Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Trong bài viết, mẹ sẽ biết bé 8 tháng tuổi nên ăn gì; bé 8 tháng ăn mấy bữa; và nguyên tắc cũng như lịch ăn dặm phù hợp cho bé 8 tháng.

Bé 8 tháng tuổi nên ăn gì?

Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất ở giai đoạn trẻ được 8 tháng. Nếu đã quay trở lại với công việc, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức. Trẻ ăn dặm thời điểm này chỉ đóng vai trò như bổ sung dinh dưỡng nhưng với số lượng rất ít.

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột hoặc xay nhuyễn. Những món ăn dạng này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A; vitamin C; chất xơ; carbohydrate; protein và đạm. Đây là những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn.

Nếu muốn khuyến khích bé ở độ tuổi này ăn thức ăn đặc; mẹ nên cho bé ăn trước khi cho bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là các bữa ăn nên cách nhau một giờ đủ thời gian để cho bé tiêu hóa thức ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Chất dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

1. Sữa

Lượng sữa tối thiểu cần thiết cho bé 8 tháng tuổi cần mỗi ngày là 710ml (bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột). Để đảm bảo đủ lượng sữa mỗi ngày, mẹ có thể vắt sữa ra bình để biết được lượng sữa hằng ngày; từ đó có chế độ điều chỉnh lượng sữa bột thích hợp.

2. Nước

Mẹ nên cung cấp vừa đủ lượng nước cho bé 8 tháng tuổi căn cứ theo cân nặng của trẻ. Nếu con nặng khoảng 10 kg thì lượng nước tối thiểu phải uống là xấp xỉ 1000 ml/ ngày. Lượng nước trên đã bao gồm trong sữa (gồm có nước pha sữa bột). Vì vậy, bé chỉ cần uống thêm nước khi cần là được.

3. Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu chất đạm là đủ?

Lượng đạm bé ở 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Mẹ nên cho con ăn một lượng vừa đủ chất đạm. Tùy thể trạng của từng trẻ nhỏ mà mẹ có thể cho con ăn nhiều hoặc ít hơn chất đạm. Nhưng không nên nhồi nhét quá nhiều vì sẽ gây ra tác dụng ngược.

4. Tinh bột

Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là câu hỏi và băn khoăn của rất nhiều mẹ.

Lượng tinh bột được đưa vào cơ thể của các bé không giống nhau do thể trạng mỗi bé khác nhau. Vậy lượng tinh bột bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Các bác sĩ khuyên nên cung cấp lượng cháo cho bé 8 tháng tuổi khoảng 600ml/ngày; tức bằng 2-3 bữa ăn bột hoặc cháo xay.

Vậy mẹ đã biết bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo rồi, tiếp đến mẹ xem về chất xơ và lượng nước phù hợp nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

5. Chất xơ và nước

Bé 8 tháng tuổi có thể ăn khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé ăn nhiều hơn. Nhưng cần cân bằng vừa đủ lượng khoáng chất và vitamin để tránh thừa – thiếu các chất dinh dưỡng.

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ
Trước khi biết Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ, mẹ cần hiểu bé có thể ăn gì và những dưỡng chất phù hợp cho con.

Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Nếu mẹ chưa biết bé 8 tháng ăn mấy bữa thì câu trả lời là bé 8 tháng tuổi nên được cho ăn 3 bữa/ngày.

Mỗi bé có một nhu cầu khác nhau, mỗi mùi vị khác nhau. Cha mẹ nên lấy hướng dẫn dưới đây làm tham khảo, có thể điều chỉnh lên xuống cho phù hợp các bé.

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Mỗi bé có một nhu cầu khác nhau, mỗi mùi vị khác nhau. Cha mẹ nên lấy hướng dẫn dưới đây làm tham khảo, có thể điều chỉnh lên xuống cho phù hợp các bé.

