Cách tính WTP


Khái niệm

Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên giá thị trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng... Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó.

Mục đích

CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại…

Mô tả

Để thực hiện một CV thành công, ta đi theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng thị trường giả định

Bước đầu tiên là xây dựng một thị trường giả định cho các dịch vụ môi trường. Các kịch bản lượng giá cần được xác định rõ ràng, giải thích đầy đủ các hàng hoá môi trường được nói đến và bản chất sự thay đổi. Để làm được điều này nên sử dụng các hình ảnh như ảnh chụp hoặc ảnh minh hoạ.

Phải xác định rõ các tổ chức có trách nhiệm cung cấp hàng hoá và khả năng cung cấp hàng hoá của họ. Điều này giúp người được hỏi nhìn thấy được hàng hoá đó được cung cấp trong thực tế như thế nào.

Ví dụ về một kịch bản:

“Một toà nhà cổ ở trung tâm thành phố là một mẫu kiến trúc duy nhất từ giai đoạn những năm 1600. Mười năm qua nó đã hư hại nhiều do không được sửa chữa (đưa ra ảnh chụp trước và sau). Nếu không có sự can thiệp toà nhà sẽ càng xuống cấp và sẽ sụp đổ trong vòng 5 năm. Chính quyền địa phương sẽ phải chi trả một khoản tiền để phục hồi nguyên trạng của nó mười năm trước. Khoản tiền này sẽ được huy động bằng cách tăng thuế thu nhập”.

Bước này cũng cần xác định các khoản chi trả là bao nhiêu. Các khoản này thường được chi trả dưới dạng thuế, phí, giá thay đổi hoặc các khoản biếu tặng. Bước này đòi hỏi phải tạo ra kịch bản về phương tiện chi trả hoặc đền bù dưới hai dạng sau:

Kịch bản đóng: Một hệ thống giá trị tiền tệ được xây dựng từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với dạng kịch bản này, chúng ta đã ấn định trước một mức giá cho người được hỏi lựa chọn lựa chọn.

Kịch bản mở: Trong kịch bản này không ấn định mức giá trước mà thay vào đó, người được hỏi sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu tiền.

Bước 2: Xác định giá

Bước này cần dùng một số kỹ thuật điều tra như: phỏng vấn mặt đối mặt, phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua mail. Phóng vấn qua điện thoại ít được ưa thích nhất do khó có thể truyền tải thông tin về hàng hoá qua điện thoại, một phần là do quãng thời gian tham gia phỏng vấn bị hạn chế. Điều tra qua thư cũng thường được sử dụng, tuy nhiên chứa đựng rủi ro không được trả lời hay tỷ lệ trả lời thấp. Phỏng vấn mặt đối mặt với người phỏng vấn được đào tạo bài bản sẽ thu được câu hỏi và câu trả lời tốt nhất.

Mục đích của điều tra là xác định mức sẵn lòng chi trả lớn nhất để cải thiện môi trường (hoặc mức chi trả lớn nhất để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng môi trường), ngoài ra là các thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả điều tra như học vấn, thu nhập...

Các câu hỏi có tính liên tục như “Bạn có nghĩ rằng các dịch vụ môi trường sẽ cải thiện chất lượng môi trường cho cộng đồng bạn không?” cũng cần được đưa ra nhằm để hiểu được động lực nào phía sau mỗi người được hỏi. Điều này giúp loại bỏ các câu trả lời “phản đối” (protest bids) hoặc không hợp lý.

Bước 3: Phân tích các dữ liệu

Các thông tin thu thập được sử dụng trong nhiều cách khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. Các đầu ra có thể thu được từ mỗi nghiên cứu CVM là:

WTP hay WTA trung bình

Giá (WTP hay WTA) thu thập được cho phép tính giá trung bình. Giá trung bình này được sử dụng để đánh giá nhanh giá trị của tài nguyên đối với một bộ phận dân cư.

Giá “phản đối” (protest bids) thường được loại khỏi quá trình tính toán. Thay vì cho giá trị của nguồn tài nguyên bằng không thì giá phản đối được đặt bằng không. Ví dụ, một người được hỏi từ chối bất kỳ khoản đền bù nào để mất đi một nguồn tài nguyên nhất định vì họ cho rằng chính phủ phải có trách nhiệm bảo tồn nguồn tài nguyên đó, hoặc đơn giản là anh ta không muốn tham gia vào cuộc phỏng vấn. Như vậy yêu cầu đặt ra là phải nhận dạng và xử lý các số liệu ra khỏi quá trình tính toán.

Giá trung bình sẽ dễ dàng được tính toán hơn nếu sử dụng phương pháp điều tra “kịch bản đóng”, còn nếu sử dụng “kịch bản mở”, ví dụ như câu trả lời Có/Không, thì cần phải sử dụng các kỹ thuật toán học để tính toán xác suất câu trả lời Có với mỗi một khoản tiền được đưa ra.

Đường giá

Đường giá được xây dựng bằng cách sử dụng hồi quy toán học. Lượng tiền WTP/WTA được coi là biến phụ thuộc, và thông tin về các biến số như thu nhập (I), tuổi (A), trình độ giáo dục (E) được thu thập trong quá trình điều tra được sử dụng như các biến giải thích.

Hàm hồi quy : WTPi = f (Ii, Ei, Ai) trong đó i: người được hỏi thứ i

Đường giá cho phép dự đoán được lượng tiền sẵn lòng chi trả khi có sự thay đổi của các biến độc lập. Ví dụ, “Mức lương cao hơn ảnh hưởng gì đến mức sẵn lòng chi trả cho cung cấp dịch vụ liên quan đến nước?”

Số liệu tổng hợp

Tổng hợp là quá trình chuyển giá trung bình thành giá của một bộ phận dân cư. Quá trình tổng hợp giải quyết xung quanh 3 vấn đề:


  • Một là lựa chọn số dân phù hợp. Nhóm dân cư được hỏi có thể là dân cư địa phương, dân cư một vùng hay dân cư của một nước.
  • Hai là vấn đề chuyển từ giá trị trung bình mẫu sang giá trị trung bình cho dân cư tổng thể. Nếu trung bình mẫu thực sự đại diện cho tổng dân cư thì nhân giá trị đó với số hộ gia đình sẽ ra giá trung bình tổng thể.
  • Thứ ba là chọn một khoảng thời gian nhất định để tổng hợp lợi ích. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào bối cảnh áp dụng CVM. Giá trị của dòng lợi ích môi trường qua thời gian thường được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

Bước 4: Đánh giá việc áp dụng CVM

Bước này đòi hỏi phải đánh giá việc áp dụng CVM thành công như thế nào. Kết quả điều tra có cho tỷ lệ giá “phản đối” cao không? Có chứng cứ chứng minh người được hỏi hiểu được thị trường giả định không? Người được hỏi hiểu được bao nhiêu về hàng hoá môi trường được nói đến? Giả thiết rằng người được hỏi thể hiện sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn loài gấu trúc ở Trung Quốc, thì điều này thiếu tính tin cậy nếu người được hỏi không biết rõ về loài động vật này.

Chất lượng một nghiên cứu CVM phụ thuộc vào chất lượng của cả quá trình tiến hành. Ví dụ như sự chuẩn bị hay tiến hành điều tra. Bảng hỏi là một phần quan trọng trong đánh giá ngẫu nhiên, bởi vì hầu hết các kết luận của nghiên cứu đều dựa trên thông tin lấy được từ những người trả lời bảng phỏng vấn. Chính vì vậy, khi thực hiện bảng hỏi phải tuân theo nhiều yêu cầu ngặt nghèo như làm tuần tự từng bước một (peer review), kiểm tra chéo giữa những người thực hiện (cross checking), điều tra thử (pretest), lấy phản hồi (feedback), từ đó rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và đưa ra bảng hỏi chuẩn. Nhưng trước đó, một việc rất quan trọng phải đặt ra là, mục tiêu của điều tra là gì? Xác định được rõ ràng điều này, câu hỏi của chúng ta sẽ tập trung bám sát những ý đã đặt ra, không bị phân tán, nông cạn. Sau khi thu thập xong tất cả thông tin, ta tính trung bình và trung vị của WTP/WTA. Những mức giá nào cao hoặc thấp đột biến có thể bỏ đi được. Còn với những biến số kinh tế xã hội của người trả lời, ta hồi quy với giá sẵn lòng chi trả để xem biến nào ảnh hưởng đến mức giá đó nhất. Sau đó ta có thể lấy mức giá trung bình nhân với tổng dân số ra tổng giá trị kinh tế của khu vực cần đánh giá.
Ưu điểm

  • Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều lượng - đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc định.
  • Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hỏi đối tượng phải là khách du lịch đến địa điểm tham quan).
  • Về nguyên tắc, không giống phương pháp gián tiếp, các câu trả lời đối với phương pháp CVM liên quan đến WTP và WTA, nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền. Vì vậy, các giá trị này khá chính xác về mặt lý thuyết.

Hạn chế

Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng hai vấn đề lớn sau đây rất dễ mắc phải, gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là:


  • Thứ nhất, về phía người trả lời: khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường (1kg gạo, 1 thùng mì), người bán sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả tiền thật dựa trên nhu cầu và ngân sách. Hàng hoá môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị trường, nay lại được đặt trong một tình huống giả định, do người nghiên cứu nghĩ ra, buộc người đọc phải suy nghĩ và tưởng tượng. Có hai trường hợp xảy ra là: Họ không tưởng tưởng hết được những gì sẽ xảy ra trên thị trường thật hoặc họ hiểu được vấn đề và có ý định trả lời sai lệch. Trường hợp đầu, người trả lời không thực hiện những chuyển giao thực nên họ cũng không biết rõ nên đặt giá thế nào cho đúng, họ đưa ra bừa một mức giá mà vì thế, nếu đặt trong hoàn cảnh chuẩn, chưa chắc họ đã có những hành vi tương ứng. Người trả lời chưa chắc đã đủ kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội để hiểu các mức độ tác động của môi trường. Thêm nữa, họ cũng không có ý định phải suy nghĩ quá nhiều cho câu trả lời bởi nó cũng chẳng mang lại hiệu quả trực tiếp nào cho họ. Trong trường hợp sau, người trả lời có một suy nghĩ rằng, nếu họ trả lời đúng như mình nghĩ, mức giá đó có thể sẽ được áp dụng rộng rãi, vì vậy có thể vì động lực cá nhân nào đó, họ trả lời mức cao hoặc thấp hơn, không đúng với đánh giá thực của mình. Nhìn chung, CVM mang nhiều tính giả thuyết.
  • Thứ hai, về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương pháp chi trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận người trả lời đều có thể gây ra sai số. Nếu đánh giá quy mô nhỏ, người nghiên cứu có thể tự đi lấy thông tin – tuy nhiên trường hợp này là hiếm vì thường hàng hoá môi trường có quy mô khá lớn và liên quan nhiều người. Khi đó, ta phải đào tạo người điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa bảng hỏi, lưu trữ khối lượng văn bản lớn… những việc này đều tiêu tốn khá nhiều nguồn lực. Nhiều khi xong hết khâu thu thập dữ liệu, tính ra được WTP trung bình, tổng WTP, nhưng tổng này lại không phù hợp với thực tế thì ta lại phải xem lại mẫu đã chọn ban đầu.
Mô hình lựa chọn (Choice Modelling - CM) bắt nguồn trong phân tích kết hợp và ban đầu được đưa ra trong tài liệu về giao thông và makerting của Louviere và Hensher (1982, Louviere và Woodworth (1983). Dần dần, mô hình này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về sức khoẻ hay gần đây được sử dụng để lượng giá môi trường.

Khái niệm

CM là một phương pháp lượng giá sự ưa thích được thể hiện (stated preference), phương pháp này bắt nguồn từ phân tích kết hợp. Trong phương pháp CM, người được hỏi sẽ đứng trước nhiều tập hợp lựa chọn, mỗi tập hợp lựa chọn gồm có từ ba phương án sử dụng hàng hóa khác nhau trở nên, mỗi phương án lại là một sự kết hợp nhiều thuộc tính của hàng hóa và mỗi thuộc tính lại có một giá trị được gọi là một mức độ. Từ mỗi tập hợp lựa chọn, người được hỏi sẽ chọn ra phương án mà họ ưa thích. Thường có khoảng 5 đến 8 tập hợp lựa chọn trong một bảng hỏi.

Mục đích

Cũng giống như CVM, CM được sử dụng để đo lường cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Hiện nay, phương pháp CM được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế tài nguyên và môi trường như lượng giá loài thực vật bản xứ tàn dư, mô hình hoá nhu cầu giải trí đối với môn thể thao mạo hiểm (leo núi đá), lượng giá phương án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, dự đoán mức phí đối với các địa điểm giải trí công cộng, lượng giá các tượng đài, di sản văn hoá…

Mô tả

Phương pháp CM được dựa trên cả thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Thurstone 1927, McFadden 1973, Manski 1977) và thuyết đặc tính của giá trị (Lancaster, 1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hoá môi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thông qua việc áp dụng mô hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính.

Trong khung lý thuyết của lợi ích ngẫu nhiên, lợi ích gián tiếp của mỗi cá nhân được biễu diễn dưới dạng sau:

Uij = Vij + åij (1)

Uij: lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j

Vij: yếu tố quyết định (biến quan sát hoặc giải thích) lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j

åij : yếu tố ngẫu nhiên (không giải thích) là những ảnh hưởng lên lựa chọn của cá nhân mà không quan sát thấy được.

Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nên rất khó đoán được sự ưa thích của các cá nhân. Các yếu tố ngẫu nhiên này cho phép chúng ta mô hình hoá các lựa chọn dưới dạng xác suất. Khi đó, xác suất mà cá nhân i thích phương án j trong tập hợp phương án hơn so với các n phương án khác được hiểu là xác suất của lợi ích có được từ phương án j lớn hơn xác suất của lợi ích từ các phương án khác. Điều này được thể hiện như sau:

P (i | C) = P[Vij + åij) > (Vin + åin), mọi n Є C] (2)

Trong đó C: tập hợp các phương án

Trong phương pháp CM, thiết kế công cụ điều tra là một bước rất quan trọng. Theo Louviere và các đồng sự (2000), một ứng dụng mô hình lựa chọn điển hình được xác định là có 5 yếu tố:

1, xác định các thuộc tính hàng hoá

2, đặt ra các mức độ của thuộc tính

3, xây dựng kịch bản

4, xác định tập hợp các phương án và thu thập dữ liệu về sự ưa thích

5, tính toán các chỉ số của mô hình

Bennett (1999) lại mô tả thiết kế điều tra gồm các bước sau:

i) thiết lập vấn đề

ii) xác định thiết kế nghiên cứu

iii) xác định các thuộc tính hàng hoá

iv) xác định mức độ các thuộc tính

v) thiết kế bảng hỏi

vi) biên soạn các thiết kế theo kinh nghiệm

vii) phỏng vấn người dân

viii) phân tích dữ liệu

ix) phân tích kết quả

Tuy nhiên thích hợp nhất là áp dụng phương pháp CM theo 3 bước chính, gồm (1) các vấn đề về chính sách, (2) các vấn đề về khung lý thuyết và (3) các vấn đề về thống kê.

(1) Các vấn đề về chính sách tập trung vào việc xác định các vấn đề quan trọng và hoặc các đề xuất về phát triển. Điều quan trọng là phải xây dựng kịch bản như thế nào, phải cân nhắc các vấn đề chính sách đang được quan tâm nhất và trình độ hiểu biết của nhóm người được hỏi. Tiếp đến là phải lựa chọn phương án ban đầu và các phương án thay thế, sử dụng dạng sẵn lòng chi trả (WTP) hay sẵn lòng chấp nhận (WTA) và xác định các nhóm được điều tra.

(2) Bước thứ hai liên quan đến khung lý thuyết tập trung vào việc đưa ra sự đánh đổi như thế nào đến người được hỏi, đó là thông tin đưa ra, cấu trúc, thành phần và các phương án trình bày.

- Các thông tin đưa ra để phỏng vấn người dân rất quan trọng, vì nó xác định vấn đề đang được nói đến

- Các lựa chọn về cấu trúc bao gồm quyết định về số lượng phương án trong mỗi tập hợp các phương án.

- Lựa chọn về thành phần bao gồm các thuộc tính hàng hoá và mức độ thuộc tính, đặc biệt là lựa chọn phương tiện chi trả.

- Cuối cùng trong bước này là thiết kế bảng hỏi, vấn đề truyền đạt thông tin

(3) Bước thống kê tập trung vào các cấu trúc phương án cần được mô hình hoá, xem xét liệu các mô hình có tương tự nhau, các thuộc tính có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì mặc dù các bước đi theo tuần tự như trên nhưng nếu có một số thuộc tính phụ thuộc vào nhau sẽ làm cho quá trình thiết kế bị lặp. Để tránh những lỗi này thường sử dụng một nhóm tập trung để kiểm tra trước.

Ưu điểm

Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và kịch bản có thể lặp lại thay vì phải có sự đánh đổi như trong CVM.


    • Cho phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ một cách khá chính xác sở thích của họ. Từ đó giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải
    • Phương pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu tượng có trong phương pháp CVM, cung cấp nhiều thông tin và tăng tính thực tế.
    • Tạo ra một sức hấp dẫn đối với người trả lời.

Hạn chế
  • Khi sử dụng phương pháp này dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích lôgic.
  • Thiết kế các phương án để đưa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Khái niệm

Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn có từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, giá trị câu cá giải trí ở một điểm cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng các đơn vị giá trị câu cá giải trí từ một nghiên cứu được tiến hành ở nơi khác.

Mục đích

Mục đích cơ bản của phương pháp này là chuyển những ước tính hiện hành của giá trị môi trường từ nơi này sang nơi khác (cụ thể ở đây là từ nơi nghiên cứu sang nơi hoạch định chính sách). Phương pháp này được sử dụng khi không đủ thời gian, nguồn vốn hoặc thiếu thông tin, không thể thực hiện các cách đánh giá lợi ích khác bằng dữ liệu sơ cấp.

Mô tả

Bước 1: Xác định giá trị ước tính ở nơi hoạch định chính sách

Đòi hỏi xác định hàng hoá hay dịch vụ đặc trưng bị ảnh hưởng bởi chính sách muốn phân tích, hay là thiệt hại môi trường nhìn thấy được.

Loại đất nào sẽ mất đi? Môi trường sống nào sẽ bị tổn hại? Ai bị ảnh hưởng? Các hoạt động giải trí đặc trưng sẽ bị suy giảm đi?

Bước 2: Nghiên cứu tài liệu để nhận dạng các dữ liệu đánh giá có liên quan

Ở bước 2 này cần tiến hành xem xét lại tài liệu để nhận dạng các dữ liệu đánh giá liên quan đến những hàng hoá và dịch vụ đặc trưng đã được nhận dạng ở bước 1. Chẳng hạn như, nếu môi trường sống đất ngập nước bị tổn hại thì cần phải nhận ra những nghiên cứu đánh giá WTP của cá nhân để tránh gây tổn hại tới khu vực đất ngập nước.

Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của các giá trị ở nơi nghiên cứu để chuyển tới nơi hoạch định chính sách.

Bước 3 liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp của nơi nghiên cứu cho việc chuyển tới nơi hoạch định chính sách. Việc này đòi hỏi phải xem xét một số tiêu chuẩn. Sự phù hợp của dữ liệu đánh giá ban đầu đối với vấn đề đề cập tới phụ thuộc chủ yếu vào nét tương đồng của nơi nghiên cứu với nơi hoạch định chính sách về những mặt sau:


  • Độ lớn của những biến đổi môi trường;
  • Hàng hoá và dịch vụ môi trường trong vấn đề nói đến;
  • Những đặc điểm kinh tế xã hội và văn hoá của người dân bị tác động;
  • Khả năng sẵn có của các vật thay thế (khả năng thay thế)
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản (điều này sẽ quyết định WTP hay WTA là thước đo phúc lợi thích hợp để dùng hay không)

Bước 4: Đánh giá chất lượng dữ liệu của nơi nghiên cứu

Sau khi xác định sự phù hợp của các giá trị của nơi nghiên cứu cho việc chuyển giao tới nơi thực hiện, bước 4 liên quan đến việc đánh giá chất lượng như tính khoa học và đầy đủ của thông tin của những ước tính ở nơi nghiên cứu.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

Tính khoa học


  • Những ước tính chuyển giao chỉ có thể đúng như phương pháp và giả định trong nghiên cứu gốc
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Các thủ tục thu thập dữ liệu
  • Thực hiện theo kinh nghiệm một cách đúng đắn
  • Tính chắc chắn với học thuyết khoa học và kinh tế
  • Các phương pháp thống kê thích hợp và chính xác.

Sự phù hợp
  • Những nghiên cứu gốc phải tương tự và thích hợp với hoàn cảnh mới
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Độ lớn của các tác động cần tương tự
  • Mức độ thay đổi chất lượng môi trường phải so sánh được
  • Hàng hoá và dịch vụ bị tác động phải tương đồng
  • Những nơi bị tác động cũng phải giống nhau
  • Thời gian các tác động tồn tại cũng phải giống nhau
  • Đặc điểm kinh tế xã hội của những người bị tác động phải giống nhau
  • Quyền tài sản với những người tham gia giống nhau trong cả hai hoàn cảnh.

Thông tin đầy đủ
  • Những nghiên cứu hiện hành cần cung cấp bộ dữ liệu đầy đủ và bổ sung thêm thông tin
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Bao gồm đầy đủ chi tiết các công thức tính toán gốc, những định nghĩa chính xác và các đơn vị tính toán đo lường tất cả các biến cũng như giá trị trung bình của chúng
  • Giải thích các vật thay thế được xem xét như thế nào
  • Dữ liệu về tỷ lệ tham gia và quy mô tập hợp
  • Cung cấp độ lệch tiêu chuẩn và các đơn vị đo lường thống kê khác của sự phân bố

Nguồn: Desouvsges, Johnson và Banzhaf (1998)

Bước 5: Lựa chọn và tổng hợp dữ liệu có sẵn từ nơi nghiên cứu

Bước này là để lựa chọn và tổng hợp dữ liệu từ những nghiên cứu đánh giá hiện hành để chuyển giao. Thường chỉ một nghiên cứu đánh giá riêng phù hợp, mà trong trường hợp đó lựa chọn một thước đo lợi ích tốt nhất để chuyển gặp phải một số vấn đề. Tuy nhiên trong trường hợp có nhiều nghiên cứu thích hợp thì quá trình lựa chọn trở nên khó khăn hơn.

Nhằm thu được những thông tin có sẵn, các cách tiếp cận chuyển giao khác được triển khai để sử dụng dữ liệu từ những nghiên cứu phức tạp

  • Có thể khai triển một dãy tham số và những ước tính lợi ích từ những nghiên cứu sẵn có. Chẳng hạn, nhận dạng một ước tính nhỏ và lớn để xác định giới hạn dưới và giới hạn trên.
  • Có thể chọn dữ liệu từ tài liệu hiện hành và hình thành các thống kê mô tả đơn giản của các tham số mẫu và những ước tính lợi ích như trung bình, độ lệch chuẩn và chuyển những dữ liệu này tới điểm hoạch định.
  • Để thu được thông tin sẵn có từ những nghiên cứu phức tạp, có thể tiến hành vài dạng phân tích biến đổi để hình thành một mô hình chuyển giao lợi ích mới.

Bước 6: Chuyển các đơn vị lợi ích từ nơi nghiên cứu tới nơi hoạch định chính sách

Liên quan đến việc chuyển giao các đơn vị lợi ích từ nơi nghiên cứu tới nơi hoạch định chính sách. Hầu hết các phương pháp chuyển giao được dùng cho đến nay bao gồm cách tiếp cận giá trị lợi ích hoặc hàm lợi ích.

Cách tiếp cận giá trị lợi ích

Trong ứng dụng cơ bản nhất của phương pháp giá trị lợi ích, ước tính có giá trị vô hướng (WTP trung bình hay trung vị/đơn vị bị tác động) thể hiện kết quả của nghiên cứu hiện hành, hoặc việc lựa chọn những nghiên cứu hiện hành mà được tiến hành ở một nơi cụ thể.

Chẳng hạn, thặng dư tiêu dùng trung bình của một chuyến đi câu có thể được rút ra từ một nghiên cứu chi phí du lịch. Giá trị đơn vị này sau đó có thể được dùng để đánh giá một thay đổi trong chất lượng hay trong việc cung cấp thêm các cơ hội câu cá giải trí ở những vị trí khác. Đặc biệt, tổng chi phí/lợi ích của một sự thay đổi trong các cơ hội câu cá giải trí ở địa điểm cần hoạch định tương đương với thay đổi dự đoán trong số chuyến đi câu được tạo ra cho địa điểm tăng thêm bởi thặng dư tiêu dùng trung bình/chuyến đi câu.

Để nâng cao chất lượng chuyển giao giá trị lợi ích có thể phải điều chỉnh những ước tính định giá vô hướng. Những điều chỉnh này thường mang tính chất đặc thù và thường phản ánh ý kiến chủ quan của người phân tích. Đánh giá có thể được điều chỉnh tính đến những khác biệt về:

- Đặc điểm kinh tế xã hội của những người có liên quan

- Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu và hoạch định

- Thay đổi được đề xuất trong việc cung cấp hàng hoá được đánh giá giữa các nơi

- Những điều kiện thị trường áp dụng cho các nơi (thay đổi về khả năng sẵn có của những vật thay thế).

Một dạng được sử dụng rộng rãi để chuyển giao là:

WTPj = WTPi(Yj/Yi)e

Trong đó: Y: thu nhập theo đầu người

e: Độ co giãn của WTP theo thu nhập

i: một ước lượng WTP cho thuộc tính môi trường được nói đến thay đổi như thế nào đối với những thay đổi trong thu nhập.

Độ co giãn của WTP theo thu nhập < 1 (trường hợp đặc biệt vì thông thường lấy giá trị 1) sẽ đánh giá thấp WTPj khi chuyển giao định giá từ một nước phát triển tới một nước đang phát triển.

Trọng số điều chỉnh nói chung được sử dụng là thu nhập. Nhưng phải thực hiện một điều chỉnh tương tự cho những thay đổi trong các đặc điểm khác (ví dụ dân cư).

Cách tiếp cận hàm lợi ích

Với cách tiếp cận này, mối quan hệ giữa WTP và những đặc điểm của người bị tác động và nguồn tài nguyên được đánh giá là về mặt lý thuyết.

Hàm tổng thể sau đó được chuyển giao tới nơi hoạch định và điều chỉnh sao cho càng phù hợp hơn đối với các đặc điểm dân cư và tài nguyên tại nơi đó. Hàm đánh giá đã điều chỉnh được dùng để đánh giá những thay đổi về chất lượng hay việc cung cấp tài nguyên đã nói đến - dữ liệu từ nơi hoạch định được thay thế cho vế bên phải các biến số trong hàm đánh giá. Chẳng hạn, mô hình đường cầu chi phí du lịch cho các chuyến đi câu định giá ở nơi nghiên cứu đầu gốc có thể được dùng kết hợp với các chi phí du lịch bình quân, thu nhập, điều kiện chất lượng nước,… ở nơi hoạch định, nhằm định giá chi phí/ lợi ích câu cá giải trí của việc làm hư hại hay cải thiện chất lượng nước ở nơi đó.

Ví dụ về hàm lợi ích: Bạn muốn thấy được giá trị của việc cải thiện chất lượng nước tại một địa điểm hoạch định chính sách.

- Hàm lợi ích:

WTPi = a + bYi + cQ + dTCi

N: Số khách du lịch

Q: Đơn vị đo lường chất lượng nước

Y: Thu nhập

TC: Chi phí du lịch

- Các bước thực hiện tính toán:

+ Thu thập thông tin về khách du lịch hiện tại ở địa điểm (thu nhập, chi phí du lịch)

+ Ước tính sự thay đổi về số khách du lịch do cải thiện chất lượng từ công thức

+ Tìm hiểu thông tin về khách du lịch bổ sung

+ Ước tính WTP mới cho tất cả các khách du lịch

Bước 7: Xác định thị trường thông qua tập hợp những ước tính lợi ích

Xác định thị trường mà qua đó các tác động ở nơi hoạch định chính sách được kết hợp với nhau để tính tổng chi phí/lợi ích. Ba vấn đề phụ thuộc lẫn nhau cần phải được xem xét trong khi kết hợp:

1. Khu vực địa lý của thị trường bị ảnh hưởng. Có thể xác định bằng ranh giới địa lý (con sông dẫn nước) hay hành chính (tỉnh), hoặc dựa vào quy mô của những tác động tự nhiên dự đoán (khu vực chịu rủi ro lũ và xói mòn bờ biển gia tăng).

Một khả năng khác là để xác định ranh giới địa lý của phân tích chi phí như điểm mà WTP của cá nhân về hàng hoá/dịch vụ giảm về 0. Một vài bằng chứng được đưa ra là mối quan hệ ngược chiều giữa WTP cho các dịch vụ được cung cấp bởi một nguồn tài nguyên và khoảng cách tới tài nguyên đó.

2. Liên quan đến ranh giới địa lý chuyển giao là số đơn vị bị tác động như hộ gia đình, nhà cửa, sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp… trong phạm vi thị trường về mặt địa lý. Trong một vài trường hợp việc xác định người dân bị tác động sẽ rõ ràng chẳng hạn tất cả những ngôi nhà trong vùng ngập lụt hay tất cả các hộ gia đình nhận được nước dùng từ một công ty cung cấp nước cụ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể cần phải xác định tỷ lệ tham gia chắc chắn của các nhóm thay thế bị tác động ví dụ như số ngày mong đợi cho một địa điểm giải trí/năm.

3. Trong việc xác định tổng chi phí/lợi ích của một chính sách hay một thay đổi trong chất lượng của khu vực cũng quan trọng khi mà tính đến các hàng hoá hay dịch vụ thay thế. Với những cái khác là tương đương, một hàng hoá hay dịch vụ sẽ có một giá trị cao hơn nếu có ít lựa chọn thay thế hơn.

Ưu điểm


  • Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với nghiên cứu đánh giá đầu tiên.
  • Lợi ích kinh tế có thể được ước tính nhanh hơn khi tiến hành một nghiên cứu gốc.
  • Phương pháp có thể được dùng như là một công cụ sàng lọc để xác định nếu cần phải tiến hành một nghiên cứu đánh giá gốc chi tiết hơn.
  • Phương pháp này có thể áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng khi ước tính tổng giá trị giải trí.

Hạn chế
  • Phương pháp chuyển giao lợi ích có thể không chính xác khi ước tính tổng giá trị giải trí trừ khi các địa điểm có chung vị trí, những đặc điểm đặc trưng của những người sử dụng.
  • Việc tìm được những nghiên cứu phù hợp cũng gặp phải khó khăn do chúng không được công bố.
  • Việc báo cáo những nghiên cứu hiện hành có thể không đầy đủ để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Thiếu sót của những nghiên cứu hiện hành có thể gây khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, phép ngoại suy ngoài phạm vi những đặc điểm của nghiên cứu ban đầu không được đưa ra.
  • Chuyển giao lợi ích chỉ có thể chính xác như ước tính giá trị ban đầu.
Về sau, Mc Connell (1992) xác định 5 nguồn gây sai số:
  • Lựa chọn dạng hàm sai cho hàm giá trị
  • Bỏ sót các biến giải thích quan trọng từ hàm giá trị
  • Tính toán không đúng các biến độc lập (thu nhập, sự thay đổi chất lượng nước)
  • Tính toán không đúng biến phụ thuộc
  • Quy trình ngẫu nhiên - tạo dữ liệu không đúng (chẳng hạn bỏ bớt số chuyến đi trong mô hình TC)
Mc Connell cũng chỉ ra những nguồn gây sai số chủ yếu trong việc tính toán tổng WTP/WTA ở điểm thực hiện chính sách, bao gồm:
  • Trình bày không đúng các thành phần ngẫu nhiên của hàm giá trị
  • Việc tập hợp các sai số trong tính toán các giá trị trung bình nhóm cái mà đòi hỏi các biến độc lập
  • Những sai số trong tính toán số người thông qua tập hợp những ước tính WTP/WTA của cá nhân và trong quy mô thị trường các dịch vụ môi trường bị tác động ở điểm hoạch định chính sách.

