Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ hđnd huyện năm 2024

Sáng ngày 14/11, HĐND huyện Ninh Hải tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động giữa nhiệm kỳ (2021-2026) và kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề). Đồng chí Trịnh Minh Hoàng – Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hội nghị.

.jpg)

Toàn cảnh Hội nghị

Từ năm 2021 đến nay, HĐND huyện tổ chức 10 kỳ họp, trong đó có 06 kỳ họp thường lệ và 04 kỳ họp chuyên đề nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, đột xuất đảm bảo kịp thời, tạo cơ sở pháp lý để UBND huyện chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trong 03 năm đạt 13,1%, tổng giá trị sản xuất đạt 13.995 tỷ đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 39,2%, đạt 103%; Thương mại – dịch vụ chiếm 34,2%, đạt 90%; Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 26,6%, đạt 110,8%; Tốc độ tăng trưởng bình quân của Thương mại – dịch vụ đạt 13,9%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 là 71,8 triệu đồng, đạt 92,1%. Thu ngân sách trên địa bàn huyện 345 tỷ đồng, đạt 61,2% so với nghị quyết đề ra. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện đến năm 2023 đạt 7.664 tỷ đồng.

.jpg)

Đ/c Trịnh Minh Hoàng, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới năm 2021 là 4,89% đến năm 2023 giảm còn 2,37%, bình quân mỗi năm giảm 2,52%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 95,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2023 đạt 66,6%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao ước đến năm 2023 là 8/8 xã đạt 100% so với nghị quyết đề ra. 100% xã, thị trấn vững mạnh toàn diện và vững mạnh về quốc phòng - an ninh.

.jpg)

Đ/c Trần Minh Thái, Chủ tịch UBND huyện trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân

có thành tích xuất sắc trong hoạt động giữa nhiệm kỳ HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026

Tại kỳ họp, HĐND huyện đã thông qua 03 Tờ trình về Kế hoạch sử dụng đất năm 2024; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 từ nguồn thu sử dụng đất; giảm dự toán chi một số nhiệm vụ của các đơn vị và cho phép sử dụng một số nguồn kinh phí còn tồn tại huyện.

Nhân dịp này, UBND đã khen thưởng cho 03 tập thể và 06 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giữa nhiệm kỳ HĐND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.

Kế thừa và phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm quý báu của các nhiệm kỳ trước, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp trong tỉnh đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên; phát huy tốt vị trí vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Khu trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh (phường Vị Hoàng - thành phố Nam Định) hôm nay.

Chủ động, sáng tạo, cải tiến phương thức hoạt động

Ngay sau khi cuộc bầu cử thành công, HĐND các cấp trong tỉnh đã tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Hiện nay, HĐND các cấp được tổ chức ở 237 đơn vị hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) với tổng số 5.891 đại biểu (đầu nhiệm kỳ 5.977 đại biểu); 935 thành viên Thường trực HĐND; 2.109 thành viên ở 475 Ban của HĐND. Hàng năm, Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch tổ chức tập huấn về kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp. Duy trì tổ chức hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố; Thường trực HĐND các huyện, thành phố với Thường trực HĐND các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các quy định mới và các công việc theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND tỉnh.

Song song với đó, HĐND các cấp chú trọng việc đổi mới nâng cao chất lượng các kỳ họp thường lệ cũng như các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Thường trực HĐND các cấp sớm phân công các Ban thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; tham gia trực tiếp công tác khảo sát và thẩm tra của các Ban HĐND để cho ý kiến kịp thời về các nội dung trình kỳ họp. Việc chuẩn bị kỳ họp được thực hiện công phu, kỹ lưỡng, dành thời gian hợp lý cho việc trình bày các báo cáo tại hội trường, ưu tiên thời gian thảo luận, chất vấn. Chủ tọa kỳ họp điều hành linh hoạt, tạo không khí dân chủ, cởi mở, tập trung vào các nội dung trọng tâm và những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau để thảo luận, thống nhất, làm sáng tỏ những vấn đề HĐND xem xét, quyết định. Các phiên khai mạc, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đối với cấp huyện được phát thanh trực tiếp trên hệ thống truyền thanh cơ sở đã thu hút sự quan tâm và được cử tri, nhân dân đánh giá cao.

