phí đơn vị là 12.5%. Yêu cầu: 1. Chi phí bán hàng và quản lý cố định phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? 2. Thiết lập công thức xác định giá bán sản phẩm sao cho mức giá được xác lập là $450/sản phẩm. Xét các trường hợp: a. Chi phí nền là chi phí sản xuất đơn vị. b. Chi phí nền là chi phí biến đổi đơn vị. Bài 6.5: Công ty X, chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô. Bộ phận sửa chữa của công ty nhận được một đơn hàng sửa chữa từ khách hàng Y. Số liệu liên quan đến tình hình hoạt động của bộ phận sửa chữa như sau: Đơn giá lao động (bao gồm cả phụ cấp) $18.00/giờ Tổng số giờ lao động trong năm 10.000 giờ Chi phí chung trong năm:  Quản lý và lưu trữ NVL $40.000  Chi phí chung khác (tiện ích, bảo hiểm, khấu hao, lương gián tiếp,…) $200.000  Chi phí phụ tùng sử dụng trong năm $1.000.000 Công ty ước tính rằng công việc sửa chữa ô tô cho khách hàng Y cần $8.000 chi phí phụ tùng và 200 giờ lao động để hoàn thành. Công ty X yêu cầu một mức lời tính cho một giờ lao động là $7, và mức cộng thêm vào chi phí nguyên liệu của công việc (bao gồm cả chi phí quản lý và lưu trữ nguyên liệu) là 5%. Yêu cầu: 1. Viết công thức xác định mức giá tính cho yếu tố nguyên vật liệu sử dụng cho công việc sửa
  • 7. 14 chữa. 2. Xác định mức giá tính cho dịch vụ sửa chữa ô tô cho khác hàng Y. Bài 6.6: SH là công ty chuyên lắp đặt hệ thống lò sưởi cho các ngôi nhà mới. Công ty định giá cho dịch vụ của dịch bằng phương pháp định giá theo thời gian và nguyên liệu sử dụng. Các số liệu ước tính cho hoạt động của công ty trong nă 200N như sau: Đơn giá lao động (bao gồm cả phụ cấp) $16.00/giờ Tổng số giờ lao động trong năm 12.000 giờ Chi phí chung trong năm:  Quản lý và lưu trữ NVL $25.000  Chi phí chung khác (tiện ích, bảo hiểm, khấu hao, lương gián tiếp,…) $108.000  Chi phí phụ tùng sử dụng trong năm $250.000 Công ty yêu cầu một mức lợi nhuận tính cho một giờ lao động là $4, nhưng không tính mức cộng thêm vào chi phí nguyên liệu sử dụng. Nhà quản lý của công ty đang tính toán mức giá tính cho một công việc cần sử dụng 400 giờ lao động và sử dụng hết $60.000 nguyên liệu và phụ tùng. Yêu cầu 1. Viết các công thức xác định mức giá tính cho thành phần lao động và mức giá tính cho thành phần nguyên liệu. 2. Xác định mức giá tính cho công việc nêu trên. 3. Mức giá tính cho công việc sẽ như thế nào nếu công ty cộng thêm mức lời 15% tính trên chi phí nguyên liệu và phụ tùng sử dụng (bao gồm cả chi phí quản lý và lưu trữ nguyên liệu)? Chương 7: Sử dụng thông tin kế toán quả trị để ra quyết định ngắn hạn Bài 7.1: Hãy chọn một doanh nghiệp mà bạn biết. Hãy cho ví dụ minh hoạ về một tình huống ra quyết định cụ thể của công ty. Mô tả từng bước trong quá trình ra quyết định này. Bài 7.2: Công ty P mua một lò nướng pizza cách đây hai năm với giá 90.000.000 đồng. Lò nướng này có thể sử dụng hữu ích thêm một năm nữa. Lò nướng này được khấu hao theo mô hình khấu hao đều. Công ty P có thể mua một lò nướng bánh mới có giá 20.000.000 đồng và có thời gian sử dụng hữu ích trong một năm. Việc đưa lò nướng bánh này vào hoạt động sẽ tiết kiệm được cho công ty 26.000.000 đồng chi phí hoạt động hàng năm (so với việc sử dụng lò nướng cũ). Nhà quản lý Công ty P đã quyết định không mua lò nướng mới vì ông ta cho rằng việc mua lò nướng mới sẽ gây thiệt hại cho công ty 4.000.000 đồng trong năm tới. Yêu cầu: 1. Theo bạn, nhà quản lý Công ty tính toán như thế nào để có được mức lỗ 24.000.000 đồng trong năm tới nếu lò nướng pizza được mua? 2. Bạn hãy đánh giá về cách nhà quản lý công ty đã phân tích và ra quyết định. 3. Là nhân viên kế toán quản trị, bạn phân tích tình huống trên như thế nào? Theo bạn, Công ty nên mua lò nướng mới để sử dụng không?
