Cho trẻ phơi nắng bao lâu

Bạn đã biết tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh chưa? Thực tế, việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông và mùa hè có nhiều khác biệt mà bạn cần chú ý.

1. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè

Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang, gay gắt, bạn nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ và nắng nóng khiến bé bị nóng, khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng.

Bạn cũng nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, bạn nên hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé yêu bị đổ mồ hôi quá nhiều.

2. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông

Mùa đông, trời lạnh nên bạn thường hạn chế cho bé yêu ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.

Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa này, bạn nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, bạn không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.

Cách tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh là bạn nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa. Ngoài ra, bạn lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé yêu.

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Để có thể tắm nắng cho bé yêu đúng cách, bạn cần tuân theo những lưu ý sau:

  • Khi bé yêu khoảng 7 – 10 ngày tuổi, bạn đã có thể cho bé tắm nắng.
  • Thời điểm và thời gian không tắm nắng cho trẻ: Khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ, tia cực tím hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da. Thời gian tắm nắng cho trẻ không quá 20 phút/lần.
  • Khi cho trẻ tắm nắng, bạn cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi bé tắm nắng, bạn hãy trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái. Nếu bé có nhu cầu bú mẹ trong khi tắm nắng và hai mẹ con không ở nơi công cộng, bạn cũng có thể cho bé bú.
  • Tăng dần thời gian tắm nắng: Lúc đầu, bạn có thể cho bé tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho bé làm quen với việc này và không quấy khóc.
  • Ngoài ra, việc tắm nắng cho bé cũng cần lưu ý đến yếu tố địa lý, vùng miền. Vùng nhiều nắng, thời gian tắm nắng cho trẻ ít hơn. Ví dụ: Cùng vào thời điểm là tháng 2, thời gian tắm nắng của trẻ sơ sinh ở TP. HCM ít hơn trẻ ở miền Bắc.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể bé bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ canxi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.

Mẹ nên lưu ý khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh là bao lâu?

Ngoài thời điểm tắm nắng cho bé như trên thì mẹ lưu ý nên tắm nắng cho bé bao lâu là đủ. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Lưu ý là nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Giai đoạn chuẩn bị: Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
  • Tắm nắng cho trẻ: Cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 4. Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày. Thời gian tắm không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Đối với trường hợp trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Cho bé tắm nắng khoảng 30 phút buổi sáng hoặc chiều, lúc nắng nhẹ.

Ánh nắng mặt trời có thể giúp những đứa trẻ vàng da nhẹ nhanh hết nhưng không thể điều trị được trường hợp vàng da sơ sinh nặng.

Cho trẻ phơi nắng bao lâu

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương, đặc biệt đối với xương chân.

Thời điểm những năm 40 đến những năm 70, khi tỷ lệ số bệnh nhân ung thư da gia tăng đáng báo động, thì những nhà khoa học bắt đầu vào cuộc. Họ cảnh báo về tác động xấu từ ánh nắng mặt trời đối với làn dan. Chính vì vậy, thay vì tắm nắng bổ sung vitamin D, người dân nên cải thiện qua chế độ ăn, hoặc chiếu đèn hồng ngoại.

Sau này, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D thiết yếu cho cơ thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày rất có ích cho sự phát triển toàn diện của con. Tắm nắng giúp trẻ sơ sinh hấp thu được nguồn ánh nắng mặt trời, sản sinh đủ vitamin D cơ thể cần, hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng bệnh vàng da sơ sinh. Hơn nữa, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp con tránh chứng hăm tã, vì ánh nắng mặt trời mang lại tác dụng kháng khuẩn.

2. Sau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng?

Trẻ sơ sinh đầy 3 ngày tuổi, nếu như không gặp vấn đề bất thường gì, sinh đủ tháng đủ ngày, thì cha mẹ đã có thể tập cho con quen dần với ánh nắng mặt trời phơi nắng sáng khoảng 15 phút.

Nếu cẩn thận, có thể đợi con ổn định, khoảng tầm 7-10 ngày sau sinh, mẹ có thể bắt đầu cho con tắm nắng, cha mẹ cũng đừng quá lo ngại con cảm lạnh, bởi nhiệt lượng từ mặt trời sẽ đủ để sưởi ấm cho con. Hơn nữa, tránh việc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh chủ yếu dựa vào cách mẹ tắm nắng đúng cho con.

Tuy nhiên, với bé chưa đầy 1 tháng tuổi, bạn nên chú ý tránh để bé cảm lạnh lúc phơi nắng. Vì vậy, nên cho nắng tiếp xúc phần bụng và hai chân, hai tay của con là chủ yếu, nên giữ ấm vùng ngực, lưng cho con.

