Câu lạc bộ tiếng anh ở cung văn hóa

Theo ban tổ chức, CLB tiếng Anh là một trong những CLB hoạt động có hiệu quả của Đoàn Thanh niên Cơ quan T.Ư Đoàn. Trong thời gian qua, CLB đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh và hội nhập quốc tế của cán bộ trẻ, đoàn viên cơ quan T.Ư Đoàn.

Việc đổi tên CLB tiếng Anh thành CLB tiếng Anh và Hội nhập quốc tế là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự hội nhập và phát triển của CLB. Trong thời gian tới, CLB sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động học tập, giao lưu và hội nhập quốc tế, góp phần đào tạo ra những cán bộ trẻ, đoàn viên có trình độ tiếng Anh, có khả năng hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ mới.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho Ban chủ nhiệm CLB mới, anh Hoàng Đức Nam, Bí thư Đoàn Cơ quan T.Ư Đoàn, đề nghị Ban chủ nhiệm cần đoàn kết, sáng tạo, tiên phong trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động và kiên trì tổ chức sinh hoạt CLB theo kế hoạch đã đề ra.

"Đoàn Cơ quan T.Ư Đoàn kêu gọi các bạn cán bộ trẻ, đoàn viên Cơ quan T.Ư Đoàn tích cực, nhiệt tình tham gia sinh hoạt CLB tiếng Anh và Hội nhập quốc tế. Đây là một sân chơi bổ ích giúp các bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và hội nhập quốc tế, học hỏi, trau dồi kỹ năng và phát triển bản thân", anh Nam nói.

CLB do anh Nguyễn Huỳnh Đăng Phúc, Bí thư Chi đoàn Ban Quốc tế T.Ư Đoàn, làm Chủ nhiệm. Thay mặt Ban chủ nhiệm CLB, anh Nguyễn Huỳnh Đăng Phúc đã tặng hoa tri ân các thành viên Ban chủ nhiệm giai đoạn trước.

Cũng tại buổi lễ, Ban chủ nhiệm CLB đã triển khai chương trình sinh hoạt CLB tháng 7.2023 với 2 nội dung chính rất hấp dẫn là điểm tin về tình hình đối tác, các tổ chức thanh niên và tình hình thanh niên trên thế giới 6 tháng đầu năm 2023; thi trắc nghiệm về Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII bằng tiếng Anh./.

Những sân chơi đó bị các bạn có khả năng tiếng Anh khá chiếm dụng, hoặc chí ít là cách hoạt động dần theo hướng làm người có khả năng kém bị đẩy ra ngoài.

Một CLB tiếng Anh có sự tham gia của người nước ngoài. Liệu bao nhiêu phần trăm CLB như thế này hoạt động hiệu quả? - Ảnh: Công Nhật

Ngập tràn thì thật ngập tràn...

Thực tế cho thấy hầu hết các trường đại học (ÐH) tại khu vực TP.HCM đều có CLB tiếng Anh, nhiều nơi thậm chí còn xây dựng hẳn CLB cho từng khoa riêng biệt. Cụ thể, nếu Trường ÐH Ngoại thương cơ sở 2 có CLB BEC thì ÐH KHXH&NV có các CLB dành riêng cho khoa ngữ văn Anh, quan hệ quốc tế, ÐH Văn Lang sở hữu ít nhất ba CLB ở khoa du lịch, quan hệ công chúng và khoa tiếng Anh...

Bên cạnh các CLB tiếng Anh trong trường ÐH thì hiện các nhà văn hóa (NVH) cũng gầy dựng được nơi để các bạn trẻ giao lưu, thực tập ngoại ngữ. Cụ thể NVH Sinh viên có CLB tiếng Anh IELTS, NVH Thanh niên có CLB ESC, hoạt động chủ yếu vào sáng chủ nhật mỗi tuần...

Ngoài ra không thể không kể đến sự xuất hiện của các CLB tiếng Anh tự phát khắp thành phố (chủ yếu ở các quán cà phê tập trung tại khu phố Tây hay quận 1, 7 và Bình Thạnh...) cùng khá nhiều cuộc thi hùng biện tiếng Anh như: BeePro 2010 (ÐH Ngoại thương Hà Nội), Cambridge 2010 (Cambridge ESOL), Le Hong Phong SC (YOLA), For the green Earth (Thành đoàn TP.HCM)... với nội dung phong phú, hấp dẫn phần nào tạo được sự hứng thú cho nhiều bạn trẻ TP.

Tất cả như vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc và lạc quan về sân "chơi mà học" cho giới trẻ TP. Vậy tại sao SV TP vẫn không thoát nổi sự "lẹt đẹt" về khả năng nghe, nói tiếng Anh? Càng nghịch lý hơn khi chính họ lại cho rằng bản thân không thể kiếm được sân chơi ngoại ngữ phù hợp.

