Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Đại học Y dược Hải Phòng - Cập nhật thông tin tuyển sinh mới nhất 

Trường Đại học Đại học Y dược Hải Phòng, một nơi được biết đến với môi trường giáo dục vô cùng hiện đại, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành. Không những thế, nơi đây còn đào tạo ra nhiều thế hệ ưu tú chuyên ngành Y dược. Đến nay, Trường vẫn không ngừng cải thiện chất lượng để đem lại một môi trường giảng dạy chất lượng cao tới các thế hệ sinh viên tiếp theo.

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Đại học Y dược Hải Phòng

I. Giới thiệu trường Đại học Y dược Hải Phòng

Tên đầy đủ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Tên tiếng Anh: Haiphong Medical University

Mã trường Đại học Y dược Hải Phòng: YPB

Địa chỉ trường Đại học Đại học Y dược Hải Phòng:  72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Điện thoại:  02253.731.907

Fax: 02253.733.315

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/daihocyduochaiphong

Website: http://hpmu.edu.vn/hpmu/

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Bản đồ Đại học Y dược Hải Phòng

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Logo trường Đại học Y dược Hải Phòng

II. Điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng 2016

Thông tin về Đại học Y dược Hải Phòng Tuyển Sinh 2016 như sau: mức điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng năm 2016 biến động không nhiều giữa các ngành. Trong đó, 2 ngành Y đa khoa và Dược học vẫn là hai ngành lấy mức điểm cao nhất là 24 điểm, trong khi đó ngành lấy điểm thấp nhất là Điều dưỡng với số điểm là 20,75. Với mức điểm chuẩn này thì thí sinh không gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng 2017

Trên đây là thông tin Đại học Y dược Hải Phòng Tuyển Sinh 2017. Có thể thấy, đứng đầu là ngành Y đa khoa với số điểm là 27 điểm và đứng thứ hai là ngành Răng - Hàm - Mặt với điểm chuẩn là 26,5. Ngành Y học Dự phòng có điểm trúng tuyển thấp nhất: 22,5. Nhìn chung, mức điểm dao động từ 22.5 đến 27 điểm chỉ thấp hơn Y Hà Nội.

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng 2018

Trường đã công bố cụ thể về Đại học Y dược Hải Phòng Tuyển Sinh 2018 qua văn bản hiện hành. Bên cạnh đó, có thể thấy mức điểm chuẩn Đại học Y dược Hải Phòng dao động từ 18,5 đến 22 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, ngành Y khoa lấy điểm cao nhất với số điểm là 22 điểm và ngành lấy điểm thấp nhất là ngành Y học dự phòng với số điểm là 18,5. Nhìn chung, mức điểm sàn của trường năm 2018 có sự điều chỉnh giảm mạnh so với năm 2017.

III. Các chương trình đào tạo đại học chính quy trường Đại học Y dược Hải Phòng

  • Các ngành hiện đang được đào tạo tại trường như sau:

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Các ngành đào tạo trường Đại học Y dược Hải Phòng

IV. Học phí trường Đại học Y dược Hải Phòng năm 2018-2019

    1. Mức học phí Theo tín chỉ

Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của 1 năm học theo nhóm ngành đào tạo và tổng số tín chỉ của 1 năm học theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ = ( Tổng học phí 1 năm ) / ( Tổng số tín chỉ 1 năm )

Tổng học phí 1 năm học = Mức thu học phí 1 SV / 1 tháng x 10 tháng

Học phí đối với sinh viên hệ chính quy, hệ liên thông thuộc hệ thống ngành y được ngân sách Nhà nước hỗ trợ:

( 1.070.000 đ / tháng x 10 tháng học phí TB / 35 tín chỉ ) / số TC = 30.714 đồng/tín chỉ

Làm tròn: 300,000 đồng / tín chỉ

Học phí, kinh phí đào tạo đối với sinh viên hệ chính quy diện liên kết đào tạo, hệ liên thông thuộc các ngành khác và các thành phần kinh tế khác: Sinh viên hệ chính quy diện liên kết đào tạo, hệ liên thông thuộc các ngành khác và các thành phần kinh tế khác phải cộng gộp cả kinh phí đào tạo với học phí để tính chi phí đào tạo trung bình / một tín chỉ, cụ thể:

Học phí TB / TC = {( 1.070.000đ / tháng + 200.000 đ / tháng ) x 10 tháng} / 35 tín chỉ = 4.877.142 đồng / tín chỉ

Làm tròn: 870.000 đồng / tín chỉ

    2. Mức học phí Theo niên chế

Học phí đối với sinh viên hệ chính quy, hệ liên thông thuộc hệ thống ngành y dược ngân sách Nhà nước hỗ trợ, căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 86 / 2015 / NĐ - CP của Chính phủ, Nhà trường tiến hành thu học phí theo năm học, cụ thể:

Tổng học phí 1 năm học mức thu học phí 1 SV / 1 tháng x 10 tháng = 1.000.000 đồng/ tháng x 10 tháng = 10.700.000 đồng.