Không nên tắm nắng cho trẻ ngay sau khi sinh

Trẻ sơ sinh tắm nắng ngay sau khi sinh sẽ làm rửa trôi hết lớp chất sáp màu trắng bao phủ khắp người con giúp bảo vệ da con. Lớp sáp này chứa các protein có tác dụng ngăn ngừa một vài nhiễm trùng thông thường. Do đó, nó đóng vai trò như một loại thuốc mỡ kháng khuẩn tự nhiên.

  • Lượng đường trong máu bất ổn

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể làm lượng đường trong máu giảm. Trong vài giờ đầu sau khi chào đời, bé chỉ mới thích ứng với cuộc sống bên ngoài tử cung.

  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ bên trong cơ thể mẹ thường là 37° nhưng đa số các bé đều được sinh ra ở những phòng có nhiệt độ khoảng 25°. Trẻ sơ sinh tắm nắng quá sớm khiến cơ thể bé bị thay đổi nhiệt độ thất thường: không khí gió mát lạnh còn nhiệt lượng ánh nắng ấm nóng, trẻ dễ gặp phải các biến chứng về sức khỏe.

3. Trẻ sơ sinh tắm nắng đúng cách

3.1. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè

Vào mùa hè, nắng chói chang và gay gắt sớm, nên tranh thủ cho trẻ tắm nắng ban mai thời điểm sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ, hơn nữa nắng nóng khiến bé bị khó chịu.Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng. Nên cho con tắm nắng sớm hơn khi nắng dịu, sau khi tắm nắng có thể lau mồ hôi để bé không bị rôm sảy. Nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt con. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, hạn chế cho con tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều. Hơn nữa, tuỳ theo vùng miền, độ nắng khác nhau mà lựa chọn thời điểm nắng ban mai phù hợp cho con khác nhau.

Mẹ có thể tăng dần thời gian tắm nắng cho con. Những ngày đầu, trẻ sơ sinh tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho trẻ làm quen với nắng và không quấy khóc. Thời gian tắm nắng mỗi lần không quá 20 phút.

3.2. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông

Mùa đông, không khí lạnh sâu từ đêm hơn nữa cũng ít nắng dễ khiến con bị cảm lạnh cùng những bệnh đường hô hấp, nên cho bé ra ngoài lúc sớm. Hơn nữa, việc con mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của con ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu vitamin D khi sinh vào mùa đông.Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho con tắm nắng, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, không nên cho con tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Khi cho con tắm nắng, bạn nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa.

Cho trẻ phơi nắng bao lâu

3.3. Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

  • Sau khi con sinh khoảng 7 – 10 ngày tuổi đã có thể cho con tắm nắng. Không nên tắm nắng cho con quá sớm, lớp da non nớt của trẻ có thể bị ánh nắng mặt trời tác động mạnh gây nên tình trạng bỏng da, viêm da, dị ứng,...đồng thời, hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ cũng sẽ trở nên yếu ớt hơn rất nhiều.
  • Từ sau 10 giờ sáng, tia cực tím bắt đầu hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da, chính vì vậy, đây không phải thời gian lý tưởng cho con tắm nắng.
  • Khi cho con tắm nắng, bạn cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của con nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi con tắm nắng, hãy trò chuyện với con, massage, vuốt ve để con cảm thấy thoải mái.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho con bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể con bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da con nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi, đưa con đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

Ánh nắng mặt trời hỗ trợ hấp thu nguồn vitamin D cần thiết cho cơ thể con. Chính vì vậy, bạn nên cho con tắm nắng mỗi ngày. 7-10 ngày sau sinh là thời gian hoàn hảo để con bắt đầu quen với nắng. Mẹ không nên tắm nắng cho con quá sớm trước đó, cũng không nên để đến lúc cơ thể con đã bị thiếu hụt trầm trọng vitamin D mới bắt đầu tắm nắng.

Để đăng ký khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa Biển Việt, Quý Khách có thể liên hệ phòng khám theo số điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 hoặc có thể đăng ký lịch khám TẠI ĐÂY.

Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ khám chưa bệnh uy tín, chất lượng tại Hà Nội.

Xem thêm: 

1. Vitamin ánh nắng và Vitamin D những điều bạn chưa biết???

2. Cách chăm sóc trẻ bị thiếu vitamin D

3. Trẻ sơ sinh ngủ hay rướn người, giật mình, không sâu giấc lý do vì sao?

4. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng?