Bộ Tư pháp là cơ quan hành chính nhà nước

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Trong đó, về công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự án, dự thảo văn bản theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.

Về theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi chung về thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tư pháp có 27 đơn vị gồm: 1- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật; 2- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính; 3- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế; 4- Vụ Pháp luật quốc tế; 5- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; 6- Vụ Tổ chức cán bộ; 7- Vụ Hợp tác quốc tế; 8- Vụ Thi đua - Khen thưởng; 9- Thanh tra; 10- Văn phòng; 11- Tổng cục Thi hành án dân sự; 12- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; 13- Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; 14- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; 15- Cục Con nuôi; 16- Cục Trợ giúp pháp lý; 17- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; 18- Cục Bồi thường nhà nước; 19- Cục Bổ trợ tư pháp; 20- Cục Kế hoạch - Tài chính; 21- Cục Công nghệ thông tin; 22- Cục Công tác phía Nam; 23- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; 24- Viện Khoa học pháp lý; 25- Học viện Tư pháp; 26- Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; 27- Báo Pháp luật Việt Nam.

Các tổ chức quy định từ 1 đến 22 nêu trên là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ 23 đến 27 nêu trên là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa cơ quan tư pháp
  • 2. Hệ thống có quan tư pháp thời kì trước Hiến pháp năm 1946
  • 3. Hệ thống có quan tư pháp thời kì 1960 - 1980
  • 4. Hệ thống cơ quan tư pháp thời kì 1980 -1992
  • 5. Hệ thống cơ quan tư pháp thời kì 1992 đến nay

1. Định nghĩa cơ quan tư pháp

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

Xét theo sự phân công. các cơ quan tư pháp EỖ ông qua việc kịp thời chức năng bảo vệ pháp luật thô ) lửa phát hiện, điều tra, truy tố, xét Xử các hành vi trái pháp luật, có tính chất nguy hiểm cho xã hội gỡ con người thực hiện và nhân danh nhà nước ra các chế tài thích hợp được Bộ luật hình sự quy định hoặc gi! quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động, hành chính giữa các thể nhân hoặc thể nhân và pháp nhân, nhân danh nhà nước đưa ra các phán xét, phán quyết bảo đảm các quyển, lợi ích hợp pháp của thể nhân, pháp nhân.

Về mô hình tổ chức, các cơ quan tư pháp thường được Hiến pháp - Luật cơ bản của Nhà nước quy định. Qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980 và 1992, cách thức tổ chức các cơ quan tư pháp, xét theo chức năng và cơ cấu tổ chức, cũng có những điểm điều chỉnh theo quan niệm, đường lối tổ chức tư pháp ở từng thời kì. Theo Điều 63, Chương VI với tên chương “Cơ quan tư pháp" Hiến pháp năm 1946, cơ quan tư pháp chỉ gồm có Toà án: “Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có: a) Toà án tối cao; b) Các toà án phúc thẩm; c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp". Như vậy, cơ quan tư pháp chỉ gồm có toà án ở 4 cấp và chức năng tư pháp - bảo vệ pháp luật chỉ do một mình toà án các cấp thực hiện. Đây chính là một nét rất đặc trưng của cơ quan tư pháp của thời kì đầu chính quyền nhân dân. Sắc lệnh số 13 ngày 24.01.1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp theo tinh thần thể chế hoá tư tưởng và chủ trương tổ chức cơ quan tư pháp ở thời kì đầu, đã thiết định một hệ thống cơ quan tư pháp như sau: ở cấp xã có Ban Tư pháp gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký là Ban thường vụ của Uỷ ban hành chính kiêm cả việc tư pháp (Điều 2) với chức năng: 1) Hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự, 2) Phạt các việc vi cảnh với quyền phạt từ năm hào đến sáu đồng bạc; 3) Thỉ hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên. Tiếp đó là Toà án sơ cấp (ở các quận), toà án đệ nhị cấp (ở cấp tỉnh), toà án Thượng thẩm ở cấp kì. Đáng chú ý là trong thành phần của các Toà án đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm đều có những Thẩm phán làm chức năng điều tra, chức năng truy tố: tại Toà án đệ nhị cấp (cấp tỉnh) có một Chánh án, một Biện lí, một Dự thẩm. Những nơi nhiều việc có thể ẩm phá có thêm Thấm P sả" lu lí, Phó Chưởng lí, Tham lí, xét theo chức trách, đầu là thẩm phán làm nhiệm vW điều tra hoặc: nhiệm gu công tố. Do trong một Toà án có các. Thẩm phán làm những nhiệm vụ khác nhau, nên đã có cách nói Thẩm phán đứng (làm nhiệm vụ công tố) và Thẩm phán ngồi (làm nhiệm vụ xét xử). Theo Tủ trình của Bộ trưởng Bộ Tư pháp kèm theo dự thảo Sác lệnh số 13 thì tổ chức tư pháp được thiết kế “foả án bia, lập đối với hành chính..." mà toà án ba ở đây thực hành cả chức năng điều tra và công tố được tổ chức thành những bộ phận riêng trong thành phần toà án. Từ Hiến pháp năm 4959 đến Hiến pháp năm 4980, Hiến pháp năm 1992, cơ quan tư pháp được tổ chức theo một mô hình khác: các toà án nhân dân ở 3 cấp (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) chuyên chức năng xét xử, Viện kiểm sát được tách khỏi toà án các cấp thành hệ thống riêng thực hành chức năng công tố còn chức năng điều tra lại do các Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an thực hiện.

Như vậy, hiểu theo nghĩa chặt chẽ, cơ quan tư pháp chỉ bao gồm tòa án các cấp. Nhưng toà án không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước, có giai đoạn không chỉ xét xử mà còn làm cả chức năng điều tra, truy tố, có giai đoạn lại chỉ chuyên trách làm chức năng xét xử, trong trường hợp đó, ngoài toà án, cơ quan tư pháp còn có cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát ở ngoài toà án.

2. Hệ thống có quan tư pháp thời kì trước Hiến pháp năm 1946

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, các cơ quan tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được thành lập, bao gồm: Toà án quân sự (TAQS), toà án đặc biệt, toà án binh và toà án thường (toà án tư pháp). TAQS được thành lập theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1995, tại các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Mỹ Tho. Sau đó, theo Sắc lệnh số 77C ngày 18/12/1945, thành lập thêm hai TAQS tại Nha Trang và Phan Thiết. TAQS được tổ chức theo mô hình một cấp, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm tất cả những người phạm vào việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc xét xử các vụ án hình sự thường như xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của công dân và trật tự an toàn xã hội... và các vụ án dân sự được tạm thời giao cho ban tư pháp thuộc Uỷ ban hành chính cấp huyện và cấp tỉnh đảm nhiệm.

Theo Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946, Toà án binh lâm thời đã được thành lập tại Hà Nội, có thẩm quyền xét xử các quân nhân hoặc những người làm việc tại cơ quan chuyên môn của quân đội phạm pháp hoặc phạm pháp có ảnh hưởng đến quân đội. Đồng thời, các toà án binh tại mặt trận cũng được thành lập để kịp thời xét xử các vụ việc xảy ra ở các điểm đang tác chiến nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cách mạng, củng cố sức mạnh của quân đội.

Theo Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945, tại Hà Nội toà án đặc biệt đã được thành lập để xét xử những người là nhân viên của uỷ ban hành chính các cấp và của các cơ quan Chính phủ phạm tội, do ban thanh tra đặc biệt truy tố.

Các toà án tư pháp được thành lập ở các cấp theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946: Ở mỗi quận (phủ, huyện, châu) có một toà án sơ cấp; ở mỗi tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn có một toà án đệ nhị cấp; ở mỗi kì có một toà thượng thẩm đặt tại Hà Nội, Huế (Thuận Hoá) và Sài Gòn. Toà án sơ cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, sơ chung thẩm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự. Toà án đệ nhị cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, sơ chung thẩm các vụ án hình sự, dân sự và thương sự; khi xét xử các vụ án dân sự và thương sự, chánh án xét xử một mình nhưng khi xét xử các việc tiểu hình phải có thêm hai phụ thẩm nhân dân và khi xét xử các việc đại hình toà đệ nhị cấp có 5 người cùng ngồi xét xử và đều có quyền quyết nghị. Toà thượng thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của toà án sơ cấp và toà án đệ nhị cấp bị kháng cáo.

Ngoài ra, theo Điều 75 Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945, các ban tư pháp xã đã được thành lập bao gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và thư kÝ của uỷ ban hành chính xã, để thực hiện nhiệm vụ tư pháp ở cơ sở. Sau đó, theo Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946, tổ chức tư pháp công an đã được thành lập để điều tra các vụ phạm pháp đại hình, tiểu hình và vi cảnh, thu thập tang chứng và bắt người phạm pháp giao cho toà án xét xử.

