Cách xác định điểm gãy WACC

Phần 1. Chi phí sử dụng vốn bình quân là gì? Điểm gãy là gì?

Như mình đã giải thích ở bài Rủi ro và tỷ suất sinh lời,chi phí sử dụng vốn chính là tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư để huy động vốn.

Từ khái niệm này, chúng ta có thể rút ra 2 kết luận sau:

  • Huy động vốn vay từ ngân hàng sẽ có chi phí sử dụng vốn khác với huy động vốn từ phát hành cổ phiếu hay sử dụng vốn từ lợi nhuận để lại…

Vậy với 1 dự án quy mô vốn 1.000 tỷ: 400 tỷ huy động từ vay ngân hàng và 600 tỷ còn lại huy động từ phát hành cổ phiếu. Thì chi phí sử dụng vốn của dự án sẽ là như nào? Câu trả lời chính là: Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) – Bình quân của chi phí sử dụng vốn từ các nguồn huy động.

  • Chi phí sử dụng vốn sẽ phụ thuộc vào rủi ro. Rủi ro càng lớn thì nhà đầu tư càng hy vọng nhận được lợi nhuận cao hơn => Chi phí sử dụng vốn càng lớn.

Ví dụ khi doanh nghiệp vay trong khoảng 500 tỷ thì có WACC là 14%. Nhưng để vay thêm 300 tỷ nữa thì WACC của 300 tỷ tăng thêm này sẽ cao hơn 14%. Lý do: vì rủi ro tài chính (hệ số nợ) của doanh nghiệp khi vay 800 tỷ sẽ cao hơn khi vay 500 tỷ.

Khi đó: 500 tỷ – Giới hạn mức vốn huy động mà tại đó WACC tăng lên được gọi là Điểm gãy.

Những khái niệm này đều được nêu ở [CPA – LT Tài chính] Chi phí sử dụng vốn bình quân & Hệ số đòn bẩy. Các bạn đọc thêm nếu cần nhé.

Điểm gãy (Breakpoint)

Định nghĩa

Điểm gãy trong tiếng Anh là Breakpoint.

Điểm gãycủa đường chi phí sử dụng vốn cận biên là điểm thể hiện một qui mô vốn được huy động ở mức độ nhất định mà khi doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn tăng thêm vượt qua mức qui mô đó thì phải tăng thêm chi phí sử dụng vốn.

Công thức xác định

Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy, điểm gãy nảy sinh khi chi phí sử dụng vốn của một trong những nguồn vốn riêng biệt tăng lên và có thể xác định điểm gãy theo công thức sau:

BPi = Tổng số vốn của nguồn vốn i có chi phí thấp hơn / Tỉ trọng của nguồn vốn i

Trên cơ sở xác định các điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt có thể xác định được tổng các điểm gãy của tổng qui mô vốn mà doanh nghiệp huy động.

Ví dụ

Một công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn hiện hành được coi là kết cấu tối ưu:

Nguồn vốn

Tỉ trọng từng nguồn vốn

Vốn vay

45%

Cổ phần ưu đãi

2%

Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại)

53%

Cộng

100%

Công ty đang xem xét một số dự án đầu tư trong năm tới. Để thực hiện đầu tư, công ty dự định huy động theo kết cấu nguồn vốn tối ưu và có khả năng huy động các nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn như sau:

- Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong năm là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng vốn là 13,4%.

- Có khả năng huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phần thường mới và chi phí sử dụng vốn 14%.

- Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi với chi phí sử dụng vốn là 10,3%.

- Vay vốn: Công ty có khả năng vay vốn và nếu vay với số vốn từ 900 triệu đồng trở xuống thì lãi suất vay vốn là 10%/năm và nếu vay số vốn trên 900 triệu đồng thì phải chịu lãi suất 13%/năm của số vốn tăng thêm (mỗi năm trả lãi một lần ở cuối mỗi năm) và toàn bộ số vốn gốc trả ở thời điểm cuối của năm cuối cùng.

- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25% và toàn bộ vốn gốc trả ở thời điểm cuối năm cuối cùng.

