Bệnh ký sinh trùng là gì

Theo ghi nhận hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến ký sinh trùng. Có rất nhiều loại ký sinh tồn tại trong sinh giới, đặc biệt là trong cơ thể người. Việc tìm hiểu kiến thức về loài vật này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

1. Ký sinh trùng

Đây là những loại sinh vật muốn tồn tại được phải sống nhờ trên vật chủ, cụ thể là con người, động vật và thực vật. Những loài sinh vật bị ký sinh được gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ lấy sinh chất từ vật chủ mới có thể tồn tại và phát triển. Ký sinh trùng được chia thành 3 loại chính:

  • Các động vật nguyên sinh: là loại động vật đơn bào, lớn lên và sinh sản bằng việc phân chia, nhân đôi, sống ký sinh trên cơ thể vật chủ.

  • Giun, sán: sống ký sinh trong nội tạng cơ thể người và có thể quan sát bằng mắt thường. Những loại giun, sán sống ký sinh trong nội tạng con người gồm có: giun đũa, giun kim và sán lá gan,…

  • Ectoparasites: sống ký sinh ngoài cơ thể của vật chủ là bọ chét, rận, chấy,...

Ký sinh trùng là loại sinh vật sinh sống nhờ vào vật chủ là con người, động vật và thực vật

Một vài căn bệnh thường gặp do loài sinh vật này gây ra như sốt rét, sán lá gan hay nhiễm sán dây,… và còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

2. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị nhiễm ký sinh:

2.1. Các bệnh về da

Một vài vấn đề thường gặp trên da do các loài ký sinh trùng gây nên gồm có phát ban đỏ, chàm và một vài dị ứng da khác. Bên cạnh đó, chất thải của loài sinh sinh vật này tích tụ lại dưới da làm gia tăng eosinophils trong máu. Từ đó, dễ gây ra các bệnh trên da như lở loét, sưng tấy và tổn thương cho da.

2.2. Tiêu hóa kém

Tiêu hóa kém chính là một trong các triệu chứng cơ thể bị nhiễm ký sinh trong đường ruột có thể gây viêm và dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính. Ngoài ra, chất thải độc hại của loài sinh vật này là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón mãn tính, đầy hơi, buồn nôn và dạ dày có giác bị bỏng rát.

2.3. Ngứa hậu môn

Giun kim chính là thủ phạm gây ra tình trạng ngứa hậu môn. Không giống với những loại khác, giun kim có đặc tính là không xâm lấn vào máu và không thể sinh sống tại các cơ quan khác trong cơ thể. Chúng chỉ đẻ trứng bên ngoài cơ thể, thường là vùng quanh hậu môn khiến chúng ta bị ngứa ngáy, khó chịu.

Ngứa hậu môn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh là giun kim

2.4. Mệt mỏi

Thể trạng luôn mệt mỏi, uể oải kéo dài kể cả khi chúng ta đã ăn uống và ngủ nghỉ đúng cách. Điều này báo hiệu cơ thể bị giun đường ruột tấn công khiến chất dinh dưỡng bị suy giảm bằng cách chúng ăn toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong cơ thể.

2.5. Luôn có cảm giác thèm ăn

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh có thể dẫn đến thói quen ăn uống thay đổi một cách đột ngột, đặc biệt là luôn có cảm giác thèm ăn.

Trên thực tế, việc bạn luôn thèm ăn nhiều hơn mọi ngày là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm sán dây hay giun tròn. Nguyên nhân bởi loài sinh vật này tiêu thụ lượng lớn thức ăn đi vào cơ thể vì thế luôn khiến cho bệnh nhân có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Mặc dù cơ thể nạp rất nhiều đồ ăn thế nhưng cơ thể vẫn không thể hấp thu được gì.

2.6. Nghiến răng

Nghiến răng một cách bất thường cũng là biểu hiện cơ thể mắc bệnh. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa ký sinh đường ruột và thói quen nghiến răng khi ngủ của trẻ nhỏ.

2.7. Thiếu máu

Cơ thể bị lây nhiễm giun tròn đường ruột hay giun đũa có thể khiến cơ thể bị thiếu chất sắt và dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bệnh nhân bị lây nhiễm giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có khả năng bị thiếu máu

2.8. Thay đổi tâm tính

Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh có thể khiến tâm tính bệnh nhân thay đổi, cụ thể là cảm giác lo lắng, bất an và những biểu hiện này có liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa. Do ruột non có chứa những nơron và các chất dẫn truyền dây thần kinh, rất quan trọng đối với hệ thần kinh đường ruột. Loài sinh vật này lớn lên trong ruột rồi thải ra chất độc làm bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, căng thẳng và có thể bị trầm cảm.

3. Nguyên nhân gây lây nhiễm ký sinh

Cơ thể chúng ta bị lây nhiễm ký sinh là do ăn thức ăn kém vệ sinh, thức ăn chưa nấu chín, uống nước lã, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, ăn rau bẩn,… hoặc do bị côn trùng đốt như muỗi, rệp. Ngoài ra, còn do con người tiếp xúc trực tiếp với vật chủ trung gian truyền bệnh là chó, mèo, chim,… và một số loài vật nuôi khác.

Việc ăn uống bừa bãi, kém vệ sinh là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm ký sinh

4. Xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng

Biện pháp xét nghiệm được thực hiện nhằm tầm soát nhiễm ký sinh trong cộng đồng và giúp chẩn đoán cơ thể nhiễm ký sinh khi có các triệu chứng như:

  • Sức đề kháng suy giảm, cơ thể uể oải, Mệt mỏi, trí nhớ kém, cơ thể suy kiệt bởi khó tổng hợp các vitamin, chất béo và chất đạm.

