Cách kiểm tra máy chuẩn uefi

 Chuẩn UEFI là một chuẩn mới được tích hợp trên Bios của máy tính. Chuẩn UEFI  được Intel phát triển để khác phục những hạn chế của chuẩn Bios đã cũ, Với "sức mạnh" vượt trội UEFI có tốc độ khởi động cao hơn, hiệu năng xử lý trong hệ điều hành cao hơn. Tuy nhiên để sử dụng hệ điều hành dưới chuẩn UEFI thì ổ cứng phải được định dạng theo chuẩn GPT. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xem Bios máy tính có hỗ trợ chuẩn UEFI để cài đặt hệ điều hành Windows lên ổ cứng định dạng GPT hay không.

 Trước tiên, tải phần mềm kiểm tra về tại đây: Tải HWiNFO. Sau khi tải về cài đặt chương trình bình thường đến khi hoàn tất. Mở chương trình lên, tại cửa sổ đầu tiên tích bỏ chọn vào 2 ô vuông như hình bên dưới rồi bấm vào nút Run để chạy chương trình.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Bấm Run để chạy chương trình

 Tại giao diện chính của chương trình sẽ hiện lên 2 cửa sổ, bấm chuột vào nút x để thoát cửa sổ System Summary ra.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Thoát cửa sổ System Summary ra

 Ngay sau đó bạn chú ý đên dòng UEFI Boot của chương trình. Tại đây là dòng hiển thị trạng thái của máy tính đang chạy theo chuẩn nào. Nếu ổ cứng máy tính là định dạng MBR thì nó sẽ bào Not Present, nếu ổ cứng máy tính định dạng GPT thì nó sẽ báo Present. Tuy nhiên đây chỉ là dòng hiển thị trạng thái Bios máy tính đang hoạt động ở chuẩn nào mà thôi. Nếu nó bào Not Present nhưng cũng chưa chắc rằng máy tính của bạn không hỗ trợ chuẩn UEFI.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Cách xem Bios đang chạy theo UEFI hay không

 Để xem Bios máy tính có chạy được chuẩn UEFI hay không các bạn hãy bấm chuột vào Motherboard sau đó nhìn xuống dòng UEFI BIOS như hình phía dưới. Nếu dòng UEFI BIOS hiển thị Capable nghĩa là máy tính của bạn có BIOS hỗ trợ chuẩn UEFI, còn nếu nó hiển thị là Not Capable nghĩa là máy tính của bạn không hỗ trợ Bios chạy chuẩn UEFI.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Cách xem Bios có hỗ trợ UEFI để cài win ổ cứng GPT hay không

 Sau khi đã xác định được máy tính hỗ trợ chuẩn UEFI, để cài đặt hệ điều hành Windows trước tiên phải chuyển định dạng ổ cứng sang GPT. Nếu bạn chưa biết cách chuyển định dạng ổ cứng sang GPT không mất dữ liệu thì hãy bấm vào đây để xem: Chuyển ổ cứng sang GPT.

 Chú ý: Khi cài đặt Windows lên ổ cứng GPT phải có một chiếc USB hoặc đĩa chứa bộ cài Windows hỗ trợ chuẩn UEFI.

BIOS (Basic Input Output System) là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính để đánh thức và cấu hình phần cứng hệ thống, bao gồm ổ cứng, bàn phím, chuột, bộ xử lý, bộ nhớ và nhiều thành phần khác, bạn có thể vào bios để tuỳ chỉnh nhiều thiết lập hệ thống, ảnh hưởng trực tiếp tới máy tính của bạn.

Mặc dù chuẩn BIOS có từ rất lâu, hỗ trợ hệ điều hành tương tác với phần cứng, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có một số hạn chế như hỗ trợ phân vùng ổ cứng thấp, thời gian khởi động chậm và không cung cấp Boot Security.

UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là chuẩn hệ thống tương đối mới, được phát triển để thay thế BIOS bao gồm trình quản lý khởi động, thời gian khởi động nhanh hơn, UEFI cải thiện hỗ trợ mạng, các phân vùng lớn trên ổ cứng và cung cấp các tính năng bảo mật hệ thống khỏi bootkit cũng như các phần mềm độc hại khác tấn công trong quá trình khởi động.

Mặc dù hầu hết các thiết bị hiện đại ngày này đều hỗ trợ chuẩn UEFI, xong bên cạnh đó vẫn còn nhiều máy tính, đặc biệt là máy tính cũ vẫn thường xuyên cập nhật bios và sử dụng chuẩn này. Nếu muốn biết máy tính của bạn đang sử dụng chuẩn nào, tham khảo tiếp bài viết cách kiểm tra máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy BIOS dưới đây của Taimienphi.vn để biết cách thực hiện.

Kiểm tra máy tính Windows 10 đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy BIOS

Cách 1: Thông qua System Information

Cách đơn giản nhất để kiểm tra máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy BIOS là thông qua System Information.

Bước 1: Mở Start Menu.
Bước 2: Nhập System Information vào khung Search, trên danh sách kết quả tìm kiếm click vào đó để mở.

