Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành

Hướng dẫn hoàn thiện và cách ghi chép hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

08:59 04/10/2018

HƯỚNG DẪN HOÀN THIỆN  VÀ CÁCH GHI CHÉP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

  1. HỒ SƠ CẤP CCHN: Được sắp xếp theo thứ tự sau:
  2. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu)
  3. Các bản sao văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp CCHN:
  • Bản sao công chứng (bắt buộc).
  • Sắp xếp theo thứ tự: (1) Bằng tốt nghiệp Bác sỹ/Điều dưỡng/KTY/Hộ sinh, (2) Văn bằng sau đại học/nâng cao; (3) Các văn bằng/chứng nhận/chứng chỉ khác (nếu có) phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
  • Không nộp các loại chứng chỉ như: tiếng anh, tin học, quản lý, giao tiếp…
  1. Giấy nhận xét của người hướng dẫn thực hành (theo mẫu).
  2. Giấy xác nhận quá trình thực hành
  3. Phiếu lý lịch tư pháp (cá nhân xin xác nhận tại Sở Tư pháp).
  4. Sơ yếu lý lịch tự thuật có dán ảnh theo quy định
  5. Giấy chứng nhận sức khoẻ có dán ảnh theo quy định.
  6. 02 ảnh 04 cm x 06 cm (nền trắng) cho vào phong bì, ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau ảnh, ảnh chụp trong thời gian 6 tháng trở lại đây.
  1. HƯỚNG DẪN KHAI HỒ SƠ
  2. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Khuyến khích đánh máy)
  • Họ và tên: Chữ in hoa
  • Chỗ ở hiện nay: ghi theo lý lịch tư pháp (Hộ khẩu).
  • Văn bằng chuyên môn ghi như sau:
  • Bác sĩ (nếu đã học sau đại học thì cũng chỉ ghi là Bác sĩ)
  • Y Sỹ ( nếu có học thêm chuyên khoa lẻ cũng chỉ ghi y sỹ)
  • Điều dưỡng (nếu đã học đại học, sau đại học thì cũng chỉ ghi là Điều dưỡng)
  • Kỹ thuật y (là kỹ thuật viên trước đây) (nếu đã học đại học, SĐH thì cũng chỉ ghi là Kỹ thuật y)
  • Hộ sinh (nếu đã học đại học, SĐH thì cũng chỉ ghi là Hộ sinh)
  • Phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp:
  • Đối với Bác sĩ: Ghi đúng theo chuyên khoa hiện đang làm việc:
  • BS làm việc tuyến huyện, ghi: Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa
  • BS làm việc tuyến tỉnh, ghi: thực hành khoa nào ghi khám chữa bệnh khoa đó
  • BS y học cổ truyền, ghi: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
  • BS về dinh dưỡng, tiết chế, ghi: Khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế.
  • Đối với Y sỹ

+     Y sỹ: ghi Y sỹ đa khoa

  • Y sỹ y học cổ truyền ghi: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
  • Đối với Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y: Ghi theo phạm vi chuyên môn đang làm việc
  • Điều dưỡng, ghi: Điều dưỡng đa khoa.
  • Hộ sinh, ghi: Hộ sinh.
  • Kỹ thuật y, ghi: Kỹ thuật y chuyên ngành Gây mê hồi sức/Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng/Xét nghiệm Vi sinh/Xét nghiệm Hoá sinh/Xét nghiệm Huyết học.
  • Đánh dấu “x” vào 6 hạng mục hồ sơ
  • Ký và ghi rõ họ và tên
  1. Nhận xét của người hướng dẫn thực hành (Khuyến khích đánh máy theo mẫu)
  2. Giấy xác nhận quá trình thực hành (Khuyến khích đánh máy)

Lưu ý: Với những người đã có Bằng bác sĩ nội trú, CKI, CKII thì không cần giấy xác nhận thực hành (thời gian học được coi là thời gian thực hành).

  • Ông/bà: viết chữ in hoa
  • Chỗ ở hiện nay: ghi theo lý lịch tư pháp (Hộ khẩu)
  • Văn bằng chuyên môn: Ghi giống đơn đề nghị
  • Năm tốt nghiệp: Ghi năm tốt nghiệp của văn bằng chuyên môn ở trên
  • Đã thực hành tại: ghi chuyên khoa đang làm việc
  • Thời gian thực hành: được tính từ thời điểm có quyết định phân công thực hành khám chữa bệnh, đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Năng lực chuyên môn:
  • BS làm việc tại các khoa lâm sàng, ghi: Thực hiện thành thạo các kỹ năng, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc chuyên khoa đa khao/nội khoa/ngoại khoa/Nội Tim mạch/Nội Hô hấp/Hồi sức cấp cứu/Ngoại....
  • BS làm việc tại các khoa cận lâm sàng, ghi: Thực hiện thành thạo các kỹ năng, quy trình kỹ thuật chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh/Giải phẫu bệnh/Xét nghiệm Hóa sinh/Xét nghiệm Vi sinh/Xét nghiệm Huyết học…
  • BS y học cổ truyền, ghi: Thực hiện thành thạo các kỹ năng, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
  • BS về dinh dưỡng, tiết chế, ghi: Khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế.

