Cấy phôi bao lâu có kết quả

Được làm cha mẹ là điều hạnh phúc nhất của các cặp vợ chồng, song không phải cặp đôi nào cũng có thể sinh con tự nhiên. Vì thế nhiều cặp vợ chồng tìm đến phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai thành công. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và sau chuyển phôi để có thể thành công mang thai ngay từ lần đầu tiên.

1. Chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi?

Với chuyển phôi trữ thông thường, thời gian để chuẩn bị niêm mạc tử cung là khoảng 12 - 18 ngày trước, tương ứng từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Ngoài ra, số ngày chuẩn bị có thể thay đổi dựa trên đáp ứng với thuốc, khi niêm mạc tử cung dày từ 8 - 13 mm là phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ đánh giá điều kiện niêm mạc tử cung cũng như các vấn đề khác để quyết định chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao nhất.

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng để phôi làm tổ và phát triển thành thai

Bên cạnh việc lựa chọn bác sĩ giỏi, thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại thì sự chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn sức khỏe thể chất là rất quan trọng. Trong thời gian này, chị em nên lưu ý uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với đó là giữ tâm lý thoải mái, chủ động tăng cường sức khỏe.

1.1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong những ngày nuôi niêm mạc tử cung rất quan trọng, nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng món ăn dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Các loại thức uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng không nên sử dụng.

1.2. Vận động

Những ngày này, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, luyện tập nhẹ nhàng còn giúp tâm lý thoải mái nhất, đảm bảo sức khỏe ngăn ngừa ho, cúm trong quá trình chuyển phôi và sau đó.

Không quan hệ tình dục trước khi chuyển phôi 24 giờ

Trước khi chuyển phôi 24 giờ, lưu ý không quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe cũng như môi trường tốt nhất để phôi cấy duy trì bám vào tử cung.

2. Những lưu ý trong quá trình chuyển phôi cơ bản nhất

Trước khi chuyển phôi, mẹ nên chủ động đi vệ sinh, ăn uống vừa phải để tâm lý thoải mái và sau khi chuyển phôi sẽ không đi vệ sinh ngay. Đầu tiên, bạn sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 - 500ml nước.

Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài, mẹ nên phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để thao tác dễ dàng, cũng tăng tỉ lệ thành công. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại tư thế từ 30 phút - 1 giờ để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng, đi vệ sinh để cảm thấy thoải mái nhất và ra về.

Lưu ý nên di chuyển bằng ô tô hoặc taxi, tránh đường quá xóc hoặc vận động mạnh, lúc này phôi đang dịch chuyển trong tử cung để tìm chỗ bám tốt nhất. Đi bộ nhẹ nhàng cũng hỗ trợ quá trình phôi bám tốt hơn, nên không cần thiết mẹ phải nằm yên một chỗ hay di chuyển bằng xe đẩy.

Quá trình chuyển phôi diễn ra khá nhanh

3. Sau chuyển phôi chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể về nhà và tự chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ, lưu ý chỉ dùng thuốc được kê đơn, không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng khác. Đây là giai đoạn quan trọng khi phôi tìm và bám vào tử cung, nếu thành công sẽ phát triển thành thai nên chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi và tâm lý tốt là điều mà mẹ cần thực hiện.

3.1. Lưu ý về chế độ nghỉ ngơi

Sau khi di chuyển về nhà an toàn, trong khoảng 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân nên dành thời gian tối đa để nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng bằng đi bộ hoặc khi cần đi vệ sinh. Tư thế nằm thích hợp nhất là nằm nghiêng sang trái, chân phải co lên và chân trái duỗi thẳng, song bạn có thể thay đổi để tìm tư thế nằm dễ chịu nhất.