Mẹo: Hoặc cách khác để mở System Information là sử dụng cửa sổ lệnh Run. Nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run, sau đó nhập msinfo32 vào đó rồi nhấn Enter.

Bước 3: Trong mục System Summary, bạn tìm BIOS Mode. Nếu mục này là BIOS hoặc Legacy, tức là máy tính Windows 10 của bạn sử dụng BIOS, nếu là UEFI tức là máy tính sử dụng chuẩn UEFI.

Cách 2: Kiểm tra máy tính sử dụng chuẩn BIOS hay UEFI bằng file setupact.log

Một cách khác để kiểm tra xem máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng chuẩn BIOS hay UEFI là sử dụng file setupact.log.

Bước 1: Nhấn Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
Bước 2: Nhập đường dẫn dưới đây vào rồi nhấn Enter:

%SystemRoot%\Panther

Bước 3: Tìm và mở file setupact.log bằng Notepad.

Bước 4: Nhấn Ctrl + F để mở Find.
Bước 5: Nhập Detected Boot Environment vào khung Find What để kiểm tra máy tính sử dụng chuẩn BIOS hay UEFI.

Bước 6: Nếu hiển thị Callback_BootEnvironmentDetect: Detected boot environment: BIOS, tức là máy tính Windows 10 của bạn sử dụng chuẩn BIOS.

Nếu là Callback_BootEnvironmentDetect: Detected boot environment: UEFI, thì máy tính của bạn đang sử dụng chuẩn UEFI.

Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn cho bạn 2 cách kiểm tra máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy BIOS. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bài viết, Taimienphi.vn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.

Trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn 2 cách kiểm tra máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy BIOS, thông qua System Information và file setupact.log

Cách xem cấu hình máy tính Windows 10 Kiểm tra phiên bản Windows 10 đã cài đặt trên máy tính Cách sửa lỗi Micro không hoạt động trên Windows 10 Cập nhật Windows 10 từ Windows 7, 8 có bị mất ứng dụng đã cài không? Tạo USB phục hồi Windows 10 Cách kiểm tra VRAM trên Windows 10

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi

MBR hay GPT? UEFI hay LEGACY BIOS? Nếu bạn đang có ý định cài lại windows cho máy tính thì cần bạn phải biết cụ thể phiên bản BIOS mà máy tính mình đang sử dụng. Như các bạn đã biết thì máy tính hiện có 2 chuẩn BIOS phổ biến: đó chính là Legacy BIOS ( hay còn gọi là BIOS truyền thống ) và UEFI. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn biết kiểm tra phiên bản BIOS trên máy tính của bạn, từ đó bạn có thể xác định boot win theo chuẩn phù hợp. Hãy cũng Download123.vn tìm hiểu ngay bên dưới nhé !

Ưu điểm của UEFI so với Legacy BIOS

  • UEFI nhanh hơn trong việc cài hệ điều hành
  • Hỗ trợ Win 32 và 64 bit.
  • Cho phép tạo đến 128 phần vùng trên ổ cứng.
  • UEFI có chế độ Security nên sẽ an toàn hơn, giúp bảo vệ máy tính của bạn khỏi phần mềm độc hại khi cài win

Kiểm tra UEFI hay Legacy Bios trên Windows

Cách 1: Sử dụng lệnh msinfo32 trong hộp thoại Run

Thực hiện: Mở hộp thoại Run (Windows + R) => gõ lệnh msinfo32 => nhấn Enter để thực hiện.

Tại đây bạn có thể kéo xuống và tìm đến phần BIOS Mode để xem máy tính của bạn đang khởi động ở chuẩn nào. Ví dụ như trong hình máy tính của mình đang chạy theo chuẩn UEFI.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Sử dụng lệnh msinfo32 trong hộp thoại Run để kiểm tra chuẩn UEFI hay Legacy

Xem máy tính đang sử dụng chuẩn nào

Cách 2: Sử dụng lệnh list disk trong cửa sổ cmd

Thực hiện: Mở hộp thoại Run (Windows + R) => gõ lệnh diskpart => nhấn Enter.

Cửa sổ Diskpart hiện lên bạn tiếp tục gõ lệnh list disk => và nhấn Enter.

Tại đây sẽ hiển thị tất cả các danh sách ổ cứng, ví dụ như bạn có nhiều hơn 1 ổ cứng, hay bạn đang kết nối USB hay ổ cứng rời với máy tính thì cũng được liệt kê tại đây.

Ở đây mình chỉ quan tâm tới ổ cứng mà bạn muốn xem, để biết được chính xác ổ cứng nào bạn đang muốn xem nó đang ở chuẩn gì thì nhìn vào Size của ổ cứng đó nhé.

Cách kiểm tra máy chuẩn uefi
Sử dụng lệnh msinfo32 trong hộp thoại Run để kiểm tra chuẩn UEFI hay Legacy

Các bạn để ý cột Gpt, nếu như dòng tên ổ cứng nào ở cột GPT có dấu * thì tức là ổ cứng đó đang chạy theo chuẩn GPT, nếu không có dấu * thì là chuẩn MBR. Nếu sử dụng chuẩn UEFI => thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là GPT

Nếu sử dụng chuẩn Legacy => thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là MBR