Do yêu cầu củng cố sức mạnh của quân đội trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến toàn quốc, TAQS và toà án binh được củng cố và mở rộng để kịp thời xét xử các tội phạm trong quân đội và trừng trị những người xâm hại đến sức chiến đấu của quân đội. Hệ thống toà án binh trong thời kì này bao gồm: Toà án binh mặt trận, toà án binh khu, Toà án binh tối cao và Toà án khu trung ương. Toà án binh mặt trận được thành lập từ cấp trung đoàn trở lên, có thẩm quyền xét xử sơ, chung thẩm những người phạm tội phản quốc, gián điệp hoặc cướp của, nhũng nhiễu nhân dân ở các điểm đang tác chiến; toà án binh khu có thẩm quyền xét xử những quân nhân phạm vào một hay nhiều tội định ở hình luật chung, một hay nhiều tội có tính cách nhà binh (Điều 67 Sắc lệnh 163/SL); Toà án binh tối cao có thẩm quyền xét xử những quân nhân từ cấp trung đoàn trở lên và các quân nhân thuộc cơ quan trung ương phạm vào các tội đã được quy định ở hình luật chung và những tội có tính cách nhà binh (Điều 67 Sắc lệnh số 163/SL) và Toà án khu trung ương tại Bộ quốc phòng, có thẩm quyền xét xử các nhân viên thuộc các cơ quan của Bộ quốc phòng và Bộ tổng chỉ huy, kể cả trung đoàn trưởng trở lên phạm tội trong địa bàn khu trung ương. Một đặc điểm đáng lưu ý trong thời kì này là toà án binh có nhiều chức năng khác nhau như xét xử, điều tra, công tố, tuyên truyền giáo dục pháp luật và quản lí phạm nhân.

Ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng đã được ban hành. Từ đây, toà án sơ cấp được đổi thành toà án nhân dân huyện; toà án đệ nhị cấp được đổi thành toà án nhân dân tỉnh; hội đồng phúc án được đổi thành toà án phúc thẩm và phụ thẩm nhân dân được gọi là hội thẩm nhân dân; hội thẩm nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra với nhiệm kì là một năm, có quyền biểu quyết và quyền tài phán như thẩm phán. Sắc lệnh số 85/SL còn quy định về việc thành lập hội đồng hoà giải ở cấp huyện và mở rộng thẩm quyền cho ban tư pháp xã đối với việc phạt vi cảnh và giải quyết một số việc ít quan trọng về mặt trị an. Những cải cách này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng dân chủ, làm cho cơ quan tư pháp gần dân, hơn và trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng, phục vụ lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

Các cơ quan điều tra cũng đã có sự thay đổi đáng kể. Theo Sắc lệnh số 141/SL ngày 16/12/1953, Nha công an Việt Nam được đổi thành Thứ bộ công an và hệ thống cơ quan điều tra của Thứ bộ công an được thành lập gồm có: Vụ chấp pháp và lao cải (ở trung ương); ban chấp pháp (ở các tỉnh, thành phố) và phòng chấp pháp (ở các liên khu).

Một trong những cải cách quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của các cơ quan tư pháp Việt Nam là vào tháng 4/1958, tại kì họp thứ 8 của Quốc hội (khoá I) đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Toà án nhân dân tối cao và Viện công tố nhân dân trung ương. Từ đây, hệ thống toà án nhân dân và viện công tố tách khỏi Bộ tư pháp và chịu sự quản lí của Hội đồng Chính phủ. Những cải cách này được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959.

3. Hệ thống có quan tư pháp thời kì 1960 - 1980

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, tổ chức bộ máy nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản, trong đó tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp được quy định tại Chương VIII của Hiến pháp. Các cơ quan tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân đã hình thành một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống địa phương và không trực thuộc Hội đồng Chính phủ nữa mà trực thuộc Quốc hội và hội đồng nhân dân cùng cấp.

Hệ thống toà án nhân dân bao gồm: Toà án nhân dân tối cao; các toà án nhân dân địa phương (cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương và toà án khu tự trị) và các toà án quân sự (TAQS trung ương và các TAQS quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ quốc phòng và tương đương). Ngoài ra, theo Điều 97 Hiến pháp năm 1959, trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Hệ thống toà án nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc hai cấp xét xử; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân thời kì 1946-1960 đã được kế thừa và phát triển ở mức cao hơn, cụ thể là: Khi xét xử, toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 100 Hiến pháp năm 1959); việc xét xử của toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia… Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán (Điều 99 Hiến pháp năm 1959); toà án nhân dân xét xử công khai; bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo (Điều 101 Hiến pháp năm 1959); toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bỉnh đẳng trước pháp luật (Điều 3 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960)…

