Đăng ký đánh giá tư duy Bách khoa

Cũng theo trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, vào ngày mai, 16/6, Trường sẽ gửi email thông báo chi tiết về thời gian, địa điểm, số thứ tự,... phỏng vấn thí sinh xét tuyển thẳng theo hồ sơ năng lực Chủ nhật tới.

Trước đó, trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy vào ngày 15/7 tại 5 tỉnh, thành. Trường đã chính thức mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 25/5 và kéo dài đến 17h ngày 15/6 tại địa chỉ tsa.hust.edu.vn/dk.

Theo đó, kỳ thi năm nay diễn ra trong ngày 15/7, sau một tuần khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh từ nhiều vùng, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Trường ĐH Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (Trường ĐH Vinh), Tuyên Quang (Trường ĐH Tân Trào) và Đà Nẵng (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng).

Về cấu trúc, bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần. Trong đó, phần bắt buộc gồm môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh trong 90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS.

Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán - Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi Khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh hoặc cả hai.

Sáng 15/7/2022, hơn 7.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Sau hai buổi thi sáng và chiều 15/7, các thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học đã hoàn tất các phần thi gồm: phần thi bắt buộc (Toán và Đọc hiểu) và phần thi tự chọn (Khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh).

Rời phòng thi, đa số thí sinh đều có chung nhận xét: Đề thi đánh giá tư duy khá dài và khó. Tuy nhiên, các em không bất ngờ vì đã có hai lần thi thử đề thi đánh giá tư duy do nhà trường tổ chức.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Đề thi thông thường chia ra ba bậc: Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng sáng tạo. Với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, câu hỏi ở mức độ Thông hiểu chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, với đề thi đánh giá tư duy, câu hỏi Thông hiểu chỉ chiếm khoảng 20% và gia tăng ở phần Vận dụng, Vận dụng sáng tạo.

Theo Phó Giáo sư Nguyễn Phong Điền, phần Vận dụng sáng tạo là phần chủ chốt của việc phân loại. Vì các câu hỏi trong phần Vận dụng sáng tạo khá kén thí sinh, những thí sinh thực sự xuất sắc mới làm được bài này.

Bên cạnh đó, việc thiết kế bài thi đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.

Phần đọc hiểu khá nhiều trang. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã lồng ghép vào đề thi hai nội dung tự luận Toán và Tiếng Anh để các thí sinh thể hiện khả năng về tư duy logic cũng như cách trình bày. Tất cả những nội dung đó mang tính phân loại cao hơn nhiều so với các kỳ thi khác. Vì vậy, dự đoán đề thi đánh giá tư duy sẽ không có “mưa” điểm 9, điểm 10, điểm chuẩn sẽ không đến 27 điểm.

Chia sẻ về lộ trình tuyển sinh trong thời gian tới, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Nhà trường luôn mong muốn sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy làm nền tảng trong tuyển sinh.

Tuy nhiên, trường vẫn xét đến yếu tố đảm bảo quyền lợi cho thí sinh ở mọi miền đất nước vì địa bàn tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội rất rộng, nhất là những thí sinh không có điều kiện tiếp cận với kỳ thi đánh giá tư duy.

[Hơn 7.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa]

Từ đầu năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố trong Đề án tuyển sinh dành 20-30% chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, thí sinh mong muốn được học tại nhà trường vẫn có cơ hội, dù các em không tham gia kỳ thi đánh giá tư duy hoặc không đủ tiêu chuẩn để đánh giá theo phương thức xét tuyển tài năng.

“Đó là tổng thể số lượng chỉ tiêu, còn tùy theo ngành, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như lĩnh vực Điều khiển tự động hóa, Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, đến một thời điểm nào đó, các thí sinh có thể phải chấp nhận việc nhà trường hoàn toàn dành chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển tư duy,” lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý.

Năm 2022 là năm đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi mà toàn bộ kết quả gắn kết luôn với quá trình xét tuyển, không cần bất kỳ dữ liệu nào khác.