Sau 3 ngày đầu tiên này, bạn có thể đi lại nhiều hơn, làm các việc vặt nhưng lưu ý tránh hoạt động mạnh, bê vác dùng sức hoặc đi lên xuống cầu thang. Cần đi chậm thật cẩn thận, hạn chế tối đa va chạm hoặc làm việc quá sức gây khó khăn cho quá trình phôi thai bám vào tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

Nên hạn chế đi lại nhiều sau khi chuyển phôi

Ngoài ra sau khi chuyển phôi, cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh kích thích gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới phôi thai. Thời gian ngủ mỗi ngày phù hợp là từ 7 - 8 giờ với giấc ngủ sâu, ngủ nhiều hơn 9 h hoặc ít hơn 6h đều làm giảm tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo.

3.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian này, đồng thời bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ nhiều rau xanh bổ sung Vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỉ lệ sảy thai. Cung cấp đủ chất xơ cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc trĩ, chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn.

Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ xanh còn chứa dinh dưỡng tốt, ngăn ngừa sảy thai, động thai nên rất tốt với phụ nữ sau chuyển phôi. Để phôi thai phát triển tốt hơn, hãy ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu pinto,…

Các loại protein nạc cũng không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau chuyển phôi, nên ưu tiên các loại cá, thịt đỏ.

Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót, rau má,…

3.3. Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu

Không thể tránh khỏi tâm lý áp lực, lo lắng sau khi chuyển phôi, song tâm lý tiêu cực này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Hạn chế suy nghĩ quá nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân, thay vào đó hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần.

Tinh thần thoải mái là rất quan trọng để chuyển phôi thành công

Không nên xem phim hành động, phim gây chấn động tinh thần mạnh hoặc các yếu tố gây tức giận, khó chịu có thể dẫn đến hỏng phôi thai.

Sau khoảng 2 tuần, mẹ có thể xét nghiệm để kiểm tra kết quả thụ thai, nếu xuất hiện tăng nồng độ Beta HCG, mẹ đã mang thai thành công. Thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và chăm sóc sau chuyển phôi trên đây sẽ giúp tăng khả năng thụ thai thành công.

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thân – Bác sĩ Sản khoa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 24/03/2021
Vô sinh - Hiếm muộn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Sau khi trứng được thụ tinh thành công, phát triển thành phôi thai trong phòng thí nghiệm. Sau 48 tiếng, bác sĩ sẽ chọn những phôi đạt chất lượng tốt nhất để cấy/chuyển vào cơ thể người mẹ.

Tuy nhiên, cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh ổn định, tử cung thuận lợi cho quá trình thụ thai.

Ngược lại, nếu không đạt yêu cầu, phôi sẽ được trữ đông để chờ người mẹ đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Sau khi chuyển phôi từ 2 – 3 ngày phôi sẽ bắt đầu làm tổ. Những chị em có cơ địa nhạy cảm sẽ thấy ngay những dấu hiệu mang thai sớm. Khả năng đậu thai của chị em tới 80%.

Nhưng để biết chính xác sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ thành công, sau chuyển phôi 14 ngày, bạn sẽ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa xét nghiệm chỉ số β- hCG trong máu để theo dõi và tiên lượng khả năng có thai. Từ đó, bác sĩ sẽ có tư vấn và điều trị hỗ trợ cần thiết.

Nếu nồng đồ beta HCG >25mIU/ml có nghĩa bạn đã chuyển phôi thành công, phôi đang làm tổ trong buồng tử cung.

Hormone HCG chỉ sản sinh trong cơ thể phụ nữ mang thai. Nồng độ HCG sẽ càng ngày càng tăng cao cho đến khi mẹ bầu sinh con.

Lúc thử thai là thời điểm chị em cần giữ tâm lý bình tĩnh và lạc quan. Sự vui vẻ và tin tưởng vào những điều tích cực sẽ giúp con yêu sớm về bên bạn hơn.

Bạn không nên thử thai bằng nước tiểu vì xét nghiệm này có độ nhạy không cao, dễ gây dương tính giả và âm tính giả. Bạn không nên xét nghiệm sớm trước 14 ngày vì kết quả kém chính xác dễ gây hoang mang lo lắng cho bản thân.