  • 8. 14 Bài 7.3: Công ty H có một số phụ tùng tồn kho trị giá 200.000.000 đồng. Số phụ tùng này đã lỗi thời do sự thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế. Số phụ tùng này có thể bán ra thị trường với giá 120.000.000, hoặc chúng sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và sau đó bán ra thì sẽ thu được 235.000.000 đồng. Chi phí cho việc hiệu chỉnh là 120.000.000 đồng. Yêu cầu: 1. Những thông tin nào là thích hợp cho quyết định liên quan đến số phụ tùng tồn kho? 2. Công ty nên bán số phụ tùng ngay hay sửa chữa/hiệu chỉnh rồi bán. Bài 7.4: Giả sử tại Công ty X hiện đang dùng một chiếc máy được mua cách đây 2 năm. Nguyên giá của chiếc máy đó là 60 triệu đồng; giá trị đã khấu hao lũy kế trên sổ là 40 triệu đồng. Công ty đang phân vân có nên sử dụng tiếp chiếc máy này cho một dự án trong vòng một năm nữa hay không? Nếu không được sử dụng vào dự án này thì chiếc máy đó không sử dụng vào việc khác được mà phải thanh lý với giá bán thanh lý dự kiến 20 triệu đồng. Nếu được sử dụng cho dự án thì chiếc máy này có thể sử dụng được 1 năm nữa và không có giá trị thanh lý. Biến phí cho hoạt động của chiếc máy này cho dự án trong 1 năm dự kiến là 32 triệu. Trong khi quyết định xem xét có nên tiếp tục sử dụng chiếc máy trên với dự án 1 năm này hay không, thì thông tin phù hợp về chi phí liên quan đến mày này là bao nhiêu? (để so sánh với doanh thu của nó mang lại: A: 20 triệu; B: 52 triệu; C: 30 triệu: D 3 triệu. Vì sao?) Bài 7.5: Công ty thương mại X đang xem xét có nên tiếp tục kinh doanh hay ngưng kinh doanh ngành hàng A vì hiện nay ngành hàng này đem lại mức lợi nhuận âm 23 triệu đồng trong tháng 1/200N. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí các ngành hàng của công ty như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngành hàng Tổng cộng A B C Doanh thu 280,0 700,0 520,0 1.500,0 Trừ: Chi phí khả biến 156,0 435,6 312,0 903,6 Số dư đảm phí 124,0 264,4 280,0 596,4 Trừ: Chi phí bất biến: 147,0 218,5 174,5 540,0 1. Quảng cáo trực tiếp 26,0 40,0 31,5 97,5 2. Quảng cáo chung 5,6 14,0 10,4 30,0 3. Lương 36,0 58,0 42,0 136,0 4. Thuê nhà xưởng 19,0 31,5 26,0 76,5 5. Phục vụ (điện nước) 8,0 13,6 6,3 30,9 6. Thuế lao động 5,4 8,7 6,3 20,4 7. Khấu hao quầy hàng 10,8 16,3 12,9 40,0 8. Bảo hiểm hàng bán 1,2 1,4 1,1 3,7