Đối với sinh viên hệ chính quy điện liên kết đào tạo, hệ liên thông thuộc các ngành khác và các thành phần kinh tế khác thì phải nộp cả học phí và kinh phí đào tạo, căn cứ vào Điều 5 Nghị định 86 / 2015 / NĐ - CP của Chính phủ, Nhà trường tiến hành thu học phí và kinh phí đào tạo theo năm học, cụ thể:

Tổng học phí 1 năm học = ( mức thu học phí 1 SV / 1 tháng + kinh phí đào tạo / l tháng ) x 10 tháng = ( 1.070.000 đồng / tháng + 2.000.000 đồng / tháng ) x 10 tháng =30.700.000 đồng

    3. Mức học phí thi lại, học lại, học cải thiện

Theo quy định hiện hành của Nhà nước, các sinh viên đăng ký học lại, học cải thiện điểm không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ vì vậy căn cứ vào khoản 8 điều 5 Nghị định 86 / 2015 / NĐ - CP của Chính phủ, Nhà trường thu theo mức phí bằng 150% học phí hiện tại, cụ thể:

Mức phí học lại , học cải thiện điểm trong đào tạo theo tín chỉ:

= ( Tổng học phí 1 năm học x 1.5 ) / Tổng số tín chỉ 1 năm học

= ( 1.070.000đ / tháng x 10 tháng x 1,5 ) / 35 tín chỉ

= 458.571 đồng / tín chỉ

Làm tròn: 450.000 đồng / tín chỉ

Mức phí học lại trong đào tạo theo niên chế:

= ( Tổng học phí 1 năm học x 1.5 ) / Tổng số ĐVHT 1 năm học

= ( 1.070.000đ / tháng x 10 tháng x 1.5 ) / 50 ĐVHT

= 302.830 đồng / ĐVHT

Làm tròn: 300.000 đồng / ĐVHT

Mức phí thi lại: 200.000 đồng / môn
 

V. Tuyển sinh hệ đại học chính quy Đại học Y dược Hải Phòng năm 2018

    1. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh được quy định rõ theo quy định tại điều 6 - Chương I - Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ( Ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và Thông tư 02 / 2018 / TT - BGDĐT ngày 28 / 02 / 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017, đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07 / 2018 / TT - BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Trường đại học Y dược Hải Phòng tuyển sinh trên địa bàn cả nước

    3. Chỉ tiêu tuyển sinh

  • Chỉ tiêu được phân ra theo Nhóm / Ngành / Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo.

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Chỉ tiêu Đại học Y dược Hải phòng năm 2018

    4. Phương thức tuyển sinh

Phương thức áp dụng là thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và theo từng ngành học

    5. Điều kiện ĐKXT

Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    6. Nguyên tắc xét tuyển:

  • Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp ( nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất ).

  • Đối với từng ngành, thí sinh được xét bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký:

  • Với mỗi thí sinh nếu ĐKXT vào nhiều ngành trong trường thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng, thí sinh chi trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký

  • Điểm trúng tuyển được tính riêng theo từng ngành ( xét điểm từ cao xuống thấp

  • Điều kiện phụ trong xét tuyển :Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối cho đủ chỉ tiêu ), danh sách nhà trường sẽ xét trúng tuyển dựa trên tiêu chí ưu tiên theo thứ tự như sau, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn:

  • Với tổ hợp môn Toán học, Hóa học, Sinh học: Ưu tiên l là có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn,  ưu tiên 2 là có môn Sinh học, ưu tiên 3 là có môn Hóa học, ưu tiên 4 là có môn Toán học.

  • Với tổ hợp môn Toán học, Hóa học, Vật lý : Ưu tiên 1 là có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn,  ưu tiên 2 là môn Hóa học, ưu tiên 3 là môn Toán học, ưu tiên 4 là môn Vật lý.

  • Với tổ hợp môn Toán học, Hóa học, Tiếng Anh: Ưu tiên l là có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn, ưu tiên 2 là môn Hóa học, ưu tiên 2 là môn Toán học, ưu tiên 3 là môn Tiếng Anh.

