Chủ trương cứu nước của phan châu trinh là gì năm 2024

Phan Châu Trinh, tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, Hy Mã, sinh năm Nhâm Thân (1872) tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ nổi tiếng thông minh, học giỏi, đỗ cử nhân (1900), đỗ phó bảng (1901). Năm 1903, ông được bổ thừa biện bộ Lễ. Chính vào thời gian làm việc ở kinh đô Huế, ông có dịp tiếp xúc với tân thư của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, sách của các nhà cách mạng dân chủ Âu Tây cùng những kế sách của Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ.

Từ đó, ông bước đầu nhận thức ra con đường cứu nước mới, nên ông đã từ quan, đi tìm một phương sách cứu nước. Năm 1904, ông cùng hai người bạn đồng hương và cũng là đồng chí (Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) phát động phong trào Duy tân ở Quảng Nam.

Đầu năm 1906, ông ra Bắc bàn với thân sĩ Bắc Kỳ về phong trào Duy tân, tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ông còn lên tận Phồn Xương thuộc chiến khu Yên Thế, gặp Hoàng Hoa Thám, rồi tìm đường sang Trung Quốc, Nhật Bản gặp Phan Bội Châu để quan sát tìm hiểu, nghiên cứu đường lối duy tân, tự cường của Nhật. Cuối năm này, ông về nước, viết Đầu Pháp chính phủ thư (thường gọi là Thư gửi Chính phủ Pháp), trình bày những nỗi khổ cực, bần hàn của dân ta dưới chính thể bảo hộ. Bằng sự khôn khéo của mình, ông đã vận động được một người Pháp cấp tiến, lúc bấy giờ đang làm chủ nhiệm tờ Đại Việt tân báo dịch từ bản chữ Hán sang Pháp văn và đăng trên Tập san nghiên cứu của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội. Bài viết được bất ngờ tung ra, gây thành dư luận xôn xao trong tầng lớp trí thức, viên chức Pháp, Việt và được coi như là tuyên ngôn của phong trào Duy Tân.

Năm 1908, khi phong trào chống thuế, đòi giảm sưu bùng phát ở Quảng Nam, rồi lan nhanh ra 10 tỉnh Trung Kỳ, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. Lúc này, Phan Châu Trinh đang làm báo ở Hà Nội, nhưng thực dân Pháp viện cớ cho ông là người khởi xướng, bắt ông giải về Huế, giao cho Nam triều kết án, đày đi Côn Đảo.

Nhờ Hội Nhân quyền ở Pháp can thiệp, nên đến cuối năm 1911, chính quyền thực dân buộc phải trả tự do cho ông, nhưng đưa về quản thúc ở Mỹ Tho. Ông phản đối quyết liệt, gửi thư cho Chính phủ Pháp yêu cầu hoặc trả ông về Côn Lôn, hoặc để ông tự do sang Pháp. Thực dân Pháp cuối cùng đành chấp nhận để ông sang Pháp với người con trai là Phan Châu Dật.

Trong thời gian sống ở Pháp (1911-1925), Phan Châu Trinh đã phải tự lao động để sống, nhiều khi đói lạnh, cơ cực, nhưng không quên nhiệm vụ vận động cứu nước. Ông có nhiều quan hệ gắn bó với Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc), thường giao du mật thiết với Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành gọi ông là “Nghi bá” (người bác kết nghĩa với cha mình) hoặc là bác và tự xưng là cháu, hoặc “cuồng điệt” (đứa cháu hăng say).

Năm 1914, chiến tranh Pháp - Đức bùng nổ, ông bị vu cáo là làm gián điệp cho Đức và bị bắt giam ở ngục Santé gần một năm. Thời gian ở Pháp, ông đã viết Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký (nói rõ nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình và minh oan cho các thân sĩ bị Pháp bắt, tù đày, đặc biệt ông đã vạch trần bản án gian trá giết chết tiến sĩ Trần Quý Cáp). Bài viết Đông Dương chính trị luận (triển khai ý kiến phê phán sâu hơn, cụ thể hơn Đầu Pháp chính phủ thư trước đó).

Cũng trong thời gian ở Pháp, ông viết các tác phẩm: Tỉnh quốc hồn ca I và II; Santé thi tập. Đặc biệt tác phẩm cuối cùng là Thư thất điều gởi cho vua Khải Định khi ông vua bù nhìn này sang Pháp với ý đồ ám muội. Có thể coi đây là một đòn chí mạng của Phan Châu Trinh đánh thẳng vào chế độ phong kiến bù nhìn lúc bấy giờ.

Tháng 6-1925, ông được Chính phủ chấp thuận cho về nước. Do làm việc quá sức, bệnh cũ tái phát, ông lâm bệnh nặng và mất tại Sài Gòn ngày 24-3-1926. Đám tang ông đã trở thành một quốc tang (Deuil national), được cử hành trọng thể ở Sài Gòn. Hơn 140.000 người tham dự cuộc tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Xin nhấn mạnh: dân số Sài Gòn thời ấy chưa đến nửa triệu người.

Học giả Hoàng Xuân Hãn nhận xét đám tang Phan Châu Trinh là “một big bang”, một cuộc biểu dương lực lượng vĩ đại tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp không phải chỉ của mười mấy vạn người ở Sài Gòn, mà là của hàng triệu đồng bào cả nước.

Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Phan Châu Trinh dài 1.910m, rộng 8,5m nối đường Lê Lợi và đường Phan Đình Phùng đến đường Trưng Nữ Vương. Đây là một trong các đường phố chính và sầm uất của Đà Nẵng.

Phan Châu Trinh (1872 – 1926) là một trong những nhân vật lịch sử điển hình của thế kỷ 19, 20. Ông là một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng, và một nhà cách mạng. Sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước bị đô hộ bởi thực dân Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn, ông đã trăn trở về con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Không giống như con đường của bao chí sĩ khác, con đường của ông rất đỗi khác biệt, thể hiện tầm nhìn lớn lao và chứa đựng nhiều thách thức.

Con đường ấy có thể được gọi tên bằng phương châm của phong trào Duy Tân mà ông đề xướng và thúc đẩy, đó là Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh hay “tự lực khai hóa”. Khai dân trí là bỏ lối học tầm chương trích cú, theo học chữ quốc ngữ, khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục. Chấn dân khí là hun đúc nơi mỗi cá nhân tinh thần tự lực tự cường, sự hiểu biết về quyền lợi của mình, cùng lòng can đảm để lên án cái xấu, cái ác. Hậu dân sinh là khuyến khích người dân học nghề, khai hoang, làm vườn, sản xuất và giao thương.[1]

Tầm nhìn của ông hay cái đích của con đường ấy rất rõ ràng, đó là một nền độc lập, tự do của dân tộc với nền tảng là độc lập, tự do của cá nhân, mà nền tảng độc lập, tự do của cá nhân lại cốt ở sự học hành và mở mang về trí tuệ. Ông là chí sĩ hiếm hoi (nếu không phải là duy nhất?) chủ trương con đường hòa bình ấy. Cùng thời với ông, nhiều chí sĩ chủ trương bạo lực, điển hình là Phan Bội Châu. Đối với chủ trương này, ông đã thể hiện lập trường của mình, rằng “Không bạo động, bạo động ắt chết. Không hướng ngoại, hướng ngoại là ngu”.[2]

Phan Châu Trinh nhìn ra nguyên nhân của sự mất nước chính là ở sự yếu kém về tri thức lẫn về khí chất của dân tộc. Theo ông, Việt Nam đã đi sau thế giới cả một thời đại văn minh. Nếu dùng bạo lực cách mạng, đất nước có độc lập, tự do đi nữa thì chưa chắc người dân đã có độc lập, tự do về mặt cá nhân. Vì vậy, con đường đúng đắn phải là tiếp thu văn minh phương Tây, trong đó có văn minh của nước Pháp. Do đó, Việt Nam có thể tạm thời dựa vào Pháp mà cầu tiến bộ, rồi từ đó phục hồi nền độc lập, tự do của quốc gia.

Có thể thấy, đây là con đường đòi hỏi thay đổi tận gốc rễ về văn hóa và con người Việt Nam. Sự thay đổi này không hề dễ dàng, thậm chí vô cùng khó khăn. Trong tác phẩm ‘Tinh hồn Quốc ca I’, ông đã chỉ ra những điều bi ai của dân tộc Việt Nam, gắn với các tính cách lười biếng, bê tha, mê tín, đố kỵ, tham sống sợ chết, cục bộ địa phương, chỉ biết đến bản thân, gia đình mà không biết đến quốc gia, v.v. Trong diễn văn ‘Đạo đức và luân lý Đông Tây’, ông đã cho thấy nền đạo đức và luân lý của đất nước đổ nát hết cả…

Đi con đường của mình, ông đã kết giao với nhiều chí sĩ, tìm kiếm những người cùng chí hướng khi chủ trương của mình yếu thế hơn nhiều so với chủ trương bạo lực. Năm 1906, ông cùng Lương Văn Can và một số chí sĩ Bắc Hà khác thành lập cơ sở Duy Tân ở miền Bắc. Cũng năm ấy, ông cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng tạo thành “bộ ba Quảng Nam” nổi tiếng, đi khắp tỉnh này và các tỉnh lân cận để vận động phong trào Duy Tân nhằm cải cách giáo dục. Trong khi đó, đối với các chí sĩ chủ trương bạo lực, ông chỉ phối hợp với họ ở việc viết sách, đề xướng dân quyền mà thôi.

