Bố cục bức hình 1/3 được gọi là điểm gì năm 2024

Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh là gì? Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh có gì hấp dẫn mà tại sao có rất nhiều người sử dụng? Hãy cùng Unica đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là nguyên tắc một phần ba (⅓) trong nhiếp ảnh?

Với những người mới học nhiếp ảnh thì cần biết tới nguyên tắc “một phần ba” vì đây là nguyên tắc cơ bản khi tự học chụp ảnh sẽ giúp bạn căn chỉnh góc để có được bức ảnh đẹp. Dẫu vậy, khi phá vỡ quy tắc này không có nghĩa là hình ảnh của bạn mất cân bằng hoặc sẽ trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, có người nói rằng: “nếu bạn có ý định phá vỡ một quy tắc nào đó thì bạn nên tìm hiểu kỹ về nó trước tiên để đảm bảo rằng khi phá vỡ các quy tắc nó sẽ mang lại hiệu quả hơn.”

Nguyên tắc cơ bản đằng sau nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh là bạn hãy tưởng tượng rằng một bức ảnh được chia thành ba phần (cả theo chiều ngang và theo chiều dọc) để bạn có 9 phần. Cụ thể như sau:

Khi bạn chụp ảnh, bạn nên ghi nhớ điều này hoặc bật tính năng Aspect Ratio để máy ảnh hiện lưới khi chụp ảnh để xác định và cân bằng chủ đề. Với hệ thống lưới của quy tắc 1/3 chụp ảnh bạn có thể xem xét đặt các chủ đề vào bốn điểm này khi chụp ảnh.

Tỉ lệ 1:3 là gì?

Theo nguyên tắc, nếu bạn đặt chủ đề vào giao điểm lệch giữa hai đường cắt hoặc dọc theo đường của lưới thì hình ảnh của bạn trở nên cân bằng hơn nó sẽ khiến người xem tương tác với chủ đề một cách tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi xem các hình ảnh, mắt người thường nhìn một trong những giao điểm theo cách tự nhiên nhất chứ không phải là nhìn vào trung tâm của bức ảnh.

2. Tại sao quy tắc một phần ba lại được nhiều người sử dụng

Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh xuất phát từ tỉ lệ vàng nổi tiếng, vốn là một cách sắp xếp bố cục và nguyên tắc tỉ lệ dựa trên dãy số Fibonacci (trong đó một con số được xác định bằng cách cộng hai con số đứng trước nó) và còn được gọi là quy tắc "tỉ lệ vàng". Trong lịch sử, có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng thời phục hưng như Da vinci hay Angelo đều lấy quy tắc một phần ba làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là "tỉ lệ thần thánh". Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1,6180... thì người ta gọi đó chính là "tỉ lệ vàng", chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.​

Bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy nghệ thuật và toán học có điều gì đó chung chung thì cũng đừng bận tâm bởi quy tắc “tỉ lệ vàng” đã từng được biết đến cách đây hơn nghìn năm. Có thể nói, quy tắc “tỉ lệ vàng” sẽ tạo ra sự tự nhiên và hấp dẫn cho bức ảnh của bạn nên yếu tố này được nhiều nhiếp ảnh gia chú trọng. Từ ban đầu, quy tắc “tỉ lệ vàng” hay quy tắc 1/3 được ứng dụng trong kiến trúc, hội hoạ cho đến sau này mới ứng dụng trong nhiếp ảnh.

Ảnh minh họa cho quy tắc “tỷ lệ vàng”

Như bạn thấy, tỷ lệ hoàn hảo mà dãy Fibonacci đưa ra là xấp xỉ 1:1.619. Tỷ lệ này quả thực rất khó để người chụp có thể tự căn chỉnh và sắp xếp bố cục bức ảnh qua ống ngắm. Chính vì thế, quy tắc một phần ba đã ra đời thay cho tỉ lệ 1:1.619, bởi quy tắc này dễ áp dụng hơn. Dưới đây là một và mẫu ảnh được chụp theo nguyên tắc 1/3:

Ví dụ về quy tắc chụp ảnh 1/3

Ví dụ về chụp ảnh bố cục 1/3

Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh cơ bản

Nguyễn Ngọc Quang

Chụp ảnh cơ bản - Đơn giản từ lý thuyết đến thực hành

Hà Đức Như

Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng

Phí Công Huy

3. Cách sử dụng quy tắc một phần ba khi chụp ảnh

Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh được áp dụng linh hoạt với ảnh chân dung, phong cảnh và cả trong chỉnh sửa ảnh. Cách dùng cụ thể như sau:

3.1. Áp dụng quy tắc chụp ảnh 1/3 với ảnh chân dung

Khi chụp một bức ảnh chân dung, bạn hãy chia khung hình thành ba phần ngang bằng nhau. Đặt chủ thể chính của bạn (chẳng hạn như khuôn mặt người) ở một trong những đường chia này. Nếu bạn muốn tạo thêm không gian và diễn tả cảm xúc của chủ thể trong bức ảnh, hãy để mắt người trong ảnh hướng về phía không gian trống.

Áp dụng quy tắc chụp ảnh 1/3 với ảnh chân dung

3.2. Quy tắc 1/3 trong chụp ảnh phong cảnh

Quy tắc tỉ lệ 1/3 cũng rất hữu ích khi chụp ảnh phong cảnh. Hãy chia khung hình thành ba phần ngang bằng nhau. Nếu bạn muốn tập trung vào phần trên của cảnh, hãy đặt nguyên tắc một phần ba vào đường chia trên để tạo ra một phần không gian trống. Nếu bạn muốn tạo sự cân đối và hài hòa, hãy đặt các yếu tố chính trong cảnh như ngọn núi, đồi, hay một cây cối,... vào một trong những đường chia.

Quy tắc 1/3 trong chụp ảnh phong cảnh

3.3. Áp dụng nguyên tắc chụp ảnh 1/3 khi chỉnh sửa ảnh

Không chỉ áp dụng để chụp ảnh chân dung và phong cảnh, bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc 1/3 trong chụp ảnh để chỉnh sửa ảnh. Chẳng hạn, trong việc cắt bức ảnh, hãy xem xét việc đặt các yếu tố quan trọng của ảnh vào các đường chia một phần ba. Điều này giúp tạo độ cân đối và tạo sự hài hòa trong bức ảnh của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng quy tắc này để điều chỉnh độ sáng và tương phản của ảnh, đảm bảo rằng các chi tiết quan trọng được đặt trong các vùng quan trọng của bức hình.

Bức ảnh sai quy tắc 1/3 do chủ thể nằm giữ khung ảnh

Bức ảnh áp dụng đúng quy tắc 1/3

Trên đây là những điều bạn cần biết về nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Chúc các bạn luôn có những bức hình “tỏa nắng” và thực sự ấn tượng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các quy tắc chụp ảnh chuyên nghiệp và chính xác nhất để xây dựng bố cục ảnh, điều chỉnh ánh sáng, tiêu cự,...phù hợp tại khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp tại Unica.vn.

Chủ đề