        + Y sỹ đa khoa: thực hiện thành thạo các kỹ thuật  sơ cấp cứu ban đầu và khám chữa bệnh các bệnh thông thường

        + Y sỹ y học cổ truyền: Thực hiện thành thạo các kỹ năng, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

  1. Đối với Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y:
  • Điều dưỡng, ghi: Thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn, quy trình kỹ thuật của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
  • Hộ sinh, ghi: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn của Hộ sinh trung cấp/cao đẳng/đại học.
  • Kỹ thuật y, ghi: Thực hiện thành thạo các kỹ năng chuyên môn, quy trình kỹ thuật của Kỹ thuật viên Gây mê hồi sức/Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng/Xét nghiệm Vi sinh/Xét nghiệm Hoá sinh/Xét nghiệm Huyết học.
  • Đạo đức nghề nghiệp: ghi
  • Đối với người bệnh và người nhà người bệnh: Tuân thủ đúng chức năng, đạo đức nghề nghiệp trong khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh theo quy định của ngành, của nhà nước.
  • Đối với đồng nghiệp: Tôn trọng, đoàn kết, chia sẻ kính nghiệm với đồng nghiệp trong khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh.
  • Đối với cộng đồng: Tham gia chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nghề nghiệp theo Luật Khám chữa bệnh./.
  1. Sơ yếu lý lịch (Yêu cầu đánh máy)
  • - Khai đầy đủ các thông tin trong Sơ yếu lý lịch phù hợp với đơn đề nghị, giấy xác nhận quá trình thực hành.
  • - Quá trình hoạt động của bản thân: khai từ thời gian được đào tạo chuyên môn y đến nay. Đặc biệt là quá trình tham gia công tác khám chữa bệnh, cơ quan công tác trong thời gian 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Lưu ý: Thời gian khám chữa bệnh tại đơn vị khai trong bảng quá trình hoạt động của bản thân phải trùng với thời gian thực hành ghi trên giấy xác nhận quá trình thực hành.

  • - Ký và ghi rõ họ và tên.

Trong quá trình khai hồ sơ nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với BS. Đỗ Thanh Diệp, phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề Sở Y tế, điện thoại 0939.0939.05 để được giải đáp.


Các tin khác

  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - Công ty TNHH MTV Phòng khám Đa khoa Tâm An
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Về việc điều chỉnh mức thu phí hồ sơ hành nghề Khám chữa bệnh và Dược tư nhân
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại TTYT huyện Châu Thành
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại TTYT thành phố Vị Thanh
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại Bệnh viện đa khoa thành phố Ngã Bảy
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách cấp Chứng chỉ hành nghề Y_ Tính đến ngày 02 tháng 03 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại Công ty cổ phần phòng khám đa khoa Care Medic Cần Thơ
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại Y Tế cơ quan công ty TNHH Lạc Tỷ II
  • Cách ghi giấy xác nhận quá trình thực hành
    Danh sách đăng ký người hành nghề tại Phòng khám quản lý điều trị chuyên khoa HIV/AIDS
  • Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;

    Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị

    Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định, cụ thể :

    - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.

    - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.

    - Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

    Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị.

    Bao gồm

    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP. ND 109_2016_mau 01_Phu luc 1.doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: a) Văn bằng chuyên môn y; b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ; c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm; d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp. Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp. Bản chính: 0 - Bản sao: 1
    Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền ND 109_2016_mau 02_Phu luc 1 (1).doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP cấp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    Phiếu lý lịch tư pháp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ND 109_2016_mau 03_Phu luc 1 (1).doc Bản chính: 1 - Bản sao: 0
    Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn; (Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn; Giấy xác nhận quá trình thực hành; Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam). Bản chính: 2 - Bản sao: 0

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế

    Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế

    1- Đối tượng: Người Việt Nam làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các bộ khác (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Sở Y tế và Bộ Quốc phòng) 2- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam 2.1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; b) Giấy chứng nhận là lương y; c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 2.2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 2.3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 2.4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3-Yêu cầu về xác nhận quá trình thực hành: Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ ; b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ; c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

    d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.