Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Học kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi chuẩn bị về quê đón Tết

Giao tiếp với người lớn tuổi luôn là một thử thách đối với đa số các bạn trẻ. Do khoảng cách về tuổi tác, trái ngược trong suy nghĩ mà những cuộc trò chuyện thường bị “gãy gánh” giữa chừng. Nếu bạn biết các kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi theo những gợi ý sau, chắc chắn bạn sẽ lấy được thiện cảm của họ dễ dàng.

Quan trọng nhiều: Học cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý tiết kiệm tiền chợ tối đa   |   Học cách kinh doanh nhỏ giúp khớp nghiệp thành công 

Các kỹ năng giao tiếp ứng xử quan trọng với người lớn tuổi

Các bạn trẻ thường có xu hướng ngại ngùng và căng thẳng khi phải ngồi trò chuyện với người lớn tuổi. Không hẳn là ông bà, mà chính bố mẹ, hay cô dì của chúng ta đều là những người mà chúng ta ít dành sự tâm sự và chia sẻ.  Nguyên tắc đầu tiên khi giao tiếp với người lớn trong gia đình là bạn phải trò chuyện với thái độ lễ phép, kính trọng. Bắt đầu bằng những câu chuyện, hoặc những lời hỏi thăm sức khỏe, các hoạt động hàng ngày,... đầy đều là những gợi ý giúp cuộc trò chuyện không bị ngắt quãng. Một khởi đầu vui vẻ và thoải mái sẽ tự động giúp bạn biết bắt đầu cuộc nói chuyện từ đâu.

Ngoài ra bạn cũng nên  nhớ, những điều này thuộc về yếu tố cá nhân, nếu như mối quan hệ của bạn đối với người cao tuổi không quá mức thân thiết. Tốt hơn hãy chỉ hỏi thăm ở mức độ vừa phải để tránh trường hợp người đối diện có suy nghĩ bạn là người thiếu lễ nghĩa phép tắc bạn nhé.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Cách trò chuyện tự nhiên cùng người lớn tuổi.

Những chủ đề trò chuyện dễ lấy thiện cảm từ người lớn tuổi

Có thể bạn sẽ lo lắng không biết mình sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh lệch tuổi tác, không có cùng suy nghĩ về thời đại, sở thích, mối quan tâm…Có thể bạn sẽ nhận định giữ bạn và người lớn không có chuyện gì để nói”, nhưng thực chất mọi thứ đều đến từ sự chân thành trong cuộc trò chuyện của bạn. Đối với người lớn tuổi, phù hợp nhất bạn hãy nói chuyện về các chủ đề:

  • Thăm sức khỏe người lớn tuổi và các thành viên trong gia đình

  • Thăm hỏi về các hoạt động gần đay của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập thể dục không, có mua sắm được gì yêu thích không

  • Kể sơ về  tình hình học tập, công việc, gia đình của bạn. 

  • Bạn có thể hỏi thăm về những câu chuyện của các thành viên trong gia đình.

  • Hỏi thăm về những vật dụng đẹp mắt hoặc độc đáo trong nhà

Tặng quà cũng là một cách mở đầu câu chuyện hiệu quả

Trong trường hợp bạn sắp đến nhà người yêu, vợ/chồng tương lai trong dịp ra mắt đầu tiên thì một món quà trao tận tay sẽ giúp bạn mở lời dễ dàng hơn. Đừng nghĩ rằng người lớn sẽ khó khăn vì cho rằng bạn đang thể hiện bằng cách lấy lòng. Ngược lại những món quà là cầu nối kết gắn những mối quan hệ mới chớm rất tinh tế.