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1959, Luật tổ chức toà án nhân dân (Luật TCTAND) được đã được ban hành ngày 14/7/1960 và ngày 23/3/1961, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của toà án nhân dân các cấp. Theo đó, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) có cơ cấu tổ chức gồm: Uỷ ban thẩm phán; các toà chuyên trách (toà hình sự, toà dân sự, toà phúc thẩm); hội đồng toàn thể thẩm phán và bộ máy giúp việc (Điều 1 Pháp lệnh). Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu và bãi miễn với nhiệm kì 5 năm; các phó chánh án, thẩm phán, thẩm phán dự khuyết và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán TANDTC do uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm và bãi nhiệm. TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, có thẩm quyền: Xét xử sơ thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của TANDTC và những vụ án của tòa án nhân dân cấp dưới mà TANDTC lấy lên để xử; phúc thẩm những bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp dưới bị kháng án hoặc bị kháng nghị; giám đốc thẩm việc xét xử của các tòa án nhân dân địa phương, TAQS và toà án đặc biệt; Hội đồng toàn thể thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ duyệt lại các bản án tử hình của tòa án nhân dân các cấp trước khi các bản đó được đem thi hành. Cùng với chức năng xét xử, TANDTC còn có các chức năng khác: Có quyền trình các dự án luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của mình; quản lí các tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức; hướng dẫn các tòa án nhân dân cấp dưới áp dụng pháp luật; huấn luyện cán bộ toà án; nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Toà án nhân dân cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: Chánh án, các phó chánh án các thẩm phán (do hội đồng nhân cùng cấp bầu ra và bãi miễn với nhiệm kì 4 năm) và bộ máy giúp việc. Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có hội đồng thẩm phán, không có các toà chuyên trách. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự và dân sự thuộc thẩm quyền và những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp dưới mà tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử; phúc thẩm những bản án và quyết định của cấp dưới bị kháng án hoặc bị kháng nghị. tòa án nhân dân cấp tỉnh còn được giao nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp địa phương, huấn luyện thư kí toà án địa phương, cán bộ tư pháp thị trấn, xã và tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân (Điều 9 Pháp lệnh). Toà án nhân dân cấp huyện có cơ cấu tổ chức gồm: Chánh án, các thẩm phán và bộ máy giúp việc; trong trường hợp cần thiết có thể có phó chánh án. Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện là xét xử các vụ án dân sự và những vụ án hình sự có hình phạt tù từ 2 năm tù trở xuống; hoà giải các việc tranh chấp về dân sự và phân xử những việc hình nhỏ mà theo luật định không phải mở phiên toà. Toà án nhân dân cấp huyện còn có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã, phường, thị trấn, khu phố và tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Ngoài ra, trong thời kì này tại hai khu tự trị Tây Bắc và Việt Bắc còn thành lập hai toà án cấp khu là Toà án khu tự trị Tây Bắc và Toà án khu tự trị Việt Bắc.

Hệ thống TAQS trong thời kì này cũng có bước phát triển mới và có những đặc điểm riêng. Tại miền Bắc, các TAQS được thành lập mới (theo Quyết định số 165/TM ngày 21/2/1961 của Bộ tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam để thay thế cho các TAQS và toà án binh được thành lập trước đây, gồm có: TAQS trung ương và các TAQS quân khu, quân binh chủng, sư đoàn trực thuộc Bộ quốc phòng và tương đương. Tại miền Nam, các TAQS mới cũng được thành lập (theo Chỉ thị số 51/H của Bộ Chỉ huy Miền) gồm có: TAQS miền; TAQS miền Đông Nam bộ và các TAQS cấp sư đoàn ở các mặt trận. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hệ thống TAQS được xây dựng thống nhất về mặt tổ chức và hoạt động, gồm có: TAQS trung ương và 16 TAQS quân khu, quân chủng và tương đương.

Trong thời kì này, Bộ tư pháp giải thể (năm 1960) và việc quản lí tòa án nhân dân địa phương được giao cho TANDTC.