  • Người bệnh có dấu hiệu dị ứng, nổi mụn đỏ.

  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân chán ăn, đầy hơi và chướng bụng.

  • Đau nhức khớp, đau cơ, nghiến răng.

  • Cơ thể xanh xao, chóng mặt hoa mắt.

Khi thấy cơ thể xanh xao, thường xuyên bị chóng mặt hãy đến bệnh viện để xét nghiệm kiểm tra

  • Rối loạn giấc ngủ: ngủ không đủ giấc, giật mình giữa đêm, bồn chồn lo lắng.

  • Ngứa hậu môn.

Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh gồm có:

  • Xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm phân.

  • Soi phân.

  • Soi dịch đờm.

  • Xét nghiệm mô bệnh học.

  • Siêu âm.

  • CT - Scan.

5. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm ký sinh trùng

Để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, con người cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ, không được ngậm hay mút tay, luôn rửa tay trước khi ăn uống cũng như sau khi đi vệ sinh.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, không nên ăn thực phẩm tươi sống chẳng hạn như rau, cá, thịt tái,…

Luôn ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng

  • Đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ, không nên sử dụng phân tươi để bón cho cây, tốt nhất hãy ủ phân cho phân hoai mục rồi mới đem đi bón cây.

  • Sổ giun, sán đúng định kỳ, đầy đủ.

  • Hạn chế ăn uống hàng rong, vỉa hè, sử dụng thức ăn ôi thiu do chứa khá nhiều loại ký sinh trùng.

Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng sẽ gây hại nặng nề cho sức khỏe. Chính vì thế hãy đi khám bệnh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Tốt nhất là chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể và trong ăn uống để không bị lây nhiễm.

Ký sinh trùng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, cùng tìm hiểu và biết cách phòng tránh, ngăn ngừa chúng.

Trong sinh học và sinh thái học, ký sinh là một mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài, trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ. Sinh vật ký sinh và ký chủ có thể là động vật hay thực vật, đơn bào hay đa bào.

Trong y học, ký sinh trùng  là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong tự nhiên rất nhiều sinh vật tự kiếm lấy thức ăn cho mình nhưng ký sinh trùng phát triển theo hướng khác, chúng sống gửi, sống bám hoàn toàn hoặc một phần vào loài khác, như giun móc hay ký sinh trùng sốt rét.

Những động vật ký sinh điển hình như các loài giun sán ký sinh trong ruột.

Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng không gây bệnh. Bệnh này có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả thực vật và động vật có vú.

Các nghiên cứu về bệnh này được gọi là khoa ký sinh trùng. Lây lan bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14.000.000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu – một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Triệu chứng bệnh có thể không luôn luôn rõ ràng. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt chước chứng thiếu máu hay thiếu hụt hormone. Một số triệu chứng gây ra bởi một vài giun truyền nhiễm có thể bao gồm ngứa ảnh hưởng đến hậu môn hoặc vùng âm đạo, đau bụng, giảm cân, tăng sự thèm ăn, tắc nghẽn ruột, tiêu chảy, và nôn cuối cùng dẫn đến mất nước, khó ngủ, giun sán hiện diện trong chất nôn hoặc phân, thiếu máu, đau cơ hay khớp, khó chịu nói chung, dị ứng, mệt mỏi, căng thẳng. Các triệu chứng cũng có thể bị nhầm lẫn với chứng viêm phổi hoặc ngộ độc thực phẩm.

>> Xem thêm: Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu?

Theo thống kê từ Viện SRKST Trung ương, tại Việt Nam cứ 10 người thì có 7,8 người bị nhiễm bệnh, trong đó nguyên nhân chủ yếu là thói quen ăn uống. Nhiễm giun sán mạn tính lâu dài có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Có những trường hợp nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.

ĐỂ NGĂN CHẶN BỆNH, CẦN CẨN THẬN KHI ĂN NHỮNG MÓN ĂN NÀY:

  • Tiết canh
  • Thịt tái, nem chua
  • Ốc
  • Rau sống
  • Gỏi cá

Hãy thay đổi thói quen ăn uống ngay hôm nay để hạn chế mắc bệnh. Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm đã được kiểm duyệt.
Ngoài ra nếu thấy cơ thể gặp triệu chứng bất thường liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn xét nghiệm. Ưu điểm dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Phòng khám Medic Sài Gòn:

  • Không phải tới bệnh viện để làm xét nghiệm
  • Không cần xếp hàng lấy số, chờ đợi mòn mỏi đến lượt
  • Không tốn thời gian đi lại vất vả
  • Không sợ lây nhiễm chéo
  • Tư vấn trả kết quả nhanh chóng qua mạng Internet

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng thực hiện xét nghiệm giun sán, sán chó ..trong máu với chi phí chỉ 120.000 đồng/mẫu. Khi đến khám và xét nghiệm quý khách sẽ được tư vấn tận tình và chu đáo từ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm ở nơi đây.

Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn do đó việc xét nghiệm sán chó (Toxocara canis) định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

Phòng khám chúng tôi luôn có bác sĩ, y tá xét nghiệm tư vấn tại Đà Nẵng mọi nơi mọi lúc khi quý khách hàng cần, luôn lấy cái “Tâm” để phục vụ
Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn:
–  Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
–  Hotline: 091 555 1519
–  Zalo: 0914 496 516

Video liên quan

Chủ đề