Btth do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Căn cứ vào Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch giữa công ty bạn và công ty A được xem là “Hợp đồng mua bán tài sản”. Do đây là hợp đồng mua bán tài sản được ký kết giữa hai công ty nên những hành vi diễn ra liên quan tới hợp đồng này đồng thời được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005.

Như đã đề cập ở trên, hợp đồng mua bán được định nghĩa tại Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 là “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”.

Như vậy, khi bạn đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì phía công ty A phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận giữa hai bên về phương thức trả tiền, thời hạn trả tiền và số tiền phải trả.

Cụ thể, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền tại Điều 440 như sau:

“Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này”.

Cũng theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

"Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

Ở đây, Luật Thương mại 2005 không đề cập tới hình thức yêu cầu nên có thể hiểu Luật cho phép sửa dụng bất kì hình thức yêu cầu nào từ yêu cầu bằng miệng bằng văn bản, gửi mail, fax,…

Bên mua đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên có thể áp dụng các chế tài thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 như: Buộc thực hiện đúng Hợp đồng theo Điều 297 Luật Thương mại năm 2005, phạt vi phạm theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 và bồi thường thiệt hại theo Điều 302 Luật Thương mại 2005.

Doanh nghiệp muốn xử lý việc bên mua không thanh toán tiền bằng chế tài phạt vi phạm thì khi ký hợp đồng hai bên phải thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm trong hơp đồng. Còn nếu muốn bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của công ty A.

Trong trường hợp đã áp dụng các chế tài thương mại nhưng bên mua vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền được kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) để đòi số tiền trong hợp đồng, tiền lãi trên số tiền chậm trả, phạt hợp đồng và bồi thương thiệt hại (nếu có).

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại.

Luật sư cho rằng, Công ty của bạn khi bị đối tác vi phạm nghĩa vụ thanh toán như nêu trên thì nên gửi email nhắc nhở, đồng thời gửi công văn bằng thư bảo đảm để thông báo và yêu cầu thời hạn phải thanh toán. Nếu vẫn chây ỳ thì tiếp tục thực hiện các biện pháp khởi kiện theo quy định.

Xem thêm: Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì xử lý như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Em có vay bên PPF 17.000.000 phí hàng tháng phải thanh toán là 1.920.000 đồng đả bao gồm lãi và trả trong vòng 15 tháng. Hàng tháng vào ngày 13 tây em có thanh toán đầy đủ, đến kỳ thanh toán thứ 7 thì em có đóng trễ do em thay đổi công ty. Bên công ty mới thì lãnh lương vào ngày 18 tây nên em đóng trễ 3 ngày bên phía PPF có gọi và bắt em đóng phạt nộp tiền trễ. Em đồng ý đóng và có nguyện vọng nhờ bên phía công ty ghi nhận để em dời ngày lại đến khoảng 19 tây nhưng những tháng tiếp theo vẫn bị phạt. Hiện tại, em đã thanh toán đủ 15 kỳ vào tháng 5/2016 nhưng bên phía công ty đòi em phải đóng phí phạt là 2.300.000 mới thanh lý hợp đồng. Em không đồng ý vì em đã trả phí phạt kỳ đầu tiên và nhiều lần nhờ công ty ghi nhận giúp em trường hợp trên. Bên phía công ty không hợp tác và đòi kiện em ra tòa. Cho em hỏi, trường hợp này em có bị kiện không? Trường hợp xấu nhất là như thế nào ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Hợp đồng vay tài sản theo Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên vay có nghĩa vụ trả nợ theo Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Nếu có thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm thì thực hiện theo Điều 422 Bộ luật dân sự 2005:

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Như vậy, trong trường hợp này các điều khoản trong hợp đồng vay là do sự thỏa thuận của các bên nhất là điều khoản phạt hợp đồng. Nếu bên cho vay chỉ đồng ý cho bạn nộp chậm nhưng vẫn phải trả tiền phạt nộp chậm cho những ngày nộp chậm thì bạn vẫn phải thực hiện theo thỏa thuận nêu trên. Nếu không đồng ý và không đóng tiền phạt thì công ty cho vay có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án và buộc bạn phải nộp đủ khoản tiền phạt.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phạt vi phạm khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.