Tuy nhiên bạn cũng nên biết cách chọn quà tặng sao cho tinh tế. Bởi vì món quà quá đắt đỏ hay quá phô trương , quà tặng quá xuề xòa cũng không phải lựa chọn để ghi điểm với người lớn tuổi. Bạn hãy ưu tiên những món quà tặng có ích cho sức khỏe khi tặng người lớn. Chẳng hạn như một chiếc máy làm mát không khí, máy lọc nước để bàn, máy massage chẳng hạn. Mặc dù giá trị không quá lớn lao nhưng nó sẽ giúp bạn thể hiện sự thành kính của mình.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Qùa tặng sức khỏe cho người cao tuổi là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Sự khác biết được thấy rõ ràng nhất ở những người trẻ khi nói chuyện với những người cao tuổi chính là khoảng cách thế hệ tạo ra sự khác biệt về quan điểm sống. Rất ít người không thể bắt chuyện, duy trì cuộc nói chuyện với người lớn tuổi vui vẻ và lâu được. Vì thế bạn cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách nói chuyện với người lớn tuổi được chia sẻ trong bài viết sau đây. Cùng Box.edu tìm hiểu nhé!

👉 Xem thêm: Cách nói chuyện với mẹ chồng khôn khéo, thông minh

👉 Xem thêm: Tìm hiểu, xây dựng phong cách giao tiếp tốt nhất, hiệu quả

Mục lục bài viết

  • 1 Cách nói chuyện với người lớn tuổi
    • 1.1 Cách ứng xử khi giao tiếp với người lớn tuổi
    • 1.2 Cách bắt chuyện với người lớn tuổi
    • 1.3 Chủ đề nói chuyện với người lớn tuổi
    • 1.4 Cách hỏi thăm người lớn tuổi
    • 1.5 Cách tặng quà người lớn tuổi
  • 2 Kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi bằng ngôn ngữ hình thể
      • 2.0.1 Ánh mắt
      • 2.0.2 Dáng ngồi, tư thế đứng
      • 2.0.3 Cử chỉ bàn tay
  • 3 Một số nguyên tắc trong cách nói chuyện với người lớn tuổi
    • 3.1 Luôn có thái độ kính trọng với người lớn tuổi
    • 3.2 Kiên nhẫn
    • 3.3 Tránh tìm cách chứng minh quan điểm sai lầm
    • 3.4 Chú ý lắng nghe
    • 3.5 Cử chỉ phù hợp dựa theo độ thân thiết
  • 4 Tổng kết

Cách ứng xử khi giao tiếp với người lớn tuổi

Rất nhiều bạn trẻ bị coi là hỗn láo, bất kính và vô lễ. Thái độ thể hiển khi nói chuyện với người lớn tuổi không tìm được tiếng nói chúng và quan điểm thống nhất. Điều này rất dễ hiểu vì giới trẻ thời nay thường có lối sống, suy nghĩ thay đổi hơn rất nhiều so với những người lớn tuổi ngày xưa.

Tuy nhiên bản thân là một người trẻ tuổi bạn cần trau dồi cho bản thân thêm nhiều kiến thức. Đặc biệt là rèn luyện thêm kỹ năng mềm cho bản thân. Để dễ dàng hơn trong các cuộc trao đổi với người lớn tuổi. Bạn cần phải học cách ứng xử khi giao tiếp với người lớn tuổi.

Tuân thủ theo một vài nguyên tắc như sau:

  • Luôn luôn kính trọng người lớn tuổi trong các cuộc giao tiếp, gặp gỡ: Đây chắc chắn là nguyên tắc cơ bản đầu tiên bạn phải ghi nhớ. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt nhưng đây chính là một trong những điểm mà những người lớn tuổi chú ý tới nhất. Bạn cần phải tỏ ra lễ phép từ thái độ đến nét mặt, cử chỉ. Đặc biệt là trong lúc gặp người lớn tuổi. Hãy xây dựng cho bản thân hình ảnh lễ phép khi gặp người cao tuổi nhé!
  • Học cách lắng nghe khi giao tiếp: Những người lớn tuổi thường rất thích như vậy. Và mong muốn được lắng nghe, chia sẻ và những tâm sự của họ. Họ muốn kể cho bạn những thứ đã đi qua đời họ, kinh nghiệm họ học được. Bạn sẽ thấy được sự sương gió qua từng câu chuyện kể và qua gương mặt của họ. Đây đều là những bài học quý giá. Vì thế bạn hãy chú tâm lắng nghe và học hỏi những bài học đó. Đôi khi chỉ cần học cách lắng nghe sẽ giúp bạn học được nhiều bài học quý giá và xây dựng được cho bản thân hình ảnh đẹp.
  • Khéo léo bày tỏ quan điểm đối chiều: Chắc chắn việc bất đồng quan điểm với người lớn tuổi là điều hiển nhiên bạn sẽ gặp phải. Tuy nhiên làm sao để khéo léo bày tỏ quan điểm cá nhân mà được người lớn chấp nhận, lắng nghe là một điều khá khó khăn. Bạn cần phải biết cách kiềm chế cảm xúc và kiềm chế được cái tôi của bản thân. Sau đó cần phải bày tỏ ý kiến một cách khéo léo sao cho phù hợp với cuộc đối thoại, giao tiếp của bạn.

Cách bắt chuyện với người lớn tuổi

Bạn muốn chủ động bắt chuyện với người lớn tuổi nhưng không biết làm sao để khéo léo và lễ phép nhất?

Bạn thắc mắc liệu các ông, các bà, các bác có chấp nhận coi bạn như một người “Bạn” để tâm sự, trò chuyện hay không?

Nếu bạn là một người không có kỹ năng giao tiếp tốt thì chắc chắn mọi thứ sẽ đi vào bế tắc. Bạn rất dễ bị ác cảm và làm người lớn khó chịu, cáu gắt về bạn.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Cách nói chuyện với người lớn tuổi

Chính bởi vậy mà cách bắt chuyện và gây ấn tượng để xây dựng hình ảnh tốt đẹp ngay từ đầu thì bạn cần chú ý tới 2 nguyên tắc bắt buộc sau:

  • “Lời chào cao hơn mâm cỗ”: Mở đầu cuộc trò chuyện bạn cần phải chủ động bắt chuyện với người lớn bằng lời chào lễ phép và thái độ kính cẩn. Thể hiện bản thân với thái độ lễ phép, kính trọng sẽ giúp bạn ghi được điểm cộng đầu tiên trong mắt người cao tuổi. Nên nhớ chào to, rõ ràng và mỉm cười thật tươi để tạo ấn tượng. Chỉ với cách chào như thế này trong mọi trường hợp bạn đã ghi được điểm thành công rồi đấy!
  • Chủ động quan tâm: Cần phải chủ động trong mọi tình huống ngay sau khi bạn gây ấn tượng bằng màn chào hỏi lễ phép. Bày tỏ sự quan tâm bằng những câu hỏi han đơn giản. Vì đối với người cao tuổi, những điều này vô cùng quý giá. Dựa vào những câu hỏi han trên để bạn làm quen và kéo sát sự thân thiết với người lớn tuổi. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý về thái độ của mình khi mới bắt đầu. Đừng thân thiết quá mức khiến người lớn tuổi cảnh giác và có cái nhìn khác về bạn khi đang làm thân nhé!

Chủ đề nói chuyện với người lớn tuổi

Trong cuộc sống có rất nhiều chủ đề, câu chuyện. Tuy nhiên đối với người lớn tuổi bạn cần khéo léo lựa chọn chủ đề phù hợp và nhắm đúng vào tầm hiểu biết của họ. Bạn có thể tham khảo một số chủ đề sau đây:

  • Chủ đề về cuộc sống hàng ngày của người lớn tuổi. Chắc chắn đây sẽ là một mảnh đất chủ đề hấp dẫn dành cho bạn. Người lớn tuổi rất thích chia sẻ cuộc sống của mình với người khác. Và đặc biệt tìm được một người để lắng nghe cũng rất khó. Nếu bạn chủ động tìm hiểu và hỏi thăm thì chắc chắn sẽ mang đến cho họ cảm giác thân thiết và gần gũi.
  • Chủ đề về quá khứ của họ. Chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với những câu: “Ngày xưa ông bà…”, “Ngày xưa bố mẹ con…”. Những câu chuyện về chủ đề ngày xưa luôn là những câu chuyện tuyệt vời để nói chuyện với người lớn tuổi. Nên nhớ bản thân phải luôn giữ được thái độ tôn trọng, tập trung và hứng thú với câu chuyện họ kể.
  • Tham khảo, hỏi ý kiến của người lớn tuổi. Là những người lớn tuổi bạn cần phải tôn trọng ý kiến, góp ý của họ. Vì thế những câu chuyện mang chủ đề tham khảo, hỏi ý kiến luôn được các cụ quan tâm, hào hứng. Điều này giúp họ cảm thấy với những kinh nghiệm từng có. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những bài học, góp ý đáng giá nhất. Tuy nhiên tránh lựa chọn những chủ đề như công nghệ, máy tính, tuổi teen,… để hỏi nhé! Chủ đề này có thể khiến cho cuộc đối thoại của bạn đi vào bế tắc đấy.

Cách hỏi thăm người lớn tuổi

Cách nói chuyện với người lớn tuổi tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là thường xuyên hỏi thăm người lớn tuổi để duy trì mối quan hệ với họ. Đây cũng là một trong những cách để những người lớn tuổi có bệnh đãng trí, hay quên vẫn nhớ về bạn. Đôi khi chỉ là một cuộc điện thoại hỏi thăm sức khoẻ hoặc ghé ngang nhà hỏi thăm cũng sẽ khiến cho những người lớn tuổi yêu quý bạn hơn.

Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý ghé thăm đúng thời điểm. Tránh lựa chọn những hoàn cảnh éo le khiến cho bạn bị ghét bỏ và làm mất điểm trong mắt người cao tuổi. Bạn sẽ bị đánh giá là phiền phức, vô duyên đấy nhé. Vì thế bạn hãy lựa chọn hoàn cảnh ghé thăm phù hợp như sau:

  • Ghé thăm vào những ngày tụ họp gia đình. Đây là những ngày mà tập trung đông đúc con cháu trong nhà về ăn cơm. Các cụ ta thường rất thích nhà đông con, đông cháu. Những ngày này sẽ là “thời điểm vàng” để bạn ghé thăm.
  • Không nên ghé thăm vào các khoảng thời gian bữa cơm trong ngày hoặc giờ nghỉ trưa, buổi tối quá muộn, sáng sớm. Đây là những thời điểm nhạy cảm trong ngày bạn cần phải tránh. Đừng biến bản thân thành người vô duyên nhé!
  • Căn chỉnh thời gian hợp lý. Người già không có đủ sức khoẻ để ngồi nghe bạn nói chuyện, hỏi thăm lâu. Hãy chú ý đến thái độ và tình hình bệnh tật của các cụ. Ngồi nói chuyện trong thời gian dài sẽ khiến họ bị đau lưng, mệt mỏi và đau đầu. Bạn có thể thay đổi không gian nói chuyện để họ có thể vừa nằm nghỉ vừa nói chuyện với bạn. Hoặc cũng có thể dừng lại cuộc nói chuyện và ghé thăm vào khi khác.

Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện, thời gian để ghé thăm trực tiếp hỏi han. Vì thế bạn có thể sử dụng điện thoại để hỏi thăm. Nhưng vẫn phải lưu ý tránh những thời điểm “nhạy cảm” vừa chia sẻ bên trên nhé!

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Làm bạn với người lớn tuổi

Cách tặng quà người lớn tuổi

Để duy trì mối quan hệ với người lớn tuổi ngoài việc chăm chút vào cách nói chuyện với người lớn tuổi thì bạn có thể cân nhắc đến việc tặng quà cho họ. Không cần phải tặng những món quà đắt tiền, giá trị vì với họ tình cảm mới là món quà giá trị nhất.

Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý đến cách tặng quà như sau:

  • Tìm hiểu về sở thích cá nhân và lựa chọn món quà phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được thiện cảm với món quà. Và người nhận cũng sẽ yêu thích, hài lòng với món quà của bạn.
  • Chú trọng vào ý nghĩa của món quà chứ không phải là giá trị của nó. Lựa chọn món quà ý nghĩa để tặng họ thay vì món quà đắt tiền.
  • Bạn có thể đính kèm theo một tấm thiệp đơn giản với lời chúc được ghi to, rõ ràng. Hoặc khi tặng quà kèm lời chúc đơn giản, ý nghĩa.

Kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi bằng ngôn ngữ hình thể

Ngoài cách nói chuyện với người lớn tuổi được chia sẻ bên trên. Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để giao tiếp với họ. Kết hợp với ngôn ngữ hình thể sẽ giúp bạn truyền đạt được thêm nhiều cảm xúc. Và bày tỏ được thái độ bản thân với người lớn tuổi. Bạn cần chú ý đến những cử chỉ hình thể như sau:

Ánh mắt

Ánh mắt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thái độ của bạn trong cuộc trò chuyện. Khi bạn nói chuyện với người lớn tuổi cần giữ ánh mắt nhìn thẳng. Không nhìn thằng chằm chằm, cau có vào mắt người đối diện. Nó sẽ khiến bạn bị mất điểm đấy nhé!

Việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện giúp người đó hiểu bạn chính là nhân vật chính trong cuộc hội thoại này. Nhưng cần chú ý, hãy thả lỏng đôi mắt với ánh mắt tự nhiên, vui tươi. Hãy cho đối phương cảm thấy vui vẻ với cuộc gặp gỡ. Và bày tỏ cho họ thấy bản thân vui vẻ khi được gặp họ.

Biết sử dụng đôi mắt trong giao tiếp sẽ khiến cho bạn dễ dàng trao đổi thêm nhiều khía cạnh khác trong cuộc trò chuyện. Buổi gặp gỡ sẽ thêm cởi mở. Nên giữ vững thái độ thích thú, nhiệt tình, thích thú trong suốt cuộc hội thoại. Cùng với đó hãy xây dựng độ tin cậy của bản thân với người đối diện.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Sử dụng ánh mắt để giao tiếp với người lớn tuổi

Dáng ngồi, tư thế đứng

Giữ tư thế thẳng lưng, ngả người về phía trước để kéo gần khoảng cách. Và giúp người đón diện đánh giá bạn là người dễ gần, thân thiện.

Nếu tư thế ngồi của bạn nghiêm, cứng nhắc. Sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy có bức tường rào cản giữa 2 người. Đối với vài người khác sẽ đánh giá bạn là người cứng nhắc, bảo thủ. Và khá nguyên tắc trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Dáng ngồi này không nên áp dụng khi bạn nói chuyện với người lớn tuổi.

Một dáng ngồi nữa mà bạn nên tránh không sử dụng đó chính là tư thế khoanh tay trước ngực. Đây là tư thế ngồi kiêu căng, bất lịch sự.  Người lớn tuổi thường có ác cảm với tư thế này. Còn nếu bạn khoanh tay để trên bàn thì cũng không phải là một tư thế tốt. Tư thế này cho thấy sự thụ động và thiếu tự tin ở bạn.

Cử chỉ bàn tay

Trong lúc giao tiếp cử chỉ bàn tay đưa lên ngực được đánh giá là một biểu hiện chân thật, chân thành với người đối diện.

Nếu ngón tay cái đưa lên cằm biểu thị thái độ chỉ trích, góc nhìn tiêu cực.

Còn khi ngón tay của bạn có cử chỉ xoa cằm được đánh giá là sự kiên định, quả quyết.

Hành động xoa mũi bày tỏ thái độ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa.

Cử chỉ đặt cặp kính lên môi cho thấy bạn đang phân vân, do dự hoặc muốn trì hoãn quyết định nào đó.