  • 9. 14 9. Quản lý chung 20,0 20,0 20,0 60,0 10. Chi phí phục vụ khác 15,0 15,0 15,0 45,0 Lãi/Lỗ (23) 45,9 33,5 56,4 Nếu bạn được giao nhiệm vụ tư vấn cho ban giám đốc công ty, theo bạn công ty nên tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh ngành hàng A? Cho biết các thông tin như sau: - Các ngành hàng kinh doanh trong cùng một tòa nhà. Công ty thuê toàn bộ tòa nhà với tiền thuê là chi phí cố định trả hàng năm. - Có một nhân viên có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành hàng A, mức lương hàng năm của nhân viên này là 4 triệu đồng/tháng. Nếu ngành hàng A ngưng kinh doanh thì nhân viên này sẽ được chuyển sang ngành hàng khác và công ty vẫn phải trả cho nhân viên này theo mức lương hiện tại. - Nếu ngành hàng A ngưng kinh doanh thì các chi phí phục vụ điện nước sẽ cắt giảm được 7 triệu đồng/tháng. - 1/4 chi phí bảo hiểm của bộ phận A được phân bổ từ tổng chi phí bảo hiểm cháy nổ của tòa nhà và phần còn lại là chi phí bảo hiểm kho hàng của bộ phận A. - Công ty có hai bộ phận phục vụ là thu mua và kho hàng, nếu ngành hàng A ngưng hoạt động thì công ty cắt giảm được 5,5 triệu đồng tiền lương nhân viên phục vụ, chi phí quản lý chung không đổi. Yêu cầu: Bằng việc phân tích các chi phí thích hợp (nhận diện ra các chi phí có thể tránh được và những chi phí không thể tránh được), bạn hãy chứng minh bằng những số liệu cần thiết để đưa ra lời khuyên cho ban giám đốc công ty: nên hay không nên tiếp tục kinh doanh ngành hàng A. Xét hai trường hợp: 1. Khi ngành A ngừng kinh doanh thì phần diện tích mà ngành hàng này chiếm dụng trong tòa nhà chưa thể sử dụng vào việc gì khác. 2. Công ty có thể sử dụng phần diện tích chiếm dụng của ngành hàng A để cho thuê với giá 75 triệu đồng/quý. Bài 7.6: (đơn vị tính 1.000 đồng) Công ty ABC đang xem xét ngưng hoạt động Bộ phận đóng gói của nó. Ban giám đốc công ty nhận được một lời đề nghị từ một công ty bên ngoài sẽ cung cấp toàn bộ nhu cầu đóng gói sản phẩm cho ABC. Để ra quyết định, giám đốc công ty yêu cầu nhân viên kế toán quản trị phân tích chi phí hoạt động của Bộ phận đóng gói. Trong số các chi phí hoạt động của bộ phận này có một khoản chi phí 9.000 được phân bổ từ chi phí thuê văn phòng làm việc của công ty hàng năm. Nếu Bộ phận đóng gói nhưng hoạt động, không gian của bộ phận này sẽ được chuyển thành kho lưu trữ hàng hoá. Hiện tại Công ty ABC phải thuê kho để lưu trữ hàng hoá tại một nhà kho gần công ty với chi phí 10.000 mỗi năm. Chi phí thuê kho lưu trữ hàng hoá này sẽ được loại bỏ nếu Bộ phận đóng gói ngưng hoạt động. Yêu cầu: 1. Hãy thảo luận về những con số được đề cập trong thí dụ trên theo khía cạnh chúng là thông tin thích hợp hoặc không thích hợp cho việc ra quyết định ngưng hoạt động Bộ phận đóng gói.