Người dở lạc lõng

Ðó là nhận định chung của nhiều SV khi nói về tình hình hoạt động tiếng Anh tại khu vực TP.

N.Quyên (ÐH Kinh tế) cho biết từng tham gia CLB tiếng Anh tại NVH T, NVH S và một số trường ÐH lớn với mong muốn được cải thiện vốn tiếng Anh khá khiêm tốn của mình, nhưng hiện đã sớm bỏ cuộc vì: "Không người hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, không có sự phân chia trình độ nên những người trình độ thấp như tôi rất lúng túng, chẳng biết phải làm gì".

Hầu hết bạn trẻ được hỏi đều cho biết rất hứng thú với việc giao lưu, trò chuyện với người nước ngoài. Nắm bắt được nhu cầu này, rất nhiều quán cà phê đã áp dụng mô hình cà phê kết hợp CLB tiếng Anh với sự hỗ trợ từ người nước ngoài.

Tuy nhiên, theo nhận xét của H.Ðức (ÐH Khoa học xã hội - nhân văn): "Những CLB kiểu này thường có mức thu phí tham dự khá cao nhưng nội dung lại rất sơ sài, không được thiết kế riêng cho từng trình độ khác nhau. Chúng tôi đến và được sắp xếp ngồi xung quanh những người nước ngoài để... nghe là chủ yếu, chứ không phải là trò chuyện thật sự vì vốn từ quá hạn chế. Có chăng chỉ những bạn vốn đã giỏi tiếng Anh mới có cơ hội trò chuyện tay đôi được".

"Ðó là những sân chơi không dành cho mọi người, nhất là người còn yếu", T.An (ÐH Hồng Bàng) nhận định như thế về các CLB trên. Bạn cũng khẳng định các cuộc thi hùng biện tiếng Anh được tổ chức rầm rộ cũng không phải là sân chơi lý tưởng để cải thiện kỹ năng nghe - nói như mọi người thường nghĩ. "Ở đó, những người giỏi - một bộ phận rất nhỏ trong giới SV - có dịp thi thố với nhau chứ không phải là nơi dành cho những kẻ bập bõm như chúng tôi", T.An đúc kết.

Và sân chơi cho những người học tiếng Anh còn yếu nhưng có nhu cầu được trau dồi, theo T.An, là rất lớn mà bạn cho rằng "hễ ai mở ra, đáp ứng được nhu cầu này sẽ có rất nhiều bạn trẻ tham gia".

* Anh Nguyễn Hoàng Hùng (chủ nhiệm CLB tiếng Anh NVH Thanh niên TP.HCM):

Tôi tham gia CLB tiếng Anh tại NVH Thanh niên từ khi còn là SV năm đầu, tính tới giờ đã được 15 năm. Điều dễ nhận thấy nhất là sân chơi này đang ngày càng bị thu hẹp đất lại. Nếu như thời gian trước chúng tôi được tạo điều kiện sử dụng nhiều phòng học nhỏ để phân chia trình độ (người dở và giỏi sẽ có chương trình hoạt động, huấn luyện khác nhau) và thường có một sân khấu lớn ngoài trời để tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi hát tiếng Anh, diễn tiểu phẩm thì giờ không còn.

* Anh Phạm Quang Trường (chủ nhiệm CLB IELTS - CLB tiếng Anh tại NVH Sinh viên TP.HCM):

Chúng tôi đã xác định ngay từ đầu chỉ đủ sức hỗ trợ một số ít đối tượng bạn trẻ có nguyện vọng lấy bằng IELTS và đi du học, điều đó đồng nghĩa chúng tôi không thể thỏa lòng số đông bạn trẻ có nhu cầu cải thiện trình độ nghe - nói và nhất là những ai còn hạn chế về tiếng Anh. Hiện tại CLB của chúng tôi hoạt động khoảng một lần mỗi tháng do còn nhiều khó khăn.

* H.Ngọc (quản lý một quán cà phê tiếng Anh):

Sở dĩ chúng tôi mở quán cà phê kết hợp mô hình CLB tiếng Anh vì đó cũng là một cách kinh doanh hiệu quả. Giới trẻ thừa nhận tầm quan trọng của tiếng Anh nên ít ai phàn nàn khi tiền nước có tăng chút đỉnh. Tuy nhiên, chúng tôi không có thời gian đầu tư cho CLB kiểu này nên thường “khoán trắng” tất cả cho người nước ngoài. Họ chỉ cần đến đây góp mặt cho vui là được, còn nội dung họ nói về điều gì hay họ có bằng cấp chuyên môn hay không thì tôi thật sự chẳng biết!

Chủ đề