Yêu cầu: Xác định điểm gãy trong ví dụ trên

Bài làm

Từ tình hình và số liệu trên có thể xác định được điểm gãy:

- Điểm gãy thứ nhất xuất hiện khi sử dụng hết 768,5 triệu đồng lợi nhuận giữ lại với chi phí sử dụng vốn 13,4%.

BPE = 768,5 triệu / 53% = 1.450 triệu đồng

- Điểm gãy thứ hai xuất hiện khi sử dụng hết 900 triệu đồng vốn vay với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là: 10% (1 - 25%) = 7,5%

BPD = 900 triệu/45% = 2.000 triệu đồng

Như vậy, trong việc huy động vốn của công ty nảy sinh hai điểm gãy tương ứng với qui mô vốn huy động 1.450 triệu đồng và 2.000 triệu đồng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Cách xác định điểm gãy WACC
Chi phí sử dụng vốn cận biên (Marginal cost of capital - MCC) là gì?

28-08-2019 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là gì? Công thức xác định

04-09-2019 Lãi suất tương đương là gì? Cách xác định lãi suất tương đương

Bài tập mẫu tài chính doanh nghiệp B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.91 KB, 6 trang )

Đề bài 1: tại công ty cổ phần NBC có tài liệu và nguồn vốn như sau (cơ cấu vốn đã
tối ưu):
Vay ngân hàng: 5 tỷ đồng với lãi suất 13%/ năm
Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường); 15-tỷ đồng. Giá sử dụng của nguồn vốn này
là 14%
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%
Khi nhu cầu vốn tăng doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu mới và vay
thêm. Khi phát hành cổ phiếu mới chi phí phát hành là 12.5%. Nếu mức vay trên 8
tỷ đồng thì lãi suất tiền vay là 14.5%
Tính điểm gãy của chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân các
nguồn.

Bài giải:


Cơ cấu vốn tối ưu của công ty là 25% là nợ và 75% vốn chủ sở hữu, đây là cơ cấu
vốn tối ưu và sẽ không thay đổi cho dù quy mô đầu tư thay đổi
Nếu nhu cầu vốn của công ty không thay đổi (20 tỷ) thì chi phí sử dụng vốn bình
quân là:
WACCo = 25%*13%(1-32%) + 14%*75% = 12.71%
Ta có hai nguồn vốn:
Nguồn vốn vay: dưới 8 tỷ là 14%; trên 8 tỷ tổng số vốn vay có chi phí là 14.5%
Nguồn vốn chủ sở hữu: phát hành thêm thì chi phí vốn huy động mới sẽ là
ro = re/(1-e) = 14%/(1-12.5%) = 16%
Chú ý: nếu tăng quy mô đầu tư dẫn đến tăng vốn huy động thì chi phí vốn chủ sở
hữu sẽ được tính trên ro (chi phí huy động mới) vì quy mô thay đổi (rủi ro thay
đổi) cả cổ đông cũ lẫn cổ đông mới sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lời như nhau vì lúc


này họ gánh chịu rủi ro như nhau
Như vậy chúng ta có hai điểm gãy
BP1 = 20 tỷ


BP2 = 8/25% = 32 tỷ
Điểm gãy là điểm nếu sử dụng vốn vượt qua điểm gãy thì chi phí sử dụng vốn bình
quân thay đổi cho tổng số vốn sử dụng
Nếu sử dụng vốn từ trên 20 tỷ đến nhỏ hơn 32 tỷ đồng thì lúc đó chi phí sử dụng
vốn bình quân sẽ là
WACC1 = 25%*13%(1-32%) + 16%*75% = 14.21%
Nếu sử dụng vốn từ 32 tỷ trở lên thì lúc đó chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ là


WACC2 = 25%*14.5%(1-32%) + 16%*75% = 14,4465%

14.465%
14.21%
12.71%

0
20

32

Dự án sử dụng vốn từ 0- 20 tỷ đồng thì WACC là 12.71%


Dự án sử dụng vốn trên 20 tỷ đến 32 tỷ thì WACC là 14,21%
Dự án từ 32 tỷ trở lên thì WACC là 14.46 tỷ
Đề bài 2: Công ty Vinamilk có cơ cấu nguồn vốn được coi là tối ưu như sau:




Vốn vay
20%
Vốn CP ưu đãi 30%
Vốn chủ sở hữu 50%
Vinamilk dự kiến lợi nhuận sau thuế cổ đông thường 2.800 tr.đồng. Hệ số chi trả cổ tức


0,45. Năm trước cty trả cổ tức 4.000 đ/CP. Giá trị thị trường hiện hành là 85.000 đ/CP.
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ổn định 12%.
-

Ngoài số lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, công ty có thể huy động vốn mới bằng cách sau:
-Cổ phiếu thường: phát hành cổ phiếu thường mới, chi phí phát hành 10% giá bán, có giá
trị huy động 1.200 tr.đồng. Chi phí phát hành 15% giá bán cho toàn bộ số cổ phiếu
thường mới có tổng giá trị huy động trên 1.200 tr.đồng.


-Cổ phiếu ưu đãi, phát hành cổ phiếu ưu đãi giá 90.000 đ/CP, cổ tức 11.000 đồng, chi phí
phát hành 5.000đ/CP cho số cổ phiếu ưu đãi mới có tổng huy động 500 tr.đồng. Chi phí


phát hành 7.000 đ/CP cho số cổ phiếu ưu đãi có tổng huy động trên 500 tr.đồng.
-Vay nợ: công ty vay nợ 330 tr.đồng với lãi suất 14%; trên 330 – 800 tr.đồng lãi suất
17%; trên 800 tr.đồng lãi suất 22%. Mỗi năm trả lãi 1 lần vào cuối năm.
Cho biết thuế suất thuế TNDN là 30%.
a. Tính điểm gãy của chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của từng

điểm gãy
b. Hiện tại công ty có 2 dự án đầu tư :
-

Dự án nhà máy sữa bột Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 3500 triệu đồng và tỉ suất
doanh lợi nội bộ là 16%.



-

Dự án nhà máy sữa Thống Nhất với tổng vốn đầu tư là 2000 triệu đồng và tỉ suất
doanh lợi nội bộ là 15%.
Tất cả các dự án tiềm năng của Công ty có mức rủi ro tương đương nhau . Công ty có thể
thực hiện được dự án nào hoặc cả hai dự án? Tại sao?

Bài giải:
a. Tính điểm gãy của chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn bình quân các
nguồn.
Mục đích của câu hỏi này cuối cùng là tính WACC đối với từng quy mô vốn


Để tìm ra được ta phải xác định được
BP
r cụ thể của từng nguồn vốn
• Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi
Po = 90.000 đ/ CP
d = 11.000 đ
C1 = 5.000 đ/ CP (huy động mới từ 500 tr trở xuống)
C2 = 7.000 đ/ CP (huy động từ 500 tr trở lên)
Huy động dưới 500 triệu thì
Rp1 = d/(Po – C1) = 11.000/ (90.000 – 5.000) = 12.94%
Huy động từ 500 triệu trở lên thì
Rp2 = d/(Po – C2) = 11.000/ (90.000 – 7.000) = 13.25%


 500 chính là điểm thay đổi chi phí đối với việc huy động cổ phiếu ưu đãi
 BP p = 500/30% = 1666,7 triệu
• Chi phí sử dụng nợ
Vay nợ dưới 330 r thì rdt1 = 14% => rd 1 = 9.8%


Vay nợ từ 330 – 800 thì rdt 2 = 17% => rd 2 = 11.9%
Vay nợ > 800 tr thì rdt 3 = 22% => rd 3 = 15.4%
 330 và 800 là điểm thay đổi chi phí đối với việc sử dụng nợ
 BPd1 = 330/20% = 1650
 BPd2 = 800/20% = 4000
• Chi phí sử dụng cổ phiếu thường