Ngoài ra, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng chính quyền số, triển khai kỳ họp không giấy; tổ chức các kỳ họp trực tuyến, bảo đảm việc giãn cách xã hội trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND các cấp đã tổ chức 1.867 kỳ họp, với 1.364 kỳ họp thường lệ và 503 kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất, ban hành 8.203 nghị quyết với 332 nghị quyết của HĐND tỉnh, 893 nghị quyết của HĐND cấp huyện và 6.978 nghị quyết của HĐND cấp xã. Các nghị quyết được HĐND các cấp ban hành đã kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời cụ thể hóa từng nhiệm vụ nòng cốt và các khâu đột phá, chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đề ra, đảm bảo sự đồng bộ trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Cùng với nâng cao chất lượng kỳ họp, HĐND các cấp tăng cường hoạt động giám sát bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH ngày 12-9-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND một số huyện đã tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện như: đất đai, tài chính, môi trường, bảo hiểm, thuế, lao động, giáo dục, y tế... Qua đó đề nghị lãnh đạo UBND cùng cấp và các đơn vị liên quan làm rõ những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà đại biểu HĐND, cử tri quan tâm. Việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phù hợp, trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi cộm như: Việc quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp; kế hoạch đầu tư công trung hạn; công tác quản lý đất công ích; xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; việc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ đã hiến đất làm đường; công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt; thực trạng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất; vấn đề thu, chi các khoản đóng góp, xã hội hóa trong các trường mầm non, tiểu học, THCS; việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao tại các xã, thị trấn; công tác bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới biển; việc chấp hành pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện chủ trương, chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với các đối tượng gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19... Phương thức giám sát có nhiều đổi mới theo hướng dành phần lớn thời gian giám sát, khảo sát thực tế tại cơ sở, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu trước khi làm việc tại đơn vị được giám sát. Sau giám sát, Thường trực và các Ban HĐND đều có báo cáo đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế và những kiến nghị cụ thể với các cơ quan có thẩm quyền, khắc phục những tồn tại và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, đồng thời tăng cường theo dõi, đôn đốc giám sát việc thực hiện kiến nghị. Nửa đầu nhiệm kỳ 2021-2026, Thường trực HĐND, các Ban HĐND các cấp đã tổ chức giám sát 1.284 chuyên đề; các Ban HĐND theo sự phân công của Thường trực HĐND đã thực hiện giám sát các quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới theo sự phân công của Thường trực HĐND.

Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp được thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, bảo đảm đúng quy định, đồng thời có sự đổi mới, nâng cao chất lượng. Các cuộc tiếp xúc cử tri đã thu hút được sự quan tâm, tham dự của cử tri và nâng cao ý thức về trách nhiệm giải trình, tiếp thu của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; thể hiện rõ mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri. Bên cạnh hình thức tiếp xúc riêng biệt, HĐND các cấp đã tổ chức một số cuộc tiếp xúc cử tri theo hình thức lồng ghép đối với 2 hoặc 3 cấp, qua đó tạo thuận tiện cho việc tiếp thu, trao đổi, trả lời cử tri; kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND các cấp đã phối hợp tổ chức 3.199 cuộc tiếp xúc giữa cử tri với các đại biểu HĐND, tiếp nhận 11.418 kiến nghị của cử tri. Chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri ngày càng được nâng lên, tăng tính minh bạch, công khai, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, không né tránh, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Nông thôn mới xã Giao Hà (Giao Thủy).

Nhiệm vụ trọng tâm cho thời gian tiếp theo

Với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, hoạt động của HĐND các cấp trong tỉnh ngày càng đi vào chất lượng, hiệu quả, góp phần cùng với cả hệ thống chính trị trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh. Sau nửa nhiệm kỳ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả khích lệ, một số chỉ tiêu đạt cao, hứa hẹn khả năng sớm đạt và vượt kế hoạch nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra: Quy mô nền kinh tế được mở rộng, ước năm 2023 so với năm 2020: Tổng sản phẩm GRDP (giá hiện hành) gấp 1,3 lần, bình quân đạt 8,8%; tổng giá trị hàng xuất khẩu gấp 1,4 lần; vốn đầu tư toàn xã hội gấp 1,4 lần; thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn gấp 1,6 lần; thu nhập thực tế bình quân đầu người gấp 1,4 lần; kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ. Đến nay toàn tỉnh đã có 189/204 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chỉ tiêu đề ra là 50% số xã, thị trấn trở lên), 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chỉ tiêu đề ra là 25% số xã, thị trấn trở lên). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5% (chỉ tiêu đề ra là 95%),...

Đồng chí Nguyễn Phùng Hoan, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cho biết: Từ nay đến hết nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND các cấp trong tỉnh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; chấp hành nghiêm túc, kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, bám sát Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp; đồng hành cùng UBND tổ chức triển khai thắng lợi các nghị quyết đề ra. Chủ động, tích cực chuẩn bị và tổ chức thành công các kỳ họp HĐND. Kịp thời ban hành các nghị quyết để cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định đúng đắn, kịp thời các vấn đề quan trọng của địa phương, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023. Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 theo các kết luận, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ban TVTU. Duy trì tốt mối liên hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri; tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác; làm tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ của HĐND cấp trên với HĐND cấp dưới. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá cán bộ theo quy định. Chủ động cập nhật các quy định của Đảng và pháp luật cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031./.

Chủ đề