KẾT LUẬN

Có thể nói các phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường khá đa dạng và ngày càng được hoàn thiện. Trong đó, cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế có thể được coi là mẫu số chung của các cách tiếp cận khác vì nó cung cấp cơ sở dữ liệu nền phục vụ cho các tính toán thiệt hại. Tất nhiên, các phương pháp lượng giá đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chung của kinh tế học phúc lợi, trong đó giá trị của sự thay đổi được ước lượng thông qua mức sẵn sàng chi trả của cá nhân. Các phương pháp cũng biến thiên từ đơn giản như sử dụng giá thị trường tới các phương pháp phức tạp như mô hình lựa chọn, đánh giá cư trú tương đương trong đó phải xây dựng các kịch bản ảo, các thị trường giả định phục vụ cho việc ước lượng. Phần trình bày trên cũng cho thấy mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm và qui trình áp dụng riêng. Tuy nhiên để tăng thêm độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu thì việc lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu nền là rất cần thiết, ngoài ra, cũng phải có những điều chỉnh về mức giá sử dụng khi lựa chọn sự phân tích trên quan điểm cá nhân hay xã hội khi nhìn nhận giá trị của tài nguyên-môi trường.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP
Cách tính WTP


Page 2

Từ các cơ sở lý thuyết về lượng giá giá trị môi trường và từ nghiên cứu thực tế tại khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm, nhóm nghiên cứu đề xuất các phương pháp lượng giá nhanh thiệt hại kinh tế do tác động tràn dầu ở Việt Nam như sau.
Đối với khu vực biển và ven bờ Việt Nam, các giá trị trực tiếp bị ảnh hưởng có thể bao gồm:

- Giảm sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản (cá, tôm, cua, mực, ngao, sò, vẹm, rong, tảo, cỏ biển, chim biển...) và nghề muối;

- Giảm doanh thu du lịch do bãi tắm và cảnh quan môi trường bị ảnh hưởng;

- Ảnh hưởng sức khỏe do ăn muối, rong, tảo, cỏ biển, chim cá... bị bám dầu có chứa các chất độc hại; ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm dầu trong nguồn nước, không khí.

Để lượng giá nhanh thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp của môi trường và hệ sinh thái biển do sự cố dầu tràn, trước hết, người nghiên cứu cần thực hiện khảo sát thực địa nhằm xác định cụ thể các loại giá trị sử dụng trực tiếp bị ảnh hưởng.

Từ các phương pháp luận về lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp của môi trường, cũng như từ thực tế nghiên cứu tại trường hợp của tỉnh Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất năm phương pháp có thể áp dụng tại Việt Nam để lượng giá nhanh thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp khi có sự cố tràn dầu xảy ra, bao gồm:

- Phương pháp giá thị trường;

- Phương pháp thay đổi năng suất;

- Phương pháp chi phí du lịch;

- Phương pháp chi phí sức khoẻ; và

- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia.

1. Phương pháp giá thị trường (Market Price Method)

Phương pháp giá thị trường dùng để ước lượng phần thặng dư xã hội (bao gồm thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng) bị mất đi do suy giảm cung hay cầu về hàng hóa, dịch vụ sau sự cố dầu tràn. Để áp dụng phương pháp này, cần xác định thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng của hàng hóa hay dịch vụ (xem lại Hình 2) trước và sau sự cố tràn dầu.

Để xác định thặng dư tiêu dùng, ta cần xác định hàm cầu. Muốn vậy, cần có một dãy số liệu về lượng cầu ở các mức giá khác nhau theo thời gian, từ đó có thể thực hiện hồi quy (kinh tế lượng) để xác định hàm. Ngoài ra cần phải thu thập dữ liệu về các yếu tố ngoại sinh tác động lên cầu như thu nhập hay các dữ liệu về nhân khẩu học khác.

Thặng dư sản xuất được ước lượng thông qua chi phí sản xuất và doanh thu nhận được từ hàng hoá đáp ứng lượng cầu trên thị trường.


  1. Thiệt hại kinh tế sử dụng phương pháp giá thị trường

Cách tính WTP
Cách tính WTP

Để lượng giá tác động so sự cố tràn dầu ở vùng biển và ven bờ Việt Nam, phương pháp này có nhiều hạn chế, do việc xác định thặng dư tiêu dùng (thông qua hàm cầu) và thặng dư sản xuất (thông qua doanh thu và chi phí sản xuất) đối với từng loại hàng hóa và dịch vụ sinh thái tại một khu vực cụ thể tương đối khó khăn, chủ yếu là do công tác thu thập số liệu (số liệu theo thời gian và số liệu chéo) không đủ đảm bảo.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Ngân hàng Thế giới đã thực hiện được một số cuộc điều tra Mức sống Hộ gia đình (Viet Nam Living Standard Surveys) trong đó có thu thập số liệu về giá cả, lượng cung, lượng cầu về một số loại hàng hóa tại địa phương. Một số tổ chức, cá nhân cũng có các nghiên cứu khảo sát có thể cung cấp số liệu để xác định hàm cung và hàm cầu.

Do đó, trong trường hợp số liệu mang tính sẵn có, phương pháp giá thị trường có thể được áp dụng để lượng giá nhanh thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp do sự cố tràn dầu (bao gồm các giá trị của các loại hàng hoá như tôm, cua, cá, rong, cỏ biển,... và dịch vụ sinh thái như du lịch, bãi tắm...).

Đối với trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, các số liệu cho phép xác định thặng dư tiêu dùng của các loại hàng hóa, bao gồm mức giá và lượng mua hàng hoá tại các mức giá, không có sẵn do đó phương pháp giá thị trường không được lựa chọn để lượng giá nhanh tác động của tràn dầu.

2. Phương pháp thay đổi năng suất (Productivity Change Method)

Để lượng giá thiệt hại kinh tế đối với các giá trị sử dụng trực tiếp do sự cố tràn dầu, việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu về sản lượng, năng suất cây con, tổng giá trị du lịch... ngay trước và sau khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Cụ thể, đối với các hàng hoá, sản phẩm từ hệ sinh thái, các dữ liệu đầu vào cần thiết cho phương pháp thay đổi năng suất là:

- Pro: Năng suất lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng (ví dụ năng suất nuôi tôm/ha, lúa/ha..) trước khi và sau khi xảy sự cố tràn dầu.

- S: Phạm vi, diện tích của nhóm giá trị lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng bị tác động của dầu tràn.

- t: Thời gian tác động của tràn dầu tại khu vực nghiên cứu.

- P: Giá trị thị trường (giá tham khảo) của nhóm giá trị sử dụng trực tiếp.

Thiệt hại kinh tế được xác định là

C = ΔPro x S x t x P

Đối với những địa phương có ghi chép đầy đủ những số liệu trên qua thời gian, việc lượng giá những tổn thất đối với giá trị sử dụng trực tiếp là tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, hơn nửa thông tin đầu vào kể trên là không thu thập được, do thời điểm khảo sát (tháng 03/2008) khá xa so với thời điểm xảy ra dầu tràn (tháng 01/2007).

3. Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)

Phương pháp TCM đòi hỏi việc thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm…).

Trong số các mô hình chi phí du lịch thì chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch theo cá nhân (ITCM) là hai cách tiếp cận phổ biến và đơn giản nhất của phương pháp chi phí du lịch. Ngoài ra còn có cách tiếp cận lợi ích ngẫu nhiên khó thực hiện hơn nên không được khuyến nghị dùng trong trường hợp lượng giá thiệt hại kinh tế do sự cố tràn dầu.

Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra.

Vi = f (TCi, Si)

Trong đó: Vi là số lần đến điểm du lịch của cá nhân i trong 1 năm

TCi là chi phí du lịch của cá nhân i

Si là các nhân tố khác có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ như: thu nhập, chi phí thay thế, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, và trình độ học vấn.

Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trị giải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dưới đường cầu của họ. Vì vậy, tổng giá trị giải trí của khu du lịch sẽ được tính bằng cách tổng hợp các đường cầu cá nhân. Thiệt hại đối với giá trị du lịch do sự cố tràn dầu gây ra chính là phần chênh lệch giữa tổng cầu ở thời điểm trước và sau sự cố dầu tràn. Để có được số liệu dùng cho phương pháp này, người nghiên cứu có thể thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên khách du lịch tại bãi tắm/khu du lịch.

Cách tiếp cận ITCM sẽ gặp phải khó khăn khi sự dao động trong số lần đến địa điểm du lịch là quá nhỏ hoặc khi các cá nhân không đến điểm du lịch một vài lần trong năm (Georgiou et al 1997). Do đó, nếu mọi khách du lịch chỉ đến địa điểm du lịch một lần trong năm thì khó có thể chạy hàm hồi quy.

Đối với trường hợp nghiên cứu ở Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đã không lựa chọn phương pháp này, do đối tượng khách du lịch quốc tế chiếm một tỉ lệ lớn ở khu vực (khoảng 50%) và phần lớn trong số đó chỉ đến nhiều nhất một lần trong năm (thậm chí chỉ đến duy nhất một lần).



Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Trong đó: Vi là số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch

POPi là dân số của vùng i

Si là các biến kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập trung bình của mỗi vùng.

Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần tham quan trên 1000 dân, ký hiệu là VR.

Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quanh điểm du lịch sẽ được chia thành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch, vì vậy đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng. ZTCM sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng tới điểm du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, bởi vậy số lần một cá nhân đến điểm du lịch không ảnh hưởng đến hàm. Tương tự ITCM, thiệt hại đối với giá trị du lịch do sự cố tràn dầu gây ra chính là phần chênh lệch giữa tổng cầu du lịch của các vùng ở thời điểm trước và sau sự cố dầu tràn.

Phương pháp này có thể được áp dụng đối với các khu du lịch hay bãi tắm có khách đến từ những vùng xác định được cụ thể (thường là các vùng lân cận).

Xem lại các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch trong mục 2.1.2 (Chương 2).

Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số giả thiết sau phải được thoả mãn:


  • Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.

  • Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.
  • Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại giống nhau, có như vậy thì ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.
  • Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.
ZTCM cũng không được áp dụng đối với trường hợp nghiên cứu ở Quảng Nam, do du lịch ở khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm có đối tượng khách đến từ nhiều nơi trong nước và trên thế giới, và thường là một sự kết hợp với việc tham quan phố cổ Hội An và các địa điểm du lịch khác của Đà Nẵng và Quảng Nam. Do đó việc xác định đường cầu của khách du lịch gặp nhiều khó khăn và không chính xác.

4. Phương pháp chi phí sức khoẻ (Cost of Illness)

Phương pháp chi phí sức khoẻ thường được sử dụng để lượng giá chi phí của bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Giống với phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp này dựa trên hàm thiệt hại cơ bản. Trong phương pháp chi phí sức khoẻ, hàm thiệt hại liên kết giữa mức độ ô nhiễm với mức độ tác động lên sức khoẻ. (xem mục 2.1.3, Chương 2).

Nhìn chung phương pháp chi phí sức khỏe dễ áp dụng để lượng giá các tác động môi trường khi các bệnh thường là ngắn, tách biệt, và không có ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó xử lý đối với các bệnh kinh niên khi giai đoạn bệnh kéo dài.

Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả:


  • Cần phải thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa nguyên nhân - kết quả tác động và nguyên nhân gây bệnh phải dễ dàng xác định.
  • Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không có ảnh hưởng lâu dài.
  • Phải tính được ước lượng về thu nhập và chi phí y tế. Trường hợp những người thất nghiệp và nông dân thuần túy cần sử dụng “giá bóng” đối với thu nhập của họ.
Trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, phương pháp này không được sử dụng do khảo sát ban đầu tại khu vực cho thấy sự cố dầu tràn không gây ra ảnh hưởng trực tiếp nào đến tình trạng sức khoẻ của người dân trong khu vực.

5. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Phương pháp đánh giá có sự tham gia đã được sử dụng cho trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, thông qua việc hỏi trực tiếp người dân xem thu nhập của họ bị giảm bao nhiêu phần trăm và trong thời gian là bao nhiêu lâu do có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải bóc tách được những đối tượng nào chịu tác động từ tràn dầu có thu nhập giảm, để đánh giá được tổng thiệt hại (do thu nhập giảm) đối với toàn bộ khu vực dưới tác động của tràn dầu.

Nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia để thu thập thông tin từ những khách sạn khu du lịch ven biển Quảng Nam về lượng khách hủy đặt phòng, lượng khách trả phòng trước dự kiến, số ngày bị hủy/trả phòng, và giá mỗi phòng. Do hạn chế về dữ liệu nên nghiên cứu này mới đánh giá được giá trị du lịch bị mất từ phía cung chứ chưa tính được thiệt hại từ phía cầu (khách du lịch).

Trong phương pháp này, do những thiệt hại của mẫu được suy ra cho tổng thiệt hại của toàn bộ khu vực, nên mẫu khảo sát phải đủ lớn và mang tính đại diện cho tổng thể.

Ưu điểm của phương pháp đánh giá có sự tham gia là dễ thực hiện và có thể áp dụng được trong trường hợp thông tin không có sẵn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế, do nó chỉ đo được phần thu nhập bị mất đi của người dân (thường là người sản xuất), chưa tính được phần thặng dư mất đi từ phía người tiêu dùng. Do đó kết quả lượng giá thiệt hại kinh tế bị mất đi do tác động của tràn dầu sẽ thấp hơn so với thiệt hại thực tế.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 3

Dưới quan điểm kinh tế, môi trường là một loại tài sản vì nó cung cấp cho con người nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Môi trường có thể cung cấp những hàng hoá trực tiếp như tôm, cá gỗ củi, các nguồn nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất, các dịch vụ sinh thái như hạn chế bão lũ, chống xói mòn bờ biển, điều hoà khí hậu, nạp và điều tiết nước ngầm, cũng như các giá trị đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá lịch sử khác. Nói các khác, môi trường cung cấp cho con người và hệ thống kinh tế các loại giá trị (values) và khi sử dụng chúng, bằng cách này hay cách khác thì con người sẽ thu về những lợi ích nhất định (benefits).

Giá trị của các hàng hoá môi trường: Tổng giá trị kinh tế

Giá trị, xét về góc độ kinh tế, là một khái niệm nhân tâm, nghĩa là giá trị được xác định bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay quy luật của tự nhiên quy định. Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ với môi trường tự nhiên. Có 3 phương pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử dụng, giá trị lựa chọn và giá trị tồn tại.

(i) Giá trị sử dụng: Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị được rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của môi trường. Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền thực tiếp.

(ii) Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai.

Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người khác (nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy những người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho con cháu của chúng ta).

Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những người khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai

Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn

(iii) Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được gọi là giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù. Hầu như tất cả mọi người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.

Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của cả 3 thành phần nói trên:

Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn tại

= giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng

Các phương pháp đánh giá giá trị

Để đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường, người ta xem xét các mặt sau:

(i) Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể sử dụng một phương pháp mà đánh giá được cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng.

(ii) Lợi ích thu được từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của chất lượng môi trường.

Người ta thường sử dụng 2 phương pháp sau để đánh giá những lợi ích thu được từ việc cải tạo chất lượng môi trường:

(1) Đánh giá trực tiếp thông qua sự giảm xuống của những thiệt hại về môi trường.

(2) Đánh giá các loại lợi ích gián tiếp (giá trị của sức khoẻ con người được đánh giá thông qua các chi phí bỏ qua; giá trị cuộc sống của con người được tính bằng tỷ lệ dương; giá trị của chất lượng môi trường được tính bằng giá nhà hay còn gọi là định giá khả quan; sự trong lành của môi trường được đánh giá thông qua chi phí đi lại) hoặc trực tiếp (định giá ngẫu nhiên).

Phương pháp đánh giá gián tiếp, còn gọi là phương pháp tính dựa trên sự lựa chọn của cá nhân, xem xét quyết định của cá nhân dựa trên tính hữu dụng hay độ trong lành của môi trường bởi vì quyết định này cho ta thấy giá trị của độ trong lành. Nhược điểm chính của phương pháp tính gián tiếp này là chỉ đánh giá được giá trị sử dụng chứ không đánh giá được giá trị không sử dụng.

Phương pháp đánh giá trực tiếp cho ta biết các giá trị bằng cách phỏng vấn trực tiếp các cá nhân. Ưu điểm lớn của phương pháp này là người ta có thể đo được cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng.

Những vấn đề gặp phải khi lượng giá thực tế

Để đánh giá được chính xác “những thiệt hại” hay “những lợi ích” chúng ta phải tính được những giá trị thị trường và phi thị trường. Nhìn chung, đánh giá những thiệt hại phi thị trường khó hơn đánh giá những lợi ích phi thị trường.

Ví dụ: những đánh giá những lợi ích thu được từ việc giảm lượng chì trong nước uống.

Khi lượng chì trong nước uống được giảm đi thì sẽ tốt cho sức khoẻ con người. Ví dụ như tỉ lệ mắc phải bệnh huyết áp cao và bệnh tim ở người lớn cũng như giảm trí thông minh ở trẻ em sẽ được giảm xuống. Để xác định được những lợi ích đó chúng ta cần phải:

(i) Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ trực tiếp thông qua việc tính toán sự tương tác giữa lượng chì có trong nước và tỷ lệ mắc bệnh.

(ii) Áp dụng các phương pháp gián tiếp để xác định số lượng tiền các cá nhân đã thực sự chi trả để tránh hay ngăn ngừa lượng chì đó.

(iii) Sử dụng phương pháp trực tiếp để suy ra nhu cầu, hay mức sẵn lòng chấp nhận - WTP và mức sẵn lòng chi trả - WTA của mỗi cá nhân để làm giảm những nguy hại cho sức khoẻ do lượng chì trong nước gây ra.

(i) Đánh giá thiệt hại

Để tính được hàm số thiệt hại môi trường chúng ta cần:

1. Đo lường phát thải

2. Xác định kết quả chất lượng môi trường

3. Ước tính tình trạng của con người

(yêu cầu các nhà vật lý học hoặc tự nhiên thực hiện)

4. Đánh giá những tác động đến sức khoẻ, thẩm mỹ, giải trí (yêu cầu các nhà sinh vật học, các nhà dịch tế học có thể thực hiện)

5. Ước lượng giá trị của những tác động này (yêu cầu các nhà kinh tế )

Ví dụ: Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ

Chúng ta có thể đánh giá được những thiệt hại về sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra (ví dụ như các bệnh viêm phế quản, tràn khí, ung thư phổi có nguồn gốc một phần do sự lưu cữu các chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường như khí SO2 và các chất khí khác) bằng cách ước tính mối quan hệ tương tác giữa sức khoẻ con người với các chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Đáng tiếc là sức khoẻ con người còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như lối sống, chế độ ăn uống, những yếu tố di truyền. Chúng ta cần những số liệu chuẩn về nhân tố sức khoẻ để phân loại những tác động của môi trường. Nghiên cứu vấn đề này cho thấy các kết quả mà ta thu được là tương đối khớp với các số liệu ta đã sử dụng nhưng lại chưa đủ tính thuyết phục. Chúng ta cần phải tìm ra các phương pháp đánh giá khác thuyết phục hơn và hoàn chỉnh hơn. Chúng ta cũng có thể kiểm tra chi phí trả cho dược phẩm và số liệu hiệu suất mất đi để đo những thiệt hại sức khoẻ. Vấn đề ở chỗ đây là những tiêu chuẩn đánh giá mà qua đó chúng ta đo được giá trị hàng hoá trên thị trường và những dịch vụ chứ không đánh giá được những giá trị phi thị trường của sức khoẻ.

Vấn đề nổi lên trong việc đánh giá những thiệt hại trực tiếp là chúng ta chỉ có thể ước lượng những giá trị thị trường hoặc giá trị sử dụng, điều này sẽ cho chúng ta một tiêu chuẩn đánh giá hoàn chỉnh. Tuy nhiên chúng ta cũng sẽ mất đi những giá trị phi thị trường như giá trị lựa chọn và những giá trị tồn tại. Điều khó khăn khi đánh giá những thiệt hại thực mà lại không đúng như khái niệm của chính nó.

(ii) Đánh giá nhu cầu hay WTP

Để ước lượng chính xác được giá trị, chúng ta phải đánh giá được cả những giá trị lợi ích thị trường hoặc phi thị trường. Nhìn chung, việc đánh giá lợi ích phi thị trường bằng việc xác định số tiền cá nhân sẽ chi ra cho việc cải thiện môi trường là khá dễ dàng.

(iii) Phương pháp đánh giá giá trị lợi ích trực tiếp và gián tiếp

a. Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp đánh giá giá trị gián tiếp được dựa trên sự lựa chọn của cá nhân. Số liệu sẵn có chứa đựng những thông tin về sự lựa chọn của các cá nhân dựa vào tầm quan trọng của môi trường.

Phương pháp đánh giá gián tiếp đối với giá trị của hàng hoá môi trường được tìm ra từ những giá trị của các thị trường liên quan như thị trường bất động sản, chi phí cho hoạt động giải trí hay mức đền bù thoả đáng để các cá nhân sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Sự ưu đãi hay WTP của một cá nhân đối với hàng hoá môi trường được thể hiện qua WTP của họ đối với các loại hàng hoá liên quan gián tiếp đến môi trường. Phương pháp đánh giá gián tiếp áp dụng cho từng cá nhân và ước lượng tổng số WTP và WTA sử dụng giá trị gián tiếp.

Một số giá trị thông thường sử dụng những phương pháp đánh giá gián tiếp là:

- Giá nhà ở gần nhà máy, khu công nghiệp thấp hơn giá nhà ở xa các khu đó vì ô nhiễm không khí, nguồn nước.

- Những người sống gần các khu công nghiệp thường có chi phí vệ sinh, y tế cao hơn các vùng khác, đó là giá môi trường mà họ mua.

- Chênh lệch giá giữa giá nước được cung cấp và giá nước phải tự kiếm thay thế cho nguồn nước bị ô nhiễm là một chi phí do môi trường ô nhiễm.

- Xây dựng hệ thống thoát nước hoặc xây dựng đê điều để giảm lũ lụt bảo vệ đất tạo ra cảm giác an toàn trong cuộc sống, đó là những lợi ích mang lại rất to lớn. Vậy đánh giá những lợi ích đó bằng cách nào? Những lợi ích này có thể được xem xét thông qua những khía cạnh cơ bản như: Giảm chi phí cứu trợ, chi phí từ thiện khi có lũ lụt. Giảm chi phí chống lụt, di dân, ngừng sản xuất ở ngoài vùng lũ lụt gây thiệt hại kinh tế cho cộng đồng dân cư lớn hơn. Cộng đồng dân cư nông nghiệp có nghề phụ thì thu nhập từ nghề phụ của người sống trong vùng có lũ lụt thấp hơn ở ngoài vùng đó vì họ phải chi phí thời gian và tiền bạc cho chống lũ lụt.

- Khi có việc bảo vệ đất qua chống lũ lụt thì năng suất tăng lên do phù sa ở hạ lưu sông hoặc lượng điện được phát tăng lên do đất không lắng đọng ở hồ chứa nước, tăng tuổi thọ của các máy phát điện, đó là phần đánh giá lợi ích của việc chống lũ bảo vệ đất.

b. Phương pháp trực tiếp:

Các phương pháp trực tiếp được đề ra nhằm tính giá trị các nguồn tài nguyên môi trường bằng cách nghiên cứu thái độ của người dân sẽ như thế nào khi chất lượng môi trường thay đổi (lựa chọn thành phố, nhà trong thành phố, nghề nghiệp, hoạt động giải trí).

Các phương pháp đánh giá giá trị bằng cách sử dụng phương pháp trực tiếp nên dựa trên việc đặt ra các câu hỏi mang tính giả thiết cho từng cá nhân hơn là xem xét sự lựa chọn thực sự của bản thân họ.

Đánh giá trực tiếp còn có thể dựa trên cơ sở những chi phí bỏ ra cho khắc phục môi trường có thể nhìn thấy được.

Ví dụ: Các thống kê cho thấy để khôi phục một khu rừng do bị phá để khai thác khoáng sản bao gồm các chi phí.

Trả lại tầng địa giao (chất liệu đất trên bề mặt) 3,1%
Đặt lớp đất thịt (tầng canh tác) 2,6%
Rải lớp đất màu và chất hữu cơ 86%
Phủ thảm cỏ xanh bề mặt 6,5%
Trồng cây con để tạo lớp che phủ như cũ 1,8%




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 4

Tràn dầu luôn luôn là một trong những sự cố môi trường nghiêm trọng nhất vùng ven biển. Dầu tràn có thể gây ô nhiễm tại những khu vực rộng lớn, gây thiệt hại vô cùng lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu tính toán thiệt hại kinh tế và hệ sinh thái biển khi xảy ra các sự cố tràn dầu để đề ra các phương án phòng ngừa và bồi thường thích hợp là rất cần thiết.
Tổng quan về các hệ sinh thái biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia biển với một đường bờ biển dài 3260km hướng mặt ra Thái Bình Dương. Biển Đông là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương và bao gồm 9 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, và Singapore. Diện tích Biển Đông là 3,4 triệu km2, dài 3520km, nối liền với vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vịnh Tonini và một loạt các biển khác như Andaman, Araphura, Bali, Banda... Biển Đông là con đường huyết mạch nối liền Châu Âu, Châu Phi và Trung Cận Đông với Đông Nam Á và Thái Bình Dương và có đến 5 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới có liên quan đến Biển Đông.

Nằm ở Tây Bắc Biển Đông là vịnh Bắc Bộ, do bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc bao bọc. Diện tích vịnh Bắc Bộ là 124.500km2, chu vi khoảng 1950km, chiều dài Bắc - Nam khoảng 496km, nơi rộng nhất 314km. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, nổi bật nhất là quần đảo Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà... Vịnh Bắc Bộ có 2 cửa thông ra bên ngoài, cửa phía nam rộng khoảng 211km và cửa phía đông bắc qua eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 18km. Vị trí vịnh Bắc Bộ cho phép vận chuyển một lượng lớn du khách vào phía Bắc Việt Nam, sau một tour du lịch vòng qua nhiều nước bên bờ Thái Bình Dương.

Vịnh Thái Lan nằm phía Tây Nam Biển Đông do bờ biển của Việt Nam, Campuchia và Malaysia bao bọc. Vịnh có diện tích khoảng 293.000km2, chu vi 2300km, chiều dài khoảng 628km.

Đến nay đã phát hiện khoảng 12000 loài động thực vật phân bố ở các hệ sinh thái biển Việt Nam. Trong số này có trên 2038 loài cá, 6000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển, 43 loài chim, trên 40 loài thú và bò sát biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du khác, đã tạo ra các quần xã sinh vật đặc biệt phong phú ở các bãi triều, rừng ngập mặn, rạn san hô .v.v. Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Việt Nam có trữ lượng khoảng 3.000.000 - 4.000.000 tấn cá, khả năng khai thác là 1,5 - 2,0 triệu tấn, mực 30.000 - 40.000 tấn, tôm biển 50 - 60.000 tấn, thân mềm phải đạt đến hàng triệu tấn. Với khả năng nguồn lợi này, giúp cho ngành hải sản Việt Nam ngày càng phát triển.

Các kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 dạng hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam, gồm: HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển, HST bãi cát, HST vùng triều, HST san hô và HST đầm phá và các tùng, áng, hệ sinh thái đảo.

- Hệ sinh thái rạn san hô: Phân bố ven các đảo chạy dọc ven biển Việt Nam. Rạn san hô là nơi sống lí tưởng cho các loài sinh vật cùng sinh sống. Vịnh Hạ Long - Cát Bà là nơi phân bố tập trung nhất của rạn san hô vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay đã xác định được 23 điểm có rạn san hô phân bố ở Hạ Long - Cát Bà. Đảo Bạch Long Vĩ là nơi có rạn san hô phát triển và đẹp vào bậc nhất vịnh Bắc Bộ, có độ phủ cao tới 94% (năm 1994). Các đảo khác như đảo Cô Tô, Long Châu cũng có những rạn san hô đẹp phát triển.

Đặc biệt vùng biển miền Trung và miền Nam có các rạn san hô phát triển tốt và đa dạng. Các rạn san hô phân bố ở ven các đảo ven bờ từ Cù Lao Chàm tới Côn Đảo, kích thước của rạn san hô biến đổi, có thể rộng từ vài chục đến 200m. Ở Văn Phong - Đại Lãnh đã phát hiện 9 khu vực có rạn san hô phân bố. Rộng nhất là rạn ở Bãi Tre (119m), hẹp nhất là Khải Lương (32m). Độ phủ cao nhất 71,9% (Khải Lương) và thấp nhất 4,7% (Bãi Cỏ) (Viện Hải dương học, 1999).

Kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển về san hô ở vùng biển Vũng Tàu - Côn Đảo cho thấy ở hầu hết xung quanh các đảo ở đây đều có san hô phân bố. Trong số 27 rạn san hô khảo sát ở Côn Đảo có độ phủ trung bình 37,1%, thấp nhất 8,6% và cao nhất 62% (Lăng Văn Kẻn, 1997).

Vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa là hai trong những trung tâm có nhiều rạn san hô lớn của nước ta. San hô ở đây có thể phân bố đến độ sâu 40 - 50m nước, độ phủ cao, có nhiều vùng đạt đến 100%. Các rạn san hô ở khu vực này hầu như vẫn còn nguyên vẹn, không bị sự tàn phá như các rạn ven bờ.

- Rừng ngập mặn: Phân bố ở dọc theo các vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Trước chiến tranh nước ta có khoảng 400.000ha (P. Maurand, 1943) và hiện nay còn lại trên 200.000 ha (D. N. Lưu, 1990). Các Trung tâm rừng ngập mặn lớn của nước ta tập trung ở các khu vực Móng Cái, Cửa Ông, Quảng Yên, Cát Hải, Tiên Lãng, Thái Thụy, Xuân Thuỷ. Đặc biệt từ Vũng Tàu đến Hà Tiên là khu vực có rừng ngập mặn phát triển vào bậc nhất của Việt Nam, nổi tiếng với rừng Đước Mũi Cà Mau, rừng bần ở cửa sông Tiền, sông Hậu.v.v. Các kết quả nghiên cứu gần đây nhất ở một số khu vực cho thấy hiện trạng các rừng ngập mặn còn lại tương đối ít, khu vực Hạ Long - Cát Bà chỉ có khoảng 130ha rừng ngập mặn, Văn Phong - Đại Lãnh - 60ha v.v.

- Đầm phá và tùng, áng:

Hệ sinh thái đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam (giới hạn từ Quảng Bình đến Thuận Hải). Do đặc điểm địa hình đã tạo ra nhiều đầm phá thuộc vùng biển miền Trung. Các đầm phá thường có đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ khoảng 2 – 4m nước. Trầm tích đáy có thể chia thành 3 loại: cát hạt thô, hạt trung và bùn hạt mịn. Do thông với biển bằng các cửa nhỏ, nên chế độ thuỷ hoá bị chi phối rất mạnh theo hai mùa khô và mưa, độ muối dao động từ 1 – 32%.

Chế độ nhiệt tương đối ổn định, mùa hè trung bình 27 – 310C, mùa đông 22 – 26oC, tùng, áng là các dạng sinh cảnh rất đặc thù cho quần đảo đá vôi - castes Cát Bà - Hạ Long mà các nơi khác không thể có được. Tùng, áng chính thức được coi là một dạng tiểu hệ sinh thái đặc thù của khu vực Hạ Long - Cát Bà do Phân viện Hải dương học đề xuất năm 1999 (Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Công Thung và cộng sự, 1999). Theo các thống kê đến nay có 62 áng, 57 tùng phân bố ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát Bà. Các tùng, áng có cảnh quan sinh vật rất đẹp và còn có thể sử dụng làm các dạng Aquarium nuôi các loài sinh vật cảnh ngoài tự nhiên phục vụ bảo tồn nguồn gen và các mục đích khác.

- Hệ sinh thái vùng triều: Do sự biến thiên thuỷ triều vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển Đông Nam Bộ rất lớn, đến hơn 4m, nên các bãi triều ở các khu vực này thường dài và rộng, đây là hai khu vực có hệ sinh thái vùng triều rất đặc thù và tiêu biểu. Các bãi triều rộng lớn khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình v.v. là nơi có nhiều các bãi đặc hải sản của Việt Nam. Căn cứ vào mức độ biến đổi của thuỷ triều, vùng triều được chia thành 3 khu vực: khu triều cao, khu triều giữa và khu triều thấp. Mỗi vùng thường có những quần thể sinh vật điển hình khác nhau.

- Hệ sinh thái đảo: Các đảo ven bờ Việt Nam thường là những đảo núi thấp. Đường chia nước trên các đảo khá bằng phẳng, tuy nhiên vẫn có một số đảo do bị mài mòn mạnh đường chia nước khá dốc. Các nghiên cứu trên 7 cụm đảo đại diện cho 3 vùng biển Bắc, Trung, Nam của Việt Nam cho thấy đảo cao nhất 603m (Phú Quốc), thấp nhất 233m (đảo Phượng Hoàng), dài nhất 50km, rộng nhất 28km (đảo Phú Quốc). Đảo nhỏ nhất thuộc về đảo Phượng Hoàng dài 4,6km và rộng 2,2km, diện tích 5,5km2. Nhiệt độ trung bình trên các đảo thường cao, biến đổi từ 21 – 350C (thuộc các đảo phía nam) và 21 - 310C (các đảo phía bắc). Lượng mưa trung bình trên các đảo phía bắc thấp hơn các đảo phía nam, biến đổi từ 1711mm – 3067mm/năm. Đặc thù của khu hệ sinh vật đảo là có rừng khá tươi tốt phát triển, phần xung quanh đảo là hệ sinh vật vùng triều và có nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế.

- Hệ sinh thái cỏ biển: Việt Nam có khá nhiều thảm cỏ biển phát triển mạnh trên các bãi triều, đặc biệt các bãi triều từ miền Trung đến Côn Đảo, Phú Quốc. Thảm cỏ biển là nơi ở khá tốt cho các loài sinh vật. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây nhất thì trong thảm cỏ biển số lượng loài và mật độ, khối lượng động vật đáy cao gấp nhiều lần ngoài thảm cỏ biển (Đỗ Công Thung, 2000).

- Hệ sinh thái cảng: Ngoài 7 HST tự nhiên trên, có một hệ sinh thái đặc thù do hoạt động kinh tế cảng tạo ra. Chúng ta tạm thời gọi là hệ sinh thái cảng. Thuỷ vực trong hệ sinh thái này thường bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm dầu thải do tàu thuyền thải ra. Hệ sinh vật ở đây thường là các loài sinh vật bám tàu thuyền, các quần xã vi sinh vật có khả năng phân huỷ dầu v.v.

- Bãi cát: Các kết quả nghiên cứu gần đây đã xác định được hàng trăm bãi cát phân bố từ Bắc đến Nam. Riêng khu vực vùng biển Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn có hơn 100 bãi cát lớn nhỏ. Bờ biển miền Trung thường tạo thành các bãi cát trắng, mịn nổi tiếng như các bãi Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Lăng Cô v.v. Đặc biệt khu vực Văn Phong - Đại Lãnh có đến 16 bãi cát trắng thuộc hệ đất ngập nước có chất lượng môi trường tốt. Năm 1997 nhóm nghiên cứu của Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển) đã xác định 24 bãi cát phân bố tại 14 đảo thuộc Côn Đảo, các bãi ở đây tương đối thoải và rộng, có bãi rộng đến 1,5km.

Tác động của dầu tràn lên các hệ sinh thái

Dầu mỏ là một hỗn hợp các chất ở dạng lỏng, sánh không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Thành phần của dầu mỏ bao gồm các hydrocacbon (RH) có cấu trúc khác nhau và có thể phân thành 3 loại: các hydrocacbon mạch thẳng; hydrocacbon mạch vòng; hydrocacbon thơm; ngoài ra trong dầu mỏ còn có các hợp chất chứa oxy (các axit, xeton, rượu), các hợp chất chứa nitơ (indol, carbazol...), hợp chất chứa lưu huỳnh (nhựa đường, Bitum).

Ô nhiễm dầu và dầu tràn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hệ sinh thái biển và ven biển ở các khía cạnh sau:

- Làm biến đổi cân bằng ôxy của hệ sinh thái: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu tràn, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của hệ, như vậy cán cân điều hoà oxy trong hệ bị đảo lộn.

- Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường: các loài sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp xuất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, sẽ là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật, sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước đạt 0.1 mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước. Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ nhẹ chúng tỏ ra khó chịu, có khi phải di chuyển chỗ ở, ở mức độ nặng có thể bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim.

Cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố dầu tràn, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Dầu bám vào cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị “ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hoà tan trong nước.

- Gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đến sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hoá, dầu dần dần bị phân huỷ, lắng đọng và tích luỹ trong các lớp trầm tích của hệ sinh thái làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển

- Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển biển: Dầu tràn trôi nổi trên mặt nước theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều trôi dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, trên bãi triều, bám lên các kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây ra mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch, tắm mát trên các khu vực danh lam thắng cảnh các bãi tắm. Do vậy làm giảm doanh thu của ngành du lịch ở ven biển. Mặt khác, dầu tràn làm cho nguồn giống tôm cá bị ảnh hưởng thậm chí bị chết, dẫn đến làm giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ven biển. Dầu còn làm ảnh hưởng đến nghề khai thác muối từ nước biển do gây ra mùi vị khó chịu v.v.

Giá trị thực – Tổng giá trị kinh tế (TEV) của hệ sinh thái biển

Qua những phân tích trên đây, ta thấy rằng hệ sinh thái biển là một loại hàng hóa môi trường đặc thù, chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác nhau trong cùng hệ môi trường tự nhiên.

Với những cơ sở lý luận nêu ra trong phần 1.1 thì giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển được tính theo phương pháp tổng giá trị kinh tế, bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng.

*Giá trị sử dụng

Hình thành từ việc thực sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm:



  • Giá trị sử dụng trực tiếp

  • Giá trị sử dụng gián tiếp

  • Giá trị chọn lựa

  • Giá trị tồn tại

*Giá trị không sử dụng:

Các giá trị trên đây tạo thành tổng lợi ích cho sự phát triển hiện tại và tổng lợi ích bảo tồn. Khi sử dụng một giá trị này của tài nguyên thiên nhiên, thường phải hy sinh một số giá trị khác.

Khó có thể trong một phương thức sử dụng lại thu được hết tổng giá trị kinh tế tài nguyên thiên nhiên, do đo, chúng ta phải lựa chọn cách thức sử dụng sao cho các giá trị hy sinh là thấp nhất.

Từ các phân tích và đánh giá của các chuyên gia về hệ sinh thái biển và các nhà kinh tế môi trường, cho ta sơ đồ Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển như sau:


  1. Sơ đồ Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển

Cách tính WTP

Trong đó:

Bảng 1. Các giá trị của HST biển


Các giá trị trực tiếp

Các giá trị gián tiếp

Các giá trị lựa chọn

Các giá trị tồn tại

Sản xuất và tiêu

thụ các hàng hóa

như:

Củi đốt

Vật liệu xây dựng

Tôm, cua, ốc,…

San hô

Du lịch và giải trí

Vận tải

v.v…



Các nhiệm vụ sinh thái như:
Bảo vệ bờ biển

Ngăn chặn sự xâm

nhập của nước mặn

Kiểm soát bão và lũ lụt

Hấp thụ cácbon

Môi trường sống cho sinh vật hoang dã

Đa dạng sinh học

v.v…


Các giá trị sử dụng trong tương lai như:
Khoáng chất

Giải trí


Dược phẩm

Công nghiệp

v.v…


Các giá trị thực sự có ý nghĩa:
Văn hoá

Thẩmmỹ


Di sản

v.v…



Page 5


trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415

Giống như những hàng hoá và dịch vụ thông thường, tài sản môi trường cũng có thể bị khấu hao do những tác động từ tự nhiên hoặc con người, ví dụ ô nhiễm hay suy thoái môi trường. Khi xảy ra ô nhiễm/suy thoái môi trường những nhóm giá trị của môi trường bị suy giảm so với thời điểm trước khi xảy ra ô nhiễm suy thoái và lợi ích thu về từ việc tiêu dùng hàng hoá môi trường của xã hội cũng sẽ suy giảm. Các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình lý thuyết và những kỹ thuật thực nghiệm để lượng giá sự suy giảm của các lợi ích này (chi phí do ô nhiễm/suy thoái gây ra) để từ đó đề xuất các nhóm công cụ, chính sách, các cách tiếp cận quản lý, sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững hơn nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau nhằm xác định mức độ thiệt hại kinh tế của môi trường khi xảy ra suy thoái, sự cố, tuy nhiên, việc lựa chọn các kỹ thuật, qui trình tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng nước và từng trường hợp, đồng thời bị giới hạn bởi các yếu tố khác như cơ sở dữ liệu về các hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, các nhóm đối tượng, phạm vi và thời gian tính toán.

Nghiên cứu này sẽ tổng quát hóa các phương pháp lượng giá thiệt hại kinh tế các thiệt hại do ô nhiễm/suy thoái môi trường gây ra. Cho đến nay không có một phương pháp nào được xác định là áp dụng cụ thể để lượng giá thiệt hại của sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu được coi là một dạng cụ thể của ô nhiễm, suy thoái môi trường và vì vậy khung các phương pháp chung sẽ vấn được áp dụng để lượng giá thiệt hại này.

Chương này sẽ nêu các phương pháp lượng giá các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và phi sử dụng cùng với các bước tiến hành và ưu nhược điểm của từng phương pháp tương ứng.

Dixon (1996) đưa ra bảng các phương pháp lượng giá tương ứng với các giá trị của tài nguyên/môi trường như sau:

Bảng 4: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường


Các loại giá trị

Phương pháp lượng giá
Giá trị sử dụng trực tiếp (hàng hóa từ hệ sinh thái)
  • Phương pháp giá thị trường
  • Phương pháp chi phí du lịch
  • Phương pháp chi phí năng suất
  • Phương pháp chi phí sức khỏe/y tế
Giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ của hệ sinh thái)
  • Phương pháp chi phí thay thế
  • Phương pháp chi phí phòng ngừa/giảm nhẹ
  • Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được
  • Phương pháp hàm sản xuất
  • Phương pháp cư trú sinh thái tương đương (HEA)
Giá trị phi sử dụng
  • Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
  • Phương pháp mô hình lựa chọn
  • Phương pháp chuyển giao lợi ích

Nguồn: Dixon, A.J (1996)

Bên cạnh cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế, WB (World Bank) lại chia các loại phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường thành hai loại: phương pháp dựa trên hàm sản xuất và phương pháp dựa trên hành vi của con người.

Bảng 5: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường theo World Bank

sản xuất

Thay đổi sức khỏe con người Thay đổi trong hành vi con người

Ưa thích bộc lộ

(Revealed)



Ưa thích tuyên bố

(Stated)

Phương pháp thay đổi trong năng suất Phương pháp vốn con người Phương pháp giá hưởng thụ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp chi phí cơ hội Phương pháp chi phí y tế Phương pháp chi phí phòng ngừa/giảm nhẹ
Phương pháp chi phí thay thế Phương pháp chi phí du lịch

Nguồn: World Bank (2003)

Trong nghiên cứu này, một số phương pháp được kể trên theo cả hai cách tiếp cận sẽ được phân tích để lượng giá thiệt hại ô nhiễm do tràn dầu gây ra.


2.1.1Phương pháp giá thị trường (Makert Price Method)


Khái niệm

Phương pháp giá thị trường là phương pháp ước lượng giá trị kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, buôn bán trên thị trường, cụ thể là lượng giá sự thay đổi trong số lượng hoặc chất lượng của hàng hoá, dịch vụ đó. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế để đo lường các lợi ích kinh tế từ hàng hoá trên thị trường, dựa vào số lượng mà mọi người mua ở các mức giá khác nhau, cũng như số lượng được cung cấp trên thị trường ở các mức giá khác nhau.

Áp dụng phương pháp này đòi hỏi các dữ liệu để đánh giá thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng. Để đánh giá được thặng dư tiêu dùng cần phải ước lượng hàm cầu, muốn vậy cần có một dãy số liệu về lượng cầu ở các mức giá khác nhau theo thời gian. Ngoài ra cần phải thu thập dữ liệu về các yếu tố ngoại sinh tác động lên cầu như thu nhập hay các dữ liệu về nhân khẩu học khác. Còn thặng dư sản xuất được ước lượng thông qua chi phí sản xuất và doanh thu nhận được từ hàng hoá đáp ứng lượng cầu trên thị trường.

Mục đích

Phương pháp này được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng trực tiếp, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hoá hệ sinh thái.

Mô tả

Phương pháp này dựa trên giả thiết về thị trường không bị bóp méo bởi sự kiểm soát tỷ giá hối đoái, giá trần hay các loại thuế, trợ cấp hay độc quyền. Khi đó, trong một thị trường hiệu quả, người bán và người mua đều có thông tin đầy đủ về thị trường, và các hàng hoá, dịch vụ. Các sản phẩm đều phản ánh đầy đủ chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Một mức giá hiệu quả trên thị trường Pm, được xác định khi cung và cầu bằng nhau tại mức sản lượng Qm. Tại điểm cân bằng này, lợi ích mà xã hội thu được từ nguồn tài nguyên đạt tối đa. (Hình 2)

  1. Lượng giá giá trị hệ sinh thái sử dụng phương pháp giá thị trường.

Cách tính WTP

Nguồn: Mitsch, W. J. and Gosselink, J.G., 2004.

Đường cầu phản ánh người tiêu dùng sẵn lòng mua một sản phẩm ở các mức giá khác nhau còn đường cung phản ánh người sản xuất sẵn lòng cung cấp một sản phẩm ở các mức giá khác nhau (Taylor và Frost 2002). Thặng dư tiêu dùng là A, phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên mức giá thị trường còn thặng dư sản xuất là B, là phần diện tích nằm dưới mức giá thị trường và trên đường cung. Khi đó, tổng lợi ích kinh tế hay tổng thặng dư kinh tế là tổng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng và tổng chi phí sản xuất với lượng sản phẩm Qm (diện tích C). (Turner et al.)

Ưu điểm


  • Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu nhất để xác định giá trị các hàng hoá của hệ sinh thái dựa vào giá thị trường của chúng. Phương pháp này phản ánh người dân sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho các sản phẩm từ hệ sinh thái được mua bán trên thị trường.
  • Thu thập dữ liệu về giá thị trường, lượng mua, bán và chi phí tương đối đơn giản.
  • Phương pháp này sử dụng các số liệu quan sát được về sự ưa thích của người tiêu dùng.
  • Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế có thể chấp nhận được.

Hạn chế
  • Phương pháp này khó áp dụng với các hàng hoá từ hệ sinh thái do nhiều loại trong số chúng không có thị trường.
  • Mặt khác, giá trên thị trường thường bị bóp méo do thuế, trợ cấp, độc quyền, thông tin không hoàn hảo và nhiều loại thất bại thị trường khác, do vậy nó không phản ánh giá trị thực của các sản phẩm hệ sinh thái.
  • Cần phải xem xét các biến ngoại sinh tác động đến lên mức giá
  • Phương pháp này thường không khấu trừ đi giá thị trường của các nguồn tài nguyên khác được sử dụng để đưa các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái tới thị trường.
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó.

Mục đích

Phương pháp này có thể dùng để đánh giá lợi ích hay chi phí kinh tế mà có nguyên nhân từ:


  • Những thay đổi trong chi phí tham quan địa điểm giải trí
  • Phá bỏ một địa điểm giải trí hiện hành
  • Có thêm một địa điểm giải trí mới
  • Những thay đổi trong chất lượng môi trường ở địa điểm giải trí.

Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt thường là những nơi thu hút khách du lịch. Thực chất những nơi có chất lượng môi trường tốt là những nơi người ta phát triển du lịch và có nhiều khách tham quan nghỉ ngơi. Do đó, nếu căn cứ vào chi tiêu của khách đến nghỉ ngơi ở vị trí du lịch thì có nghĩa là chất lượng môi trường tỷ lệ thuận với chi phí của du khách. Nếu xét về cầu thì:

Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên

Bản chất của phương pháp chi phí du lịch là sử dụng các chi phí của khách du lịch làm đại diện cho giá. Mặc dù chúng ta không quan sát được con người mua chất lượng hàng hoá môi trường nhưng chúng ta lại quan sát được cách họ đi du lịch để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Đi du lịch là tốn tiền và cũng tốn thời gian. Các chi phí du lịch này có thể làm đại diện cho cái giá mà con người phải trả để hưởng thụ được cảnh quan môi trường. Có thể sử dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng đường cầu cho các cảnh quan môi trường này. Bằng cách thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm…), chúng ta có thể ước lượng giá sẵn lòng trả tổng cộng cho những cảnh quan môi trường cụ thể.

Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch

Trong số các mô hình chi phí du lịch thì chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch theo cá nhân (ITCM) là 2 cách tiếp cận phổ biến và đơn giản nhất của phương pháp chi phí du lịch. Ngoài ra còn có cách tiếp cận lợi ích ngẫu nhiên.
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra.

Vi = f (TCi, Si)

Trong đó : Vi là số lần đến điểm du lịch của cá nhân i trong 1 năm

TCi là chi phí du lịch của cá nhân i

Si là các nhân tố khác có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ như: thu nhập, chi phí thay thế, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, và trình độ học vấn.

Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trị giải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dưới đường cầu của họ. Vì vậy, tổng giá trị giải trí của khu du lịch sẽ được tính bằng cách tổng hợp các đường cầu cá nhân.

Cách tiếp cận ITCM sẽ gặp phải khó khăn khi sự dao động trong số lần đến địa điểm du lịch là quá nhỏ hoặc khi các cá nhân không đến điểm du lịch một vài lần trong năm (Georgiou et al 1997). Do đó, nếu mọi khách du lịch chỉ đến địa điểm du lịch một lần trong năm thì khó có thể chạy hàm hồi quy. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân chỉ phù hợp cho các khu du lịch mà du khách đến nhiều lần trong năm như công viên hay vườn bách thảo...

Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Trong đó: Vi là số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch

POPi là dân số của vùng i

Si là các biến kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập trung bình của mỗi vùng.

Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần tham quan trên 1000 dân, ký hiệu là VR.

Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quanh điểm du lịch sẽ được chia thành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch, vì vậy đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng. Những hạn chế nói trên của ITCM lại được khắc phục khi sử dụng ZTCM. ZTCM sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng tới điểm du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, bởi vậy số lần một cá nhân đến điểm du lịch không ảnh hưởng đến hàm.

Tuy nhiên, ZTCM cũng có những hạn chế riêng của nó. Mô hình này không hiệu quả do nó tổng hợp dữ liệu từ số lượng lớn các cá nhân thành một vài vùng quan sát (Georgiou et al 1997). Thêm vào đó, mô hình chi phí du lịch theo vùng coi tất cả các cá nhân đến từ một vùng có các chi phí du lịch như nhau trong khi điều này không phải lúc nào cũng đúng.



Là phương pháp phức tạp và tốn chi phí nhất. Nó cũng là một phương pháp tiên tiến vì cho phép tính toán lợi ích một cách khá linh hoạt. Đây là cách tiếp cận tốt nhất để đánh giá lợi ích của những địa điểm đặc trưng hoặc là sự thay đổi chất lượng địa điểm hơn là cả địa điểm nói chung. Nó cũng là cách tiếp cận phù hợp khi có nhiều địa điểm thay thế.

Chẳng hạn, một cơ quan muốn đánh giá mất mát về kinh tế do suy giảm số lượng cá chứ không phải là mất mát toàn bộ số cá. Phương pháp lợi ích ngẫu nhiên là cách tốt nhất vì nó tập trung vào những lựa chọn giữa các địa điểm có thể thay thế cho nhau mà có chất lượng khác nhau.

Giả định các cá nhân sẽ đến địa điểm họ ưa thích chứ không phải là tất cả các địa điểm có thể câu cá. Các cá nhân sẽ đánh đổi giữa chất lượng nơi họ đến với chi phí du lịch đến tham quan nơi đó. Do vậy, mô hình này đòi hỏi thông tin về tất cả những nơi mà một khách du lịch có thể chọn như chất lượng, chi phí du lịch tới từng nơi.

Người nghiên cứu có thể điều tra qua điện thoại lựa chọn ngẫu nhiên người dân trong một nước. Người phỏng vấn hỏi họ nếu họ có đi câu hay không. Nếu có, thì hỏi họ những câu hỏi về số lần đi câu trong năm qua, nơi họ đi, khoảng cách đến từng nơi và thông tin khác tương tự như thông tin thu thập trong điều tra chi phí du lịch cá nhân. Người điều tra phỏng vấn cũng có thể hỏi những câu hỏi về số loài cá là mục tiêu của mỗi chuyến đi và bao nhiêu cá mà họ đánh bắt được.

Sử dụng thông tin này, người nghiên cứu có thể ước lượng một mô hình thống kê mà có thể dự đoán được cả lựa chọn đi câu hay không và những nhân tố xác định nơi nào được chọn. Nếu có đặc điểm về chất lượng của những nơi đó thì mô hình cũng có thể dễ dàng đánh giá giá trị cho những thay đổi về chất lượng địa điểm chẳng hạn mất mát kinh tế do suy giảm tỷ lệ đánh bắt ở nơi đó.

Mô tả

Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch

Trong phần này sẽ nêu các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch theo vùng.

Bước 1: Xác định vị trí mà chúng ta cần đánh giá, sau đó chọn một số người thường xuyên lui tới đó.

Bước 2: Sử dụng hệ thống phiếu điều tra, đánh giá, bảng hỏi đã thiết kế sẵn để phỏng vấn từng khách du lịch. Chúng ta hỏi khách du lịch về:


  • Họ tới từ đâu (thành phố nào, nước nào)
  • Số khách trên một phương tiện chuyên chở tới
  • Phương tiện chuyên chở (ô tô, máy bay, xe máy…)
  • Thời gian đi đến và ở tại địa điểm
  • Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi
  • Thu nhập của khách
  • Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở…)
  • Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.

Trong đó có hai nội dung cơ bản mà ta không thể bỏ qua, đó là quãng đường mà họ lui tới địa điểm nghiên cứu là bao xa và số lần lui tới trong 1 năm.

Ngoài ra, ta cũng phải thu thập thông tin về số lượng khách du lịch từ mỗi vùng và số lần thăm khu du lịch vào năm trước. Ở tình huống giả thuyết này, giả định rằng cán bộ ở khu du lịch giữ những ghi chép về số lượng khách du lịch và nơi đến của họ, những dữ liệu được sử dụng để tính tổng số lần thăm khu du lịch ở mỗi vùng trong năm trước.

Bước 3: Phân nhóm các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là những người có khoảng cách tương tự nhau chúng ta gộp vào một nhóm.

Bước 4: Ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là bước quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các cảnh quan môi trường.

- Chi phí của chuyến đi:

P = e + f + ac + OC + ct

Trong đó:

e (entrance fee): vé vào cổng

f (food and drink): chi phí ăn uống

ac (accomodation): chi phí nghỉ ngơi

OC: chi phí thời gian – thời gian đi lại và thời gian ở địa điểm – chi phí cơ hội.

Thời gian đi du lịch có thể dành cho những hoạt động khác có thể đem lại lợi ích. Tiền lương phản ánh chi phí cơ hội của thời gian, nó sẽ được sử dụng như là một giá ẩn của thời gian. Tuy nhiên, mức tiền lương có thể bị bóp méo bởi sức ép của cơ quan. Cách thích hợp là ước lượng giá trị thời gian sẽ được xây dựng.

OC = (D1 + D2) x TNBQ

OC : chi phí cơ hội của du khách

D­1 : số ngày du khách đi đến và rời khỏi địa điểm

D­2 : số ngày du khách lưu lại địa điểm du lịch

TNBQ : Thu nhập bình quân mỗi du khách

ct (cost of transport): chi phí đi lại bao gồm chi phí vé tàu, xe hay máy bay hoặc là chi phí xăng dầu và bảo quản phương tiện. Do đó, chi phí đi lại của khách du lịch phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện đi lại.

Như vậy, chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm: vé vào cổng, chi phí nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đường đi và trong thời gian lưu lại khu giải trí, chi phí phương tiện giao thông.

- Tỷ lệ thăm quan trên 1000 dân ở mỗi vùng. Nó đơn giản chỉ là tổng lượt thăm quan mỗi năm từ mỗi vùng chia cho dân số của vùng với đơn vị nghìn người.

VR­i =

Cách tính WTP

VR­i: Tỷ lệ số lần tham quan vùng i

Vi: Số lượt khách đến trong 1năm của vùng xuất phát

POPi: Tổng số dân mỗi vùng xuất phát

Bước 5: Đánh giá quan hệ giữa chi phí của chuyến đi và số lần đi tới vị trí đánh giá của các nhóm thông qua các số liệu điều tra, tính toán ở trên. Phân tích hồi quy để ước lượng công thức có liên quan đến số lần đi theo đầu người với chi phí của chuyến đi.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Hay: VRi = V(TCi, Si)

Toàn bộ vùng sẽ có nhu cầu là:

niVRi = niV(TCi, Si)

Trong đó: ni là số người ở vùng i đến thăm quan.

Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại được coi là thể hiện nhu cầu giải trí. Tức là giả định rằng chi phí đi lại thể hiện giá trị giải trí và số lần đi lại thể hiện lượng giải trí.

Xây dựng hàm cầu số lần đi tới địa điểm bằng sử dụng các kết quả phân tích hồi quy. Tổng lợi ích kinh tế của địa điểm đối với khách du lịch được tính bằng thằng dư tiêu dùng hay chính là phần diện tích dưới đường cầu.



  1. Đồ thị hàm cầu về giải trí trong TCM

Cách tính WTP


Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí

= lợi ích của khu vực tự nhiên (theo giả định)


Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số giả thiết sau phải được thoả mãn:


  • Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.

  • Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.
  • Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại giống nhau, có như vậy thì ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.
  • Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.

Ưu điểm
  • Đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Về lý luận, dựa trên mô hình kinh tế truyền thống đã có để xây dựng dù nó chưa hoàn hảo nhưng cũng đảm bảo được sự đồng thuận của các nhà kinh tế. Về thực tiễn, nó hoàn toàn phù hợp ở chỗ mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi trường với chấp nhận chi phí để hưởng thụ giá trị hàng hoá của khách du lịch.
  • Phương pháp dựa trên hành vi thực tế (mọi người làm trên thực tế) chứ không phải là bộc lộ sự sẵn lòng chi trả - WTP (mọi người nói họ sẽ làm trong một tình huống giả thuyết).
  • Xem xét trên góc độ kinh tế, phương pháp chi phí du lịch cho chúng ta một cách nhìn nhận tương đối dễ hiểu, dễ tiếp cận.
  • Những cuộc điều tra phỏng vấn ở địa điểm thường cho quy mô mẫu lớn vì khách du lịch thường hứng thú khi được phỏng vấn. Các kết quả thu được cũng tương đối dễ dàng để giải thích và chứng minh.
  • Nếu công việc điều tra, phỏng vấn khách quan và đúng quy trình thì kết quả mang lại phục vụ tốt cho công tác chính sách.

Hạn chế
  • Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp có những du khách cho rằng vị trí đánh giá rất có ý nghĩa với họ. Do vậy, thay vì thường xuyên đến họ mua luôn nhà gần vị trí đó để ở. Trong trường hợp đó việc xác lập cự ly phải được xem xét và tính toán lại.
  • Cũng có trường hợp khi chúng ta điều tra gặp phải những đối tượng không phải bỏ chi phí (thường xảy ra ở những vị trí gần với địa bàn cư trú) nhưng lại đánh giá rất cao chất lượng môi trường ở đó. Như vậy, không thể định giá môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch mà phải sử dụng phương pháp khác.
  • Phương pháp này chỉ sử dụng ở những nơi có khách du lịch, những nơi không có khách du lịch thì chúng ta phải sử dụng phương pháp khác.
  • Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này chúng ta còn gặp phải một số trở ngại khác như: sự trả lời không chính xác theo mẫu hoặc những vấn đề liên quan đến lợi ích của những người không sử dụng trực tiếp… Trong trường hợp đó đòi hỏi người đánh giá phải có những cách xử lý về mặt kỹ thuật phù hợp: xây dựng bảng điều tra mẫu, thống kê, mô hình kinh tế lượng. Hơn nữa, những người thực hiện cần phải hiểu biết không chỉ về lĩnh vực kinh tế, môi trường mà cả du lịch thì mới xác định được một giá trị chất lượng môi trường phản ánh đúng với thực tiễn.

Khái niệm

Phương pháp này được phát triển dựa trên phương pháp phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, coi sự thay đổi trong năng suất là cơ sở đo lường giá trị. Phương pháp này sử dụng giá thị trường (không bị bóp méo) cho đầu vào và đầu ra trong sản xuất để lượng giá những thay đổi vật lý trong quá trình này. Các giá trị tiền tệ sau đó được đưa vào các phân tích kinh tế của dự án. Phương pháp này dựa vào kinh tế học phúc lợi tân cổ điển và việc xác định phúc lợi xã hội.

Mục đích

Phương pháp thay đổi năng suất được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lượng giá môi trường. Dưới đây là một số kịch bản có thể sử dụng phương pháp này:


  • Xói mòn đất: Phương pháp này được sử dụng để đo lường sự suy giảm sản lượng mùa vụ và những tác động xói mòn gây ra đối với vùng hạ lưu như tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu hay làm bồi lắng các hồ chứa nước.
  • Ô nhiễm không khí: Đo lường thiệt hại đến sức khoẻ con người do ô nhiễm không khí và tác động của nó tới ngày làm việc
  • Mưa axit: Đo lường sự mất giá sản xuất qua đó thấy được thiệt hại đối với cây trồng
  • Ô nhiễm đối với các loài cá: nước bị ô nhiễm là giảm khả năng duy trì trữ lượng cá, điều này tác động lên thu nhập của các ngư dân
  • Đất trồng nhiễm mặn: làm giảm sản lượng, làm đất mất khả năng duy trì mùa vụ

Mô tả

Sử dụng phương pháp thay đổi năng suất cần tiến hành theo hai bước cơ bản và các vấn đề cần lưu ý trong mỗi bước như sau:

Bước 1: Xác định các tác động vật lý.

Vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp này là phải xác định được các tác động vật lý do các dự án gây ra. Khi đó, cần phải lưu ý:


  • Sự thay đổi năng suất do dự án gây ra phải được xác định bên trong và bên ngoài. Những thay đổi bên trong là các đầu ra từ dự án và được đưa vào các phân tích dự án. Những thay đổi bên ngoài (gồm cả tích cực và tiêu cực) là những ngoại ứng về kinh tế và môi trường của dự án mà trước đây thường bị bỏ qua. Các ngoại ứng này cần phải được đưa vào phân tích để xác định đầy đủ các tác động của dự án.
  • Các tác động lên năng suất cả trong và sau tiến trình dự án đều phải được đánh giá. Thậm chí phải xem xét các trường hợp có nhiều dự án thay thế và trường hợp không có dự án để xác định những thay đổi do các dự án mang lại so với khi tiến hành dự án. Ví dụ, một dự án phát triển nông nghiệp vùng cao được đề xuất có thể gây xói mòn đất và gây thiệt hại đối với sản lượng gạo vùng hạ nguồn. Chi phí môi trường của dự án không chỉ là tổng thiệt hại đối với sản lượng gạo mà sự bồi lắng mà dự án tạo ra. Một phân tích có cả kịch bản có và không có dự án sẽ giúp xác định được mức độ thiệt hại hoặc thiệt hại tránh được từ dự án.
Cũng cần phải lưu ý xem điều gì có thể xảy ra khi không có dự án vì trong nhiều trường hợp không phải lúc nào đầu ra cũng có cùng một sản lượng như ở hiện tại. Nếu nguồn tài nguyên được dự đoán là sẽ suy giảm trong tương lai thì phân tích cũng cần phải tính đến sự giảm đi theo thời gian này. Nếu chúng ta muốn so sánh sự khác biệt giữa các lựa chọn có và không có dự án qua thời gian thì không thể so sánh với thời điểm hiện tại được.

Bước 2: Gán giá thị trường cho những tổn thất.

Phương pháp này sử dụng giá thị trường để đo lường những tổn thất trong sản xuất hoặc chi phí đầu vào gia tăng.

Cần phải giả thiết về thời gian để đo lường những thay đổi, về giá “chuẩn” được sử dụng và về những thay đổi ở tương lai với mức giá tương đối.

Một vấn đề nảy sinh trong phương pháp này là không tồn tại thị trường cho hàng hoá hệ sinh thái hoặc thị trường bị bóp méo. Khi đó cần phải có các phương pháp thay thế, các phương pháp này sẽ lượng giá:


  • Lợi ích của sản phẩm. Ví dụ, các loài cây thuốc có thể được lượng giá thông qua lợi ích do tránh được những hậu quả của bệnh tật.
  • Giá của hàng hoá thay thế. Ví dụ, tổn thất do mất tính sẵn có của củi đốt có thể được lượng giá thông qua giá của dầu hoả, hay đi lại bằng đường bộ là phương án thay thế cho đi lại trên sông, hồ…
  • Chi phí thời gian lao động gia tăng. Thời gian bỏ ra để thu lượm các sản phẩm từ hệ sinh thái có thể được sử dụng để đo lường giá trị của các sản phẩm đó. Hoặc là trong trường hợp giảm lượng củi đốt, tổn thất được đo bằng chi phí của thời gian gia tăng để thu lượm cùng một lượng củi như trước.

Ưu điểm
  • Đây là phương pháp lượng giá các tác động ít gây tranh cãi nhất so với các phương pháp khác. Cơ sở áp dụng phương pháp này khá đơn giản, có thể dễ dàng giải thích và chứng minh được
  • Phương pháp này khá đơn giản vì sử dụng giá thị trường để đo lường tổn thất trong sản xuất hoặc chi phí đầu vào gia tăng.
  • Do dữ liệu không khó thu thập nên phương pháp này không tốn chi phí.

Hạn chế
  • Sử dụng giá thị trường có thể đem lại kết quả sai do sự can thiệp của chính phủ gây bóp méo thị trường như thuế, trợ cấp, bảo hộ nhập khẩu hoặc do độc quyền.
  • Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong sản xuất không đủ lớn để biến đổi giá thị trường. Tuy nhiên, khi sự thay đổi đó là đủ lớn thì việc giá thị trường thay đổi sẽ làm phân tích khó khăn hơn. Điều này có thể xảy ra khi một tỷ lệ lớn nguồn cung của một nước lại có được từ vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi chất lượng môi trường. Trong trường hợp này, giá thị trường cần được điều chỉnh để phản ánh giá dự đoán khi không có sự thay đổi môi trường.
  • Phương pháp này sử dụng giá thị trường nên thường chỉ phản ánh được giá trị sử dụng mà không tính được các giá trị phi sử dụng như giá trị tuỳ thuộc, giá trị tồn tại hay giá trị lựa chọn...

Khái niệm

Phương pháp chi phí sức khoẻ thường được sử dụng để lượng giá chi phí của bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Giống với phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp này dựa trên hàm thiệt hại cơ bản. Trong phương pháp chi phí sức khoẻ, hàm thiệt hại liên kết giữa mức độ ô nhiễm với mức độ tác động lên sức khoẻ.

Mục đích

Các nghiên cứu chi phí sức khỏe thường đo lường các gánh nặng kinh tế do bệnh tật gây ra và ước lượng khoản tiết kiệm lớn nhất thu được do loại trừ được một loại bệnh nhất định. Nhiều nghiên cứu cung cấp thông tin đầu vào cho các chính sách sức khỏe cộng đồng do chúng đề cập tới phạm vi ảnh hưởng của bệnh tật đối với xã hội.

Mô tả

Có ba lựa chọn liên quan đến phương pháp chi phí sức khỏe


  1. nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi tác động của bệnh
  2. nghiên cứu áp dụng phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên
  3. các chi phí trực tiếp và gián tiếp được xác định và đo lường như thế nào

(i) Tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi tác động

Nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mắc bệnh thường được sử dụng để đo lường tác động của các biện pháp phòng ngừa. Tỷ lệ mắc bệnh được xác định là số ca bệnh trong một thời gian nhất định. Bằng cách đo lường sự khác nhau trong số người mắc bệnh giữa hai năm, thì tác động của các biện pháp phòng ngừa được đo bằng số ca bệnh tránh được.

Còn nghiên cứu dựa trên phạm vi tác động của bệnh thì xem xét tổng chi phí liên quan đến dịch vụ y tế, bao gồm cả chi phí phòng ngừa, điều trị và hồi phục. Thậm chí còn xem xét cả tổn thất do bệnh tật và tử vong gây ra trong một khoảng thời gian nhất định.

(ii) Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên.

Từ trên xuống có nghĩa là dữ liệu về người bệnh được thu thập từ sổ sách của các tổ chức, bệnh viện công còn từ dưới lên nghĩa là thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp từ người bệnh, ví dụ như sử dụng bảng hỏi. Đôi khi có thể sử dụng cả hai cách trên.

(iii) Chi phí trực tiếp và gián tiếp

Trong lượng giá kinh tế có ba loại chi phí thường được đề cập, đó là chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí không nhìn thấy được. Loại thứ ba thường là sự đau đớn, lo lắng, sự chịu đựng do bệnh tật gây ra, chúng thường bị bỏ qua vì rất khó đo lường.

Các chi phí trực tiếp là giá trị của nguồn lực thay vì tạo ra các hàng hóa, dịch vụ khác thì nó được dùng để chi trả cho các dịch vụ y tế. Theo cách tiếp cận chi phí cơ hội, chi phí trực tiếp được hiểu là các nguồn lực cần có để phòng ngừa, chuẩn đoán và điều trị bệnh. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào chi phí cho thuốc thang, điều trị nội trú và ngoại trú. Chi phí đi lại từ nhà đến trung tâm y tế và thời gian chờ đợi cũng được xem là chi phí trực tiếp nhưng thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu chi phí sức khỏe do chúng khó đo lường.

Các chi phí gián tiếp xuất hiện khi khả năng làm việc của con người bị suy giảm. Có ba phương pháp dùng để đo lường chi phí gián tiếp, đó là: phương pháp vốn con người, phương pháp chi phí gián đoạn (friction cost method) và phương pháp sẵn lòng chi trả.


  • Phương pháp vốn con người đo lường tổn thất trong sản xuất, cụ thể là thu nhập của người bệnh bị mất. Đối với các chi phí do tử vong hoặc ốm yếu, tàn tật vĩnh viễn thì phương pháp này đo lường bằng cách nhân thu nhập bị mất ở mỗi độ tuổi với xác suất sống đến tuổi đó. Phương pháp này cũng tính đến cả công việc nội trợ, xem đó là chi phí cơ hội của việc thuê lao động khác từ thị trường.
  • Phương pháp chi phí gián đoạn chỉ đo lường những tổn thất trong sản xuất trong khoảng thời gian thay lao động. Nghĩa là, phương pháp này cho rằng, những tổn thất trong sản xuất sẽ được bù đắp bởi một lao động. Còn mất công việc chỉ tạo ra chi phí trong thời gian một lao động mới được thuê và đào tạo lại mà thôi.
  • Phương pháp sẵn lòng chi trả đo lường khoản tiền mà cá nhân sẵn lòng chi trả để giảm khả năng mắc bệnh và khả năng tử vong

Phân tích độ nhạy

Các nghiên cứu về chi phí sức khỏe thường dựa trên các giá trị ước lượng, do đó có thể đi kèm tính không chắc chắn và nhiều các giả thiết để xác định chi phí bệnh tật. Một phân tích nên đưa ra ước lượng với một vài các tỷ lệ chiết khấu khác nhau để cung cấp một dãy chi phí thay vì chỉ một kết quả, qua đó, tăng tính tin cậy cho các phân tích chính sách về y tế.

Ưu điểm và hạn chế

Phương pháp chi phí sức khỏe bỏ qua sự ưa thích sức khỏe hơn bệnh tật của cá nhân bị tác động, mà với sự ưa thích này cá nhân sẵn lòng chi trả. Phương pháp này cũng giả định rằng các cá nhân điều trị bệnh khi có tác động từ bên ngoài và họ không có biện pháp phòng ngừa nào, đồng thời bỏ qua chi phí tự điều trị để giảm rủi ro bệnh tật. Ngoài ra, phương pháp này còn loại trừ những tổn thất phi thị trường do bệnh tật gây ra như đau đớn và sự chịu đựng của người bệnh và người nhà, hoặc sự hạn chế đối với các hoạt động khác ngoài công việc.

Nhìn chung phương pháp chi phí sức khỏe dễ áp dụng để lượng giá các tác động môi trường khi các bệnh thường là ngắn, tách biệt, và không có ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó xử lý đối với các bệnh kinh niên khi giai đoạn bệnh kéo dài.

Ví dụ về một dự án cung cấp nước làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Trường hợp này có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ giữa nguồn nước bị ô nhiễm với người mắc bệnh tiêu chảy và bệnh nhìn chung là không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ trẻ em (tất nhiên phải xem xét cả nguồn truyền bệnh khác như thực phẩm bị ô nhiễm đo được tưới bằng nước nhiễm bẩn hoặc truyền trực tiếp qua tay).

Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả cần lựa chọn các dự án, chương trình phù hợp theo hướng dẫn sau:

  • Cần phải thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa nguyên nhân - kết quả tác động và nguyên nhân gây bệnh phải dễ dàng xác định.
  • Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không có ảnh hưởng lâu dài
  • Phải tính được ước lượng về thu nhập và chi phí y tế. Trường hợp những người thất nghiệp và nông dân thuần túy cần sử dụng “giá bóng” đối với thu nhập của họ.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 6


Khái niệm

Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như là chi phí thay thế chúng với hàng hoá và dịch vụ do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng đất ngập nước hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự.

Phương pháp chi phí thay thế giả thiết rằng các chi phí phải gánh chịu để thay thế các tài sản môi trường đã mất có thể được ước lượng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ nhận được từ tài sản môi trường đó. Một cách cơ bản, giả thiết ràng một lượng tiền mà xã hội phải chi trả để thay thế cho những tài sản môi trường là tương đương với những lợi ích những tài sản đó đem lại bị mất đi.

Mục đích

Để đánh giá xem có nên thay thế các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thay thế hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từ hệ sinh thái này một cách đơn giản nhất và tốn ít chi phí nhất.

Mô tả

Bước 1: xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái được đánh giá và đánh giá qui mô mà các dich vụ đó đem lại lợi ích. Điều quan trọng là đánh giá dịch vụ hệ sinh thái nào thường xuyên được sử dụng chứ hơn là đánh giá tổng khả năng của hệ sinh thái khi cung cấp các dịch vụ đó.

Bước 2: xác định các hàng hoá và dịch vụ nhân tạo hoặc cơ sở hạ tầng có thể thay thế cho các dịch vụ hệ sinh thái tại mức qui mô mà những hàng hoá này có thể đem lại lợi ích. Cơ sở hạ tầng thay thế mang lại một lượng cân bằng về dịch vụ như là hệ sinh thái đó và là một lựa chọn có tính khả thi.

Bước 3: xác định các chi phí của các hàng hoá và dịch vụ thay thế hoặc cơ sở hạ tầng. Các dữ liệu về chi phí của hàng hoá và dịch vụ thay thế cũng như cơ sở hạ tầng này được thu thập từ nguồn thứ cấp hoặc được xác định thông qua tư vấn của các chuyên gia.

Ví dụ: Vấn đề bảo vệ bờ biển nhờ rừng đước ở Nam Thái Lan được lượng giá thông qua việc sử dụng phương pháp chi phí thay thế. Một chức năng quan trọng của rừng đước là chắn gió và ổn định đường bờ biển. Giá trị của dịch vụ này có thể được ước lượng thông qua tính toán các chi phí thay thế rừng đước này bằng một con đê được xây dựng. Đơn vị chi phí xây dựng một con đê để ngăn ngừa xói mòn là $875/m bờ biển. Dựa vào các nghiên cứu sinh thái, cần thiết phải bảo tồn rừng đước với chiều rộng ít nhất là 75 m chiều dài bờ biển để ổn định bờ biển với cùng mức ngăn ngừa như một con đê đó. Tính đến một đơn vị chi phí xây đê, giả sử rằng một con đê rộng 1m, giá trị của 75m chiều rộng của rừng đước xấp xỉ là US$11.67/m2 hoặc US$16,667/ha.

Ưu điểm

Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của hệ sinh thái và có những ưu điểm nhất định là khá đơn giản trong ứng dụng và phân tích do không yêu cầu phải sử dụng điều tra cụ thể hay phân tích phức tạp, có thể dùng để định giá các lợi ích sử dụng gián tiếp khi không có số liệu về sinh thái để đánh giá các chức năng gây hại.

Nhược điểm

Nhược điểm chính của phương pháp này là thường khó tìm được chính xác những thay thế cho hàng hoá và dịch vụ môi trường để cung cấp mức lợi ích tương đương. Nếu các cơ sở vật chất do con người tạo ra mang lại một mức dịch vụ thấp hơn (hoặc cao hơn) thì giá trị của dịch vụ hệ sinh thái sẽ bị đánh giá thấp (hoặc cao). Phương pháp chi phí thay thế không đưa ra những các đo lường giá trị kinh tế một cách thật sự chính xác. Phương pháp này không dựa vào sở thích của con người đối với hàng hoá và dịch vụ được đánh giá. Thay vào đó, phương pháp này giả thiết rằng nếu con người chi trả để thay thế một dịch vụ hệ sinh thái mất đi thì dịch vụ đó phải đáng giá ít nhất bằng chi phí thay thế. Vì vậy, phương pháp này được đánh giá cao nhất trong trường hợp có những chi phí thay thế nào đã từng hoặc sắp được thực hiện. Xác định các lựa chọn thay thế mang tính khả thi về mặt kỹ thuật nhưng lại không được chấp nhận về mặt xã hội hay kinh tế có thể dẫn đến kết quả ước lượng cao hơn so với giá trị của hệ sinh thái.



Khái niệm

Các hệ sinh thái thông thường bảo vệ các tài sản có giá trị kinh tế khác của con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng các giá trị của tài sản được bảo vệ hoặc những chi phí cho các hoạt động nhằm tránh những thiệt hại đó, nhằm đo lường lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một rặng san hô có vai trò bảo vệ đường bờ biển khỏi những thiệt hại của bão, giá trị của chức năng bảo vệ bờ biển của san hô có thể được ước lượng như là những thiệt hại tránh được do tránh bị mất mát tài sản, chi phí nếu cơn bão xảy ra.

Mục đích

Để đánh giá xem có nên khôi phục, giữ gìn các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thiệt hại do mất hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từ việc xây dựng, giữ gìn đó một cách đơn giản.

Các bước tiến hành

Bước 1: xác định các dịch vụ sinh thái có chức năng bảo vệ và đánh giá sự mở rộng trong đó mức bảo vệ nào sẽ thay đổi khi có giả thiết hệ sinh thái cụ thể bị suy giảm. Bước này bao gồm việc thu thập thông tin về khả năng có thể xảy ra của một sự kiện gây thiệt hại và sự mở rộng của thiệt hại được những giả thiết khác nhau về sự suy giảm hệ sinh thái.

Bước 2: xác định cơ sở hạ tầng, tài sản, hoặc số dân sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong việc bảo vệ của hệ sinh thái đó và xác định những ranh giới mà các tác động đó sẽ không cần đưa vào phân tích.

Bước 3: ước lượng qui mô thêm vào của những thiệt hại dưới những giả thiết suy giảm hệ sinh thái.

Bước 4: ước lượng chi phí của những thiệt hại đó bằng cách sử dụng thông tin về giá trị của các tài sản khi có rủi ro.

Các dữ liệu có thể có của các sự cố gây ra các thiệt hại sẽ luôn sẵn có dựa vào tư vấn của các chuyên gia và các ghi chép theo thời gian. Các dữ liệu về giá trị của các tài sản khi có rủi ro cũng sẽ sẵn có, đặc biệt là các dữ liệu về giá trị của tài sản. Dự đoán và xác định về lượng những thay đổi của thiệt hại dưới những giả thiết suy giảm hệ sinh thái ở các mức độ khác nhau luôn luôn phức tạp vì có thể đòi hỏi các dữ liệu cụ thể và xây dựng mô hình.

Ví dụ: Giá trị bảo vệ của rặng san hô ở đảo Guam

Chức năng của các rặng san hô như một con đê tự nhiên, có thể làm giảm năng lượng của sóng và giúp bảo vệ đường bờ biển. Trong trường hợp không có những rặng san hô này, tỷ lệ xói mòn và mất đường bờ biển (và những thiệt hại kinh tế kết hợp) sẽ cao hơn rất nhiều. Chức năng bảo vệ đường bờ biển có ý nghĩa đặc biệt ở Guam vì đầy là một nơi được gọi là “thắt lưng của các cơn bão” và vì thế thường phải gánh chịu rất nhiều những tác động của lốc xoáy, bão. Theo biên độ từ trước tới nay, các cơn bão ngày càng trở nên nhiều và mạnh hơn. Trong khi đó những thiệt hại kinh tế cũng gia tăng, đường bờ biển tiếp tục bị xói mòn. Sử dụng GIS, các khu vực phải hứng chịu lũ lụt bởi các cơn bão (và số các toà nhà bị thiệt hại) được xác định với 2 giả thiết là có san hô và không có san hô. Với trường hợp có san hô, thiệt hại trung bình hàng năm là US$4.3 triệu. Trong trường hợp không có san hô, những thiệt hại này càng gia tăng lên đên US$12.7 triệu một năm. Vì thế, giá trị bảo vệ đường bờ biển của san hộ ở Guam là US$8.4 triệu một năm.

Ưu điểm

Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá hệ sinh thái mang lại chức năng bảo vệ tự nhiên. Phương pháp này có thể giải quyết những thiệt hại có thể tránh được do ô nhiễm và rủi ro trong tự nhiên (là những tác động ngoại ứng thông thường)

Nhược điểm

Một nhược điểm của phương pháp này là hầu hết các trường hợp ước lượng những thiệt hại tránh được vẫn còn mang tính giả thuyết. Các trường hợp này đều dựa vào việc dự đoán cái gì sẽ xảy ra khi các dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp sẽ bị suy giảm. Thậm chí khi việc đánh giá dựa vào các dữ liệu thực tế thì khi các thiệt hại xảy ra cũng rất khó để liên hệ những thiệt hại này với những thay đổi trong tình trạng của hệ sinh thái hoặc để chắc chắn trong việc xác định các tác động sẽ xảy ra nếu các dịch vụ của hệ sinh thái bị suy giảm. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được là một cách tiếp cận không quá phức tạp để ước lượng giá trị bảo vệ tự nhiên của các dịch vụ hệ sinh thái.



Khái niệm

HEA là một phương pháp được sử dụng để đo mức khôi phục đền bù cho những mất mát của các dịch vụ sinh thái. Phương pháp này đòi hỏi các dự án khôi phục đền bù đều phải mang lại các dịch vụ thay thế sao cho tổng giá trị kinh tế ít nhất cũng bằng tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ bị mất đi. Điều này có nghĩa là qui mô của dự án khôi phục đền bù phải đủ để bù đắp lại những giá trị của các dịch vụ bị mất đi.

Mục đích

Xác định lượng (diện tích) cần khôi phục để đạt được trạng thái cân bằng như ban đầu khi chưa có sự cố xảy ra.

Các bước tiến hành

Việc khôi phục các nơi cư trú bao gồm thay thế các khu vực đã bị mất mát về mặt vật lý (diện tích) hay nơi cư trú bị gây tổn hại bằng những dịch vụ sinh thái bị mất đi trước đấy (ví dụ về chức năng, giá trị sinh thái…). Không phải tất cả các nơi cư trú đều có cùng năng suất, sản lượng như nhau. Do đó, có một loạt những kỹ thuật khác nhau để tính toán về các nơi cư trú để đề ra biện pháp khôi phục, trong đó có qui trình đánh giá nơi cư trú (Habitat Evaluation Procedure - HEP) (của USFWS, 1980) và phân tích chức năng dựa vào phân loại các giả thiết về đất ngập nước, HGM (của Smith và cộng sự, 1995). Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ áp dụng cho những nơi cư trú cụ thể và không mở rộng áp dụng cho những trường hợp khác. Việc ước lượng chính xác nơi cư trú đó có năng suất và sản lượng là bao nhiêu để khôi phục (hay tỷ lệ suy giảm hay thay thế) trước đây chủ yếu chỉ dựa vào đánh giá, phán đoán các giá trị (Fonseca và cộng sự, 2000).

Tuy nhiên, những phương pháp này cũng không chắc chắn ở chỗ liệu rằng các dịch vụ đó có được thay thế một cách đầy đủ. Phân tích nơi cư trú tương đương (HEA) là một phương pháp được phát triển bởi Cơ quan khí quyển và hải dương học quốc gia (NOAA) để tính toán mức đền bù cho những thiệt hại ở nơi cư trú do tràn dầu hoặc do các tác động liên quan đến các chất gây ô nhiễm khác (NOAA, 1997). Phương pháp này hoàn thiện thêm so với những phương pháp trước đó về sự thay thế của việc mất đi các dịch vụ giữa thời gian tác động và khi nơi cư trú được khôi phục hay tạo ra đủ các chức năng như ban đầu (Hình 4). HEA làm được điều này vì đã kết hợp chặt chẽ với nội dung của chiết khấu trong học thuyết kinh tế với giả sử rằng mọi người đánh giá cao giá trị của dịch vụ ở hiện tại hơn là trong tương lai. Giả thiết tỷ lệ chiết khấu là 3%, do đó để thay thế một lượng dịch vụ cụ thể, mỗi năm nơi cư trú đó sẽ phải sản sinh thêm 3% của lượng dịch vụ bị mất đi.

  1. Ước lượng các dịch vụ bị mất đi (A) và các dịch vụ được khôi phục (B).

Cách tính WTP

Nguồn: NOOA (2001)

HEA được sử dụng bởi NOAA và dịch vụ quản lý khoáng sản, được áp dụng trong các tình huống đa dạng như dòng nước, cỏ biển ở tầng đáy, san hô. Vì đây là một phương pháp tổng hợp nên có thể áp dụng trong rất nhiều tình huống bao gồm đánh giá cả nơi cư trú và các loài cá thể. Mặc dù HEA là một phương pháp còn khá mới, tuy nhiên cũng đã được chấp nhận như một cơ sở giải quyết ở toà án liên bang (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với Melvin A. Fisher et al, 1997).

Nền tảng của HEA: Cấu trúc của phương pháp này khá đơn giản. Việc tính toán có bao nhiêu nơi cư trú cần phải được khôi phục hoặc thay thế đều dựa vào việc ước lượng tổng mất đi trong dịch vụ do bị thiệt hại. Tổng mất đi này được ước lượng từ mức thiệt hại ban đầu của nguồn tài nguyên và mất đi của dịch vụ xảy ra trong suốt thời gian giữa thiệt hại ban đầu và khi nơi cư trú được khôi phục hay thay thế với đầy đủ chức năng như ban đầu. Trường hợp này tương tự như trả một khoản nợ ngân hàng. Người đi vay phải trả khoản nợ gốc ban đầu mà còn phải thêm một khoản theo lãi suất trong toàn bộ thời gian hoàn trả. Trong trường hợp đó, khoản nợ chính là mất đi trong các dịch vụ sinh thái và khoản phải trả chính là khoản thay thế cho các dịch vụ bằng việc khôi phục những khu vực bị thiệt hại và/ hoặc xây dựng một nơi cư trú mới.

Ba thông tin quan trọng cần thiết cho việc tính toán. Đó là


  1. Thông tin về các dịch vụ tự nhiên bị thiệt hại.
  2. Thông tin về sự mở rộng của các thiệt hại ban đầu
  3. Thông tin về tốc độ khôi phục

Việc xác định dịch vụ nào được đánh giá cao nhất để thay thế và mức độ của vùng nghiên cứu được dịch vụ này cung cấp là một bước quan trọng nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trong qui trình tiến hành HEA. Các nơi cư trú cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và có thể sẽ có nhiều ý kiến cho rằng nên tập trung vào dịch vụ nào để khôi phục. Tương tự, việc xác định mức dịch vụ được cung cấp bởi nơi cư trú, đặc biệt là bị thiệt hại và bị mở rộng thiệt hại có thể bị gặp khó khăn, đặc biệt khi có ít bằng chứng hoặc có những ý kiến khác nhau liên quan đến lượng ban đầu của nơi cư trú đó. Một lần nữa, đây là vấn đề gây tranh cãi giữa các cơ quan liên quan và không phải là nhiệm vụ của HEA.

Thông tin về tốc độ khôi phục cũng khá cần thiết để đánh giá chính xác lượng mất đi xảy ra trong khi nơi cư trú được khôi phục đến mức cao nhất có thể. Loại thông tin này nhìn chung sẵn có trong các tài liệu khoa học, mặc dù trong một số trường hợp cũng có thể đòi hỏi thu thập dữ liệu hay dùng mô hình. Cùng với những mất mát ban đầu ước lượng được, các thông tin cung cấp tổng lượng dịch vụ mất đi trong thời kỳ của dự án và được sử dụng để đánh giá những ước lượng nơi cư trú có bao nhiêu năng suất và sản lượng cần khôi phục hoặc xây dựng.

Một điều cần thiết nữa là chọn một ma trận hay chỉ số về dịch vụ để quản lý mức độ này. Fonseca và đồng nghiệp (2000) đã chỉ ra rằng ma trận này nên đại diện bởi số lượng và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp bởi nơi cư trú bị tác động và được khôi phục. Điều này không khó. Các chỉ số đại diện cho hơn một dịch vụ có những ưu điểm là cho phép đánh giá những mất đi và đạt được. Cuối cùng, cũng cần thiết khi cho rằng một lượng dịch vụ được khôi phục là nhỏ so với tổng dịch vụ sẵn có trước khi xảy ra sự cố theo đơn vị là giá trị/ một đơn vị của dịch vụ (NOAA, 1997). NOAA (1997) sử dụng một ví dụ về cá để minh hoạ. Giá trị của cá hồi sẽ khác nhau khi quần thể này ngày càng trở nên nhiều lên hay ít đi. Để áp dụng HEA, lượng thay thế một phần quần thể cá này không nên quá lớn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị của loài này, nói cách khác việc đánh giá cao lượng nơi cư trú để khôi phục sẽ bị thay đổi.

Dựa trên khái niệm đó, qui trình phân tích nơi cư trú tương đương có 7 bước. Cần ước lượng diện tích khu vực bị tác động và sẽ xác định dịch vụ nào sẽ được tập trung để khôi phục. Cần chú ý rằng trong khi tính toán cơ bản sẽ sử dụng những dịch vụ đơn lẻ thì ma trận đại diện lại đưa ra rằng các dịch vụ có thể là kết quả của rất nhiều dịch vụ khác. Ví dụ, trong một vùng đất ngập nước, mật độ của các loài thống trị có thể được sử dụng đại diện cho sản lượng ban đầu nhưng cũng sẽ phản ánh được mức độ lắng đọng của trầm tích, sự tận dụng thức ăn của các loài động vật và những chức năng sinh thái khác.

Các bước phân tích nơi cư trú tương đương (HEA)

1) xác định diện tích nơi bị tác động

2) lựa chọn các dịch vụ điển hình để thay thế và xây dựng một chỉ số đại diện cho dịch vụ đó.

3) ước lượng những tổn thất về dịch vụ do nơi cư trú bị tổn hại

4) xác định hình dạng của đường đền bù

5) ước lượng những tổn thất xảy ra trong quá trình khôi phục

6) ước lượng tổng mất mát

7) tính toán một lượng cần thiết nơi cư trú được khôi phục để bù đắp cho tổng mất mát

Sau khi lựa chọn các dịch vụ và xây dựng được ma trận, cần xác định những mất mát thêm của dịch vụ tại nơi cư trú bị ảnh hưởng. Tiếp đó, cần xác định hình dạng của đường khôi phục (hay tốc độ khôi phục) và những mất mát phải gánh chịu trong khi nơi cư trú được khôi phục. Những tổn thất ngay từ đầu và tổn thất trong quá trình khôi phục sẽ được tính toán và khu vực nơi cư trú được khôi phục cần thiết phải được bù đắp lại tất cả những tổn thất đó cũng được đưa vào tính toán. Thông thường, việc tính toán được biểu diễn như sau:

B

Tổng mất đi (L)=VL*∑ AL*(1+d)(Y-i) (1)

t=i

trong đó


VL= giá trị trên một đơn vị diện tích khu vực nơi cư trú bị tổn hại

AL=diện tích khu vực bị tác động

B=năm cuối cùng các dịch vụ được đền bù

i=số năm tác động

t= số năm từ khi bị tác động cho đến khi khôi phục

T=năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Những lợi ích thu được cũng là một hàm tương tự:

M

Tổng lợi ích (G) = VG*∑ St*(1+d)(T-i) (2)

t=j

trong đó


VG=giá trị trên một đơn vị diện tích được khôi phục

St= diện tích thêm vào của nơi cư trú được khôi phục vào năm thứ t

j= năm bắt đầu đạt được lợi ích

M=năm các dịch vụ được khôi phục hoàn toàn

T= năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Để ước lượng qui mô bao nhiêu nơi cư trú cần khôi phục cần đặt phép tính sao cho tổng mất mát (L) bằng tổng lợi ích thu được (G).