Chú ý: doanh nghiệp chỉ phát hành thêm cổ phiếu thường khi đã sử dụng hết
lợi nhuận giữ lại, vì lợi nhuận giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư
Lợi nhuận giữ lại = 2800 *45% = 1540
Khi doanh nghiệp sử dụng hết 1540 thì mới huy động vốn cổ phần thường mới
Vì vậy 1540 là điểm thay đổi chi phí vốn
Chi phí lợi nhuận giữ lại
re = do(1+g)/Po + g = 4000 (1+12%)/85000 + 12% = 17.27 %
Sử dụng hết lợi nhuận giữ lại sẽ huy động vốn cổ phần thường
Nếu huy động dưới 1200 thì
ro1 = do(1+g)/Po(1-10%) + g = 17.86%
Nếu huy động trên 1200 thì
Ro 2 = do(1+g)/Po(1-15%) + g = 18.2%


Như vậy 1200 là điểm thay đổi chi phí vốn
Chú ý: sử dụng lợi nhuận giữ lại cũng là huy động vốn nội bộ
Vì vậy ta có hai điểm thay đổi chi phí vốn 1540 và (1540+ 1200= 2740)
BPe1 = 1540/50% = 3080
BPe2 = 2740/50% = 5480
** Như vậy tổng cộng có 5 điểm gãy, 5 điểm tại đó chi phí sử dụng vốn bình quân thay
đổi
 Có 6 WACC tương ứng với từng quy mô vốn
 Để tính WACC tương ứng với từng quy mô vốn ta sắp xếp lãi suất của từng nguồn

vốn theo thứ tự tăng dần và điểm gãy của từng nguồn vốn theo thứ tự tăng dần
DEBT (20%)


r d1 = 9.8%
r d2 = 11.9%
r d315.4%
Điểm gãy
BP d1 = 1650
BP d2 = 4000

PREFERENCE (30%)
r p1 = 12.94%
r p2 = 13.25%
Điểm gãy
BP p = 1666.7



EQUITY (50%)
r e1 = 17.27%
r e2 = 17.86%
r e3 = 18.2%
Điểm gãy
BP e1 = 3080
BP e2 = 5480

Chia theo điểm gãy

0



1650

1666.7

3080

4000

5480














c.


-

Tính chi phí sử dụng vốn bình quân ứng với mỗi điểm gãy
Tổng vốn từ 0 – 1650
rd = 9.8%
rp = 12.94%
re = 17.25%
WACC1 = 14.47%
Tổng vốn từ 1650 – 1666.7
rd = 11.9%
rp = 12.94%
re = 17.27%


WACC 2 = 14.89%
Tổng vốn từ 1666.7 – 3080
rd = 11.9%
rp = 13.25%
re = 17.27%
WACC 3 = 14.99%
Tổng vốn từ 3080 – 4000
rd = 11.9%
rp = 13.25%
re = 17.86%
WACC 4 = 15.28%
Tổng vốn từ 4000 – 5480


rd = 15.4%
rp = 13.25%
re = 17.86%
WACC 5 = 15.98%
Tổng vốn lớn hơn 5480
rd = 15.4%
rp = 13.25%
re = 18.2%
WACC 6 = 16.15%
Hiện tại công ty có 2 dự án đầu tư :

Dự án nhà máy sữa bột Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 3500 triệu đồng và tỉ suất


doanh lợi nội bộ là 16%.

-

Dự án nhà máy sữa Thống Nhất với tổng vốn đầu tư là 2000 triệu đồng và tỉ suất
doanh lợi nội bộ là 15%.
Tất cả các dự án tiềm năng của Công ty có mức rủi ro tương đương nhau . Công ty có thể
thực hiện được dự án nào hoặc cả hai dự án? Tại sao?
Nguyên tắc: chọn dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí sử dụng vốn bình quân
Như vậy cả hai dự án đều có thể chọn
Vậy chọn dự án nào hay chọn cả hai



Trước tiên chắc chắn sẽ thực hiện dự án có suất sinh lời chênh lệch với chi phí sử dụng
vốn bình quân cao hơn
Tức dự án 1: có suất sinh lời 16%, quy mô vốn 3500 tương ứng chiphis vốn là 15.28%
Bây giờ phải quyết định có thực hiện luôn dự án 2 hay không, nếu thực hiện thêm dự án
hai, thì tổng vốn cả hai dự án là 5500, lúc này chi phí sử dụng vốn đối với dự án tổng này
là 16.15% cao hơn cả suất sinh lời của dự án 1 và dự án 2
Kết luận công ty chỉ nên thực hiện dự án 1