Để thức tỉnh dân chúng, ông đã làm các bài thơ, văn yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết, truyền bá tư tưởng mới, vận động cải cách. Ông đã diễn thuyết nhiều nơi nhằm thuyết phục dân chúng đi theo các giá trị mới, trong đó có dân quyền, dân chủ, tự do. Ông đã khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập các hội buôn. Ông đã hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt tóc ngắn. Ông cũng kêu gọi mọi người dùng hàng hóa nội địa để giúp kinh tế trong nước phát triển.[3] Ông còn vận động dân chúng khôi phục nền đạo đức và luân lý.

Phong trào Duy Tân đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều nông hội, buôn hội, xưởng dệt, trường học theo lối mới đã ra đời. Người dân đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, bỏ rượu chè, bài hủ tục, v.v.[4] Bên cạnh những thành quả của cá nhân nói riêng và phong trào nói chung, Phan Châu Trinh cũng có những thất bại. Một trong những thất bại ấy là việc gửi thư cho toàn quyền Paul Beau vào năm 1906 yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính trị và thành thực khai hóa cho người dân Việt Nam. Yêu cầu này, tiếc thay, đã không được đáp ứng.

Khi cuộc vận động cải cách dâng cao và dẫn đến các cuộc biểu tình rộng lớn chống sưu cao thuế nặng với quy mô hàng vạn người vào năm 1908, Pháp đã nhận thấy cần phải dập tắt phong trào và tiêu diệt những người đứng đầu của nó. Một số lãnh đạo của phong trào đã bị xử tử, trong đó có Trần Quý Cáp. Phan Châu Trinh cũng bị kết án tử hình, nhưng may mắn hơn, được ân xá và sau đó, bị đày ra Côn Đảo. Phong trào từ chỗ ôn hòa đã chuyển dần sang bạo động, đối đầu, và kết quả bị đàn áp dường như là tất yếu.

Cho đến cuối đời, qua bao trở ngại, kể cả bệnh tật và tù đày, Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục đi con đường của mình, có khi là đơn độc, có khi là cùng với những người khác, dù không còn đạt được những thành quả như vào thời của phong trào Duy Tân. Chính bởi sức ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng của ông mà khi ông mất, 100.000 người, tức gần 29% dân số Sài Gòn, Chợ Lớn hồi đó đưa tiễn linh cữu của ông trong sự thành kính và thương tiếc.[5] Di sản mà ông để lại là tinh thần, là tư tưởng, cũng như là con đường cho thế hệ hậu sinh.

Hơn một thế kỷ qua, con đường của Phan Châu Trinh từng bị xem là cải lương, song theo thời gian, đã dần được chân nhận là đi trước thời đại.

Ngày nay, dù bối cảnh của quốc gia đã đổi thay song những nan đề về văn hóa và con người vẫn còn như trước. Đó là chưa kể những nan đề về kinh tế, chính trị, v.v. Theo cách nào đi nữa, những nan đề luôn dẫn chúng ta trở lại con đường của Phan Châu Trinh, và vì vậy Khai Dân trí, Chấn Dân khí, Hậu dân sinh vẫn là sứ mệnh cấp thiết. Để đi tiếp con đường này, mỗi cá nhân cần ý thức rõ bổn phận của mình là mở mang tri thức, trở nên tự cường, độc lập, tự do, từ đó góp phần làm cho đất nước thực sự tự cường, độc lập, tự do.

Khép lại, người viết xin dẫn một lời bình của nhà sử học người Pháp Daniel Hémery về Phan Châu Trinh, rằng: “Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh (…) là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hoá và chính trị Việt Nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải – và mãi mãi còn phải – đảm nhận”.[6]

Chú thích:

[1] Phan Châu Trinh //www.chungta.com/tg/tac-gia/phan-chau-trinh.html

[2] “Bất bạo động, bạo động tắc tử. Bái vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu.” Phan Châu Trinh đã nói như vậy với Phan Bội Châu khi hai người gặp nhau tại Nhật Bản vào năm 1906

Tại sao Phan Châu Trinh lại có chủ trương cải cách?

Giải chi tiết: Sở dĩ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bây giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị được thực hiện trên hấu hết các lĩnh vực.

Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là gì của nhau?

Phan Châu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) - hai trong số sĩ phu yêu nước nổi tiếng nhất Việt Nam, đại diện cho thế hệ trí thức sinh nửa sau thế kỷ 19, rất khác xa về tư tưởng và đường lối nhưng có chung tình bạn đẹp.

Phan Châu Trinh có hoạt động gì?

Năm 27 tuổi, Phan Châu Trinh được tuyển vào trường tỉnh, học chung với các nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Từ đây, ông bắt đầu con đường hoạt động chính trị, xã hội. Và cũng chính từ quê nhà Quảng Nam, ông đã khởi xướng và lãnh đạo phong trào Duy Tân có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội Việt Nam đương thời.

Phan Châu Trinh mở cuộc duy tân ở đâu?

Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp phát động phong trào Duy Tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Chủ đề