Dù là cử chỉ bàn tay như thế nào thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng trong khi nói chuyện với người lớn tuổi. Hãy để hai bàn tay lễ phải ngay ngắn trên đùi.

Hoặc nếu mối quan hệ của bạn và người cao tuổi ở mức độ thân thiết hơn thì hãy sử dụng đôi bàn tay để cầm, nắm các cụ để bày tỏ tình cảm. Bạn cũng có thể giúp đỡ người lớn tuổi đấm bóp, xoa tay xoa chân để giảm mệt mỏi.

Với cử chỉ này sẽ giúp kéo gần mối quan hệ của bạn với người lớn tuổi. Bạn cũng sẽ ghi được điểm trong mắt họ và gia đình của họ.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi bằng ngôn ngữ hình thể

Một số nguyên tắc trong cách nói chuyện với người lớn tuổi

Luôn có thái độ kính trọng với người lớn tuổi

Dù trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào bạn cần bày tỏ thái độ tông trọng. Thái độ khiến cho đối phương cảm nhận được sự quan trọng trong cuộc trò chuyện này. Chỉ khi hai người cùng có thiện chí nói chuyện với nhau vui vẻ, hợp ý. Như vậy thì cuộc nói chuyện mới có thể diễn ra tốt đẹp và kéo dài được. Đặc biệt là khi nói chuyện với người lớn tuổi bạn càng phải chú ý đến thái độ của bản thân. Thể hiện cử chỉ, lời nói một cách cẩn thận và chú trọng.

Những người lớn tuổi thường rất chú trọng đến những chi tiết nhỏ trong cuộc trò chuyện. Những người lớn tuổi thường rất tinh ý. Vì họ rất dễ nắm bắt được mục đích của bạn khi cố gắng bắt chuyện với họ.

Chính vì thế bạn hãy nhớ rằng thái độ kính trọng mới người lớn là vô cùng quan trọng. Bạn không thể để xảy ra bất cẩn nào về thái độ trong cuộc hội thoại. Bởi chính là đóng vai trò vô cùng quan trọng cho thành công của cuộc đối thoại.

Người lớn tuổi luôn có suy nghĩ cần được kính trọng. Và bản thân bạn là một người ít tuổi thì càng phải chú trọng đến thái độ của mình. Chính điều đó sẽ đánh giá con người bạn và trình độ gia giáo của bản thân bạn.

Dù bạn không có học thức, địa vị thấp kém, năng lực không giỏi. Thì chỉ cần có thái độ kính trọng với người lớn ở bất kỳ nơi đâu. Chắc chắn trong mắt họ bạn sẽ được đánh giá rất cao: Là con người gia giáo, có học.

Kiên nhẫn

Một nguyên tắc trong giao tiếp với người lớn tuổi bạn cần có đó chính là sự kiên nhẫn. Người lớn tuổi thường thích nói nhiều, nói lan man và thậm chí là nói sai chủ đề. Nếu bạn không đủ kiên nhẫn thì chắc chắn không thể lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của họ.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Một số nguyên tắc trong cách nói chuyện với người lớn tuổi

Nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe thì chắc chắn đây sẽ là điểm cộng rất lớn với người lớn tuổi. Chính vì thế người lớn tuổi thường đánh giá rất cao những người có tính kiên nhẫn. Vì thế bạn hãy kìm nén sự nóng vội của bản thân khi đang nói chuyện với người lớn tuổi nhé!

Tránh tìm cách chứng minh quan điểm sai lầm

Nhiều bạn trẻ mắc phải một sai lầm quan trọng đó chính là chưa kiềm chế được cảm xúc và cái tôi của bản thân. Điều này thường diễn ra trong các cuộc tranh luận chứng minh quan điểm sai lầm với người lớn tuổi. Đây chính là điều tuyệt đối không được mắc sai lầm trong các cách nói chuyện với người lớn tuổi được chia sẻ. 