Ưu điểm

Đây là một phương pháp tổng hợp, có thể áp dụng với những trường hợp khác nhau. Đã có nhiều nhà khoa học áp dụng phương pháp này để khôi phục cỏ biển (Fonseca 2000), đầm lầy ngập mặn (Penn và Tomasi 2002).

Nhược điểm

Dunford và đồng nghiệp (2004) đã chỉ ra rằng những giả thiết ban đầu không thể đạt được, nghĩa là các môi trường bị tổn hại và môi trường được khôi phục sẽ sản sinh ra cùng một lượng và chất các dịch vụ sinh thái giống nhau được, sự cân bằng trong giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị của hệ sinh thái là không đổi và giá trị thực tế của các dịch vụ đó vẫn giữ nguyên không thay đổi trong mọi thời gian. Giả thiết thứ nhất nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiểu biết về vị trí cảnh quan của khu vực bị thiệt hại với khu vực được khôi phục cũng như những hiểu biết vị trí đó đóng góp như thế nào vào khả năng cung cấp các dịch vụ của nơi cư trú. Điều này khó có thể đảm bảo được.

Một hạn chế khác nữa của phương pháp này là những thay thế dịch vụ đổi dịch vụ. Phương pháp này thường hoặc không thực tế để thay thế các dịch vụ đã mất hoặc mong muốn tạo ra một sự khôi phục lớn (tạo ra các dịch vụ mà con người cần đến nhưng không phải trả tiền) để đạt được những vấn đề lớn hơn trong khôi phục hệ sinh thái.

Khái niệm

Phương pháp giá theo hưởng thụ được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái hoặc môi trường mà được phản ánh trực tiếp qua giá thị trường. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc định giá nhà đất.

Phương pháp này thường sử dụng để đo lường chi phí và lợi ích, như:

  • Chất lượng môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hay tiếng ồn
  • Các đặc tính môi trường, như giá trị cảnh quan, trạng thái của địa điểm giải trí (không gian và thời gian).

Mục đích

Giá cả nhà cửa trong một khu vực thì có liên quan tới các đặc tính môi trường tại khu vực đó. Việc tiếp cận phương pháp này ít tốn kém và không phức tạp vì sẵn có các dữ liệu về giao dịch bất động sản.

Nói chung, giá của một ngôi nhà liên quan tới những đặc trưng của ngôi nhà đó, những đặc trưng của khu vực lân cận và cộng đồng, các thuộc tính của môi trường. Ví dụ, nếu mọi đặc trưng của ngôi nhà và đặc trưng vùng lân cận là như nhau thì có thể dựa vào mức độ ô nhiễm không khí để xác định giá cả khác nhau của các ngôi nhà, ở đâu có chất lượng không khí tốt thì giá cả đắt hơn.

Để sử dụng phương pháp này thì cần thu thập các thông tin:


  • Một đơn vị đo lường hay một chỉ số về đặc tính môi trường. Ví dụ: cảnh quan do môi trường tạo ra, dịch vụ về không khí (điều hòa khí hậu) dịch vụ về các đặc tính khác như: giữ nguồn nước, tạo ra những đa dạng về sinh học, thậm chí ngăn chặn bụi, tiếng ồn
  • Dữ liệu theo kiểu tham số hoặc kiểu thời gian về giá trị nhà đất và những đặc trưng của hộ gia đình.

Các bước thực hiện

Trước hết khi tiến hành phương pháp này chúng ta phải tiến hành trong bối cảnh giá hàng hóa của thị trường thông thường có liên hệ tới những đặc tính của dịch vụ môi trường. Ví dụ: giá nhà đất

Phương pháp này gồm 4 bước:

  • Xây dựng hàm giá hưởng thụ
  • Thu thập số liệu
  • Đánh giá sự tương quan giữa chất lượng môi trường và giá cả thị trường của hàng hóa
  • Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.

Bước 1: Xây dựng hàm giá theo hưởng thụ

Đầu tiên chúng ta cần xác định những thuộc tính mà có thể quyết định tới giá nhà đất trên thị trường. Có thể chia thành 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới giá nhà đất.


  • Các đặc tính vật lý của nhà đất – chúng bao gồm: kích cỡ của căn hộ/ngôi nhà, số phòng, thang máy, dịch vụ giặt là…
  • Các đặc tính vùng lân cận: hiện trạng của các dịch vụ công cộng tốt như giao thông, xử lý chất thải, hệ thống nước, chúng có thể là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định giá nhà đất. Một phương diện tương tự, như mức độ tội phạm, khoảng cách tới khu vực thương mại, trường học, công sở… cũng rất quan trọng.
  • Các đặc tính môi trường: khi chọn một địa điểm cho căn hộ/ngôi nhà, các cá nhân sẽ xem xét mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, hay ô nhiễm mùi và các đặc tính môi trường khác.

Ta có:

Giá P = f (các đặc trưng vật lý, các đặc trưng khu vực lân cận, các đặc trưng về môi trường)

Hàm này có thể gọi là hàm giá theo hưởng thụ hay hàm hưởng thụ. Việc xây dựng hàm này dựa trên nguyên lý thống kê và giá sẵn sàng chi trả cho chất lượng môi trường.

Bước 2: Thu thập số liệu

Để quá trình phân tích chính xác thì đòi hỏi rất nhiều số liệu. Những dữ liệu mà chúng ta có thể quan sát được trên giá và các đặc trưng của những thuộc tính khác trong một thời kỳ đã cho thì gọi là dữ liệu dạng hàm. Những dữ liệu sử dụng thông tin trên những thuộc tính thời gian (chuỗi thời gian) thì khó thu thập. Dữ liệu có thể thu thập bằng cách khảo sát hoặc điều tra. Số liệu này phải dựa vào mẫu điều tra trong thực tế, thường là mẫu câu hỏi chuẩn bị sẵn.

Nhà nghiên cứu cần phải chắc chắn rằng thị trường đang vận hành tốt và không bị phân đoạn. Hơn nữa, người dân cần phải thấy được sự khác nhau trong biến đổi môi trường giữa các khu vực lân cận. Điều này đảm bảo giá nhà đất phản ánh được sự khác nhau trong thuộc tính môi trường.

Bước 3: Đánh giá sự tương quan giữa chất lượng môi trường và giá cả thị trường của hàng hóa

(Ước lượng giá ẩn của chất lượng không khí)

Các biến về khu vực lân cận và môi trường đã được xác định, hàm liên quan tới các biến này tới giá cả nhà đất được đo lường. Mỗi tham số liên quan tới một thuộc tính của căn hộ làm ảnh hưởng tới giá của nó. Ví dụ tham số về “chất lượng không khí”. Về cơ bản, có một sự thay đổi trong chất lượng không khí sẽ dẫn tới một sự thay đổi trong giá của nhà đất. Lưu ý rằng, khi chất lượng không khí được cải thiện thì giá lại tăng, nhưng tăng với một tỷ lệ giảm dần. Việc hồi quy được dùng để đánh giá một cách tốt nhất các tham số phù hợp với dữ liệu sẵn có.

Bước 4: Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.

Quan sát giá của nhà đất sẽ cho ta một sự tương quan giữa cung và cầu nhà đất. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm tới việc đo lường đường cầu cho chất lượng không khí. Trong bước 3, chúng ta đã xây dựng được một giá ẩn về chất lượng không khí. Có thể áng chừng hiệu quả phúc lợi cho việc cải thiện chất lượng không khí. Việc lượng giá đường cầu đòi hỏi hồi quy lần hai mà giá ẩn của chất lượng không khí là biến phụ thuộc và đặc trưng của các cá nhân là biến giải thích. Hầu hết các nghiên cứu không tính đến bước thứ hai trong quá trình phân tích. Sự lựa chọn tốt nhất của các nhà nghiên cứu là đo lường sự thay đổi phúc lợi trực tiếp từ hàm giá theo hưởng thụ. Một sự thay đổi nhỏ trong chất lượng không khí không phải là một mối quan tâm. Trong thực tế “giá ẩn” của chất lượng không khí bắt nguồn từ hàm giá theo hưởng thụ tương đương với “bằng lòng chi trả biên”

Ưu điểm


  • Điểm mạnh chính của phương pháp này là có thể đo lường giá trị dựa vào các lựa chọn thực tế
  • Việc tìm kiếm thông tin về thị trường bất động sản là hiệu quả, bởi vậy những thông tin này biểu thị tốt giá trị
  • Thực chất đây là phương pháp dựa trên cơ sở giá thị trường tuy nhiên người ta phải căn cứ vào một hàng hóa nào đó mà hàng hóa này có sự liên quan đến giá trị dịch vụ môi trường để từ đó người ta bóc tách giá của chất lượng môi trường kết hợp trong hàng hóa môi trường, về mặt thực tiễn dễ dàng chấp nhận được
  • Đối với người sử dụng phương pháp này không đến nỗi quá khó hiểu vì tính kinh tế của nó.

Nhược điểm
  • Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hóa thông thường chứa đựng các yếu tố môi trường. Phương pháp này chỉ tốt cho định giá đất.
  • Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà, giá đất để thay thế thì thị trường bất động sản cũng như việc bóc tách có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng hóa thông thường đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau mà môi trường chỉ là một yếu tố.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 7


Khái niệm

Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên giá thị trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng... Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó.

Mục đích

CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải chất độc hại…

Mô tả

Để thực hiện một CV thành công, ta đi theo các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng thị trường giả định

Bước đầu tiên là xây dựng một thị trường giả định cho các dịch vụ môi trường. Các kịch bản lượng giá cần được xác định rõ ràng, giải thích đầy đủ các hàng hoá môi trường được nói đến và bản chất sự thay đổi. Để làm được điều này nên sử dụng các hình ảnh như ảnh chụp hoặc ảnh minh hoạ.

Phải xác định rõ các tổ chức có trách nhiệm cung cấp hàng hoá và khả năng cung cấp hàng hoá của họ. Điều này giúp người được hỏi nhìn thấy được hàng hoá đó được cung cấp trong thực tế như thế nào.

Ví dụ về một kịch bản:

“Một toà nhà cổ ở trung tâm thành phố là một mẫu kiến trúc duy nhất từ giai đoạn những năm 1600. Mười năm qua nó đã hư hại nhiều do không được sửa chữa (đưa ra ảnh chụp trước và sau). Nếu không có sự can thiệp toà nhà sẽ càng xuống cấp và sẽ sụp đổ trong vòng 5 năm. Chính quyền địa phương sẽ phải chi trả một khoản tiền để phục hồi nguyên trạng của nó mười năm trước. Khoản tiền này sẽ được huy động bằng cách tăng thuế thu nhập”.

Bước này cũng cần xác định các khoản chi trả là bao nhiêu. Các khoản này thường được chi trả dưới dạng thuế, phí, giá thay đổi hoặc các khoản biếu tặng. Bước này đòi hỏi phải tạo ra kịch bản về phương tiện chi trả hoặc đền bù dưới hai dạng sau:

Kịch bản đóng: Một hệ thống giá trị tiền tệ được xây dựng từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với dạng kịch bản này, chúng ta đã ấn định trước một mức giá cho người được hỏi lựa chọn lựa chọn.

Kịch bản mở: Trong kịch bản này không ấn định mức giá trước mà thay vào đó, người được hỏi sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu tiền.

Bước 2: Xác định giá

Bước này cần dùng một số kỹ thuật điều tra như: phỏng vấn mặt đối mặt, phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua mail. Phóng vấn qua điện thoại ít được ưa thích nhất do khó có thể truyền tải thông tin về hàng hoá qua điện thoại, một phần là do quãng thời gian tham gia phỏng vấn bị hạn chế. Điều tra qua thư cũng thường được sử dụng, tuy nhiên chứa đựng rủi ro không được trả lời hay tỷ lệ trả lời thấp. Phỏng vấn mặt đối mặt với người phỏng vấn được đào tạo bài bản sẽ thu được câu hỏi và câu trả lời tốt nhất.

Mục đích của điều tra là xác định mức sẵn lòng chi trả lớn nhất để cải thiện môi trường (hoặc mức chi trả lớn nhất để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng môi trường), ngoài ra là các thông tin về các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả điều tra như học vấn, thu nhập...

Các câu hỏi có tính liên tục như “Bạn có nghĩ rằng các dịch vụ môi trường sẽ cải thiện chất lượng môi trường cho cộng đồng bạn không?” cũng cần được đưa ra nhằm để hiểu được động lực nào phía sau mỗi người được hỏi. Điều này giúp loại bỏ các câu trả lời “phản đối” (protest bids) hoặc không hợp lý.

Bước 3: Phân tích các dữ liệu

Các thông tin thu thập được sử dụng trong nhiều cách khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau. Các đầu ra có thể thu được từ mỗi nghiên cứu CVM là:

WTP hay WTA trung bình

Giá (WTP hay WTA) thu thập được cho phép tính giá trung bình. Giá trung bình này được sử dụng để đánh giá nhanh giá trị của tài nguyên đối với một bộ phận dân cư.

Giá “phản đối” (protest bids) thường được loại khỏi quá trình tính toán. Thay vì cho giá trị của nguồn tài nguyên bằng không thì giá phản đối được đặt bằng không. Ví dụ, một người được hỏi từ chối bất kỳ khoản đền bù nào để mất đi một nguồn tài nguyên nhất định vì họ cho rằng chính phủ phải có trách nhiệm bảo tồn nguồn tài nguyên đó, hoặc đơn giản là anh ta không muốn tham gia vào cuộc phỏng vấn. Như vậy yêu cầu đặt ra là phải nhận dạng và xử lý các số liệu ra khỏi quá trình tính toán.

Giá trung bình sẽ dễ dàng được tính toán hơn nếu sử dụng phương pháp điều tra “kịch bản đóng”, còn nếu sử dụng “kịch bản mở”, ví dụ như câu trả lời Có/Không, thì cần phải sử dụng các kỹ thuật toán học để tính toán xác suất câu trả lời Có với mỗi một khoản tiền được đưa ra.

Đường giá

Đường giá được xây dựng bằng cách sử dụng hồi quy toán học. Lượng tiền WTP/WTA được coi là biến phụ thuộc, và thông tin về các biến số như thu nhập (I), tuổi (A), trình độ giáo dục (E) được thu thập trong quá trình điều tra được sử dụng như các biến giải thích.

Hàm hồi quy : WTPi = f (Ii, Ei, Ai) trong đó i: người được hỏi thứ i

Đường giá cho phép dự đoán được lượng tiền sẵn lòng chi trả khi có sự thay đổi của các biến độc lập. Ví dụ, “Mức lương cao hơn ảnh hưởng gì đến mức sẵn lòng chi trả cho cung cấp dịch vụ liên quan đến nước?”

Số liệu tổng hợp

Tổng hợp là quá trình chuyển giá trung bình thành giá của một bộ phận dân cư. Quá trình tổng hợp giải quyết xung quanh 3 vấn đề:


  • Một là lựa chọn số dân phù hợp. Nhóm dân cư được hỏi có thể là dân cư địa phương, dân cư một vùng hay dân cư của một nước.
  • Hai là vấn đề chuyển từ giá trị trung bình mẫu sang giá trị trung bình cho dân cư tổng thể. Nếu trung bình mẫu thực sự đại diện cho tổng dân cư thì nhân giá trị đó với số hộ gia đình sẽ ra giá trung bình tổng thể.
  • Thứ ba là chọn một khoảng thời gian nhất định để tổng hợp lợi ích. Việc lựa chọn này phụ thuộc vào bối cảnh áp dụng CVM. Giá trị của dòng lợi ích môi trường qua thời gian thường được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

Bước 4: Đánh giá việc áp dụng CVM

Bước này đòi hỏi phải đánh giá việc áp dụng CVM thành công như thế nào. Kết quả điều tra có cho tỷ lệ giá “phản đối” cao không? Có chứng cứ chứng minh người được hỏi hiểu được thị trường giả định không? Người được hỏi hiểu được bao nhiêu về hàng hoá môi trường được nói đến? Giả thiết rằng người được hỏi thể hiện sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn loài gấu trúc ở Trung Quốc, thì điều này thiếu tính tin cậy nếu người được hỏi không biết rõ về loài động vật này.

Chất lượng một nghiên cứu CVM phụ thuộc vào chất lượng của cả quá trình tiến hành. Ví dụ như sự chuẩn bị hay tiến hành điều tra. Bảng hỏi là một phần quan trọng trong đánh giá ngẫu nhiên, bởi vì hầu hết các kết luận của nghiên cứu đều dựa trên thông tin lấy được từ những người trả lời bảng phỏng vấn. Chính vì vậy, khi thực hiện bảng hỏi phải tuân theo nhiều yêu cầu ngặt nghèo như làm tuần tự từng bước một (peer review), kiểm tra chéo giữa những người thực hiện (cross checking), điều tra thử (pretest), lấy phản hồi (feedback), từ đó rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và đưa ra bảng hỏi chuẩn. Nhưng trước đó, một việc rất quan trọng phải đặt ra là, mục tiêu của điều tra là gì? Xác định được rõ ràng điều này, câu hỏi của chúng ta sẽ tập trung bám sát những ý đã đặt ra, không bị phân tán, nông cạn. Sau khi thu thập xong tất cả thông tin, ta tính trung bình và trung vị của WTP/WTA. Những mức giá nào cao hoặc thấp đột biến có thể bỏ đi được. Còn với những biến số kinh tế xã hội của người trả lời, ta hồi quy với giá sẵn lòng chi trả để xem biến nào ảnh hưởng đến mức giá đó nhất. Sau đó ta có thể lấy mức giá trung bình nhân với tổng dân số ra tổng giá trị kinh tế của khu vực cần đánh giá.
Ưu điểm

  • Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều lượng - đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc định.
  • Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hỏi đối tượng phải là khách du lịch đến địa điểm tham quan).
  • Về nguyên tắc, không giống phương pháp gián tiếp, các câu trả lời đối với phương pháp CVM liên quan đến WTP và WTA, nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền. Vì vậy, các giá trị này khá chính xác về mặt lý thuyết.

Hạn chế

Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng hai vấn đề lớn sau đây rất dễ mắc phải, gây cản trở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là:


  • Thứ nhất, về phía người trả lời: khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường (1kg gạo, 1 thùng mì), người bán sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả tiền thật dựa trên nhu cầu và ngân sách. Hàng hoá môi trường vốn đã không hiện hữu trên thị trường, nay lại được đặt trong một tình huống giả định, do người nghiên cứu nghĩ ra, buộc người đọc phải suy nghĩ và tưởng tượng. Có hai trường hợp xảy ra là: Họ không tưởng tưởng hết được những gì sẽ xảy ra trên thị trường thật hoặc họ hiểu được vấn đề và có ý định trả lời sai lệch. Trường hợp đầu, người trả lời không thực hiện những chuyển giao thực nên họ cũng không biết rõ nên đặt giá thế nào cho đúng, họ đưa ra bừa một mức giá mà vì thế, nếu đặt trong hoàn cảnh chuẩn, chưa chắc họ đã có những hành vi tương ứng. Người trả lời chưa chắc đã đủ kiến thức về khoa học tự nhiên và xã hội để hiểu các mức độ tác động của môi trường. Thêm nữa, họ cũng không có ý định phải suy nghĩ quá nhiều cho câu trả lời bởi nó cũng chẳng mang lại hiệu quả trực tiếp nào cho họ. Trong trường hợp sau, người trả lời có một suy nghĩ rằng, nếu họ trả lời đúng như mình nghĩ, mức giá đó có thể sẽ được áp dụng rộng rãi, vì vậy có thể vì động lực cá nhân nào đó, họ trả lời mức cao hoặc thấp hơn, không đúng với đánh giá thực của mình. Nhìn chung, CVM mang nhiều tính giả thuyết.
  • Thứ hai, về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương pháp chi trả, đặt kịch bản giả định, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận người trả lời đều có thể gây ra sai số. Nếu đánh giá quy mô nhỏ, người nghiên cứu có thể tự đi lấy thông tin – tuy nhiên trường hợp này là hiếm vì thường hàng hoá môi trường có quy mô khá lớn và liên quan nhiều người. Khi đó, ta phải đào tạo người điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa bảng hỏi, lưu trữ khối lượng văn bản lớn… những việc này đều tiêu tốn khá nhiều nguồn lực. Nhiều khi xong hết khâu thu thập dữ liệu, tính ra được WTP trung bình, tổng WTP, nhưng tổng này lại không phù hợp với thực tế thì ta lại phải xem lại mẫu đã chọn ban đầu.
Mô hình lựa chọn (Choice Modelling - CM) bắt nguồn trong phân tích kết hợp và ban đầu được đưa ra trong tài liệu về giao thông và makerting của Louviere và Hensher (1982, Louviere và Woodworth (1983). Dần dần, mô hình này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về sức khoẻ hay gần đây được sử dụng để lượng giá môi trường.

Khái niệm

CM là một phương pháp lượng giá sự ưa thích được thể hiện (stated preference), phương pháp này bắt nguồn từ phân tích kết hợp. Trong phương pháp CM, người được hỏi sẽ đứng trước nhiều tập hợp lựa chọn, mỗi tập hợp lựa chọn gồm có từ ba phương án sử dụng hàng hóa khác nhau trở nên, mỗi phương án lại là một sự kết hợp nhiều thuộc tính của hàng hóa và mỗi thuộc tính lại có một giá trị được gọi là một mức độ. Từ mỗi tập hợp lựa chọn, người được hỏi sẽ chọn ra phương án mà họ ưa thích. Thường có khoảng 5 đến 8 tập hợp lựa chọn trong một bảng hỏi.

Mục đích

Cũng giống như CVM, CM được sử dụng để đo lường cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Hiện nay, phương pháp CM được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế tài nguyên và môi trường như lượng giá loài thực vật bản xứ tàn dư, mô hình hoá nhu cầu giải trí đối với môn thể thao mạo hiểm (leo núi đá), lượng giá phương án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, dự đoán mức phí đối với các địa điểm giải trí công cộng, lượng giá các tượng đài, di sản văn hoá…

Mô tả

Phương pháp CM được dựa trên cả thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Thurstone 1927, McFadden 1973, Manski 1977) và thuyết đặc tính của giá trị (Lancaster, 1966). Hai lý thuyết này cho phép lượng giá các hàng hoá môi trường dưới dạng các thuộc tính của chúng thông qua việc áp dụng mô hình lựa chọn xác suất để chọn ra cách kết hợp các thuộc tính đó. Bằng cách đặt cho mỗi thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc tính.

Trong khung lý thuyết của lợi ích ngẫu nhiên, lợi ích gián tiếp của mỗi cá nhân được biễu diễn dưới dạng sau:

Uij = Vij + åij (1)

Uij: lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j

Vij: yếu tố quyết định (biến quan sát hoặc giải thích) lợi ích của cá nhân i khi lựa chọn phương án j

åij : yếu tố ngẫu nhiên (không giải thích) là những ảnh hưởng lên lựa chọn của cá nhân mà không quan sát thấy được.

Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên nên rất khó đoán được sự ưa thích của các cá nhân. Các yếu tố ngẫu nhiên này cho phép chúng ta mô hình hoá các lựa chọn dưới dạng xác suất. Khi đó, xác suất mà cá nhân i thích phương án j trong tập hợp phương án hơn so với các n phương án khác được hiểu là xác suất của lợi ích có được từ phương án j lớn hơn xác suất của lợi ích từ các phương án khác. Điều này được thể hiện như sau:

P (i | C) = P[Vij + åij) > (Vin + åin), mọi n Є C] (2)

Trong đó C: tập hợp các phương án

Trong phương pháp CM, thiết kế công cụ điều tra là một bước rất quan trọng. Theo Louviere và các đồng sự (2000), một ứng dụng mô hình lựa chọn điển hình được xác định là có 5 yếu tố:

1, xác định các thuộc tính hàng hoá

2, đặt ra các mức độ của thuộc tính

3, xây dựng kịch bản

4, xác định tập hợp các phương án và thu thập dữ liệu về sự ưa thích

5, tính toán các chỉ số của mô hình

Bennett (1999) lại mô tả thiết kế điều tra gồm các bước sau:

i) thiết lập vấn đề

ii) xác định thiết kế nghiên cứu

iii) xác định các thuộc tính hàng hoá

iv) xác định mức độ các thuộc tính

v) thiết kế bảng hỏi

vi) biên soạn các thiết kế theo kinh nghiệm

vii) phỏng vấn người dân

viii) phân tích dữ liệu

ix) phân tích kết quả

Tuy nhiên thích hợp nhất là áp dụng phương pháp CM theo 3 bước chính, gồm (1) các vấn đề về chính sách, (2) các vấn đề về khung lý thuyết và (3) các vấn đề về thống kê.

(1) Các vấn đề về chính sách tập trung vào việc xác định các vấn đề quan trọng và hoặc các đề xuất về phát triển. Điều quan trọng là phải xây dựng kịch bản như thế nào, phải cân nhắc các vấn đề chính sách đang được quan tâm nhất và trình độ hiểu biết của nhóm người được hỏi. Tiếp đến là phải lựa chọn phương án ban đầu và các phương án thay thế, sử dụng dạng sẵn lòng chi trả (WTP) hay sẵn lòng chấp nhận (WTA) và xác định các nhóm được điều tra.

(2) Bước thứ hai liên quan đến khung lý thuyết tập trung vào việc đưa ra sự đánh đổi như thế nào đến người được hỏi, đó là thông tin đưa ra, cấu trúc, thành phần và các phương án trình bày.

- Các thông tin đưa ra để phỏng vấn người dân rất quan trọng, vì nó xác định vấn đề đang được nói đến

- Các lựa chọn về cấu trúc bao gồm quyết định về số lượng phương án trong mỗi tập hợp các phương án.

- Lựa chọn về thành phần bao gồm các thuộc tính hàng hoá và mức độ thuộc tính, đặc biệt là lựa chọn phương tiện chi trả.

- Cuối cùng trong bước này là thiết kế bảng hỏi, vấn đề truyền đạt thông tin

(3) Bước thống kê tập trung vào các cấu trúc phương án cần được mô hình hoá, xem xét liệu các mô hình có tương tự nhau, các thuộc tính có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì mặc dù các bước đi theo tuần tự như trên nhưng nếu có một số thuộc tính phụ thuộc vào nhau sẽ làm cho quá trình thiết kế bị lặp. Để tránh những lỗi này thường sử dụng một nhóm tập trung để kiểm tra trước.

Ưu điểm

Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và kịch bản có thể lặp lại thay vì phải có sự đánh đổi như trong CVM.


    • Cho phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ một cách khá chính xác sở thích của họ. Từ đó giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải
    • Phương pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu tượng có trong phương pháp CVM, cung cấp nhiều thông tin và tăng tính thực tế.
    • Tạo ra một sức hấp dẫn đối với người trả lời.

Hạn chế
  • Khi sử dụng phương pháp này dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích lôgic.
  • Thiết kế các phương án để đưa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Khái niệm

Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn có từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, giá trị câu cá giải trí ở một điểm cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng các đơn vị giá trị câu cá giải trí từ một nghiên cứu được tiến hành ở nơi khác.

Mục đích

Mục đích cơ bản của phương pháp này là chuyển những ước tính hiện hành của giá trị môi trường từ nơi này sang nơi khác (cụ thể ở đây là từ nơi nghiên cứu sang nơi hoạch định chính sách). Phương pháp này được sử dụng khi không đủ thời gian, nguồn vốn hoặc thiếu thông tin, không thể thực hiện các cách đánh giá lợi ích khác bằng dữ liệu sơ cấp.

Mô tả

Bước 1: Xác định giá trị ước tính ở nơi hoạch định chính sách

Đòi hỏi xác định hàng hoá hay dịch vụ đặc trưng bị ảnh hưởng bởi chính sách muốn phân tích, hay là thiệt hại môi trường nhìn thấy được.

Loại đất nào sẽ mất đi? Môi trường sống nào sẽ bị tổn hại? Ai bị ảnh hưởng? Các hoạt động giải trí đặc trưng sẽ bị suy giảm đi?

Bước 2: Nghiên cứu tài liệu để nhận dạng các dữ liệu đánh giá có liên quan

Ở bước 2 này cần tiến hành xem xét lại tài liệu để nhận dạng các dữ liệu đánh giá liên quan đến những hàng hoá và dịch vụ đặc trưng đã được nhận dạng ở bước 1. Chẳng hạn như, nếu môi trường sống đất ngập nước bị tổn hại thì cần phải nhận ra những nghiên cứu đánh giá WTP của cá nhân để tránh gây tổn hại tới khu vực đất ngập nước.

Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của các giá trị ở nơi nghiên cứu để chuyển tới nơi hoạch định chính sách.

Bước 3 liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp của nơi nghiên cứu cho việc chuyển tới nơi hoạch định chính sách. Việc này đòi hỏi phải xem xét một số tiêu chuẩn. Sự phù hợp của dữ liệu đánh giá ban đầu đối với vấn đề đề cập tới phụ thuộc chủ yếu vào nét tương đồng của nơi nghiên cứu với nơi hoạch định chính sách về những mặt sau:


  • Độ lớn của những biến đổi môi trường;
  • Hàng hoá và dịch vụ môi trường trong vấn đề nói đến;
  • Những đặc điểm kinh tế xã hội và văn hoá của người dân bị tác động;
  • Khả năng sẵn có của các vật thay thế (khả năng thay thế)
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản (điều này sẽ quyết định WTP hay WTA là thước đo phúc lợi thích hợp để dùng hay không)

Bước 4: Đánh giá chất lượng dữ liệu của nơi nghiên cứu

Sau khi xác định sự phù hợp của các giá trị của nơi nghiên cứu cho việc chuyển giao tới nơi thực hiện, bước 4 liên quan đến việc đánh giá chất lượng như tính khoa học và đầy đủ của thông tin của những ước tính ở nơi nghiên cứu.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

Tính khoa học


  • Những ước tính chuyển giao chỉ có thể đúng như phương pháp và giả định trong nghiên cứu gốc
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Các thủ tục thu thập dữ liệu
  • Thực hiện theo kinh nghiệm một cách đúng đắn
  • Tính chắc chắn với học thuyết khoa học và kinh tế
  • Các phương pháp thống kê thích hợp và chính xác.

Sự phù hợp
  • Những nghiên cứu gốc phải tương tự và thích hợp với hoàn cảnh mới
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Độ lớn của các tác động cần tương tự
  • Mức độ thay đổi chất lượng môi trường phải so sánh được
  • Hàng hoá và dịch vụ bị tác động phải tương đồng
  • Những nơi bị tác động cũng phải giống nhau
  • Thời gian các tác động tồn tại cũng phải giống nhau
  • Đặc điểm kinh tế xã hội của những người bị tác động phải giống nhau
  • Quyền tài sản với những người tham gia giống nhau trong cả hai hoàn cảnh.

Thông tin đầy đủ
  • Những nghiên cứu hiện hành cần cung cấp bộ dữ liệu đầy đủ và bổ sung thêm thông tin
Tiêu chuẩn đặc trưng:
  • Bao gồm đầy đủ chi tiết các công thức tính toán gốc, những định nghĩa chính xác và các đơn vị tính toán đo lường tất cả các biến cũng như giá trị trung bình của chúng
  • Giải thích các vật thay thế được xem xét như thế nào
  • Dữ liệu về tỷ lệ tham gia và quy mô tập hợp
  • Cung cấp độ lệch tiêu chuẩn và các đơn vị đo lường thống kê khác của sự phân bố

Nguồn: Desouvsges, Johnson và Banzhaf (1998)

Bước 5: Lựa chọn và tổng hợp dữ liệu có sẵn từ nơi nghiên cứu

Bước này là để lựa chọn và tổng hợp dữ liệu từ những nghiên cứu đánh giá hiện hành để chuyển giao. Thường chỉ một nghiên cứu đánh giá riêng phù hợp, mà trong trường hợp đó lựa chọn một thước đo lợi ích tốt nhất để chuyển gặp phải một số vấn đề. Tuy nhiên trong trường hợp có nhiều nghiên cứu thích hợp thì quá trình lựa chọn trở nên khó khăn hơn.