  • 10. 14 2. Chi phí thuê kho lưu trữ 10.000 là loại chi phí gì, xét theo góc độ nó là chi phí của Bộ phận đóng gói? 3. Nếu Bộ phận đóng gói ngưng hoạt động, nhà quản lý bộ phận này sẽ được bổ nhiệm làm quản lý Bộ phận cắt. Lương của nhà quản lý Bộ phận đóng gói là 45.000/năm. Trong khi đó, để thuê một nhà quản lý cho Bộ phận cắt thì công ty phải chi trả 60.000/năm. Hãy thảo luận về tính thích hợp của các số liệu về chi phí lương đối với quyết định ngưng hoạt động Bộ phận đóng gói. Bài 7.7: (Nhận thêm đơn hàng mới) Tại một nhà máy sản xuất các sản phẩm đang hoạt động thấp hơn công suất thiết kế. Giám đốc nhà máy muốn tận dụng hết công suất bằng cách nhận thêm đơn hàng với giá thấp. Một khách hàng có thể là khách hàng thường xuyên của nhà máy có đơn đặt hàng 500 sản phẩm A. Để sản xuất 1 sản phẩm A cần 3 kg vật liệu B và 8 kg vật liệu C. 1. Tình hình vật liệu tồn khoa của nhà máy hiện tại như sau: Tên vật liệu Số lượng (Kg) Đơn giá mua theo giá gốc Đơn giá mua hiện hành (thay thế) Đơn giá thanh lý (nếu không dùng nữa) B 3.000 300 300 250 C 3.200 200 250 190 2. Thông tin bổ sung: - Vật liệu B hiện tại đang được nhà máy tiếp tục sử dụng và tồn kho hiện thời phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Vật liệu C hiện tại không còn được nhà máy tiếp tục sử dụng nữa. Yêu cầu: Thông tin phù hợp liên quan đến chi phí NVL trong việc xem xét tính toán mức giá tối thiểu cho đơn đặt hàng 500 sản phẩm A là bao nhiêu? Vì sao? A: 1.450.000 B: 1.183.000 C: 1.258.000 D: 1.290.000 Bài 7.8: (tự sản xuất hay mua ngoài vật liệu, linh kiện, bao bì) Tại công ty Z hiện đang có một bộ phận sản xuất linh kiện K để lắp rắp vào thành phẩm của Công ty sản xuất. Công suất của bộ phận sản xuất linh kiện K là 50.000 linh kiện / năm. Nhu cầu hiện tại của Công ty về linh kiện này là 40.000 linh kiện/năm. Chi phí liên quan đến sản xuất linh kiện K trong năm qua như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng Khoản mục chi phí 1 đơn vị linh kiện Tổng số (40.000 linh kiện) 1. NVL trực tiếp 40 1.600.000 2. Nhân công trực tiếp 15 600.000 3. Biến phí SX chung (VL, CCDC…) 10 400.000 4. Định phí SX chung (tiền lương, NVPX, 15 600.000
  • 11. 14 KHMM…) 5. Định phí QLDN phân bổ 5 200.000 Tổng cộng 85 3.400.000 Có một nguồn cung cấp đến chào hàng linh kiện K với Công ty đảm bảo cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của Công ty về số lượng và chất lượng và sẽ cung cấp lâu dài linh kiện K cho công ty, với giá 75/linh kiện. Vậy công ty có nhận lời ký hợp đồng với nhà cung cấp này hay không? Kế toán quản trị hãy tính toán và tư vấn cho nhà quản lý Công ty. Thông tin bổ sung: - Dự kiến nhu cầu năm tới về linh kiện K của Công ty có khả năng tăng lên 45.000 linh kiện /năm vì khối lượng tiêu thụ thành phẩm của Công ty tăng thêm. - Tiền lương nhân viên phân xưởng là định phí nhưng nếu Công ty không sản xuất linh kiện K nữa thì 2 nhân viên phân xưởng sẽ phải thôi việc với mức lương 20triệu đồng/người/năm, mức bồi thường cho mỗi người là 10 triệu đồng. - Bộ phận sản xuất linh kiện này không sử dụng để sản xuất mặt hàng nào khác. Yêu cầu bổ sung: Đưa ra các giả định khác để tư vấn cho nhà quản lý của Công ty Bài 7.9: (Bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục chế biến ra thành phẩm mới bán) Tại một xí nghiệp chế biến lương thực (ngô). Xí nghiệp đưa vào xay ngô hạt với khối lượng là 100 tấn. Giá bán tại thời điểm hiện tại là 4 triệu đồng/tấn ngô vỡ; giá bán 1 tấn ngô bột (thành phẩm) là 4,75 triệu đồng. Biết