Cách giải bài tập kinh tế vi mô chương 1 năm 2024

- Bước 2: Sau khi chuyển khoản thành công, bạn click vào mục "MUA" dưới đây để hoàn thành giao dịch.

- Bước 3: Tài liệu số sẽ được chuyển vào gmail của bạn trong vòng 1-3h sau khi ban quản trị xác nhận thành công giao dịch. --------- (Chi phí dùng để bảo trì website, domain, hotting)

Đặt hàng sản phẩm -40%

Giá bán : 12,000 đ

Giá thị trường : 20,000 đ

Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng

Cách giải bài tập kinh tế vi mô chương 1 năm 2024

Bài tập và hướng dẫn giải bài tập Kinh tế vi mô 1

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra các quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong một nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều công chúng lựa chọn nghiên cứu. Cuốn sách Bài tập và Hướng dẫn giải Kinh tế học vi mô I được biên soạn dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Mục tiêu của cuốn sách là nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong từng dạng bài tập khác nhau của chương trình Kinh tế học vi mô. Để hoàn thiện cuốn sách, các tác giả đã tham khảo các sách và bài giảng Kinh tế học vi mô của các giáo sư ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các tác giả tin rằng cuốn sách sẽ đặc biệt hữu ích cho các sinh viên đại học chuyên ngành Kinh tế thương mại tại Trường Đại học Thương mại và là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về khoa học Kinh tế học vi mô.

Nội dung cụ thể của cuốn sách được trình bày trong 7 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về Kinh tế học vi mô. Chương 2: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường. Chương 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Chương 4: Lý thuyết về hành vi của hãng. Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Chương 6: Thị trường độc quyền thuần túy. Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất.

Bố cục mỗi chương gồm 7 phần:

- Phần 1: Mục đích và yêu cầu của chương - Phần 2: Tóm tắt nội dung lý thuyết - Phần 3: Câu hỏi ôn tập - Phần 4: Câu hỏi đúng/sai - Phần 5: Lựa chọn một câu trả lời đúng nhất - Phần 6: Bài tập thực hành có lời giải - Phần 7: Bài tập thực hành tự giải - Đáp án phần 4 và 5 của chương Cuốn sách này do Tiến sỹ Phan Thế Công và Thạc sỹ Ninh Thị Hoàng Lan biên soạn, bao gồm: Tiến sỹ Phan Thế Công biên soạn phần 1, 2, 3 và 6. Thạc sỹ Ninh Thị Hoàng Lan biên soạn phần 4, 5 và 7. Phần 1 và 2 được các tác giả tóm tắt khá chi tiết các nội dung cơ bản nhất của chương, điều này giúp người đọc ôn lại nhanh các kiến thức lý thuyết về kinh tế học vi mô. Câu hỏi đúng hoặc sai và Lựa chọn câu trả lời đúng nhất giúp người đọc kiểm tra và ôn lại các kiến thức cơ bản để nâng cao kỹ năng thực hành. Phần tiếp theo là Bài tập thực hành có lời giải. Các dạng bài tập trong cuốn sách được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao bao gồm cả những bài tập dễ và các bài tập khó. Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng luyện tập để nâng cao kiến thức của mình. Lời giải của các bài toán trong phần Bài tập thực hành có lời giải là tương đối chi tiết, cụ thể và dễ hiểu; chắc chắn nó sẽ giúp ích cho người đọc hiểu sâu hơn về môn học Kinh tế học vi mô và biết cách vận dụng các kiến thức đã học trong các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Ngoài ra, ở mỗi chương, các tác giả đã cung cấp một số Bài tập không có lời giải để người đọc có thể tự ôn tập và kiểm tra lại kiến thức của mình. Trong cuốn sách, một số dạng bài tập thực hành và câu hỏi trắc nghiệm có đánh dấu sao (*) là những câu hỏi tương đối khó. Đối với những dạng câu hỏi này, yêu cầu người học cần có kiến thức tổng hợp và phải biết suy luận mới cho kết quả đúng.

Trước khi đến với môn học Kinh tế vi mô bạn cần phải hiểu một số khái niệm quan trọng như: Lãi suất, lãi suất ngân hàng, nguồn lực, thị trường, cung-cầu,... và các công thức quan trọng được liệt kê trong bài viết này.