Các cuộc tranh luận này thường khó tìm được phương án giải quyết phù hợp. Vì cách truyền đạt thông tin không khéo léo. Cũng bởi do khoảng cách giữa 2 thế hệ rất lớn khiến cho bất động quan điểm.

Bạn có thể thấy rõ nhất chính là sự khác biệt về nền giáo dục, văn hoá và quan điểm cá nhân. Người lớn tuổi có tư tưởng, suy nghĩ thiên về lối suy nghĩ truyền thống. Còn với những bạn trẻ thường năng động trong suy nghĩ, vô tư. Các bạn trẻ bồng bột thường sẽ đánh giá quan điểm của người già là sai, cổ hủ và lỗi thời.

Vì thế bạn cần phải phải thay đổi để dễ dàng tìm được tiếng nói chung với người cao tuổi. Nên tôn trọng quan điểm của người lớn tuổi. Và tuyệt đối không cố chứng minh quan điểm của họ là sai. Trường hợp bắt buổi phải thay đổi suy nghĩ của họ thì bạn hãy khéo léo trong cách trình bày, giải thích. Luôn luôn giữ vững thái độ tôn trọng, lễ phép. Tránh sử dụng những câu từ gây khó chịu cho người nghe.

Chú ý lắng nghe

Trong các cuộc trò chuyện hãy tập trung chú ý lắng nghe đến những chia sẻ, câu chuyện, kinh nghiệm sống của người lớn tuổi. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao bạn.

Đặc biệt là trong những câu chuyện hoài niệm về quá khứ, bài học đã từng trải qua của họ. Hãy tiếp thu những bài học này để thêm kinh nghiệm cuộc sống của bản thân, học hỏi thêm kiến thức.

Và đừng quên chia sẻ với người lớn tuổi những bài học bạn học từ họ đã thay đổi cuộc sống của bạn. Và giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống như thế nào.

Cử chỉ phù hợp dựa theo độ thân thiết

Đối với những người lớn tuổi bạn mới quen biết hoặc người lạ bạn vẫn cần phải giữ vững thái độ lễ phép, cử chỉ thân thiện. Hãy cho họ thấy sự kính trọng trong giao tiếp và lễ pháp trong lời nói, chào hỏi của bạn.

Một vài trường hợp có những bạn sẽ có tật xấu là bày tỏ thái độ không đúng với những người lớn tuổi làm các công việc như: Lao công, bán hàng rong,…. Đây là hành động cần phải lên án và thay đổi.

Cách nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình

Cử chỉ phù hợp dựa theo độ thân thiết

Bạn nên nhớ, dù có làm nghề gì, trình độ ra làm sao. Thì trong xã hội chỉ phân biệt người lớn tuổi và người nhỏ tuổi. Và là một người trẻ tuổi bạn phải ghi nhớ “Kính trọng người lớn tuổi”. Không được phép có những hành vi vô lễ, vô phép tắc. 

Còn đối với những người lớn tuổi quen biết và thân thiết. Thì bạn có thể có những cử chỉ hài hước, tếu táo. Một điểm đáng lưu ý là những người lớn tuổi rất thích được khen và quan tâm lắng nghe. Hãy nắm bắt tâm lý này để tạo mối quan hệ thân thiết hơn với họ nhé.

Việc nắm bắt tâm lý để có thể giao tiếp cùng người lớn tuổi sẽ không gặp nhiều khó khăn nếu như bạn bỏ thời gian ra quan tâm để thấu hiểu người lớn tuổi. Bạn cũng có thể học hỏi thêm những kỹ năng giao tiếp với người lớn tuổi thông qua khoá học giao tiếp từ các chuyên gia hàng đầu tại Box.

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi trong bài viết đã giúp bạn rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và cách nói chuyện với người lớn tuổi. Với những kinh nghiệm chia sẻ trên chắc chắn sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ thân thiết và có những giây phút trò chuyện vui vẻ cùng với những người cao tuổi.

Chúc bạn thành công!