Hệ thống viện kiểm sát nhân dân được thành lập mới, thống nhất từ trung ương xuống địa phương, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC); các viện kiểm sát nhân dân địa phương. viện kiểm sát nhân dân có chức năng và thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước thuộc Hội đồng Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các nhân viên nhà nước và công dân (Điều 105 Hiến pháp năm 1959); điều tra, truy tố trước tòa án nhân dân những người phạm tội về hình sự; giữ quyền công tố trước tòa án nhân dân cùng cấp; kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án nhân dân và thi hành các bản án; kiểm sát hoạt động giam giữ, khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân (Điều 3 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960). Khác với hệ thống tòa án nhân dân, hệ thống viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương xuống địa phương: VKSNDTC là cơ quan thuộc Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội (Điều 108 Hiến pháp năm 1959); viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu sự chỉ đạo của viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của VKSNDTC (Điều 107 Hiến pháp năm 1959). Đây là điểm khác biệt cơ bản của viện kiểm sát nhân dân thời kì này so với thời kì trước.

Hệ thống cơ quan điều tra trong thời kì này gồm có: Các cơ quan điều tra hình sự của Bộ công an và Bộ quốc phòng và các cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân các cấp. Cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ trực tiếp điều tra một số loại tội phạm kinh tế và trị an mà kẻ phạm pháp và hành vi phạm tội đã tương đối rõ; cơ quan điều tra của Công an điều tra tất cả những vụ án phản cách mạng và những tội phạm phức tạp; còn cơ quan điều tra của quân đội thực hiện việc điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS. Nhìn chung, hệ thống cơ quan điều tra trong thời kì này đã có sự phát triển và có sự phối hợp hoạt động, bảo đảm tốt việc điều tra, truy tố, phục vụ cho việc xét xử của toà án.

4. Hệ thống cơ quan tư pháp thời kì 1980 -1992

Chương IX Hiến pháp năm 1980 quy định về toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân, trong đó Điều 127 quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân; đồng thời trong Hiến pháp có nhều quy định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và bổ sung thêm một số nguyên tắc, quy định quan trọng mới.

Đối với hệ thống tòa án nhân dân, về cơ bản hệ thống tòa án nhân dân thời kì này vẫn kế thừa và phát triển mô hình tổ chức của tòa án nhân dân giai đoạn trước. Tuy nhiên, đi sâu phân tích thì thấy có nhiều điểm mới, trong đó có những điểm cơ bản như sau:

- Về tổ chức, Toà án quân sự cấp cao trở thành bộ phận của TANDTC; tòa án nhân dân cấp tỉnh thành lập các toà chuyên trách (toà hình sự, toà dân sự); tòa án nhân dân cấp huyện được quy định thêm về thư kí toà án và chuyên viên pháp lí giúp việc; Cơ cấu tổ chức TAQS gồm: TAQS cấp cao, các TAQS quân khu và tương đương và các TAQS khu vực; các TAQS quân đoàn, quân chủng bị giải thể.

- Về thẩm quyền xét xử, tòa án nhân dân cấp huyện đã được mở rộng hơn thẩm quyền: Xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự mà theo quy định của BLHS, người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm nghiêm trọng, gây hậu quả lớn, các vụ án mà bị cáo phạm tội ở nước ngoài hoặc do tòa án nhân dân cấp trên lấy lên để xử; xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những vụ án khác theo luật định, trừ những việc mà đương sự là người nước ngoài. TAQS đã chuyển từ hệ thống một cấp xét xử (sơ thẩm đồng thời chung thẩm - trước năm 1985) sang mô hình thẩm quyền xét xử đủ các trình tự như các tòa án nhân dân khác.

- Về nhiệm kì của chánh án, phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân các cấp được xác định theo nhiệm kì của cơ quan bầu ra các chức vụ đó.

- Về quản lí về mặt tổ chức đối với các tòa án nhân dân địa phương và các TAQS quân khu và khu vực, thẩm quyền này được giao cho bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Chánh án TANDTC và bộ trưởng Bộ quốc phòng thực hiện.

- Ghi nhận chính thức trong Hiến pháp một số quy định trước đây đã được xác lập như: Tổ chức luật sư được thành lập để giúp các bị cáo và đương sự khác về mặt pháp lí (Điều 133); chế độ bầu cử hội thẩm nhân dân; nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 130 và 132)...

Đối với hệ thống viện kiểm sát nhân dân, về cơ bản, hệ thống viện kiểm sát nhân dân thời kì này vẫn kế thừa và phát triển mô hình tổ chức của viện kiểm sát nhân dân giai đoạn trước. Tuy nhiên, có nhiều điểm mới như sau:

- Về tổ chức, viện kiểm sát nhân dân khu tự trị bị giải thể; trong cơ cấu tổ chức của VKSNDTC cũng như viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cũng có quy định về thành lập thêm những bộ phận mới. Đội ngũ kiểm sát viên được quy định gồm ba ngạch: Kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp.