Nhằm thu được những thông tin có sẵn, các cách tiếp cận chuyển giao khác được triển khai để sử dụng dữ liệu từ những nghiên cứu phức tạp

  • Có thể khai triển một dãy tham số và những ước tính lợi ích từ những nghiên cứu sẵn có. Chẳng hạn, nhận dạng một ước tính nhỏ và lớn để xác định giới hạn dưới và giới hạn trên.
  • Có thể chọn dữ liệu từ tài liệu hiện hành và hình thành các thống kê mô tả đơn giản của các tham số mẫu và những ước tính lợi ích như trung bình, độ lệch chuẩn và chuyển những dữ liệu này tới điểm hoạch định.
  • Để thu được thông tin sẵn có từ những nghiên cứu phức tạp, có thể tiến hành vài dạng phân tích biến đổi để hình thành một mô hình chuyển giao lợi ích mới.

Bước 6: Chuyển các đơn vị lợi ích từ nơi nghiên cứu tới nơi hoạch định chính sách

Liên quan đến việc chuyển giao các đơn vị lợi ích từ nơi nghiên cứu tới nơi hoạch định chính sách. Hầu hết các phương pháp chuyển giao được dùng cho đến nay bao gồm cách tiếp cận giá trị lợi ích hoặc hàm lợi ích.

Cách tiếp cận giá trị lợi ích

Trong ứng dụng cơ bản nhất của phương pháp giá trị lợi ích, ước tính có giá trị vô hướng (WTP trung bình hay trung vị/đơn vị bị tác động) thể hiện kết quả của nghiên cứu hiện hành, hoặc việc lựa chọn những nghiên cứu hiện hành mà được tiến hành ở một nơi cụ thể.

Chẳng hạn, thặng dư tiêu dùng trung bình của một chuyến đi câu có thể được rút ra từ một nghiên cứu chi phí du lịch. Giá trị đơn vị này sau đó có thể được dùng để đánh giá một thay đổi trong chất lượng hay trong việc cung cấp thêm các cơ hội câu cá giải trí ở những vị trí khác. Đặc biệt, tổng chi phí/lợi ích của một sự thay đổi trong các cơ hội câu cá giải trí ở địa điểm cần hoạch định tương đương với thay đổi dự đoán trong số chuyến đi câu được tạo ra cho địa điểm tăng thêm bởi thặng dư tiêu dùng trung bình/chuyến đi câu.

Để nâng cao chất lượng chuyển giao giá trị lợi ích có thể phải điều chỉnh những ước tính định giá vô hướng. Những điều chỉnh này thường mang tính chất đặc thù và thường phản ánh ý kiến chủ quan của người phân tích. Đánh giá có thể được điều chỉnh tính đến những khác biệt về:

- Đặc điểm kinh tế xã hội của những người có liên quan

- Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu và hoạch định

- Thay đổi được đề xuất trong việc cung cấp hàng hoá được đánh giá giữa các nơi

- Những điều kiện thị trường áp dụng cho các nơi (thay đổi về khả năng sẵn có của những vật thay thế).

Một dạng được sử dụng rộng rãi để chuyển giao là:

WTPj = WTPi(Yj/Yi)e

Trong đó: Y: thu nhập theo đầu người

e: Độ co giãn của WTP theo thu nhập

i: một ước lượng WTP cho thuộc tính môi trường được nói đến thay đổi như thế nào đối với những thay đổi trong thu nhập.

Độ co giãn của WTP theo thu nhập < 1 (trường hợp đặc biệt vì thông thường lấy giá trị 1) sẽ đánh giá thấp WTPj khi chuyển giao định giá từ một nước phát triển tới một nước đang phát triển.

Trọng số điều chỉnh nói chung được sử dụng là thu nhập. Nhưng phải thực hiện một điều chỉnh tương tự cho những thay đổi trong các đặc điểm khác (ví dụ dân cư).

Cách tiếp cận hàm lợi ích

Với cách tiếp cận này, mối quan hệ giữa WTP và những đặc điểm của người bị tác động và nguồn tài nguyên được đánh giá là về mặt lý thuyết.

Hàm tổng thể sau đó được chuyển giao tới nơi hoạch định và điều chỉnh sao cho càng phù hợp hơn đối với các đặc điểm dân cư và tài nguyên tại nơi đó. Hàm đánh giá đã điều chỉnh được dùng để đánh giá những thay đổi về chất lượng hay việc cung cấp tài nguyên đã nói đến - dữ liệu từ nơi hoạch định được thay thế cho vế bên phải các biến số trong hàm đánh giá. Chẳng hạn, mô hình đường cầu chi phí du lịch cho các chuyến đi câu định giá ở nơi nghiên cứu đầu gốc có thể được dùng kết hợp với các chi phí du lịch bình quân, thu nhập, điều kiện chất lượng nước,… ở nơi hoạch định, nhằm định giá chi phí/ lợi ích câu cá giải trí của việc làm hư hại hay cải thiện chất lượng nước ở nơi đó.

Ví dụ về hàm lợi ích: Bạn muốn thấy được giá trị của việc cải thiện chất lượng nước tại một địa điểm hoạch định chính sách.

- Hàm lợi ích:

WTPi = a + bYi + cQ + dTCi

N: Số khách du lịch

Q: Đơn vị đo lường chất lượng nước

Y: Thu nhập

TC: Chi phí du lịch

- Các bước thực hiện tính toán:

+ Thu thập thông tin về khách du lịch hiện tại ở địa điểm (thu nhập, chi phí du lịch)

+ Ước tính sự thay đổi về số khách du lịch do cải thiện chất lượng từ công thức

+ Tìm hiểu thông tin về khách du lịch bổ sung

+ Ước tính WTP mới cho tất cả các khách du lịch

Bước 7: Xác định thị trường thông qua tập hợp những ước tính lợi ích

Xác định thị trường mà qua đó các tác động ở nơi hoạch định chính sách được kết hợp với nhau để tính tổng chi phí/lợi ích. Ba vấn đề phụ thuộc lẫn nhau cần phải được xem xét trong khi kết hợp:

1. Khu vực địa lý của thị trường bị ảnh hưởng. Có thể xác định bằng ranh giới địa lý (con sông dẫn nước) hay hành chính (tỉnh), hoặc dựa vào quy mô của những tác động tự nhiên dự đoán (khu vực chịu rủi ro lũ và xói mòn bờ biển gia tăng).

Một khả năng khác là để xác định ranh giới địa lý của phân tích chi phí như điểm mà WTP của cá nhân về hàng hoá/dịch vụ giảm về 0. Một vài bằng chứng được đưa ra là mối quan hệ ngược chiều giữa WTP cho các dịch vụ được cung cấp bởi một nguồn tài nguyên và khoảng cách tới tài nguyên đó.

2. Liên quan đến ranh giới địa lý chuyển giao là số đơn vị bị tác động như hộ gia đình, nhà cửa, sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp… trong phạm vi thị trường về mặt địa lý. Trong một vài trường hợp việc xác định người dân bị tác động sẽ rõ ràng chẳng hạn tất cả những ngôi nhà trong vùng ngập lụt hay tất cả các hộ gia đình nhận được nước dùng từ một công ty cung cấp nước cụ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể cần phải xác định tỷ lệ tham gia chắc chắn của các nhóm thay thế bị tác động ví dụ như số ngày mong đợi cho một địa điểm giải trí/năm.

3. Trong việc xác định tổng chi phí/lợi ích của một chính sách hay một thay đổi trong chất lượng của khu vực cũng quan trọng khi mà tính đến các hàng hoá hay dịch vụ thay thế. Với những cái khác là tương đương, một hàng hoá hay dịch vụ sẽ có một giá trị cao hơn nếu có ít lựa chọn thay thế hơn.

Ưu điểm


  • Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với nghiên cứu đánh giá đầu tiên.
  • Lợi ích kinh tế có thể được ước tính nhanh hơn khi tiến hành một nghiên cứu gốc.
  • Phương pháp có thể được dùng như là một công cụ sàng lọc để xác định nếu cần phải tiến hành một nghiên cứu đánh giá gốc chi tiết hơn.
  • Phương pháp này có thể áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng khi ước tính tổng giá trị giải trí.

Hạn chế
  • Phương pháp chuyển giao lợi ích có thể không chính xác khi ước tính tổng giá trị giải trí trừ khi các địa điểm có chung vị trí, những đặc điểm đặc trưng của những người sử dụng.
  • Việc tìm được những nghiên cứu phù hợp cũng gặp phải khó khăn do chúng không được công bố.
  • Việc báo cáo những nghiên cứu hiện hành có thể không đầy đủ để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Thiếu sót của những nghiên cứu hiện hành có thể gây khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, phép ngoại suy ngoài phạm vi những đặc điểm của nghiên cứu ban đầu không được đưa ra.
  • Chuyển giao lợi ích chỉ có thể chính xác như ước tính giá trị ban đầu.
Về sau, Mc Connell (1992) xác định 5 nguồn gây sai số:
  • Lựa chọn dạng hàm sai cho hàm giá trị
  • Bỏ sót các biến giải thích quan trọng từ hàm giá trị
  • Tính toán không đúng các biến độc lập (thu nhập, sự thay đổi chất lượng nước)
  • Tính toán không đúng biến phụ thuộc
  • Quy trình ngẫu nhiên - tạo dữ liệu không đúng (chẳng hạn bỏ bớt số chuyến đi trong mô hình TC)
Mc Connell cũng chỉ ra những nguồn gây sai số chủ yếu trong việc tính toán tổng WTP/WTA ở điểm thực hiện chính sách, bao gồm:
  • Trình bày không đúng các thành phần ngẫu nhiên của hàm giá trị
  • Việc tập hợp các sai số trong tính toán các giá trị trung bình nhóm cái mà đòi hỏi các biến độc lập
  • Những sai số trong tính toán số người thông qua tập hợp những ước tính WTP/WTA của cá nhân và trong quy mô thị trường các dịch vụ môi trường bị tác động ở điểm hoạch định chính sách.

KẾT LUẬN

Có thể nói các phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường khá đa dạng và ngày càng được hoàn thiện. Trong đó, cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế có thể được coi là mẫu số chung của các cách tiếp cận khác vì nó cung cấp cơ sở dữ liệu nền phục vụ cho các tính toán thiệt hại. Tất nhiên, các phương pháp lượng giá đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chung của kinh tế học phúc lợi, trong đó giá trị của sự thay đổi được ước lượng thông qua mức sẵn sàng chi trả của cá nhân. Các phương pháp cũng biến thiên từ đơn giản như sử dụng giá thị trường tới các phương pháp phức tạp như mô hình lựa chọn, đánh giá cư trú tương đương trong đó phải xây dựng các kịch bản ảo, các thị trường giả định phục vụ cho việc ước lượng. Phần trình bày trên cũng cho thấy mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm và qui trình áp dụng riêng. Tuy nhiên để tăng thêm độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu thì việc lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu nền là rất cần thiết, ngoài ra, cũng phải có những điều chỉnh về mức giá sử dụng khi lựa chọn sự phân tích trên quan điểm cá nhân hay xã hội khi nhìn nhận giá trị của tài nguyên-môi trường.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 8


Tỉnh Quảng Nam có dân số gần 1,5 triệu người (2004), tổng diện tích đất tự nhiên là 1.040.514 ha, với 2 hệ thống sông chính là Sông Thu Bồn và Sông Tam Kỳ, đổ ra biển Đông theo 2 cửa sông lớn là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành).

Tỉnh có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước - thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Nam), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thị xã Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh.

Nơi đây có ngư trường rộng khoảng 40.000 km2 với sản lượng khai thác hải sản 90.000 tấn/năm.

Quảng Nam là tỉnh phát triển mạnh về du lịch. Tổng lượt khách đến Quảng Nam năm 2006 là 1.650.000 lượt, trong đó chiếm một nửa là khách quốc tế. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2006 ước tính 1.100 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch ước đạt 380 tỷ đồng.


  1. Bản đồ khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm

Cách tính WTP

Cửa Đại và sông Thu Bồn

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ chảy qua các ghềnh đá vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ thêm lưu lượng nước từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn trở thành dòng lớn chảy qua vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Sông Thu Bồn tại vùng Điện Bàn và chia làm hai hướng: hướng bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi), hướng nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.

Dòng Thu Bồn đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu chăn tằm ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biền dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bình, làng gốm Thanh Hà...

Phường Cửa Đại thuộc thị xã Hội An, cách trung tâm phố cổ Hội An 4km về phía đông. Cửa Đại có bãi tắm đẹp với bãi cát trắng, là nơi thu hút khách du lịch khi đến thăm phố cổ Hội An.

Khu vực Cửa Đại có các hệ sinh thái chủ yếu sau:

- HST cỏ biển: Phân bố ở hạ lưu sông Thu Bồn (Cẩm Thành, Duy Nghĩa) có diện tích khoảng 380 ha.

- HST rừng ngập mặn: Rừng đước ở Thuận Tình có diện tích khoảng ..ha.

- HST cửa sông: Là nơi trú ngụ của nhiều loài cá, tôm, ngao, vẹm, cua, ốc...

Đảo Cù Lao Chàm

Nằm cách bãi biển Cửa Đại (Hội An) 18 km về phía biển đông, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Ông. Cù Lao Chàm có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học, sinh cảnh và phát triển du lịch sinh thái v.v… Ở Cù Lao Chàm có những làng chài, bãi tắm đẹp. Dưới biển có nhiều ghềnh đá, nhiều dãy san hô với hàng trăm nghìn loài cá, loài hải sản miền nhiệt đới, trong đó có các món hải sản địa phương rất nổi tiếng như cua đá, vú sao, vú nàng... Trên đảo, hệ động thực vật khá phong phú, đặc biệt có loài chim yến quý hiếm cư ngụ cùng nhiều loài động vật hoang dã. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người, chủ yếu tập trung tại 4 thôn là: bãi Hương, bãi Làng, thôn Cấm, thôn Bãi Ông.

Cù Lao Chàm có một tổ hợp các hệ sinh thái đa dạng, làm nơi trú ngụ cho nhiều loài, giống sinh vật biển.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Rừng thường xanh che phủ từ 98% đến 100% diện tích đảo nổi của hầu hết các đảo trong khu vực. Cấu trúc của các quần xã động vật, thực vật trong rừng với số lượng loài phong phú khoảng gần 265 loài thực vật thuộc 85 họ đã được phát hiện vào những năm 90. Rừng thường phân tầng, tầng thấp nhất là các trảng cỏ, tiếp theo là cây bụi, tầng cao nhất là các cây thân gỗ.

- HST rừng ngập mặn (RNM): Thường kém phát triển, quần xã TVNM chỉ là các cây bụi như sơn cúc, cói, vòi voi, dây tơ xanh, rau muống biển, hải tiến, sài hồ.v.v.

- Hệ sinh thái vùng triều: Bao quanh các đảo với diện tích rất khác nhau, chia thành hai tiểu hệ - hệ sinh thái bãi triều đá và hệ sinh thái bãi cát.

- Bãi triều đá: Hình thành trên các bãi đá với kích thước tảng 1000 – 2000 mm và lớn hơn, xen kẽ giữa các bãi tảng là các bãi cuội - sỏi - sạn (Md = 1-1000 mm) phân bố chủ yếu ở trong các cung lõm hoặc trong các máng trũng sâu. Các bãi triều đá phân bố ở phía đông bắc đảo Cù Lao Chàm và ở hầu hết xung quanh các đảo nhỏ còn lại, là nơi phân bố của của hệ sinh vật vùng triều rạn đá. Đáng chú ý những loài đặc sản quí hiếm như ốc vú nàng, vú sao, ốc nhảy, ốc mắt, ốc hương… đều phân bố chủ yếu ở các bãi đá kiểu này ở nơi hướng sóng.

- Bãi triều cát: Chất đáy chủ yếu là cát nhỏ, cát trung, phân bố chủ yếu ở các cung lõm của đảo Cù Lao Chàm. Bãi triều có loại chất đáy này rất phù hợp cho sự phân bố của quần xã đáy mềm. Có thể tìm thấy các loài thuộc họ cua bơi, họ tôm he, tôm gõ mõ hoặc các loài vùng triều vùi mình trong nền đáy như ngao, gọ, hến .v.v.

- Hệ sinh thái rạn san hô: Rạn san hô là một dạng đặc thù của vùng biển nhiệt đới và cũng rất điển hình ở các đảo vùng Cù Lao Chàm. Hầu hết các đảo đều có các rạn san hô phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn thì ở hầu hết các đảo đều có rạn san hô phân bố. Một trong những đặc điểm nổi bật ở khu vực này tỷ lệ giữa san hô cứng và san hô mềm không chênh lệch nhau quá nhiều (san hô cứng chiếm từ 17,3 – 24,9%, san hô mềm từ 13,5 – 20,7%).

Sinh vật sống kèm theo vùng rạn khá phong phú bao gồm đại diện của các nhóm rong biển, trai, ốc, cầu gai và hải sâm. Đáng chú ý hầu hết các loài động vật vùng rạn đều là các đối tượng kinh tế chủ yếu của vùng đảo như tôm hùm, cầu gai gai ngắn, hải sâm đen, hải sâm trắng, ốc nón, trai tai tượng, bàn mai, trai ngọc .v.v.

- HST cỏ biển: Thảm cỏ biển ở Cù Lao Chàm có diện tích khoảng 50ha. Tại đây có 3 loài cỏ biển ưu thế đã được tìm thấy là cỏ hẹ 3 răng, cỏ lươn Nhật Bản và cỏ xoan tròn. Trong thảm cỏ biển thường gặp hải sâm và bàn mai.

Hệ sinh thái cỏ biển và rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc thù của vùng bờ biển nhiệt đới và của tỉnh Quảng Nam, ngoài giá trị cung cấp thực phẩm có giá trị cao, chúng có vai trò quan trọng về mặt môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như phục hồi và gia tăng sản lượng thuỷ sản trong vùng bờ.

Hoạt động kinh tế ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm

Kinh tế thuỷ sản và du lịch là hai ngành kinh tế chủ yếu ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm. Về cơ bản nền kinh tế của khu vực này từ trước đến nay chủ yếu dựa vào ngành kinh tế thuỷ sản. Cá tầng mặt là nhóm cá kinh tế quan trọng nhất, mỗi năm có thể đánh bắt tới 50.000 tấn. Phường Cửa Đại có bãi tắm đẹp thường thu hút khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hội An. Trong thời gian gần đây, trong bối cảnh chung của tỉnh Quảng Nam, Cù Lao Chàm cũng được nhìn nhận lại một cách chính xác hơn là có những tiềm năng to lớn về phát triển du lịch.

Nghề đánh bắt hải sản khu vực Cửa Đại, Cù Lao Chàm có thể chia làm những loại hình hoạt động như sau:

Đánh bắt cá xa bờ: đây là những hộ ngư nghiệp có tàu thuyền lớn, thuê thêm nhân công đánh bắt cá ngoài đại dương theo những chuyến đi dài ngày

Đánh bắt gần bờ gồm hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là nhóm hộ ngư nghiệp có thuyền đánh bắt cá, tôm, mực trong vùng biển gần bờ, cách bờ vài km tới trên dưới 10 km; thứ hai là nhóm đánh bắt hải sản sát bờ. Đây là nhóm những ngư dân chuyên dùng lưới đánh bắt cá, hải sản dọc bờ cát. Thu nhập của nhóm này nhỏ lẻ, không đáng kể. Nhiều người đánh bắt gần bờ chủ yếu bắt hải sản tầng đáy (ngao, sò, vẹm…) bằng các dụng cụ cầm tay.

Nhóm nuôi trồng hải sản: Đặc thù của việc nuôi trồng hải sản ở Cửa Đại là các hộ chủ yếu nuôi trồng trong khu vực sông Thu Bồn. Hầu như không có các hộ nuôi trồng hải sản trên bờ biển hoặc quanh Cù Lao Chàm. Một số hộ nuôi cá nước ngọt trên bờ. Những hộ này không bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu.

Nghề khác có thu nhập từ biển

Nghề muối: Dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Núi Thành (khoảng 70 km) không có bãi làm muối. Phân bố dân cư trong khu vực Cửa Đại - Hội An cũng không thấy có hộ mà nguồn thu nhập chủ yếu là làm muối (diêm dân).

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu ven biển: Vì khu vực này có một số quy định của chính quyền địa phương bảo vệ cảnh quan du lịch cho nên không có doanh nghiệp nào kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng lấy nguồn nguyên liệu ven biển.

Nghề thu hái, sản xuất dược liệu từ biển: Ngoài một số hộ gia đình có thu nhập thêm khi ngẫu nhiên đánh bắt được những hải sản làm thuốc như: cá ngựa, đẻn (rắn biển), hải mã… chưa thấy có hộ gia đình kê khai có nghề chuyên nuôi trồng, đánh bắt hoặc sản xuất dược liệu có nguồn gốc nguyên liệu từ biển hoặc rừng ngập mặn trong khu vực Cửa Đại, Cù Lao Chàm.

Vào tháng 1 năm 2007 đã xảy ra một sự cố tràn dầu chưa rõ nguyên nhân tại khu vực biển miền Trung. Dầu vón cục, trộn với phoi bào trôi dạt vào bờ, bám vào lưới đánh cá, bám vào san hô,... gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể gây thiệt hại kinh tế đối với người dân và ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 9


Các kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 dạng hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam, gồm: HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển, HST bãi cát, HST vùng triều, HST san hô và HST đầm phá và các tùng, áng, hệ sinh thái đảo. Đối với khu vực biển và ven bờ Việt Nam, các giá trị gián tiếp bị ảnh hưởng do sự cố dầu tràn có thể bao gồm những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và làm suy giảm chức năng cung cấp các dịch vụ sinh thái, như bảo vệ bờ biển, ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn, kiểm soát bão và lũ lụt, hấp thụ cácbon, làm cân bằng oxy, tạo ra môi trường sống cho sinh vật hoang dã, đa dạng sinh học, v.v…

Để lượng giá thiệt hại kinh tế đối với giá trị sử dụng gián tiếp, trước hết cần xác định các hệ sinh thái bị ảnh hưởng và những dịch vụ do hệ sinh thái đó cung cấp bị ảnh hưởng do sự cố dầu tràn. Sau đây là liệt kê các loại dịch vụ sinh thái tiêu biểu của các hệ sinh thái ở vùng biển và ven bờ Việt Nam.

- Hệ sinh thái rạn san hô: Cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển. Ngoài giá trị cung cấp thực phẩm có giá trị cao, chúng có vai trò quan trọng về mặt môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như phục hồi và gia tăng sản lượng thuỷ sản trong vùng bờ.

- HST rừng ngập mặn: Bảo vệ, chống xói lở bờ biển, kiểm soát bão và lũ lụt, hấp thụ cacbon, là môi trường sống cho một số loài động thực vật.

- HST đầm phá và tùng, áng: HST đầm phá là nơi sinh sống của nhiều loại thuỷ hải sản nước mặn và nước lợ, thường được sử dụng để nuôi trồng thuỷ hải sản, có tác dụng ngăn mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền. Các tùng, áng có cảnh quan sinh vật rất đẹp và còn có thể sử dụng làm các dạng Aquarium nuôi các loài sinh vật cảnh ngoài tự nhiên phục vụ bảo tồn nguồn gen và các mục đích khác.

- Hệ sinh thái vùng triều: Các bãi triều là nơi có nhiều các bãi đặc hải sản của Việt Nam. Căn cứ vào mức độ biến đổi của thuỷ triều, vùng triều được chia thành 3 khu vực: khu triều cao, khu triều giữa và khu triều thấp. Mỗi vùng thường có những quần thể sinh vật điển hình khác nhau.

- Hệ sinh thái đảo: Đặc thù của khu hệ sinh vật đảo là có rừng khá tươi tốt phát triển, phần xung quanh đảo là hệ sinh vật vùng triều và có nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế.

- Hệ sinh thái cỏ biển: Thảm cỏ biển là nơi ở khá tốt cho các loài sinh vật. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây nhất thì trong thảm cỏ biển số lượng loài và mật độ, khối lượng động vật đáy cao gấp nhiều lần ngoài thảm cỏ biển (Đỗ Công Thung, 2000).



Có ba phương pháp được đề xuất cho việc lượng giá nhanh giá trị phi sử dụng, bao gồm:

- Phương pháp chi phí thay thế;

- Phương pháp phân tích cư trú tương đương; và

- Phương pháp giá hưởng thụ.

1. Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method)

Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như là chi phí thay thế chúng với hàng hoá và dịch vụ do con người tạo ra. Ví dụ, giả sử một sự cố tràn dầu nghiêm trọng có thể gây thiệt hại cho rừng đước, nơi cung cấp dịch vụ sinh thái chính là chắn gió và bảo vệ bờ biển. Thiệt hại do sự cố này có thể được tính toán bằng cách ước lượng chi phí xây dựng kè để bảo vệ dải bờ biển đó.

Các bước thực hiện của phương pháp chi phí thay thế:

Bước 1: xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái được đánh giá và đánh giá qui mô mà các dịch vụ đó đem lại lợi ích. Điều quan trọng là đánh giá dịch vụ hệ sinh thái nào thường xuyên được sử dụng chứ hơn là đánh giá tổng khả năng của hệ sinh thái khi cung cấp các dịch vụ đó.

Bước 2: xác định các hàng hoá và dịch vụ nhân tạo hoặc cơ sở hạ tầng có thể thay thế cho các dịch vụ hệ sinh thái tại mức qui mô mà những hàng hoá này có thể đem lại lợi ích. Cơ sở hạ tầng thay thế mang lại một lượng cân bằng về dịch vụ như là hệ sinh thái đó và là một lựa chọn có tính khả thi.

Bước 3: xác định các chi phí của các hàng hoá và dịch vụ thay thế hoặc cơ sở hạ tầng. Các dữ liệu về chi phí của hàng hoá và dịch vụ thay thế cũng như cơ sở hạ tầng này được thu thập từ nguồn thứ cấp hoặc được xác định thông qua tư vấn của các chuyên gia.

Tuy nhiên, đối với việc lượng giá tổn thất khi có sự cố tràn dầu ở Việt Nam, việc áp dụng phương pháp này thường gặp khó khăn do dịch vụ sinh thái chính của hầu hết các hệ sinh thái bị ảnh hưởng (san hô, cỏ biển, vùng triều, đảo, đầm phá, tùng áng,…) là cung cấp môi trường sinh sống cho nhiều loại động thực vật, bảo tồn nguồn gien, đa dạng sinh học… Việc tìm được chính xác những thay thế cho dịch vụ này là khó khăn, và trên thực tế là chưa có tiền lệ. Trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam không áp dụng phương pháp chi phí thay thế cũng vì lý do đó.

2. Phương pháp phân tích nơi cư trú tương đương (Habitat Equivalency Analysis)

HEA là một phương pháp được sử dụng để đo mức khôi phục đền bù cho những mất mát của các dịch vụ sinh thái. Phương pháp này đòi hỏi các dự án khôi phục đền bù đều phải mang lại các dịch vụ thay thế sao cho tổng giá trị kinh tế ít nhất cũng bằng tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ bị mất đi. Điều này có nghĩa là qui mô của dự án khôi phục đền bù phải đủ để bù đắp lại những giá trị của các dịch vụ bị mất đi.

Cấu trúc của phương pháp này khá đơn giản. Việc tính toán có bao nhiêu nơi cư trú cần phải được khôi phục hoặc thay thế đều dựa vào việc ước lượng tổng mất đi trong dịch vụ do bị thiệt hại. Tổng mất đi này được ước lượng từ mức thiệt hại ban đầu của nguồn tài nguyên và mất đi của dịch vụ xảy ra trong suốt thời gian giữa thiệt hại ban đầu và khi nơi cư trú được khôi phục hay thay thế với đầy đủ chức năng như ban đầu.

Qui trình phân tích nơi cư trú tương đương có 7 bước như sau:

1) xác định diện tích nơi bị tác động.

2) lựa chọn các dịch vụ điển hình để thay thế và xây dựng một chỉ số đại diện cho dịch vụ đó.

3) ước lượng những tổn thất về dịch vụ do nơi cư trú bị tổn hại.

4) xác định hình dạng của đường đền bù.

5) ước lượng những tổn thất xảy ra trong quá trình khôi phục.

6) ước lượng tổng mất mát.

7) tính toán một lượng cần thiết nơi cư trú được khôi phục để bù đắp cho tổng mất mát.

Thông thường, việc tính toán được biểu diễn như sau:

B

Tổng mất đi (L)=VL*∑ AL*(1+d)(Y-i) (1)

t=i

trong đó


VL= giá trị trên một đơn vị diện tích khu vực nơi cư trú bị tổn hại

AL=diện tích khu vực bị tác động

B=năm cuối cùng các dịch vụ được đền bù

i=số năm tác động

t= số năm từ khi bị tác động cho đến khi khôi phục

T=năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Những lợi ích thu được cũng là một hàm tương tự:

M

Tổng lợi ích (G) = VG*∑ St*(1+d)(T-i) (2)

t=j

trong đó


VG=giá trị trên một đơn vị diện tích được khôi phục

St= diện tích thêm vào của nơi cư trú được khôi phục vào năm thứ t

j= năm bắt đầu đạt được lợi ích

M=năm các dịch vụ được khôi phục hoàn toàn

T= năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Để ước lượng qui mô bao nhiêu nơi cư trú cần khôi phục cần đặt phép tính sao cho tổng mất mát (L) bằng tổng lợi ích thu được (G).

Đây là một phương pháp tổng hợp, có thể áp dụng với những trường hợp khác nhau. Đã có nhiều nhà khoa học áp dụng phương pháp này để khôi phục cỏ biển (Fonseca 2000), đầm lầy ngập mặn (Penn và Tomasi 2002).

Trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, phương pháp HEA đã được áp dụng để lượng giá thiệt hại do tác động của sự cố tràn dầu đến các hệ sinh thái san hô (biển Cù Lao Chàm) và cỏ biển (ở Cửa Đại). Dự án khôi phục đền bù được xác định trên cơ sở trồng lại diện tích san hô và cỏ biển để khôi phục và đền bù cho những dịch vụ sinh thái bị mất đi sau ảnh hưởng của sự cố tràn dầu.

Như vậy, phương pháp HEA có thể áp dụng tại Việt Nam để lượng giá tổn thất giá trị sử dụng gián tiếp do tác động của sự cố tràn dầu lên các hệ sinh thái có thể khôi phục như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn.

3. Phương pháp giá theo hưởng thụ (Hedonic Pricing Method)

Phương pháp giá theo hưởng thụ được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái hoặc môi trường mà được phản ánh trực tiếp qua giá thị trường, đặc biệt là giá nhà đất.

Sau khi có sự cố tràn dầu, môi trường cảnh quan của khu vực có thể bị ảnh hưởng và làm cho giá nhà đất thay đổi (thường là giảm giá) do người dân giảm không ưa thích sống trong khu vực ô nhiễm. Nhà nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi này để lượng giá tổn thất do ảnh hưởng của tràn dầu đến môi trường.