Học kỹ chương 1: "Tổng quan về kinh tế học" để dễ dàng nắm bắt kiến thức ở những chương học sau.

Cách giải bài tập kinh tế vi mô chương 1 năm 2024

I. Một số khái niệm cơ bản

- Nhu cầu: là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi mong muốn, nguyện vọng của con người cả về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Để thỏa mãn nhu cầu con người cần tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ.

- Sản xuất: là hoạt động chuyển hóa các nguồn lực tài nguyên thành sản phẩm để phục vụ tiêu dùng.

- Nguồn lực: là những yếu tố được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ mà con người mong muốn. Các nguồn lực chủ yếu: Đất đai, Lao động và Vốn.

- Sự khan hiếm: phản ánh việc nguồn lực là hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của con người.

- Sự đánh đổi: khi sử dụng một nguồn lực cho hoạt động nào đó thì người sử dụng phải từ bỏ cơ hội sử dụng nguồn lực đó vào hoạt động khác

- Ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ?

Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm Kinh tế vi mô

- Kinh tế học:

  • Nghiên cứu cách thức con người phân bổ các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn các nhu cầu của học.
  • Giúp con người hiểu cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng

- Nền kinh tế: la cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh.

- Cơ chế phối hợp:

  • Mệnh lệnh: Các vấn đề cơ bản do Nhà nước quyết định
  • Thị trường: các vấn đề cơ bản do thị trường (Cung-cầu) quyết định.
  • Hỗn hợp: cả Chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.

- So sánh kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Nguyên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của từng chủ thể, từng thành viên trong nền kinh tế

Mục tiêu, giới hạn, phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế

Nghiên cứu các vấn đề tổng thể của cả nền kinh tế như tổng lượng, các biến số kinh tế lớn như: - Tăng trường kinh tế - Lạm phát - Việc làm và thất nghiệp - Ngân sách và chi tiêu chính phủ - Cán cân thương mại

Xem: Tóm tắt kiến thức Kinh tế vĩ mô trong 1 đêm

- Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:

  • Kinh tế học thực chứng: Nghiên cứu thời gian thực tế và lý giải 1 cách khách quan về các hiện tượng quan sát được. Có thể kiếm chứng bằng thực nghiệm
  • Kinh tế học chuẩn tắc: Có yếu tố chủ quan của bản thân nhà kinh tế. Không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

- Lý thuyết lựa chọn kinh tế: chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra lựa chọn.

- Người tiêu dùng có mục tiêu tối đa hóa lợi ích (utility maximization - tối đa hóa lợi ích, sự thỏa mãn)

- Doanh nghiệp có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí (Interest Benefit)

- Chính phủ có mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội (social welfare)

- Giới hạn chung của 3 thành viên kinh tế là thu nhập, ngân sách hoạt động

- Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF): là đường thể hiện các kết hợp hàng hóa mà 1 nền kinh tế có kinh nghiệm sản xuất dựa trên các nguồn lực và công nghệ sẵn có.

II. Phân tích cận biên

Phương pháp đạt được mục tiêu là phân tích cận biên: Mong muốn của các thành viên kinh tế: Tối đa hóa lợi ích ròng

NB = (TB - TC) -> Max

Đạt được khi: NB'(Q) = 0 Tức là: TB'(Q) - TC'(Q)= 0 \=> MB(Q)= MC(Q) Trong đó: MB: lợi ích cận biên MC: chi phí cận biên

- Các thành viên đạt được mục tiêu khi lựa chọn một mức sản lượng tại đó lợi ích cận biên = chi phí cận biên MB = MC

- Thay đổi cận biên là những điều chỉnh nhỏ so với hiện tại

- Ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích và chi phí tại thời điểm cận biên

MB = ∆TB/∆Q = TB'(Q) MC = ∆TC/∆Q = TC'(Q)

Bài tập Phân tích cận biên có lời giải đầy đủ nhất

Trên đây à tóm tắt kiến thức chương 1: "Tổng quan về kinh tế học" thuộc môn Kinh tế vi mô do OTSV biên soạn. Các chương tiếp sẽ được ra mắt sớm, bạn theo dõi page: Onthisinhvien.com để nhận thông báo về những phần sau ! Và đừng quên để lại nhận xét dưới bài viết này để chúng mình được hoàn thiện hơn ở những bài viết sau !