- Về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân được quy định rõ: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố của viện kiểm sát nhân dân (Điều 138 Hiến pháp 1980); thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân được mở rộng hơn như thẩm quyền kiểm sát giam, giữ và cải tạo; thẩm quyền kiểm sát chấp hành án; một số thẩm quyền mới được quy định bổ sung như: Quyền yêu cầu các cơ quan thông báo cho VKS biết về việc vi phạm pháp luật và kết quả xử lí; quyền yêu cầu thanh tra cùng cấp thanh tra việc vi phạm pháp luật và thông báo cho VKS biết kết quả; quyền kiến nghị và kháng nghị đối với các cơ quan quản lí; quyền tham dự việc trù bị phiên toà, tham gia tố tụng tại phiên toà của tòa án nhân dân cùng cấp; quyền yêu cầu tòa án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết để kiểm sát xét xử; quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm; quyền khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố những vụ án dân sự quan trọng...

- Khẳng định rõ về quản lí tổ chức và hoạt động của hệ thống viện kiểm sát nhân dân: Các viện kiểm sát nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào của Nhà nước ở địa phương; viện kiểm sát nhân dân do viện trưởng lãnh đạo (Điều 5 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1981).

Đối với hệ thống cơ quan điều tra, trong thời kì này hệ thống cơ quan điều tra được tiếp tục củng cố và phát triển, bao gồm: Cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân; cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân; cơ quan điều tra trong quân đội; cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, các cơ quan như bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm cũng được giao nhiệm vụ tổ chức điều tra những việc theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật TTHS.

5. Hệ thống cơ quan tư pháp thời kì 1992 đến nay

Hệ thống cơ quan tư pháp nước ta thời kì 1992 đến nay tiếp tục được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị và yếu tố hợp lí của hệ thống cơ quan tư pháp các thời kì trước đồng thời có những cải biến quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt, sau khi có Hiến pháp năm 1992 sửa đổi tháng 12/2001. Có thể khái quát những điểm mới cơ bản như sau:

a) Đã hình thành hệ thống cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương xuống địa phương, bao gồm: Cục quản lí thi hành án dân dự thuộc Bộ tư pháp (ở trung ương); các phòng thi hành án (ở cấp tỉnh) và các đội thi hành án (ở cấp huyện). Đây là điểm mới quan trọng trong quá trình củng cố và phát triển hệ thống cơ quan tư pháp nước ta trong thời kì này.

b) Có sự điều chỉnh đáng kể về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp:

- Đối với hệ thống tòa án nhân dân, đã thành lập một số toà chuyên trách mới (toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính); đã bổ sung hai nguyên tắc mới trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân: Toà án có thể xét xử kín “để giữ bí mật cho các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” (Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1993) và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995); bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của TANDTC; chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã được áp dụng và thực hiện sự phân cấp: Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và miễn nhiệm; thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; thẩm phán tòa án nhân dân địa phương do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn thẩm phán; tòa án nhân dân tối cao quản lí các tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức..

- Đối với hệ thống viện kiểm sát nhân dân, chức năng của viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (không còn chức năng kiểm sát chung); đặt các viện kiểm sát nhân dân sát dưới sự giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.

- Đối với hệ thống cơ quan điều tra về cơ bản vẫn được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát triển mô hình tổ chức và hoạt động của giai đoạn trước.

- Đối với các cơ quan thi hành án dân sự, đã giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số hoạt động để tăng cường sự phối hợp chỉ đạo và nâng cao chất lượng hoạt động thi hành án dân sự.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta trong hơn nửa thế kỉ qua có thể thấy rằng hệ thống cơ quan tư pháp là bộ phận trọng yếu của bộ máy nhà nước. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các cơ quan tư pháp nước ta gắn với từng thời kì của cách mạng Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp luôn mang đậm dấu tích lịch sử của mỗi thời kì cụ thể đó. Hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đang đi vào chiều sâu, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đang đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có vấn đề cải cách tư pháp, đòi hỏi phải tiếp tục có sự nghiên cứu toàn diện, cơ bản để xây dựng luận cứ khoa học cho công cuộc cải cách đó. Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để thực hiện nhiệm vụ này và việc nghiên cứu, đánh giá từ góc độ lịch sử chắc chắn sẽ là một trong những hướng cần được tiếp tục thực hiện./.

Nguồn:PGS.TS. Lê Minh Tâm -Tạp chí Luật học số 1/2003 (1/2003)