  • Với tổ hợp môn Toán học, Sinh học, Tiếng Anh: Ưu tiên 1 là có tổng điểm 3 môn, ưu tiên 2 là môn Toán học, ưu tiên 2 là môn Sinh học , ưu tiên 3 là môn Tiếng Anh.

    7. Tổ chức tuyển sinh

Thời gian, hình thức nộp hồ sơ ĐKXT/ thi tuyển; Các điều kiện xét tuyển / thi tuyển; Tổ hợp bài thi với các môn thi...sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    8. Lệ phí xét tuyển

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    9. Chính sách ưu tiên

Theo quy định tại điều 7 - Chương I - Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ( Ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và Thông tư 02 / 2014 / TT - BGDĐT ngày 28 / 02 / 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2017, đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07 / 2018 / TT - BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chính sách ưu tiên theo đối tượng: Thực hiện theo theo quy định tại khoản 1 điều 1 - Chương 1 - Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ( Ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) và Thông tư 02 / 2014 / TT - BGDĐT ngày 28 / 02 / 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05 / 2017 / TT - BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017, đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07 / 2018 / TT - BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Đối tượng tuyển thẳng: Những thí sinh được quy định tại khoản a, b khoản 2 điều 7 của quy chế sinh, những thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Toán học, Hóa học, Sinh học, những thí sinh đạt giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán học, Hóa học, Sinh học và những thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba của các cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành liên quan.

  • Thí sinh đạt IELTS 5.0 trở lên, hoặc TOEFL IBT iBT 50 trở lên được tuyển thẳng vào ngành Y khoa Răng hàm mặt.

  • Những thí sinh đạt giải nhì và ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán học, Hóa học, Sinh học đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.

  • Những thí sinh đạt giải nhất, nhì và ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia chuyên ngành phù hợp với ngành y đã tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn ( tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển ) đạt IELTS 5.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT 50 trở lên hoặc có bài bảo quốc tế được Hiệu trưởng Hội đồng khoa học của trường xem xét kết quả đề tài, dự án đã đạt giải để xét tuyển thẳng vào ngành Y khoa, Răng hàm mặt.

  • Những thí sinh đạt giải nhất, nhì và ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia chuyên ngành phù hợp với ngành y đã tốt nghiệp THPT được Hiệu trưởng, Hội động khoa học của trường xem xét kết quả đề tài, dự án đã đạt giải đề xét tuyển thăng vào ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học.

  • Số lượng tuyển thẳng tối đa 10 % chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành. Nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thông vượt quá 10 % chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành, nhà trường sẽ xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Với các thí sinh được miễn kỳ thi THPT quốc gia: ưu tiên l là theo thứ giải, ưu tiên 2 là chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế, ưu tiên 3 là điểm tổng kết 3 năm THPT.

  • Với các thí sinh phải thi THPT quốc gia: với tổ hợp môn Toán học, Hóa học, Sinh học: ưu tiên 1 là tổng điểm 3 môn, ưu tiên 2 là môn Sinh học, ưu tiên 3 là môn Hóa học, ưu tiên 4 môn Toán học; với tổ hợp môn Toán học, Hóa học, Vật lý: Ưu tiên 1 là tổng điểm 3 môn, ưu tiên 2 môn Hóa học ,ưu tiên 3 là môn Toán học, ưu tiên 4 là môn Vật lý với tổ hợp môn Toán học Hóa học Tiếng Anh thu tiền tổng điểm 3 môn.

    10. Thông tin liên hệ tuyển sinh

Mọi thắc mắc về tuyển sinh thí sinh vui lòng liên hệ theo địa chỉ liên lạc như sau:

Địa chỉ trường Đại học Đại học Y dược Hải Phòng:  72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng.

Điện thoại:  02253.731.907

Fax: 02253.733.315

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/daihocyduochaiphong

Website: http://hpmu.edu.vn/hpmu/

VI. Quy mô trường Đại học Y dược Hải Phòng

Để thấy rõ vẻ đẹp của trường mời các bạn tham khảo qua video sau:

    1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tính đến thời điểm hiện nay đã có lịch sử gần 40 năm xây dựng phát triển và trưởng thành trong ngành giáo dục đào tạo ra các thế hệ cán bộ ngành Y dược, bao gồm các mốc chính sau:

Trước năm 1979: Các bệnh viện ở Hải Phòng được thành lập dựa trên nền tảng là cơ sở chuyên đào tạo sinh viên Trường đại học Y Hà Nội.

