Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy

Kinh nghiệm quản lý kho vật tư linh kiện hiệu quả


Quản lý kho vật tư linh kiện là công việc yêu cầu sự kết hợp của nhiều nghiệp vụ, từ bố trí sắp xếp hàng hóa, vật tư, bảo quản hàng hóa, quản lý xuất nhập tồn kho, cho đến kiểm tra lượng hàng trong kho và tính toán đưa ra định mức tồn kho hiệu quả. Bài viết này chia sẻ các kinh nghiệm giúp cải thiện công tácquản lý kho của nhân viên thủ kho, quản lý kho.

1. Kinh nghiệm chung trong quản lý kho hàng, kho vật tư linh kiện
Sắp xếp kho theo từng vị trí và theo nguyên tắc nhập trước xuất trước.
Mỗi loại hàng hóa cần có một thẻ kho được cập nhật thường xuyên số liệu
Kiểm tra kĩ càng, chính xác lệnh xuất hàng, đóng hàng, sản xuất xưởng
Liên hệ chính xác bên giao hàng vật tư phụ liệu sắp xếp thời gian vào hàng
Tìm kiếm những người bạn tin tưởng và giao việc

2. Kinh nghiệm sắp xếp hàng hóa
Thủ kho cần chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ cũng như đảm bảo các công cụ và cách thức đó không làm tổn hại đến hàng hóa, vật tư nguyên liệu
Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển vị trí của chúng trong kho
Sắp xếp mặt bằng sạch sẽ, ngăn nắp trước khi nhập hàng.
Hướng dẫn người xếp hàng để, đặt hàng đúng vị trí
Không xếp hàng hóa ở ngoài trời
Các khu vực dễ có nước mưa hắt vào khi mưa lớn phải thiết kế các giá (palet) để trưng hàng
Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, tạo không gian cho các hàng hóa khác, loại hàng nào dư phải để vào khu vực riêng.

Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy

Quản lý kho hàng vật tư linh kiện hiệu quả

3. Kinh nghiệm lưu kho
Nhân viên kho cần ghi thẻ bài cho tất cả các mẫu mã hàng hóa và gắn vào nơi để hàng hóa. Thẻ bài cần có đầy đủ thông tin như mã hàng, màu sắc, kích thước hàng hóa
Thủ kho sẽ là người lập sơ đồ kho. Trong sơ đồ cần thể hiện rõ rang lối đi cũng như vị trí đặt các kệ hàng. Các kệ cần được đánh dấu, ghi rõ số kệ.
Thủ kho cần kiểm tra về an toàn chống cháy nổ trong kho.

4. Kinh nghiệm thanh lý hàng hóa
Các loại hàng hóa, vật tư, nguyên liệu còn dư cần thanh lý, kho sẽ tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập, xuất và lập báo cáo xuất nhập sau khi nhận được thông tin thanh lý. Đối với các loại hàng còn dư nhưng chưa yêu cầu thanh lý cần để riêng, chờ ý kiến của bộ phận bán hàng
Kho cần chủ động liên lạc với bộ phận bán hàng để giải phóng lô hàng nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến bộ phần bán hàng.

5. Kinh nghiệm kiểm kê kho
Cần kiểm kê kho hàng định kì nhằm xác nhận, kiểm tra lại số lượng và chất lượng hàng trong kho. Kết quả kiểm tra kho hàng cần được ghi lại trong biên bản kiểm kho
Các hàng hóa không phù hợp cần được đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban Giám đốc.
Trên đây là một số kinh nghiệm quản lý kho hàng, kho vật tư nhằm giúp các nhân viên quản lý kho, thủ kho có thể quản lý hàng hóa, quản lý xuất nhập tồn kho một cách hiệu quả.

Chia sẻ

Bình luận

Có thể bạn quan tâm
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Ký hiệu các mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Tiêu chuẩn JIS là gì?
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Đọc hiểu thông số các mác thép thường dùng
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Hướng dẫn cách tự lắp ráp kệ v lỗ đa năng
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Kinh nghiệm quản lý kho hàng hiệu quả
  • Cách sắp xếp kho phụ tùng xe máy
    Kinh nghiệm quản lý kho vật tư linh kiện hiệu quả
BỘ PHẬN KINH DOANH
Hotline: 0903 167 688
<
Liên hệ