Nếu xung quanh thời điểm 14 ngày sau chuyển phôi, bạn có triệu chứng như đau bụng, ra máu thì vẫn đến khám và xét nghiệm để loại trừ những trường hợp mang thai bất thường như chửa ngoài tử cung,…

Thai kỳ sau chuyển phôi về cơ bản được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Việc theo dõi thai kỳ đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cán đích an toàn.

Quá trình chuyển phôi thường phụ thuộc vào chất lượng hay độ dày của niêm mạc để đưa ra thời điểm chuyển phôi phù hợp.

Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào chu kỳ kinh bình thường và mức độ đáp ứng của niêm mạc tử cung với thuốc chuẩn bị để lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để chuyển phôi.

Đối với những chị em có vòng kinh ổn định thì giai đoạn niêm mạc tử cung sẵn sàng đón nhận phôi thường ở mốc từ ngày 19-23 của kỳ kinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Nên chuyển phôi số lượng bao nhiêu trong một chu kỳ IVF

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.

Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.

Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ hormone beta hCG (thường gọi tắt là đo beta) thì thường vào khoảng 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Với những trường hợp thực hiện thụ tinh nhân tạo thì tuổi thai hoàn toàn có thể được tính theo những cách ở trên. Tuy nhiên, do ngày chuyển phôi được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh cá thể hóa sao cho phù hợp với từng bệnh nhân nên nếu sử dụng phương pháp tính ngày đầu kỳ kinh cuối có thể gây ra sai số trong một số trường hợp nhất định. Vì vậy, trong trường hợp chuyển phôi thì ta nên tính tuổi thai theo công thức:

Với phôi ngày 3: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 3 ngày.

Với phôi ngày 5: Tuổi thai được tính từ ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần 5 ngày.

Việc tính tuổi thai theo công thức này sẽ đánh giá chính xác được sự phát triển thai nhi.

>>> Tìm hiểu thêm về Tại sao tuổi thai lại tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối?

Nhìn chung thai kỳ sau chuyển phôi được theo dõi tương tự như thai kỳ bình thường. Theo đó, các cột mốc quan trọng mà các mẹ bầu cần nắm rõ, bao gồm:

  1. Khoảng 2-3 tuần chính là thời điểm chuyển phôi.
  2. Thử thai dương tính ở mốc 4 tuần tương đương với 2 tuần sau khi chuyển phôi.
  3. Mốc khám, siêu âm thai đầu tiên là 5 tuần tương đương sau chuyển phôi 3 tuần: xác định vị trí và số lượng phôi thai.
  4. 12 tuần đầu: thăm khám và siêu âm 1-2 tuần một lần, đánh giá chính xác tuổi thai và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  5. Mốc khám thai quan trọng 12 tuần: Thực hiện sàng lọc dị bội double test, phát hiện các dị tật lớn, sàng lọc tiền sản giật.
  6. Tuần 16-18: Thực hiện Triple test (nếu 12 tuần không thực hiện xét nghiệm double test).
  7. Mốc khám thai quan trọng 22 tuần: Siêu âm đánh giá các chỉ số, các dị tật bẩm sinh, đánh giá phần phụ.
  8. Tuần 24-28: Sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
  9. Tuần 27-32: Điều trị dự phòng cho bệnh nhân Rh âm tính.
  10. Mốc khám thai quan trọng 32 tuần: Đánh giá bánh rau, sự hoàn thiện các hệ cơ quan, các chỉ số thai nhi.
  11. Từ tuần 36 trở đi: Kiểm tra monitor hàng tuần cho đến thời gian sinh.
  12. Tuần thứ 40: em bé được sinh ra.

>> Tìm hiểu về Sàng lọc trước sinh và những điều cần biết

———————–

Để biết thêm thông tin về chương trình xin vui lòng liên hệ:

Add: Tầng 14, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 0915.960.139 – 0915.330.016

Tel: +(84-24) 3927 5568 ext 6820/6825

Email:

Video liên quan

Chủ đề