Chiến lược cắt giảm của Samsung

Samsung vừa thông báo sẽ cắt giảm 1/3 danh mục điện thoại mới mà hãng này dự định công bố trong năm tới nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
 

Thông tin này vừa được Wall Street Journal tiết lộ cách đây ít phút, theo đó trong năm 2015, người dùng sẽ ít có lựa chọn đối với các dòng máy Galaxy Mega, Core, Grand và Ace hơn. Rõ ràng, sự thay đổi tại Samsung đang diễn ra âm thầm nhưng đầy quyết liệt, nhất là khi lợi nhuận của hãng này liên tục sụt giảm trong thời gian qua. Gần đây nhất, lợi nhuận Q3/2014 của hãng giảm tới 50% so với cùng kỳ năm 2013. Trước đây, Samsung vốn nổi tiếng với chiến lược kinh doanh lấy số đông để áp đảo đảo đối thủ. Tiềm lực tài chính dồi dào cho phép hãng tung ra thị trường ồ ạt các mẫu điện thoại mới, với sự khác biệt về cấu hình và thiết kế thực ra không quá lớn. Điều Samsung hướng đến là thỏa mãn mọi nhu cầu dù là hẹp nhất của thị trường, cũng như thống trị mọi phân khúc, mọi tầm giá bằng sản phẩm của mình. Thậm chí hãng chấp nhận tung ra một sản phẩm chỉ để "thử nghiệm, thăm dò" nhu cầu từ phía người dùng mà thôi. Tuy nhiên có vẻ như sắp tới, cách tiếp cận này sẽ không còn được ưu tiên ở đế chế di động khổng lồ này nữa. Ông Robert Yi, Giám đốc mảng Quan hệ với nhà đầu tư của Samsung đã xác nhận trong một sự kiện tại New York rằng hãng sẽ thu gọn danh mục sản phẩm năm tới xuống còn hơn 2/3 so với năm nay mà thôi. Lợi nhuận của Samsung từ mảng di động hiện nay chỉ còn bằng một nửa so với năm ngoái do áp lực cạnh tranh tăng cao ở cả hai thị trường cao cấp (với đối thủ Apple) lẫn bình dân (với các đối thủ Trung Quốc). Đó là lý do vì sao mà hãng này đã gửi thông báo cho các nhà cung ứng thân thiết về việc sẽ cắt giảm giá thành và chi phí sản xuất tới 30%, đồng thời chia sẻ về ý định "tăng số lượng linh kiện dùng chung cho các model bình dân" để lấy quy mô ép giá thành thấp xuống.

Samsung hy vọng rằng các biện pháp liên hoàn này sẽ giúp hãng cải thiện được lợi nhuận trong thời gian, cũng như việc "tinh giản danh mục" sẽ tạo điều kiện để hãng dồn lực phát triển ra những mẫu smartphone cao cấp độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn hơn. Trong số đó có thể kể đến Galaxy S6 hay dự án Project Zero.

Trụ sở Samsung tại Seoul, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, truyền thông Hàn Quốc ngày 24/9 nhận định hãng điện tử Samsung Electronics đã cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất điện thoại thông minh để tăng sản lượng đầu ra.

Cụ thể, "gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc đã có thể duy trì vị thế số 1 về doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu bằng cách đẩy mạnh gia công sản xuất và giảm chi phí sản xuất của các bộ phận cấu thành.

Tuy nhiên, những nỗ lực giảm chi phí triệt để như vậy lại có thể có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của chính tập đoàn này. Một nguồn tin cao cấp trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh tiết lộ với tờ Thời báo Hàn Quốc rằng: "Để Samsung Electronics có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh, hệ sinh thái công nghiệp liên quan đến điện thoại của công ty cần phải vận hành trơn tru."

Quan chức này nói thêm rằng việc gia tăng quan hệ đối tác với các công ty ODM có thể làm xói mòn khả năng cạnh tranh của Samsung Electronics. ODM đề cập đến các nhà sản xuất phát triển ban đầu về thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm.

Samsung Electronics đã và đang mở rộng gia công phần mềm ODM khi sự cạnh tranh về giá ngày càng gia tăng trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh toàn cầu.

[Samsung duy trì ngôi đầu về doanh số chất bán dẫn trong quý 3]

Công ty theo dõi thị trường Counterpoint Research gần đây công bố báo cáo cho rằng các lô hàng điện thoại thông minh từ ODM và các công ty thiết kế độc lập (IDM) trong nửa đầu năm 2021 đã tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2020 khi thị trường điện thoại thông minh toàn cầu phục hồi 19% trong cùng thời kỳ.

Sự tăng trưởng của thị trường ODM được thúc đẩy bởi số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng từ các khách hàng chính, chẳng hạn như Samsung Electronics và các nhà sản xuất Trung Quốc (bao gồm cả Xiaomi).

Việc Samsung Electronics tích cực sử dụng các công ty ODM là một phần của xu hướng sản xuất "thịnh hành" về giảm chi phí. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại rằng việc bán các sản phẩm giá rẻ có thể làm giảm hình ảnh thương hiệu.

Không giống như cách Apple tự phát triển sản phẩm và gia công sản xuất điện thoại thông minh, việc phụ thuộc vào các công ty ODM có thể dẫn đến các vấn đề về chất lượng do sự tham gia của Samsung Electronics vào quá trình phát triển sản phẩm giảm.