Năm 1979: Quyết định chính thức thành lập nên Cơ sở II của Trường Đại học Y Hà Nội tại Ngô Quyền, Hải Phòng  như ngày nay(từ tháng 9/1979 đến 8/1985).

Ngày 17/8/1985, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định chính thức thành lập Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng trực thuộc giám sát của Trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Lãnh đạo bộ Y tế thống nhất thành lập trường

Ngày 25/01/1999, Thủ tướng Chính phủ đưa quyết định về việc thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng chính thức trực thuộc Bộ Y tế, trên cơ sở nền tảng của Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đổi tên Trường đại học Y Hải Phòng với cái tên mới là Trường Đại học Y Dược Hải Phòng như ngày nay với nhiệm vụ chính là đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ về lĩnh vực sức khỏe, cũng như nhằm đóng góp trực tiếp cho nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Lễ công bố quyết định đổi tên trường

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Sứ mạng của Trường là: Nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực y tế có uy tín, chất lượng cao trong và ngoài nước, và là trung tâm chuyên nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng như chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chú trọng vào việc phát triển y dược biển đảo Việt Nam.     

  • Mục tiêu tổng quát là: Nhằm xây dựng và phát triển trường Đại học Y Dược Hải Phòng phấn đấu trở thành một cơ sở chuyên đào tạo đa ngành về Y Dược nhằm mục đích đáp ứng một lượng nhu cầu nguồn nhân lực lớn về y tế chất lượng cao nhằm góp phần bảo vệ cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chú trọng vào công tác nghiên cứu, cũng như phát triển và đào tạo các chuyên ngành Y học biển - đảo nhằm đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng trường trở thành trung tâm khoa học Y - Dược học uy tín trong nước và trường quốc tế.

    3. Thành tích

  • Trường đã thực hiện chủ trì 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước theo Nghị định thư, nhằm phát triển và hợp tác quốc tế.

  • GS.TS. Phạm Văn Thức - Hiệu trưởng nhà trường đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Viện sĩ Viện y học tại quốc gia Pháp.

  • Thực hiện tuyển sinh hệ đào tạo cán bộ vào làm tại bệnh viện Đại học Y dược và Dược sĩ Đại học, phát triển nghiên cứu theo hướng hiện đại hóa, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực của một trường chuyên ngành y khoa.

  • Tuyển sinh đào tạo Nghiên cứu sinh Y tế công cộng, Nhi Khoa và Thạc sĩ Y học Biển.

  • Một số sự kiện hợp tác mang tầm vóc quốc tế tạo ra sự thay đổi về chất:

  • Nhận bằng giáo sư danh dự của Nhật, Úc.

  • Trao bằng giáo sư danh dự và bằng khen cho các đơn vị quốc tế có nhiều đóng góp với Trường (PI, IFMT, Kanazawa).

  • Hoàn thành xây dựng xong khu giảng đường 14 tầng trong bối cảnh điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, thiếu vốn và ngân sách còn hạn hẹp.

  • Đưa vào đào tạo phần mềm hệ thống “Đại học thông minh” trong công tác quản lý đào tạo. Ứng dụng đã đem lại hiệu quả cao trong công cuộc giảng dạy.

  • Lãnh đạo của Nhà trường tích cực tham gia đóng góp và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội của Thành phố (GS.TS. Phạm Văn Thức là Thành ủy viên, Ủy viên Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng) và đã đem lại nhiều thành tích to lớn.

  • Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng tổ chức thành lập ra và đưa vào hoạt động các Trung tâm Khoa học - công nghệ áp dụng công nghệ trình độ cao.

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Lễ vinh danh bác sĩ nội trú

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Lễ khai giảng trao giấy khen cho Tân thủ khoa

    4. Cơ sở vật chất

Hàng loạt các loại thiết bị máy móc kỹ thuật cao nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, cũng như nghiên cứu khoa học và phục vụ khám chữa bệnh như trình độ cao như: Máy siêu ân màu, máy ghi điện não đồ, máy Lazer CO2, máy tán sỏi kỹ thuật cao, Labo sinh học phân tử,..

Trường hoàn thành xây dựng khu học mới với tòa nhà 15 tầng khang trang và vô cùng hiện đại gồm có: Giảng đường, văn phòng, phòng thí nghiệm.

Bên cạnh đó Trường còn có Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng thực hiện xây dựng đào tạo dựa trên nền tảng bao gồm: 28 khoa phòng, 177 cán bộ nhân viên. Tổng số giường bệnh nội trú đã đạt tới mức cung cấp 150 giường, phấn đấu năm 2020 đạt 400 giường.