Lượng thức ăn ước lượng cho mỗi ngày theo độ tuổi

Tinh bột (lượng phối hợp/ngày)

Gạo

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: 15 - 20g
  • 7 - 9 tháng tuổi: 20 - 30g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 35 - 40g
  • 1 - 3 tuổi: 45 - 65g

Mì/nui/bún (sống)

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 15 - 25g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 10 - 20g
  • 1 - 3 tuổi: 10 - 25g

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Cá, trứng, thịt (lượng/ngày)

Trứng gà (sống)

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 1 lòng đỏ trứng vừa (50g)
  • 10 - 12 tháng tuổi: 1 lòng đỏ trứng vừa (50g)
  • 1 - 3 tuổi: 1 quả trứng vừa (50 - 60g)

Thịt bỏ/heo sống

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: 35 - 40g (tuần thứ 2 ăn dặm)
  • 7 - 9 tháng tuổi: 70 - 80g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 75 - 80g
  • 1 - 3 tuổi: 80 - 90g

Cá chép/hồi/thu/lươn (sống) (ít nhất 2 bữa/tuần)

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 70 - 80g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 75 - 80g
  • 1 - 3 tuổi: 80 - 90g

Các loại cá còn lại (sống)

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 70 - 80g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 75 - 80g
  • 1 - 3 tuổi: 70 - 90g

Chế phẩm từ sữa (lượng phối hợp/ngày, 1 tuần ăn không quá 4 ngày)

Phô mai

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 15g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 15g
  • 1 - 3 tuổi: 15 - 20g

Sữa chua

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được ăn
  • 7 - 9 tháng tuổi: 15g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 15g
  • 1 - 3 tuổi: 15 - 20g

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Rau củ quả

Rau củ tươi

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: 20g
  • 7 - 9 tháng tuổi: 40g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 60g
  • 1 - 3 tuổi: 60g

Trái cây

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: 10g
  • 7 - 9 tháng tuổi: 20g
  • 10 - 12 tháng tuổi: 20g
  • 1 - 3 tuổi: 25g

Sữa

Sữa công thức

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: 560 - 600ml
  • 7 - 9 tháng tuổi: 560 - 600ml
  • 10 - 12 tháng tuổi: 560 - 600ml
  • 1 - 3 tuổi: <500ml

Sữa tươi thanh trùng nguyên kem

  • 5,5 - hết 6 tháng tuổi: Không được uống
  • 7 - 9 tháng tuổi: Không được uống
  • 10 - 12 tháng tuổi: Không được uống
  • 1 - 3 tuổi: <500ml

* Chú thích

Lượng phối hợp/ngày:Kết hợp 2 loại thành lượng bé ăn/ngày. VD: Bé 8 tháng nên ăn 15g phô mai + 15g sữa chua = 30g/ngày

Lượng/ngày:Lượng ước lượng trung bình/ngày. VD: Bé 8 tháng cần 70g thịt bò tươi/ngày hoặc 70g thịt cá thu/ngày. 70g thịt bò tươi sau chế biến cung cấp 10g protein/ngày cho bé.

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Đối với hướng dẫn trên, cha mẹ cần lưu ý

Đây là hướng dẫn "lượng/ngày" và "lượng phối hợp/ngày" đối với một số loại thức ăn thông dụng, không phải là tất cả.

"Lượng phối hợp/ngày" là cho biết lượng khi phối hợp 2 món đó thì lượng mỗi món là bao nhiêu.

"Lượng/ngày" là cho biết lượng ước tính trung bình/ngày khi dùng 1 loại đó.

* Lượng cá/thịt ở bảng hướng dẫn là lượng cá/thịt tươi không phải là lượng protein/chất đạm. Nhiều cha mẹ hiểu nhầm 2 khái niệm này. 30g thịt bò tươi cung cấp 5-6g protein (chất đạm) sau khi chế biến.

Nhu cầu chất đạm (protein)/ngày theo độ tuổi: 5.5 - hết 6 tháng là 9.9g protein/ngày7-12 tháng là 11g protein/ngày1-3 tuổi là 12-13g protein/ngày

* Bảng hướng dẫn không đề cập đến sữa mẹ. Sữa mẹ nên bú theo nhu cầu của bé.

Xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi

Xét nghiệm định kì giúp bố mẹ chủ động theo dõi quá trình phát triển về thể chất và tâm sinh lý của con trẻ.

Xét nghiệm tại nhà Xander

Trẻ như thế nào thì cần đăng ký gói xét nghiệm này?

  • Dưới 16 tuổi
  • Chưa tiêm phòng vắc xin viêm gan B
  • Có dấu hiệu chán ăn
  • Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng
  • Tiền sử gia đình có viêm gan, bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao...

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Cho trẻ an bao nhiêu la đủ

Chi phí gói xét nghiệm tổng quát cho trẻ dưới 16 tuổi

  • Giá gói xét nghiệm tổng quát dành cho trẻ dưới 16 tuổi của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 836,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý: 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984.999.501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Làm gì khi trẻ 1 tuổi suy dinh dưỡng?
  • Sai lầm phổ biến khi cho con ăn khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!