Trong khi đó, Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn tin trong ngành nói rằng Samsung Electronics đang củng cố chuỗi cung ứng của mình ở khu vực châu Á để đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm điện thoại thông minh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu được kiểm soát triệt để.

Cụ thể Samsung Electronics đang xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở thành phố Karachi. Lucky Motor Corp., một nhà sản xuất ô tô ở Pakistan mới đây cũng đã thông báo sẽ chuyển đổi công năng sang sản xuất các dòng điện thoại Galaxy A và Galaxy M (thuộc phân khúc tầm trung đến thấp) của Samsung Electronics.

Các nhà quan sát trong ngành cho biết, động thái mới nhất nhằm mở rộng sản xuất điện thoại thông minh có thể gập lại của Samsung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng trên toàn thế giới.

Để phân biệt với dòng iPhone của Apple trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, Samsung Electronics đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của loại điện thoại thông minh có thể gập lại.

Doanh nghiệp này đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng với hai dòng điện thoại có thể gập lại vừa mới ra mắt gồm Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3. Trong số đó, Z Flip3 đang đặc biệt thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi với thiết kế bên ngoài bóng bẩy và tính năng gập tiện lợi.

Các nguồn tin trong ngành cho biết điện thoại có thể gập lại được dự kiến sẽ đạt mốc doanh số 1 triệu chiếc trước khi iPhone mới của Apple có mặt tại các cửa hàng ở Hàn Quốc vào tháng Mười tới./.

Anh Nguyên (TTXVN/Vietnam+)

Mặc dù có một năm kinh doanh không thực sự thành công nhưng Samsung vẫn tiếp tục chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm 2015. Theo khẳng định của tờ BusinessKorea, đợt chi tiêu R&D trong năm 2015 này sẽ là đợt chi tiêu mạnh tay nhất của Samsung kể từ trước tới nay.

Theo bản báo cáo kiểm toán của tập đoàn Samsung Electronics hôm 8/3 đưa ra, khoản ngân sách tài trợ cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2014 của Samsung đã tăng lên tới 7,4%, mức tăng này tương đương với số tiền lên tới hơn 13,8 tỷ USD và tương đương với khoảng 7,4% trong tổng doanh thu 185 tỷ USD. Ngoài ra, con số này cũng tăng khoảng 3,7% so với mức chi 13,3 tỷ USD của năm 2013.

Như vậy, trung bình mỗi tháng trong năm 2014, Samsung đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để chi tiêu vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ mới.

Tuy nhiên, để cân bằng và hài hòa các khoản chi phí, Samsung cũng đã phải cắt giảm khá nhiều khoản mục chi phí khác trong đó có các chi phí cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Trong năm 2014, chi phí quảng cáo của Samsung đã giảm khoảng 3,39 tỷ USD, tương đương mức giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, các khoản chi phí khuyến mãi cũng giảm khoảng hơn 400 triệu (từ 7,38 tỷ USD năm 2014 xuống còn 6,99 tỷ USD trong năm 2013), tương ứng mức giảm 3,2% so với năm 2013.

Samsung trước thời điểm ra mắt bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge gặp khá nhiều khó khăn với việc doanh số liên tục sụt giảm do sự trì trệ của model Galaxy S5 dường như không thành công trong năm ngoái. Tuy nhiên, với việc sớm đạt được con số hơn 20 triệu lượt đặt hàng trực tuyến sớm trong vài ngày qua, doanh số bán hàng của Samsung được cho là sẽ sớm ổn định trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Tiến Thanh

Theo BusinessKorea

Theo nguồn tin của Korea Times, Samsung đang lên kế hoạch thực hiện một đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu.

Theo đó, việc cắt giảm nhân sự của Samsung là nhằm ổn định lại quỹ tài chính của công ty, trước khi năm 2015 kết thúc.

Cụ thể, những nhân sự đang làm việc với năng suất ở mức trung bình sẽ bị buộc rời khỏi công ty. Trong khi đó, những nhân sự cấp cao ở các bộ phận không còn quan trọng cũng sẽ được "khuyến khích" nghỉ hưu sớm.

Samsung đang đối mặt với đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn - Ảnh: AFP

Nguồn tin ban đầu cho biết, những người làm trong lĩnh vực tài chính, nhân sự, marketing, nhân viên cơ khí... sẽ là đối tượng bị "trảm" đầu tiên. Dự kiến, đợt này Samsung sẽ sa thải khoảng 30% nhân sự toàn cầu.

Kết thúc quý 3/2015, ở mảng kinh doanh di động, Samsung vẫn là công ty có lượng bán ra smartphone lớn nhất thế giới với 84,5 triệu chiếc và nắm giữ khoảng 23,9% thị phần smartphone toàn cầu.

Tuy nhiên, đây chỉ là tín hiệu vui của Samsung trong khoảng thời gian gần đây, khi mà nhiều quý trước, Samsung liên tục bị sụt giảm doanh thu ở mảnh di động, đặc biệt là khi có thêm sự cạnh tranh từ nhiều hãng sản xuất smartphone Trung Quốc.

Thành Luân
Nguồn Thanh Niên

Video liên quan

Chủ đề