rằng hao hụt ở công đoạn thứ nhất từ ngô hạt thành ngô vỡ là 5%; còn hao hụt ở công đoạn thứ 2 là 4%. Biết rằng chi phí chế biến thêm từ ngô vỡ ra ngô bột cho 1 tấn ngô bột là như sau: - Chi phí nhân công trực tiếp 350 ngàn đồng - Biến phí khác 200 ngàn đồng - Nếu không tiếp tục chế biến ngô vỡ thành ngô bột thì tiết kiệm được chi phí cố định là: 4,0 triệu đồng. Vậy xí nghiệp nên quyết định tiếp tục chế biến ra ngô bột mới bán hay bán ngay ngô vỡ khi kết thúc công đoạn 1? Kế toán quản trị hãy tính toán và tư vấn. BÀI TẬP TỔNG HỢP Bài tập 1 Công ty cổ phần Phúc Thịnh dự định đầu tư sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm với tổng số vốn đầu tư là 2.000 triệu đồng; trong đó, đầu tư về TSCĐ là 1.000 triệu đồng, đầu tư về TSNH là 500 triệu đồng. Dự tính sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu 60% và vốn vay 40% với lãi suất vay vốn là 10%/năm. Theo công suất thiết kế sản xuất là 12.000 sản phẩm/năm. Chi phí cố định kinh doanh là 380 triệu đồng/năm; chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 150.000 đồng. Giá bán một sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 200.000 đồng. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%. Yêu cầu:
  • 12. 14 1. Nếu sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ của công ty trong năm tới đạt 10.000 sản phẩm, hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty? 2. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 21%/năm thì công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm? Biết rằng: Trong phạm vi quy mô sản xuất tiêu thụ 12.000 sản phẩm doanh nghiệp không cần tăng thêm TSNH và vốn vay. Bài tập 2 Doanh nghiệp tư nhân Tiến Thành chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, có tài liệu sau về năm N:  Sản lượng tiêu thụ trong năm là 3.000 sản phẩm, với giá bán 200.000 đồng/sản phẩm.  Tổng chi phí cố định kinh doanh: 80 triệu đồng.  Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm bằng 70% giá bán. Yêu cầu: 1. Xác định lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp? 2. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp tại mức sản lượng 3.000 sản phẩm? 3. Vận dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh( DOL) hãy xác định nếu sản lượng tiêu thụ tăng thêm được 10% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng được bao nhiêu phần trăm (%) và đạt được bao nhiêu triệu đồng? Bài tập 3 Công ty X đang xem xét kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm mới. Dự kiến chi phí cố định kinh doanh cho việc sản xuất sản phẩm này là 200 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 100.000 đồng. Giá bán sản phẩm là 150.000 đồng/sp. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm dự kiến đạt 10.000 sản phẩm. Yêu cầu: 1. Hãy xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn? 2. Nếu chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm giảm bớt được 5.000 đồng thì sản lượng hòa vốn thay đổi như thế nào? 3. Nếu các yếu tố không thay đổi so với dự kiến ban đầu ngoại trừ giá bán dự kiến gảm đi 10.000 đồng thì sản lượng hòa vốn tăng lên hay giảm đi? Bài tập 4 Doanh nghiệp A chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, đồng thời thực hiện tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, có số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm N như sau:  Chi phí sản xuất và tiêu thụ: o Khấu hao thiết bị: 120 triệu đồng/năm. o Chi phí vật tư: 0,35 triệu đồng/SP. o Tiền thuê nhà xưởng: 85 triệu đồng/năm.