Đối với trường hợp ô nhiễm do tràn dầu ở Việt Nam, phương pháp này có thể được sử dụng khi tồn tại thị trường nhà đất tại khu vực bị ô nhiễm, và các thông tin và giao dịch về nhà đất đủ lớn để có thể chạy mô hình hồi quy để ước hàm cầu của chất lượng môi trường được phản ánh trong đường cầu về nhà đất.

Trong trường hợp số lượng thông tin không đủ lớn, người nghiên cứu cũng có thể ước lượng được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, nếu có giao dịch nhà đất trước và sau thời điểm xảy ra sự cố tràn dầu, và sự thay đổi giá trị nhà đất có thể được xác định là do nguyên nhân ô nhiễm môi trường do sự cố dầu tràn gây ra.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 10

trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415

1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20


R= 87.823/21.049 = 4.172 ha
    • Tính toán chi phí của dự án thay thế:

Như vậy dự án thay thế để khắc phục tác động tiêu cực do sự cố tràn dầu lên hệ san hô cứng ở khu vực Cù Lao Chàm với diện tích là 17.4 ha sẽ có 2 loại chi phí. Đó là chi phí để thực hiện dự án sơ cấp (primary project) và chi phí để tiến hành bù cho hệ san hô trong thời gian hệ sinh thái do dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Chi phí cho dự án sơ cấp sẽ bao gồm chi phí mua và trồng san hô khoảng USD18,000/ha (qui đổi theo sức mua tương đương PPP (Huệ, 2005) với 1USD= 5,535 VND thì sẽ là 99.630.000VND/ha) với diện tích 13.125 ha và các chi phí quản lý hàng năm là 10% so với chi phí ban đầu).

Chi phí để tiến hành khôi phục cho 4.172 ha hệ san hô mới trong thời gian hệ sinh thái của dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Các chi phí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 23. Chi phí của toàn bộ dự án phục hồi san hô cứng


Dự án sơ cấp (Primary project)

Chi phí mua, trồng san hô

99.630.000VND/ha*13.125ha


1.307.643.750VNĐ

Chi phí quản lý hàng năm (từ 2007 đến 2021)

99.630.000VND/ha*13.125ha*0.1*(1/1.03n)


1.607.888.319VNĐ

Dự án đền bù (Compensatory project)

Chi phí đền bù phần L

99.630.000VND/ha x 4.172 ha


415.656.360VNĐ

Tổng chi phí của dự án

3.331.188.429VNĐ
    • Tính toán lượng mất đi do bị dầu tràn tác động (L):

Các thông tin thể hiện sự tác động đến san hô mềm do tràn dầu được liệt kê trong bảng sau. Như trong bảng, khu vực san hô mềm có diện tích ước lượng là 7.5 hecta, cung cấp các dịch vụ sinh thái 92.8 % so với thời kỳ trước khi bị tràn dầu. Sau đó khu vực này sẽ được khôi phục từ những hoạt động của một dự án phục hồi (Primary project) diễn ra trong vòng 10 năm để đạt được mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi sự cố tràn dầu.

Bảng 24. Các thông số về khu vực bị tác động.



Thông tin nền về khu vực bị tác động do sự cố tràn dầu
Kiểu hệ sinh thái bị tác động San hô
Năm bị tác động 2007
Diện tích bị tác động (ha) 7.5
Mức dịch vụ do san hô cung cấp khi bị tác động bởi sự cố tràn dầu so với mức ban đầu (chưa bị tác động) 92.8 %

Dự án khôi phục khu vực bị tác động theo dự án ban đầu (Primary project)
Năm sự khôi phục bắt đầu diễn ra 2007
Năm hệ sinh thái được khôi phục hoàn toàn 2016
Mức dịch vụ do san hô cung cấp đạt đến mức cao nhất (so với ban đầu) 100%
Dạng hàm khôi phục Tuyến tính

Tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu thực tế hàng năm 3.0%

Khi sự cố tràn dầu diễn ra vào năm 2007, số dịch vụ-hecta giảm từ 7.5 xuống còn 7.365. Vì có 7.2% dịch vụ bị suy giảm do tác động của sự cố tràn dầu. Lượng dịch vụ gia tăng và được khôi phục hoàn toàn vào năm 2016 khi thực hiện dự án ban đầu (Primary project) bằng việc trồng lại lượng san hô cứng tương ứng với lượng san hô bị mất đi cùng với việc giám sát, quản lý hàng năm cho đến khi khôi phục được hoàn toàn như ban đầu. Tuy nhiên trong khoảng thời gian chờ thực hiện dự án sơ cấp cũng như thời gian để các dịch vụ do dự án sơ cấp đạt dần đến mức ban đầu thì các dịch vụ của hệ sinh thái san hô cứng này vẫn tiếp tục bị tổn thất. Phần mất đi này (interim losses) được ký hiệu là L.

Để tính toán phần mất đi L này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu L theo từng năm. Phần mất đi L được tính toán là: 2.488 dịch vụ-hecta-năm. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:

Bảng 25: Bảng tính toán phần dịch vụ-hecta-năm bị mất của san hô cứng (L)


Năm

% Dịch vụ bị mất

Dịch vụ-hecta

Dịch vụ-ha-năm bị mất sau

Bắt đầu năm

Kết thúc năm

các năm bị mất

chiết khấu
2007 7.20% 6.48% 0.513 0.513
2008 6.48% 5.76% 0.459 0.446
2009 5.76% 5.04% 0.405 0.382
2010 5.04% 4.32% 0.351 0.321
2011 4.32% 3.60% 0.297 0.264
2012 3.60% 2.88% 0.243 0.210
2013 2.88% 2.16% 0.189 0.158
2014 2.16% 1.44% 0.135 0.110
2015 1.44% 0.72% 0.081 0.064
2016 0.72% 0.00% 0.027 0.021
2017 0.00% 0.00% 0.000 0.000

Tổng dịch vụ-hecta các năm bị mất sau chiết khấu =

2.488


Bảng 25 thể hiện tổng lượng dịch vụ-hecta theo các năm bị mất đi của san hô mềm. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ bị mất đi tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cần chú ý rằng các dịch vụ của hệ sinh thái san hô phải mất 10 năm từ năm 2007 để có thể đạt trở lại như mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Lượng dịch vụ do hệ sinh thái san hô cung cấp ở đầu năm bằng với lượng dịch vụ đó ở cuối năm trước, trừ giá trị của năm đầu tiên khi bị tác động. Ở cột 3, các giá trị thể hiện ở phần trăm mức độ suy giảm sẽ giảm dần và dần đạt đến mức suy giảm bằng 0, đạt được trạng thái ban đầu. Cột 4 là số dịch vụ-hecta năm bị mất đi trong từng năm. Cột 5 sẽ số dịch vụ-hecta-năm bị mất đi được chiết khấu theo từng năm.

Như vậy tổng dịch vụ-hecta-năm bị mất đi của san hô mềm sau khi chiết khấu theo năm là 2.488.

    • Tính toán lượng đạt được từ dự án khôi phục nơi cư trú (G):

Dự án đền bù (compensatory project) được thiết kế bằng cách thiết lập một hệ san hô mới để bù lại những dịch vụ do hệ sinh thái mất đi tương ứng với phần mất đi L đã mô tả ở trên. Giả thiết mức dịch vụ sinh thái ban đầu của hệ san hô mới này là 25% so với hệ sinh thái san hô bị tác động do tràn dầu. Dự án này được tiến hành vào năm 2007, kéo dài trong suốt 15 năm thì có thể đạt được đến mức dịch vụ sinh thái cao nhất bằng 100% so với mức dịch vụ sinh thái của hệ san hô ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Sau khi dự án kết thúc, hệ sinh thái san hô này vẫn duy trì được mức cung cấp dịch vụ sinh thái cao nhất của nó mãi mãi.

Bảng 26. Các thông số của dự án đền bù



Đặc điểm của dự án đền bù
Kiều hệ sinh thái thay thế San hô mềm
Mức cung cấp dịch vụ sinh thái ban đầu 25%
Năm dự án đền bù bắt đầu 2007
Năm dịch vụ sinh thái bắt gia tăng 2008
Năm dịch vụ sinh thái đạt được mức cao nhất (cuối thời kỳ) 2022
Mức dịch vụ cao nhất đạt được 100%
Hình dạng hàm khôi phục Tuyến tính
Độ dài của đường gia tăng dịch vụ Vô cùng

Thông số so sánh với dự án đền bù
Tỷ số giữa mức dịch vụ sinh thái cao nhất/hecta ở khu vực đền bù và mức dịch vụ sinh thái ban đầu/hecta ở khu vực bị tác động 1:1

Như trong bảng trình bày, các dịch vụ sinh thái do dự án thay thế mang lại ban đầu cung cấp một lượng dịch vụ ở mức 25% và bắt đầu gia tăng vào năm 2008 theo đường tuyến tính cho đến khi các dịch vụ sinh thái mà nó cung cấp đạt được mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2022. Các dịch vụ này tiếp tục duy trì mức độ cao nhất này mãi mãi. Tổng giá trị dịch vụ /ha đạt được được gọi là G. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:

Bảng 27. Bảng tính toán lượng dịch vụ gia tăng trên một hecta của dự án đền bù



Năm

% Dịch vụ đạt được

Dịch vụ-ha- năm/ha

Bắt đầu năm

Kết thúc năm

đạt được sau chiết khấu
2007 0.00% 0.00% 0.000
2008 0.00% 5.00% 0.024
2009 5.00% 10.00% 0.071
2010 10.00% 15.00% 0.114
2011 15.00% 20.00% 0.155
2012 20.00% 25.00% 0.194
2013 25.00% 30.00% 0.230
2014 30.00% 35.00% 0.264
2015 35.00% 40.00% 0.296
2016 40.00% 45.00% 0.326
2017 45.00% 50.00% 0.353
2018 50.00% 55.00% 0.379
2019 55.00% 60.00% 0.403
2020 60.00% 65.00% 0.426
2021 65.00% 70.00% 0.446
2022 70.00% 75.00% 0.465
Sau 75.00% 75.00% 16.047
2022

Tổng dịch vụ-hecta năm/hecta đạt được sau chiết khấu =

20.195

Để tính toán phần đạt được trên một ha G này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu G theo mỗi năm. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ đạt được tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cột 4 là số dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được chiết khấu theo từng năm. Cuối bảng là tổng dịch vụ-hecta-năm/ha đã được chiết khấu là: 20.195
    • Xác định diện tích san hô cần phải khôi phục:

Gọi t là thời gian theo năm tương ứng với từng thời điểm sau:

t=0, thời gian sự cố xảy ra

t=C, thời điểm ban đầu chiết khấu (khi nhân tố chiết khấu =1)

t=B, thời điểm khu vực bị tác động được khôi phục như mức ban đầu

t=N, thời điểm hệ sinh thái ở khu vực bị tổn thương đạt đến mức tối đa

t=I, thời điểm dự án đền bù bắt đầu cung cấp dịch vụ sinh thái

t=M, thời điểm dự án đền bù đạt được mức sinh trưởng cao nhất

t=L, thời điểm dự án đền bù ngừng cung cấp các dịch vụ sinh thái.

Ngoài ra còn có những biến khác trong phân tích này:

Vj, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

Vp, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực thay thế

xjt, mức dịch vụ/hecta của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương vào cuối năm t

bj, mức ban đầu của dịch vụ/hecta tại khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

xpt, mức dịch vụ/hecta tại khu vực của dự án đền bù vào cuối năm t

bp, mức ban đầu của dịch vụ/hecta của dự án đền bù

r, tỷ lệ chiết khấu của cả thời kỳ

J, diện tích khu vực bị tổn thương

P, diện tích khu vực của dự án đền bù

Chọn một chỉ số x có thể đại diện cho một dịch vụ đơn lẻ của hệ sinh thái hoặc chọn một chỉ số có thể đại diện trung bình cho nhiều dịch vụ của hệ sinh thái. Trong số những chỉ số được chọn đó thì xjt được gọi là mức dịch vụ trên hecta được cung cấp bởi khu vực bị tổn thương vào cuối năm t và bj là mức dịch vụ ban đầu của khu vực bị tổn thương đó. Do vậy, (bj-xjt) là phần dịch vụ bị mất đi vào cuối năm t. Tương tự, xpt được gọi là mức dịch vụ mà khu vực thay thế cung cấp vào cuối năm t và bp là mức dịch vụ ban đầu mà khu vực thay thế cung cấp. Do đó, (bp-xpt) là phần dịch vụ gia tăng tại khu vực thay thế. (bj-xjt)/bj đại diện cho phần trăm mức suy giảm dịch vụ /hecta so với mức ban đầu tại khu vực bị tổn thương và (bp-xpt)/bp đại diện cho phần trăm gia tăng dịch vụ/hecta của khu vực thay thế so với mức ban đầu của khu vực bị tổn thương.

Công thức cân bằng tổng giá trị của dịch vụ bị mất đi tại khu vực bị tổn thương được chiết khấu về hiện tại với tổng giá trị của dịch vụ tăng lên ở khu vực thay thế được chiết khấu về hiện tại được trình bày như sau:

Cách tính WTP

với giả sử rằng giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực thay thế Vp bằng với giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực bị tổn thương Vj, do đó tỷ số Vj/Vp =1.

Cách tính WTP

Tỷ số Vj/Vp lớn hơn 1 nếu giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi bị tổn thương lớn hơn giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi được thay thế. Do đó, sẽ cần nhiều hơn diện tích ở khu vực thay thế để có thể đảm bảo mức cân bằng giữa phần mất đi và bù vào do tác động của sự cố tràn dầu với hệ san hô.

Do đó, để xác định được diện tích san hô cần phải khôi phục trong dự án đền bù (Compensatory project), cần lấy tổng dịch vụ-hecta-qua các năm đã được chiết khấu (L) chia cho tổng dịch vụ-hecta-các năm/ha và có được kết quả là 0.123 ha. Cách tính toán được thể hiện như trong bảng sau:

Bảng 28. Xác định diện tích san hô cần khôi phục bù lại phần mất đi L


  • Diện tích bị tác động= 7.5ha

Dịch vụ-hecta-năm bị mất đi đã chiết khấu về giá trị hiện tại= 2.488 dịch vụ-hecta-năm

  • Dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được đã chiết khấu về giá trị hiện tại=20.195 dịch vụ-hecta-năm/ha
  • Gọi R = diện tích san hô cần phải khôi phục để bù lại phần mất đi L (ha)

  • Cân bằng dịch vụ sinh thái bị mất đi với dịch vụ đạt được trong dự án đền bù, ta có 2.488 dịch vụ-hecta-năm= 20.195 dịch vụ-hecta-năm/ha*R ha.
  • Do đó, diện tích san hô cần phải khôi phục ở dự án đền bù là



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 11


Ô nhiễm dầu có tác động đa chiều và phức tạp. Để lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có một đánh giá về tổng giá trị kinh tế (TEV) của hệ sinh thái.

Tổng giá trị kinh tế (TEV) được khái quát bằng công thức sau:

TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)

trong đó: - UV (Use values) là giá trị sử dụng.

- DUV (Direct use values) giá trị sử dụng trực tiếp.

- IUV (Indirect use values) giá trị sử dụng gián tiếp.

- OV (Option values) giá trị tuỳ chọn.

- NUV (Nonuse values) giá trị phi sử dụng.

- BV (Bequest values) giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.

- EXV (Existen values) giá trị tồn tại.

Giá trị sử dụng trực tiếp

Đối với hệ sinh thái ven biển Quảng Nam, cụ thể là khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại, giá trị sử dụng trực tiếp là giá trị thu được từ sản lượng thủy, hải sản (cá, tôm, cua, ốc, ngao, vẹm) và giá trị du lịch, tương ứng với nó là việc sử dụng các phương pháp thay đổi năng suất và phương pháp chi phí du lịch để lượng giá. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu về sản lượng, năng suất cây con, tổng giá trị du lịch... ngay trước và sau khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

Đối với các hàng hoá, sản phẩm từ hệ sinh thái, các dữ liệu đầu vào cần thiết cho phương pháp thay đổi năng suất là:

  • Năng suất lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng (ví dụ năng suất nuôi tôm/ha, lúa/ha..) trước khi và sau khi xảy sự cố tràn dầu.
  • Phạm vi, diện tích của nhóm giá trị lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng bị tác động của dầu tràn.
  • Thời gian tác động của tràn dầu tại khu vực nghiên cứu.
  • Giá trị thị trường (giá tham khảo) của nhóm giá trị sử dụng trực tiếp.

Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, hơn nửa thông tin đầu vào kể trên là không thu thập được, do thời điểm khảo sát (tháng 03/2008) khá xa so với thời điểm xảy ra dầu tràn (tháng 01/2007). Vì vậy, phương pháp đánh giá có sự tham gia (Participatory Environmental Assessment) được sử dụng, thông qua việc hỏi trực tiếp người dân xem thu nhập của họ bị giảm bao nhiêu phần trăm và trong thời gian là bao nhiêu lâu do có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải bóc tách được những đối tượng nào chịu tác động từ tràn dầu có thu nhập giảm, để đánh giá được tổng thiệt hại (do thu nhập giảm) đối với toàn bộ khu vực dưới tác động của tràn dầu.

Tương tự đối với giá trị du lịch, thay vì sử dụng phương pháp Chi phí du lịch (TCM), nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp Đánh giá có sự tham gia để thu thập thông tin từ những khách sạn khu du lịch ven biển Quảng Nam về lượng khách hủy đặt phòng, lượng khách trả phòng trước dự kiến, số ngày bị hủy/trả phòng, và giá mỗi phòng. Do hạn chế về dữ liệu nên nghiên cứu này mới đánh giá được giá trị du lịch bị mất từ phía cung chứ chưa tính được thiệt hại từ phía cầu (khách du lịch).

Giá trị sử dụng gián tiếp

Theo đánh giá của các chuyên gia và qua điều tra, sự cố tràn dầu tháng 1/2007 không tác động gây bồi tụ ở cửa sông và xói lở ven bờ. Rừng ngập mặn (đước) ở Thuận Tình được xem xét là có dầu bám vào thân cây; tuy nhiên do diện tích rừng rất nhỏ nên coi như dầu tràn tác động không đáng kể đến rừng ngập mặn. Một số hệ sinh thái sau chịu nhiều tác động từ sự cố tràn dầu:

+ San hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm bị giảm 50% độ che phủ.

+ Cỏ biển chết 60 – 70% (tại Cẩm Thành, Duy Nghĩa thuộc khu vực Cửa Đại)

+ Hệ sinh thái cửa sông bị tác động.

Chính các tác động trên đã làm suy giảm nguồn giống có giá trị trong khu vực (như cua, cá mú, ghẹ..), làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng phương pháp Phân tích cư trú tương đương (HEA) nhằm đánh giá thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp của khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.

Giá trị phi sử dụng

Theo các nhà khoa học, Cù Lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù Lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, làm giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.

Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam nhằm đánh giá mức sẵn lòng đóng góp của người dân vào quỹ bảo tồn, nhằm khôi phục tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Từ WTPtb/hộ của mẫu, ta sẽ tính được tổng WTP của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Tổng giá trị mà người dân sẵn lòng chi trả để phục hồi đa dạng sinh học chính là tổng thiệt hại của giá trị phi sử dụng toàn khu vực nghiên cứu.



Thu thập thông tin thứ cấp

Để thực hiện lượng giá thiệt hại tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái biển do ô nhiễm dầu tràn, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều báo cáo lượng giá thiệt hại của các vụ tràn dầu quy mô lớn trên thế giới. Các báo cáo này được thu thập từ các ấn bản của các tổ chức quốc tế và các trường đại học trên thế giới. Từ các báo cáo tập hợp được, nhóm nghiên cứu rút ra cách tiếp cận phù hợp để xây dựng phương pháp luận, lập bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo một số kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn San hô tại Cù Lao Chàm) về tác động ô nhiễm nói chung tới san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại Cửa Đại, Cù Lao Chàm cùng với đánh giá về sự cố tràn dầu của chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan quản lý tài nguyên, du lịch, đặc biệt là đánh giá của lực lượng chính tham gia xử lý ô nhiễm dầu tràn đầu năm 2007.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm lượng giá kinh tế thiệt hại về tài nguyên, môi trường các hệ sinh thái biển khu vực bị ô nhiễm dầu tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại nên đối tượng nghiên cứu bao gồm khu vực dân cư có dầu ô nhiễm từ Đà Nẵng đến huyện Núi Thành (Quảng Nam). Qua nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực biển Quảng Nam, nhóm đã chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm chính:


  • Nhóm thứ nhất là nhóm người dân bao gồm dân cư trên địa bàn phường Cửa Đại, phường Cẩm An, xã Cẩm Thanh và khu vực Cù Lao Chàm.
  • Nhóm thứ hai là nhóm doanh nghiệp khách sạn – du lịch bao gồm các khách sạn các loại tại khu vực Hội An và Cửa Đại.

Bảng hỏi

Việc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bảng hỏi. Ban đầu, bảng hỏi do nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên yêu cầu đánh giá, sau đó nhóm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia rồi tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính khả thi của bảng hỏi. Cuối cùng bảng hỏi đã được điều chỉnh được đưa vào điều tra. Theo đặc thù của vụ tràn dầu và đối tượng chịu tác động, có 02 loại bảng hỏi được sử dụng:


  • Thứ nhất là bảng hỏi người dân: 300 phiếu trên 3000 hộ (tỷ lệ 1/10).
  • Thứ hai, bảng hỏi doanh nghiệp Khách sạn - Du Lịch : 15 khách sạn trên 70 khách sạn và nhà nghỉ (tỷ lệ trên 1/5).

Các câu hỏi được thiết kế để người được phỏng vấn đánh giá khách quan tác động ô nhiễm của tràn dầu trong nhiều nguyên nhân khác nhằm tránh đánh giá thiên vị, ngộ nhận. Qua đó cũng đánh giá được nhận thức của người dân về sự cố tràn dầu và các tác động của nó.

Giá trị sử dụng được đánh giá qua các nhóm hộ gia đình có nghành nghề chịu tác động trực tiếp của dầu tràn, đặc biệt chú ý hộ ngư dân đánh bắt ven biển, hộ nuôi trồng hải sản và kinh doanh du lịch.

Tác động gián tiếp có chú ý tới hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ; ảnh hưởng ô nhiễm tới chi phí tăng thêm cho sinh hoạt hoặc chữa bệnh.

Phạm vi bảng hỏi bao quát các yếu tố về môi trường trong đó có vấn đề bồi tụ trầm tích, xói lở bờ biển.

Các giá trị phi sử dụng được khảo sát qua những câu hỏi lựa chọn về biến đổi đa dạng sinh học và khả năng sẵn sàng chi trả để phục hồi môi trường.

Tương tự đối với bảng hỏi cho khối khách sạn, nhà nghỉ, các câu hỏi đưa ra nhằm đánh giá nhận thức của họ về tác động của sự cố tràn dầu và nhằm đánh giá được thiệt hại mà họ gánh chịu từ sự cố này.

Phương án chọn mẫu và điều tra

(i) Chọn mẫu bảng hỏi người dân

Việc chọn mẫu tại điểm khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, sử dụng danh sách hộ gia đình do chính quyền địa phương cung cấp, chọn bước nhảy (khoảng 1/10) lấy tên hộ cần điều tra:

Bảng 6. Phân bổ số mẫu điều tra theo xã/phường

Xã/Phường

Tổng thể

(số hộ)



Mẫu

(số hộ)



1. Phường Cẩm An

1225

100
Tân Thịnh 302
An Bàng 341
An Tân 285
Tân Thành 145
Tân Mỹ 152

2. Phường Cửa Đại

1181

100
Phước Hải 193
Phước Thịnh 221
Phước Tân 256
Phước Trạch 204
Phước Hoà 307

3. Xã Cẩm Thanh

581

50
Thôn 6 275
Thôn 7 190
Thôn 8 116

4. Cù Lao Chàm

50

50
Bãi Hương Chọn ngẫu nhiên
Bãi Làng
Thôn Cấm
Thôn Bãi Ông

Tổng

3037

100

(ii) Chọn mẫu bảng hỏi doanh nghiệp khách sạn – du lịch:

Việc chọn mẫu có phân loại theo thứ hạng khách sạn (chia làm 3 nhóm: nhóm 1 từ 5 - 4 sao; nhóm 2: từ 3 - 1 sao; nhóm 3: Khách sạn và nhà nghỉ không xếp hạng sao). Chọn mẫu ngẫu nhiên trong danh sách theo nhóm đã định, tránh sai số vì tác động vì khoảng cách của khách sạn với bờ biển.

Điều tra viên và người dẫn đường

Điều tra viên là sinh viên của Trường Kinh tế thuộc Đại học Huế gồm hai nhóm: (i) Sinh viên có gia đình tại khu vực khảo sát đang nghỉ chuẩn bị thực tập tốt nghiệp, và (ii) Sinh viên đang tham dự khóa Thạc sĩ của Đại học Kinh tế (Huế). Trưởng nhóm điều tra là giảng viên Đại học Kinh tế (Huế).

Người dẫn đường là các đoàn viên thanh niên thuộc Thị đoàn Hội An. Đây là các đoàn viên thanh niên sinh sống tại địa phương, thông thạo địa hình và hiểu biết khu vực. Đặc biệt, hầu hết các đoàn viên này đã tích cực tham gia việc thu dọn dầu tràn trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2007 tại khu vực.

Kiểm tra, giám sát

Quá trình điều tra thực hiện việc giám sát kép, trực tiếp từ trưởng nhóm điều tra và gián tiếp từ thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Tóm lược quá trình điều tra khảo sát

Cuộc điều tra khảo sát phục vụ đề tài lượng giá tác động ô nhiễm dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm được thực hiện từ cuối tháng 11/2007 đến đầu tháng 3/2008. Điểm khảo sát được xác định qua tham khảo làm việc với Phó trưởng ban tuyên giáo thị xã, phó bí thư thị đoàn (đơn vị chịu trách nhiệm thu dọn ô nhiễm dầu tràn), Trưởng phòng tổ chức Công ty du lịch Hội An, Phó chủ tịch Phường Cẩm An và các bí thư đoàn xã, phường ở những nơi chịu tác động nhiều của vụ dầu tràn. Sau khi điều tra thử và hoàn thành 02 bảng hỏi, việc điều tra chính thức được tiến hành với sự phối hợp của lực lượng sinh viên Đại học Huế, lực lượng dẫn đường của Thị đoàn Thị xã Hội An.

Một số nét diễn biến trong quá trình điều tra chính thức: Do danh sách được chọn ngẫu nhiên nên trong quá trình điều tra, các điều tra viên phải đi khắp địa bàn rộng các phường, xã. Thời điểm sau tết âm lịch, thời tiết không thuận do mưa nhiều nên việc đi phỏng vấn phải kéo dài thêm một số ngày. Đến ngày 18/3 việc điều tra đã hoàn tất.

Trong quá trình điều tra, trưởng nhóm điều tra đã đi kiểm tra và phúc tra ở một số điểm. Những thắc mắc, phản hồi từ điều tra viên và người được phỏng vấn được làm rõ và giải quyết nội bộ hoặc tham khảo ý kiến của nhóm nghiên cứu tại Hà Nội. Việc phỏng vấn viên thực hiện tốt, hoàn thành công việc được giao với điều chỉnh, bổ sung và kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Một số ít phiếu chưa điền đủ thông tin đã được yêu cầu làm lại cho đúng theo yêu cầu.

Các địa phương có các hộ hoặc cơ sở du lịch được phỏng vấn đều được báo cáo về chương trình, nội dung hoạt động của tổ phỏng vấn. Các nhóm đều nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của các địa phương.

Kết quả điều tra

Bảng 7: Diện tích, mật độ dân số các phường được điều tra (số liệu năm 2006)



Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km2 )

Mật độ dân số (người/km2)
Phường Cẩm An 2,9046 1754
Phường Cửa Đại 3,1556 1694
Phường Cẩm Thanh 8,9543 765

 

Bảng 8: Tỷ lệ, số hộ cụ thể được điều tra trong từng phường, xã:



Tên

Số hộ

Số hộ đã điều tra
Phường Cẩm Thanh (3 thôn) 581 50

- Thôn 6

- Thôn 7

- Thôn 8

275

116

190

16

24

10


Phường Cẩm An 1225 100

- Tân Thịnh

- Tân Mỹ


- Tân Thành

- An Bàng

- An Tân


302

152


145

341

285

22

13

15

30

20

Phường Cửa Đại 1144 100

- Phước Hải

- Phước Thịnh

- Phước Tân

- Phước Trạch

- Phước Hòa


193

221


219

204

307

19

21

11

19

30


Một số điều chỉnh trong quá trình điều tra chính thức

Các hộ điều tra đều được phân bố khắp các khối, thôn. Bao gồm các hộ sống ven sông và ven biển. Các đối tượng được hỏi là chủ hộ, trên 18 tuổi, có năng lực hành vi. Một số trường hợp chủ nhà quá già, thiếu năng lực hành vi, nhóm điều tra đề nghị chuyển sang hộ liền kề để thay thế.

Sản phẩm thu được sau điều tra chính thức

Sản phẩm và tài liệu thu thập được sau điều tra gồm có:

- Bảng hỏi người dân được thu thập tổng cộng gồm 302 phiếu (01 phiếu bỏ vì không hoàn chỉnh trong quá trình điều tra, 01 phiếu trắng không có thông tin), còn 300 phiếu hoàn chỉnh đưa vào xử lý.

- Bảng hỏi Khách sạn thu thập đủ 15 phiếu: 02 phiếu cho khách sạn 4-5 sao; 4 phiếu cho khách sạn 1 đến 3 sao; 9 phiếu cho khách sạn, nhà nghỉ không xếp hạng sao.

Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi hoàn thành phỏng vấn, các bảng hỏi được tập hợp và nhập số liệu. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu. Tổng cộng có khoảng 300 phiếu điều tra đã được hoàn thành. Vì ở đây cần thống kê, tính toán tần suất, tần suất tương đối nên phần mềm Excel cũng được sử dụng để phân tích số liệu. Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng phần mềm SPSS để xử lý hàm hồi quy và một số hàm toán khác.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 12


Giá trị phi sử dụng bao gồm các giá trị tuỳ thuộc, giá trị tồn tại hay giá trị lựa chọn.

Giá trị phi sử dụng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu là những ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, thắng cảnh v.v.; sự suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái; mất dần các giá trị bảo tồn như các nguồn gen quý hiếm, nơi sinh cư của một số sinh vật biển, tài nguyên thiên nhiên để lại cho thế hệ mai sau (rạn san hô, cỏ biển... ); mất dần các giá trị lưu tồn của các hệ sinh thái có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức tin và các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tâm linh v.v.; mất dần các nguồn tài liệu cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, thẩm mỹ, văn hoá,...



Có hai phương pháp lượng giá giá trị phi sử dụng có thể được áp dụng cho trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu ở vùng biển và ven bờ Việt Nam:

- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên; và

- Phương pháp chuyển giao lợi ích.

1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)

Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên giá thị trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó. (Xem chi tiết tại chương 2)

Trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, phương pháp này đã được sử dụng để lượng giá giá trị phi sử dụng do sự suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái do sự cố dầu tràn với kịch bản như sau:

“Theo các nhà khoa học, Cù lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.

Giả sử, địa phương sẽ xây dựng một Quĩ bảo tồn trong đó huy động sự tham gia đóng góp về tài chính của người dân nhằm phục hồi lại sự đa dạng sinh học của khu vực sau sự cố dầu tràn, khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra. Khoản tài chính này sẽ được sử dụng hoàn toàn với mục đích bảo tồn và phục hồi lại toàn bộ hiện trạng giá trị đa dạng sinh học tại khu vực Cửa Đại/Cù Lao Chàm như trước khi xảy ra sự cố.”