Trường học còn xây dựng một hệ thống các khu giảng đường đặt tại các Bệnh viện thực hành ở khu vực Hải Phòng như một số bệnh viện có tiếng: Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp, Bệnh viện trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi, Bệnh viện Kiến An,…

Một số cơ sở kinh doanh, sản xuất dược có điều kiện cao cũng được chọn làm cơ sở thực hành cho sinh viên Dược.

Trường đại học Y Dược Hải Phòng đã và đang mở rộng địa bàn thực hành cho sinh viên, tăng cường khu vực thực tập. Các bệnh viện đa khoa ở 2 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh cũng đã được chính thức công nhận là bệnh viện thực hành của trường.

Trên cơ sở hợp tác quốc tế rộng rãi, Trường đang nỗ lực tạo thêm nhiều cơ hội  mới cho giảng viên và học viên sau đại học được đi thực tập ngắn hạn, tăng cường hợp tác với các Viện Đại học Y trên thế giới.

     5. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Trường đại học Y Dược Hải Phòng có số lượng cán bộ lên tới hơn 700 người trong đó gồm có 500 cán bộ cơ hữu thuộc trường và 200 thuộc Bệnh viện, gồm 07 Giáo sư; 28 Phó giáo sư; 77 Tiến sĩ; 180 Thạc sĩ; 65 bác sỹ chuyên khoa 2 và tương đương, và 285 giảng viên kiêm chức tại các cơ sở thực hành chính. Hơn 40 năm thành lập và đào tạo trường đã cho ra lò hơn 10000 thạc sĩ tiến sĩ và cử nhân chuyên ngành y dược.

Với hệ thống phòng ban lớn bao gồm có hệ thống Phòng, Ban chức năng, các Trung tâm, Bệnh viện thực hành khá hoàn chỉnh: Có 11 Phòng, Ban chức năng; và 20 Bộ môn trực thuộc khoa; 33 bộ môn trực thuộc trường; 08 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu; 01 Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng với 28 khoa, phòng chức năng đáp ứng giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ người bệnh.

Trường hiện đang có 9 khoa, bao gồm:

  • Khoa Y

  • Khoa Y tế công cộng

  • Khoa Răng Hàm Mặt

  • Khoa Điều dưỡng

  • Khoa kỹ thuật y học

  • Khoa Y học cổ truyền

  • Khoa Dược học

  • Khoa Y học biển

    6. Hợp tác quốc tế

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã và đang có quan hệ hợp tác với các Trường Đại học của các nước: Pháp (Đại học Pari 5, 6,7,12, Đại học Tây Y Brest), Hà Lan (Đại học Y Maastricht), Mỹ (Đại học Iowa, Đại học Samford, Đại học Boston), Hungary (Đại học Semmelweis), Hàn Quốc (Đại học Quốc gia Chungnam, Đại học Y Inje, Quĩ Y học Seegene), Australia (Đại học Queensland và Đại học Sydney), Trung Quốc (Đại học Y Quảng Tây, Đại học Y Kunming), Nhật Bản (Đại học Kanazawa và Đại học Okayama),...

Trường tham gia vào các tổ chức để hợp tác cùng phát triển như: Tổ chức quốc tế, như Tổ chức Pháp ngữ (AUF), Hội dược Lâm sàng Châu Á (ACCP), Hiệp hội các Trường đại học Dược Châu Á (AASP), Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam,.

Học bổng được tài trợ hàng năm: sinh viên Y đa khoa của trường thực tập hè tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản), sinh viên Răng Hàm Mặt thực tập tại Đại học Okayama (Nhật Bản), ...

Trường đại học Y Dược Hải Phòng vinh dự được là đơn vị đứng đầu tổ chức các hội nghị và đem lại thành công rực rỡ như:  Hội nghị khoa học quốc tế lớn, Diễn đàn Hiệu trưởng các Trường đại học Dược Châu Á, Hội nghị về Năng lực sức khỏe Châu Á , các Hội nghị quốc tế về Răng Hàm Mặt, Y học gia đình…

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Hợp tác với Trường đại học Y Belarus

Bộ máy tổ chức Đại Học Y Hải Phòng

Đoàn cán bộ Nhật đến thăm Trường

Với mong muốn được giải đáp những thắc mắc của học sinh trong việc chọn trường cũng như chọn ngành học, chúng tôi hy vọng rằng các thông tin sau đây sẽ đáp ứng được phần nào về ngôi trường Đại học Y dược Hải Phòng và giúp các em đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho bản thân trên những chặng đường tiếp theo!