  • 13. 14 o Chi phí nhân công trực tiếp: 0,125 triệu đồng/SP. o Chi phí bằng tiền khác: 0,025 triệu đồng/SP. o Chi phí cố định khác: 45 triệu đồng/năm.  Giá bán : 0,7 triệu đồng/SP.  Công suất thiết kế: 1.500 SP/năm.  Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Yêu cầu: 1. Xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, công suất hoà vốn, thời gian hoà vốn? Vẽ đồ thị điểm hoà vốn. 2. Trong năm, nếu doanh nghiệp dự kiến phải đạt được lợi nhuận sau thuế là 70 triệu đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm? Bài tập 5 Công ty TNHH Bình Minh chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm X có tình hình tài chính như sau:  Tài liệu năm báo cáo: o Giá thành sản xuất sản phẩm trong năm là 1 triệu đồng/sản phẩm. o Số sản phẩm tồn kho cuối ngày 31 tháng 12 là 200 sản phẩm.  Tài liệu năm kế hoạch: o Số sản phẩm dự kiến sản xuất trong năm là 1.950 sản phẩm, số tốn kho cuối năm là 150 sản phẩm. o Giá thành sản xuất sản phẩm dự tính hạ 10% so với năm báo cáo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 5% giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ trong năm. o Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 1,5 triệu đồng/sản phẩm. o Vốn sản xuất kinh doanh bình quân sử dụng trong năm là 600 triệu đồng, trong đó 50% là vốn vay với lãi suất vay vốn 10%/năm. o Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%. Yêu cầu: 1. Xác định lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch của công ty? 2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch của công ty? Biết rằng: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Bài tập 6 Công ty cổ phần Nam Hà chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A với công suất thiết kế 10.000 sản phẩm/năm, năm N dự kiến như sau:  Sản lượng sản xuất. tiêu thụ trong năm: 8.000 sản phẩm.  Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm: o Tổng chi phí cố định: 200 triệu đồng. o Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/ sản phẩm.  Giá bán: 100.000 đồng/sản phẩm.  Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm: 20 triệu đồng.
  • 14. 14 Yêu cầu: 1. Vận dụng việc phân tích điểm hòa vốn, hãy cho biết với mức sản xuất, tiêu thụ như trên và chưa tính đến lãi vay, công ty lãi hay lỗ? 2. Công ty vừa nhận được thông tin: doanh nghiệp Thái Dương sẽ đặt hàng với với công ty, nội dung chủ yếu là: đặt mua 1.200 sản phẩm với giá là 90.000 đồng/sản phẩm. Vậy, xét thuần túy về mặt lãi, lỗ theo bạn, công ty có nên nhận thêm đơn đặt hàng này hay không? Và giải thích vì sao? 3. Có một phương án kinh doanh đưa ra như sau: Nếu Công ty thực thực hiện giảm giá bán xuống còn 95.000 đồng/sản phẩm, công ty sẽ sản xuất tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Khi đó công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế? Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%. Nếu nâng mức sản xuất tiêu thụ trong phạm vi quy mô 10.000 sản phẩm doanh nghiệp không phải bổ sung TSNH và không phải gia tăng vốn vay. Bài tập 7 Công ty TNHH Phương Đông chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm Z với công suất thiết kế: 8.000 sản phẩm/năm, có tài liệu năm N( năm báo cáo):  Sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong năm: 6.000 sản phẩm/năm  Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm: o Tổng chi phí cố định kinh doanh: 320 triệu đồng/năm. o Chi phí biến đổi: 40.000 đồng/sản phẩm.  Giá bán: 120.000 đồng/sản phẩm.  Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 600 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 300 triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm. Yêu cầu: 1. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm N? 2. Theo tính toán của các nhà quản lý công ty, năm nay (năm N+1) chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm vẫn như năm trước. Để có thể tiêu thụ số sản phẩm khi huy động hết công suất sản xuất theo thiết kế thì công ty cần giảm giá bán xuống mức 110.000 đồng/sản phẩm; Tuy nhiên, tổng số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm dự tính sẽ là 720 triệu đồng; trong đó: số vốn vay là 350 triệu đồng và vẫn có thể vay với lãi suất 10%/năm. Nếu thực hiện phương án này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh so với năm trước sẽ tăng lên hay giảm đi? Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 25%.

Chủ đề