Sau đó, cần xác định các khoản chi trả là bao nhiêu. Các khoản này thường được chi trả dưới dạng thuế, phí, giá thay đổi hoặc các khoản biếu tặng. Bước này đòi hỏi phải tạo ra kịch bản về phương tiện chi trả hoặc đền bù dưới hai dạng sau:

Kịch bản đóng: Một hệ thống giá trị tiền tệ được xây dựng từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với dạng kịch bản này, chúng ta đã ấn định trước một mức giá cho người được hỏi lựa chọn lựa chọn.

Kịch bản mở: Trong kịch bản này không ấn định mức giá trước mà thay vào đó, người được hỏi sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu tiền.

Đối với trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đã áp dụng kịch bản đóng, với các mức giá được ấn định sau khi có thực hiện điều tra thử tại thực địa.

2. Phương pháp chuyển giao lợi ích (Benefits Transfer)

Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn có từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, giá trị phi sử dụng của một hệ sinh thái cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng giá trị phi sử dụng đã được lượng giá ở một hệ sinh thái tương tự khác.

Mục đích cơ bản của phương pháp này là chuyển những ước tính của giá trị môi trường từ nơi này sang nơi khác. (Xem chi tiết cách thực hiện tại chương 2)

Đối với trường hợp nghiên cứu lượng giá giá trị phi sử dụng do tác động của sự cố tràn dầu ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này có thể gặp một số khó khăn:

- Số lượng nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường, cũng như lượng giá tổn thất do ô nhiễm môi trường đang hạn chế, nhiều nghiên cứu không được công bố, do đó việc tìm được những nghiên cứu phù hợp gặp phải khó khăn.

- Việc báo cáo những nghiên cứu gốc có thể không đầy đủ để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Thiếu sót của những nghiên cứu gốc có thể gây khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, phép ngoại suy ngoài phạm vi những đặc điểm của nghiên cứu ban đầu không được đưa ra.

Từ năm 1992 đến nay, đã xảy ra 40 vụ tràn dầu ở Việt Nam, gây ra tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội. Nhằm hạn chế tổn thất do sự cố tràn dầu gây ra đối với sinh thái và các hoạt động kinh tế xã hội, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài như sau.
Ngay sau khi phát hiện ra sự cố dầu tràn, Cục Bảo vệ Môi trường, chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan liên quan đồng thời thực hiện các biện pháp sau:

(1) Liên hệ với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu (miền Bắc, miền Trung hoặc miền Nam) để được cung cấp các hướng dẫn và phương tiện thu gom dầu.

(2) Sử dụng phao quây để ngăn chặn dầu loang rộng.

(3) Sử dụng các phương tiện như máy bay trực thăng, tàu thuyền để rà soát, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của dầu tràn để xử lý.

(4) Tổ chức cho người dân, các tổ chức, đơn vị, học sinh, sinh viên… và lực lượng quốc phòng thực hiện việc vớt dầu. Công tác vớt dầu có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, kể cả biện pháp thô sơ như:

- Thu gom thủ công thông qua việc huy động sức dân, các lực lượng quân đội, biên phòng, các đơn vị,… để nhặt, gom dầu.

- Huy động tàu, thuyền nhỏ của ngư dân ra khu vực có vết dầu loang, dùng thảm thấm dầu hoặc xơ dừa, xơ mướp, dây nilon cột thành bó, thu gom dầu đưa vào bờ xử lý.

(5) Sử dụng tàu hút dầu chuyên dụng để thu gom dầu (hiện nay Công ty Sông Thu của Bộ Quốc Phòng vừa mới ký kết hợp đồng đóng mới tàu đa năng hiện đại nhất Đông Nam Á có thể sử dụng cho việc hút dầu).

(5) Thực hiện xét nghiệm mẫu dầu để xác định loại dầu, các chất độc hại chứa trong dầu nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

(6) Phối hợp với các Trung tâm Ứng phó sự cố dầu tràn để xử lý dầu thu gom.



Sau khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp để xử lý sự cố dầu tràn, tuỳ vào mức độ ảnh hưởng đến sinh thái và đời sống, hoạt động kinh tế xã hội, Chính phủ, chính quyền địa phương và các bên liên quan cần thực hiện:

(1) Xác định những ảnh hưởng (phạm vi, mức độ ảnh hưởng theo định tính, định lượng) của sự cố tràn dầu đến các hệ sinh thái và hoạt động kinh tế xã hội của khu vực bị ảnh hưởng.

(2) Lượng giá thiệt hại kinh tế và sinh thái do sự cố dầu tràn.

(3) Hỗ trợ/trợ cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu nếu có.

(4) Thực hiện các biện pháp và thủ tục đòi đền bù thiệt hại đối với bên gây ra sự cố tràn dầu.
Dựa trên kết quả xác định phạm vi và mức độ và các loại ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái biển, Cục Bảo vệ Môi trường và chính quyền địa phương cần xem xét và đưa ra các đề xuất thực hiện các dự án phục hồi môi trường và khôi phục hệ sinh thái. Ví dụ cho các dự án này có thể như sau:

  • Khôi phục lại các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn,… có thể bằng cách trồng lại san hô, cỏ biển, trồng rừng ngập mặn,…
  • Hạn chế đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ để chờ khôi phục các loài thuỷ hải sản bị suy giảm do sự cố dầu tràn,….
  • Có biện pháp bảo vệ các loài thuỷ hải sản, các nguồn giống, nguồn gien bị đe doạ.
Kinh phí và nguồn lực để thực hiện các dự án này có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó bao gồm:
  • Tiền đền bù của bên gây ra sự cố tràn dầu
  • Ngân sách nhà nước
  • Huy động đóng góp của người dân
  • Huy động tài trợ của các tổ chức quốc tế.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 13


trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415

1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20


R= 2.488/20.195 = 0.123ha
    • Tính toán chi phí của dự án đền bù:

Như vậy dự án thay thế để khắc phục tác động tiêu cực do sự cố tràn dầu lên hệ san hô mềm ở khu vực Cù Lao Chàm với diện tích là 7.5 ha sẽ có 2 loại chi phí. Đó là chi phí để thực hiện dự án sơ cấp (primary project) và chi phí để tiến hành bù cho hệ san hô trong thời gian hệ sinh thái do dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Chi phí cho dự án sơ cấp sẽ bao gồm chi phí mua và trồng san hô khoảng USD18,000/ha (qui đổi theo sức mua tương đương PPP (Huệ, 2005) với 1USD= 5,535 VND thì sẽ là 99.630.000VND/ha) với diện tích 0.6375ha và các chi phí quản lý hàng năm là 10% so với chi phí ban đầu).

Chi phí để tiến hành khôi phục cho 0.123 ha hệ san hô mới trong thời gian hệ sinh thái của dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Các chi phí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 29. Chi phí toàn bộ dự án khôi phục san hô mềm


Dự án sơ cấp (Primary project)

Chi phí mua, trồng san hô

99.630.000VND/ha*0.6375ha


63.514.125VNĐ

Chi phí quản lý hàng năm (từ 2007 đến 2022)

99.630.000VND/ha*0.6375ha *0.1*(1/1.03n)


49.452.789,53VNĐ

Dự án đền bù (Compensatory project)

Chi phí đền bù phần L

99.630.000VND/ha x 0.123 ha


12.254.490VNĐ

Tổng chi phí của dự án

125.212.404,53VNĐ

c.Cỏ biển:
    • Tính toán lượng mất đi do bị dầu tràn tác động (L):

Các thông tin thể hiện sự tác động đến cỏ biển do tràn dầu được liệt kê trong bảng sau. Như trong bảng, khu vực cỏ biển có diện tích ước lượng là 380 hecta, cung cấp các dịch vụ sinh thái 43.15% so với thời kỳ trước khi bị tràn dầu. Sau đó khu vực này sẽ được khôi phục từ những hoạt động của một dự án phục hồi (Primary project) diễn ra trong vòng 3 năm để đạt được mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi sự cố tràn dầu.

Bảng 30. Các thông số về khu vực bị tác động.



Thông tin nền về khu vực bị tác động do sự cố tràn dầu
Kiểu hệ sinh thái bị tác động Cỏ biển
Năm bị tác động 2007
Diện tích bị tác động (ha) 380
Mức dịch vụ do san hô cung cấp khi bị tác động bởi sự cố tràn dầu so với mức ban đầu (chưa bị tác động) 56.85%

Dự án khôi phục khu vực bị tác động theo dự án ban đầu (Primary project)
Năm sự khôi phục bắt đầu diễn ra 2007
Năm hệ sinh thái được khôi phục hoàn toàn 2009
Mức dịch vụ do san hô cung cấp đạt đến mức cao nhất (so với ban đầu) 100%
Dạng hàm khôi phục Tuyến tính

Tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu thực tế hàng năm 3.0%

Khi sự cố tràn dầu diễn ra vào năm 2007, số dịch vụ-hecta giảm từ 380 xuống còn 163.97. Vì có 56.85% dịch vụ bị suy giảm do tác động của sự cố tràn dầu. Lượng dịch vụ gia tăng và được khôi phục hoàn toàn vào năm 2009 khi thực hiện dự án ban đầu (Primary project) bằng việc trồng lại lượng cỏ biển tương ứng với lượng cỏ biển bị mất đi cùng với việc giám sát, quản lý hàng năm cho đến khi khôi phục được hoàn toàn như ban đầu. Tuy nhiên trong khoảng thời gian chờ thực hiện dự án sơ cấp cũng như thời gian để các dịch vụ do dự án sơ cấp đạt dần đến mức ban đầu thì các dịch vụ của hệ sinh thái cỏ biển này vẫn tiếp tục bị tổn thất. Phần mất đi (interim losses) được ký hiệu là L.

Để tính toán phần mất đi L này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu L theo từng năm. Phần mất đi L được tính toán là: 14.683 dịch vụ-hecta-năm. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:

Bảng 31. Bảng tính toán phần dịch vụ-hecta-năm bị mất của cỏ biển (L)


Năm

% Dịch vụ bị mất

Dịch vụ-hecta

Dịch vụ-ha năm

Bắt đầu năm

Kết thúc năm

các năm bị mất

sau chiết khấu
2007 56.85% 37.90% 8.291 8.291
2008 37.90% 18.95% 4.974 4.829
2009 18.95% 0.00% 1.658 1.563
2010 0.00% 0.00% 0.000 0
2011 0.00% 0.00% 0.000 0

Tổng dịch vụ-hecta các năm bị mất sau chiết khấu =

14.683


Bảng 31 thể hiện tổng lượng dịch vụ-hecta theo các năm bị mất đi của cỏ biển. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ bị mất đi tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cần chú ý rằng các dịch vụ của hệ sinh thái cỏ biển phải mất 3 năm từ năm 2007 để có thể đạt trở lại như mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Lượng dịch vụ do hệ cỏ biển cung cấp ở đầu năm bằng với lượng dịch vụ đó ở cuối năm trước, trừ giá trị của năm đầu tiên khi bị tác động. Ở cột 3, các giá trị thể hiện ở phần trăm mức độ suy giảm sẽ giảm dần và dần đạt đến mức suy giảm bằng 0, đạt được trạng thái ban đầu. Cột 4 là số dịch vụ-hecta năm bị mất đi trong từng năm. Cột 5 sẽ số dịch vụ-hecta-năm bị mất đi được chiết khấu theo từng năm.

Như vậy tổng dịch vụ-hecta-năm bị mất đi của cỏ biển sau khi chiết khấu theo năm là.

14.683


    • Tính toán lượng đạt được từ dự án khôi phục nơi cư trú (G):

Dự án đền bù (compensatory project) được thiết kế bằng cách thiết lập một hệ cỏ biển mới để bù lại những dịch vụ do hệ sinh thái mất đi tương ứng với phần mất đi L đã mô tả ở trên. Giả thiết mức dịch vụ sinh thái ban đầu của hệ cỏ biển mới này là 25% so với hệ sinh thái cỏ biển bị tác động do tràn dầu. Dự án này được tiến hành vào năm 2007, kéo dài trong 5 năm thì có thể đạt được đến mức dịch vụ sinh thái cao nhất bằng 100% so với mức dịch vụ sinh thái của hệ cỏ biển ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Sau khi dự án kết thúc, hệ sinh thái cỏ biển này vẫn duy trì được mức cung cấp dịch vụ sinh thái cao nhất của nó mãi mãi

Bảng 32. Các thông số của dự án đền bù



Đặc điểm của dự án đền bù
Kiều hệ sinh thái thay thế Cỏ biển
Mức cung cấp dịch vụ sinh thái ban đầu 0%
Năm dự án đền bù bắt đầu 2007
Năm dịch vụ sinh thái bắt gia tăng 2008
Năm dịch vụ sinh thái đạt được mức cao nhất (cuối thời kỳ) 2022
Mức dịch vụ cao nhất đạt được 100%
Hình dạng hàm khôi phục Tuyến tính
Độ dài của đường gia tăng dịch vụ Vô cùng

Thông số so sánh với dự án đền bù
Tỷ số giữa mức dịch vụ sinh thái cao nhất/hecta ở khu vực đền bù và mức dịch vụ sinh thái ban đầu/hecta ở khu vực bị tác động 1:1

Như trong bảng trình bày, các dịch vụ sinh thái do dự án thay thế mang lại ban đầu cung cấp một lượng dịch vụ ở mức 0% và bắt đầu gia tăng vào năm 2008 theo đưòng tuyến tính cho đến khi các dịch vụ sinh thái mà nó cung cấp đạt được mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2012. Các dịch vụ này tiếp tục duy trì mức độ cao nhất này mãi mãi. Tổng giá trị dịch vụ /ha đạt được được gọi là G. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:

Bảng 33. Bảng tính toán lượng dịch vụ gia tăng trên một hecta của dự án đền bù



Năm

% Dịch vụ đạt được

Dịch vụ-ha- năm/ha

Bắt đầu năm

Kết thúc năm

đạt được sau chiết khấu
2007 0.00% 0.00% 0.000
2008 0.00% 20.00% 0.097
2009 20.00% 40.00% 0.283
2010 40.00% 60.00% 0.458
2011 60.00% 80.00% 0.622
2012 80.00% 100.00% 0.776
Sau 100.00% 100.00% 28.754
2012

Tổng dịch vụ-hecta các năm/hecta đạt được sau chiết khấu =

30.989

Để tính toán phần đạt được trên một ha G này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu G theo mỗi năm. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ đạt được tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cột 4 là số dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được chiết khấu theo từng năm.Cuối bảng là tổng dịch vụ-hecta-năm/ha đã được chiết khấu là: 30.989
    • Xác định diện tích cỏ biển cần phải khôi phục:

Gọi t là thời gian theo năm tương ứng với từng thời điểm sau:

t=0, thời gian sự cố xảy ra

t=C, thời điểm ban đầu chiết khấu (khi nhân tố chiết khấu =1)

t=B, thời điểm khu vực bị tác động được khôi phục như mức ban đầu

t=N, thời điểm hệ sinh thái ở khu vực bị tổn thương đạt đến mức tối đa

t=I, thời điểm dự án đền bù bắt đầu cung cấp dịch vụ sinh thái

t=M, thời điểm dự án đền bù đạt được mức sinh trưởng cao nhất

t=L, thời điểm dự án đền bù ngừng cung cấp các dịch vụ sinh thái.

Ngoài ra còn có những biến khác trong phân tích này:

Vj, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

Vp, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực thay thế

xjt, mức dịch vụ/hecta của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương vào cuối năm t

bj, mức ban đầu của dịch vụ/hecta tại khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

xpt, mức dịch vụ/hecta tại khu vực của dự án đền bù vào cuối năm t

bp, mức ban đầu của dịch vụ/hecta của dự án đền bù

r, tỷ lệ chiết khấu của cả thời kỳ

J, diện tích khu vực bị tổn thương

P, diện tích khu vực của dự án đền bù

Chọn một chỉ số x có thể đại diện cho một dịch vụ đơn lẻ của hệ sinh thái hoặc chọn một chỉ số có thể đại diện trung bình cho nhiều dịch vụ của hệ sinh thái. Trong số những chỉ số được chọn đó thì xjt được gọi là mức dịch vụ trên hecta được cung cấp bởi khu vực bị tổn thương vào cuối năm t và bj là mức dịch vụ ban đầu của khu vực bị tổn thương đó. Do vậy, (bj-xjt) là phần dịch vụ bị mất đi vào cuối năm t. Tương tự, xpt được gọi là mức dịch vụ mà khu vực thay thế cung cấp vào cuối năm t và bp là mức dịch vụ ban đầu mà khu vực thay thế cung cấp. Do đó, (bp-xpt) là phần dịch vụ gia tăng tại khu vực thay thế. (bj-xjt)/bj đại diện cho phần trăm mức suy giảm dịch vụ /hecta so với mức ban đầu tại khu vực bị tổn thương và (bp-xpt)/bp đại diện cho phần trăm gia tăng dịch vụ/hecta của khu vực thay thế so với mức ban đầu của khu vực bị tổn thương.

Công thức cân bằng tổng giá trị của dịch vụ bị mất đi tại khu vực bị tổn thương được chiết khấu về hiện tại với tổng giá trị của dịch vụ tăng lên ở khu vực thay thế được chiết khấu về hiện tại được trình bày như sau:

Cách tính WTP

với giả sử rằng giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực thay thế Vp bằng với giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực bị tổn thương Vj, do đó tỷ số Vj/Vp =1.

Cách tính WTP

Tỷ số Vj/Vp lớn hơn 1 nếu giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi bị tổn thương lớn hơn giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi được thay thế. Do đó, sẽ cần nhiều hơn diện tích ở khu vực thay thế để có thể đảm bảo mức cân bằng giữa phần mất đi và bù vào do tác động của sự cố tràn dầu với hệ san hô.

Do đó, để xác định được diện tích cỏ biển cần phải khôi phục trong dự án đền bù (Compensatory project), cần lấy tổng dịch vụ-hecta-qua các năm đã được chiết khấu (L) chia cho tổng dịch vụ-hecta-các năm/ha và có được kết quả là 0.474 ha. Cách tính toán được thể hiện như trong bảng sau:

Bảng 34. Xác định diện tích cỏ biển cần khôi phục bù lại phần mất đi L


  • Diện tích bị tác động= 380 ha

Dịch vụ-hecta-năm bị mất đi đã chiết khấu về giá trị hiện tại= 14.683dịch vụ-hecta-năm

  • Dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được đã chiết khấu về giá trị hiện tại=30.989dịch vụ-hecta-năm/ha
  • Gọi R = diện tích cỏ biển cần phải khôi phục để bù lại phần mất đi L (ha)

  • Cân bằng dịch vụ sinh thái bị mất đi với dịch vụ đạt được trong dự án đền bù, ta có 14.683dịch vụ-hecta-năm= 30.989dịch vụ-hecta-năm/ha*R ha.
  • Do đó, diện tích cỏ biển cần phải khôi phục ở dự án đền bù là

R=14.683 /30.989= 0.474 ha.
    • Tính toán chi phí của dự án đền bù:

Như vậy dự án thay thế để khắc phục tác động tiêu cực do sự cố tràn dầu lên hệ cỏ biển ở khu vực Cù Lao Chàm với diện tích là 380 ha sẽ có 2 loại chi phí. Đó là chi phí để thực hiện dự án sơ cấp (primary project) và chi phí để tiến hành bù cho hệ cỏ biển trong thời gian hệ sinh thái do dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Chi phí cho dự án sơ cấp sẽ bao gồm chi phí mua và trồng cỏ biển khoảng 250.000 USD/ha (qui đổi theo sức mua tương đương PPP (Huệ, 2005) với 1USD= 5,535 VND thì sẽ là 1.303.750.000VND/ha) với diện tích 60ha cỏ biển bị chết (IMER, 12/2007) và các chi phí quản lý hàng năm là 10% so với chi phí ban đầu).

Chi phí để tiến hành khôi phục cho 0.474 ha hệ cỏ biển mới trong thời gian hệ sinh thái của dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Các chi phí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 35. Chi phí toàn bộ dự án phục hồi cỏ biển


Dự án sơ cấp (Primary project)

Chi phí mua, trồng cỏ biển

1.303.750.000VND/ha*60ha


78.225.000.000VNĐ

Chi phí quản lý hàng năm (từ 2007 đến 2009)

1.303.750.000VND/ha*60ha *0.1*(1/0.03n)


14.968.116.690VNĐ

Dự án đền bù (Compensatory project)

Chi phí đền bù phần L

1.303.750.000/ha x 0.474ha


617.977.500 VNĐ

Tổng chi phí của dự án

93.811.094.190VNĐ

Như vậy tổng thiệt hại của sự cố tràn dầu tác động lên hệ san hô (cứng và mềm), cỏ biển được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 36. Tổng thiệt hại của sự cố tràn dầu lên san hô cứng, san hô mềm & cỏ biển



Chi phí để khôi phục san hô cứng

3.331.188.429VNĐ

Chi phí để khôi phục san hô mềm

125.212.404,53VNĐ

Chi phí để khôi phục cỏ biển

93.811.094.190

Tổng chi phí (C2)

97.154.495.023,53 VNĐ

Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3).

Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng chính là giá trị bị mất đi do suy giảm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Khoản tiền để khôi phục lại sự đa dạng sinh học của khu vực, đồng thời khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra chính là khoản thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng khu vực chịu tác động của dầu tràn.

Trong nghiên cứu này, phương pháp CVM được tiến hành theo các bước như sau:

a. Thu thập thông tin qua bảng hỏi.

Phần đánh giá trị phi sử dụng trong bảng hỏi được bắt đầu bằng đoạn mô tả những giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái của khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại đang chịu những tác động của vụ tràn dầu tháng 1/2007. Điều tra viên sẽ đọc cho người dân những thông tin sau:

“Theo các nhà khoa học, Cù lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.”

Sau đó, một tình huống giả định được đưa ra là địa phương sẽ xây dựng một Quỹ bảo tồn trong đó huy động sự tham gia đóng góp về tài chính của người dân nhằm phục hồi lại sự đa dạng sinh học của khu vực sau sự cố dầu tràn, khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra. Khoản tài chính này sẽ được sử dụng hoàn toàn với mục đích bảo tồn và phục hồi lại toàn bộ hiện trạng giá trị đa dạng sinh học tại khu vực Cửa Đại/Cù Lao Chàm như trước khi xảy ra sự cố.

Bằng cách hỏi người dân sẵn lòng đóng góp tiền ở mức nào sẽ cho phép tìm ra tổng WTP để bảo tồn đa dạng sinh học. Đây chính là giá trị mất đi do suy giảm đa dạng sinh học hay chính là thiệt hại đối với các giá trị phi sử dụng.

Phần thứ ba trong bảng hỏi liên quan đến phần giá trị phi sử dụng là thông tin về cá nhân người được hỏi, bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập. (Trường hợp này các thông tin về người được hỏi nằm trong phần đầu bảng hỏi). Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người được hỏi. Chúng sẽ được đưa vào hàm hồi quy, bằng phần mềm SPSS để phân tích tác động của các yếu tố đến WTP của người dân.

b. Quy trình tính toán và phân tích:

Tất cả thông tin thu thập được đều được nhập vào một worksheet của Excel. Các quy trình tính toán sẽ được thực hiện bằng công cụ Excel và SPSS.



Cách tính WTP
=N x
Cách tính WTP

Trong đó:

N: Tổng số hộ của mẫu. N = 3000 (hộ).

Cách tính WTP
: Mức sẵn lòng chi trả trung bình của mẫu.

Cách tính WTP
= WTPi x pi

WTPi: Mức sẵn lòng đóng góp i (bidi);

pi : Xác suất lựa chọn mức giá i.

Bảng hỏi đã sử dụng payment card và đưa ra một chuỗi các giá trị (bid) để người được hỏi lựa chọn. Các giá trị này được xác định dựa trên cơ sở thực hiện kiểm tra thử (pretest) trước khi có điều tra chính thức.

Vậy khi nào thì WTP bằng 0?

Trong phương pháp CVM, khi người được hỏi không sẵn lòng chi trả cho dịch vụ hàng hóa thì không phải tất cả mọi trường hợp WTP của họ đều bằng 0. Tùy vào lý do người được hỏi đưa ra thì WTP được xử lý khác nhau:



  • Nếu người được hỏi trả lời lý do không đóng góp là: “Tôi không có tiền để đóng góp” hoặc “Tôi không quan tâm đến giá trị đa dạng sinh học” thì trường hợp này WTP = 0 (Zero bid)

  • Nếu câu trả lời là: “Việc phục hồi cảnh quan là việc của nhà nước” hoặc “Tôi không tin rằng tiền đóng góp được sử dụng để phục hồi môi trường” hoặc “Sự cố tràn dầu không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình tôi”, thì phải loại những đối tượng này ra khỏi mô hình tính toán. (Protest bids).
Điều tra cho thấy trong 300 hộ được điều tra có 20 hộ đưa ra câu trả lời Protest bids, như vậy chỉ có 280 hộ đưa ra các mức giá từ 0 đến 100.000 với xác suất lựa chọn các mức giá như sau:

WTPi
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 3.5000 40.000 50.000 100.000

pi (%)
7.5 9.29 29.29 5.36 18.21 3.21 8.57 0.36 2.5 12.14 3.57

Từ đây, ta tính được
Cách tính WTP
= 21.979 (đồng/hộ)
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP:
Bảng 37: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP)
Các yếu tố ảnh hưởng Mô tả
1. Thu nhập (I) Thu nhập được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng chi trả (đóng góp) của người được hỏi. Khi thu nhập cao hơn thông thường mọi người sẽ chi trả nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ môi trường
2. Trình độ học vấn (E) Khi trình độ học vấn cao, mọi người có nhận thức tốt hơn về tác động của dầu tràn cũng như giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường nên họ có xu hướng chi trả nhiều hơn.
3. Giới tính (G) Theo lý thuyết thì mức sẵn lòng chi trả của nam thường cao hơn của nữ.
4. Tuổi (A) Nghề nghiệp và tuối tác ảnh hưởng không rõ ràng đến WTP do chịu nhiều sự chi phối của các yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học vấn
5. Nghề nghiệp (O)
6. Nhân khẩu (D) Người được hỏi đại diện cho gia đình để đưa ra mức sẵn lòng chi trả nên cũng ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. Ví dụ gia đình đông người nhưng thu nhập thấp thì có thể chi trả ít hơn gia đình ít người nhưng có thu nhập cao…
Từ bảng trên, ta có mô hình phương trình WTP như sau:

WTP = a0 + a1G + a2E + a3O + a4A + a5D + a6I

Trong đó:

a0: hệ số chặn

a1, a2, a3, a4, a5, a6 : hệ số hồi quy.


b. Hồi quy WTP theo các biến giải thích:

Sử dụng SPSS cho 6 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc), A, G, E, I, O, D (biến độc lập). Mức ý nghĩa chọn là 90%. Kết quả thu được như sau:

Model Summary


Model
R Square
Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .49 .203 18732.283

a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd

ANOVA(b)


Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 13597604507.237 6 2266267417.873 6.458 .000(a)
Residual 97549763913.816 278 350898431.345
Total 111147368421.053 284

a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd

b Dependent Variable: san long chi tra


Coefficients(a)
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta B Std. Error
1 (Constant) 16506.404 8354.477 1.976 .049
gioi tinh -1887.310 2676.167 -.043 -.705 .038
trinh do gd 1948.368 1480.583 .088 1.316 .043
nghe nghiep -540.203 344.244 -.094 -1.569 .118
tuoi -58.265 106.528 -.035 -.547 .585
nhan khau 467.842 722.704 -.037 -.647 .074
thu nhap .002 .000 .299 5.064 .000

Dependent Variable: san long chi tra

Các nhân tố ảnh hưởng đến WTP được biểu diễn trong hàm sau:

WTP = 16506,4 + (-188,3)G + 1948,37E + (-540,2)O +

+ (-58,3)A + 467,8D + 0,002I

Dựa vào bảng kết quả, ta đưa ra một số nhận xét như sau:

  • P- value của F - Statistic = 0.000 < mức ý nghĩa, vì vậy hàm trên là hoàn toàn phù hợp.

  • R2 = 0,49 tức là các biến độc lập giải thích được khoảng 49% sự biến động của biến phụ thuộc (WTP).
  • P – value của các nhân tố I (thu nhập theo tháng), G (giới tính), E (trình độ học vấn) và D (nhân khẩu) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. Do vậy, các yếu tố này được xem là ảnh hưởng có nghĩa đến WTP của người được hỏi. Đặc biệt, P – value của I bằng 0.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa chứng tỏ thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến WTP.
  • P – value của tuổi (A), nghề nghiệp (O) lớn hơn mức ý nghĩa. Điều này kết luận là tuổi và nghề nghiệp của người được hỏi ảnh hưởng không có ý nghĩa đến WTP của họ.
  • Hệ số chặn bằng 16506.4 chứng tỏ: nếu A, E, I, D, O đều bằng 0 thì WTP vẫn giữ ở mức là 16.506 đồng. Điều này cho thấy hẳn là có một số những nhân tố khác cũng chi phối WTP (theo chiều thuận) làm cho nó cao hơn mức bình thường, ví dụ như thái độ của người đó với môi trường, sở thích, công việc…
  • Hệ số của nhân khẩu và thu nhập cùng dấu với WTP nên hai nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều lên WTP. Nếu nhân khẩu trong gia đình tăng hoặc thu nhập hộ gia đình tăng thì WTP cũng tăng và ngược lại.
  • Dấu hệ số của giới tính ngược chiều với dấu của WTP, (do trong tính toán code nam = 0, nữ = 1), điều này cho thấy, nam giới có mức sẵn lòng chi trả cao hơn nữ giới. Và trung bình một nam giới trả cao hơn nữ giới 188,3 đồng.

  • a2 = 1948,37 được giải thích là khi trình độ học vấn tăng lên một bậc (ví dụ như từ Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông/Trung học chuyên nghiệp) thì WTP tăng lên 1948,37 đồng.

  • a5 = 467,8 nghĩa là khi hộ gia đình nhiều hơn một người thì mức sẵn lòng chi trả của họ tăng lên 467,8 đồng.

  • a6 = 0.002 cho thấy thu nhập tăng thêm 1đồng/tháng thì WTP tăng 0.002 đồng, có nghĩa là để WTP tăng thêm khoảng 1000 đồng thì thu nhập của người đó phải tăng thêm 500.000 đồng/tháng.
Từ kết quả tính toán trên, mức sẵn lòng chi trả của toàn khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại sẽ là:

Cách tính WTP
= 3.000 x 21.979 = 65.937.000 (đồng)

Như vậy, thiệt hại đối giá trị phi sử dụng khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại là:

C3 = 65.937.000 (đồng)

Bảng 38: Tổng hợp thiệt hại kinh tế về tài nguyên, môi trường các hệ sinh thái biển do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.


Giá trị Thiệt hại (đồng)

Giá trị sử dụng trực tiếp (C1)
21.135.036.500

Giá trị sử dụng gián tiếp (C2)
97.154.495.023

Giá trị phi sử dụng (C3)
65.937.000
Tổng
118.355.468.523

Các chi phí trực tiếp do sự cố dầu tràn gây ra

- Chi phí để vớt/dọn dầu:

- Thiệt hại cho ngư dân về lưới và dụng cụ đánh cá: 100.745.000 đồng

Tổng thiệt hại kinh tế do sự cố tràn dầu:



Chia sẻ với bạn bè của bạn:

1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20