Kỳ thi đánh giá tư duy có thể sử dụng cho khá nhiều trường, đặc biệt các trường trong lĩnh vực về kỹ thuật công nghệ, hướng tới những ngành/chương trình đào tạo có tính cạnh tranh cao, chọn thí sinh giỏi. Năm nay, 20 trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này.

Các trường tham gia tự nguyện và hết sức thuận tiện. Chỉ cần đăng ký với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để sử dụng dữ liệu, nhà trường sẽ công bố dữ liệu kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy cùng thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Toàn bộ dữ liệu này được đưa lên cơ sở dữ liệu chung.

Việc các trường sử dụng kết quả kỳ thi xét tuyển lấy thí sinh phụ thuộc vào việc thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường đó bằng phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy hay không. Ngoài ra, các trường không phải đóng góp bất cứ một khoản phí nào.

Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đưa ra lời khuyên với các thí sinh khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, sau khi biết kết quả thi và các điều kiện về học lực, thí sinh cân nhắc và xem xét để đăng ký nguyện vọng dựa trên một số nguyên tắc sau: Trước hết, số lượng nguyện vọng không hạn chế.

Các em hãy đặt nguyện vọng yêu thích nhất của mình lên trên, ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống dưới, không ưu tiên đưa lên nguyện vọng 1, 2 những ngành chắc chắn đỗ, vì như vậy sẽ làm giảm quyền lợi của các em. Hãy ưu tiên những ngành các em yêu thích hoặc có sở trường, năng lực tốt nhất.

Bên cạnh đó, thí sinh lưu ý quy chế xét tuyển của các trường (có thể có những giới hạn, điều kiện phụ trong đăng ký xét tuyển) để tránh bỏ phí một nguyện vọng./.

Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 - Ảnh: TTXVN

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa thông tin chính thức về thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển ĐH năm 2022.

Theo đó, kỳ thi năm nay được diễn ra trong ngày 15-7-2022, sau một tuần khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh từ nhiều vùng, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Trường ĐH Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (Trường ĐH Vinh), Tuyên Quang (Trường ĐH Tân Trào) và Đà Nẵng (Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng).

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã chính thức mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 25-5 và kéo dài đến 17h ngày 15-6-2022 tại địa chỉ tsa.hust.edu.vn/dk.

Về cấu trúc, bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần. Trong đó, phần bắt buộc gồm môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh trong 90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. 

Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán - Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi Khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh hoặc cả hai.

Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi trung học phổ thông. Riêng môn Toán và tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.

Kỳ thi hướng tới lựa chọn thí sinh có năng lực học tập tốt nên các câu hỏi trong bài thi có tính phân loại cao với phổ điểm rộng. Với phương thức này, những ngành nổi trội sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng tính khắt khe trong tuyển chọn. Việc tham gia kỳ thi đánh giá tư duy cũng là một cơ hội cho các thí sinh năm nay xét tuyển vào trường ĐH yêu thích, bên cạnh phương thức truyền thống xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thành công hai buổi thi thử, vào tháng 1, tháng 3-2022, với độ khó và phân loại học sinh tương đương đề thi thật để thí sinh có thể làm quen với dạng đề và có phương án ôn thi phù hợp.

Chỉ tiêu xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dựa trên kỳ thi đánh giá tư duy tăng mạnh, chiếm đến 50 - 60% trong tổng số 7.990 chỉ tiêu. Ngoài ra, 20 trường ĐH khác trong cả nước sẽ sử dụng kết quả của bài thi này để xét tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, quá trình xây dựng đề thi hết sức công phu và phức tạp. Bên cạnh đội ngũ ra đề thi giàu kinh nghiệm và giỏi nghiệp vụ, cùng quy trình tổ chức nghiêm ngặt, trường sử dụng đơn vị độc lập với chuyên môn đo lường giáo dục để đánh giá, hiệu chỉnh chất lượng đề thi bám sát chương trình trung học phổ thông. 

Tuân thủ cơ chế tuyển sinh, kỳ thi tư duy cung cấp dữ liệu để xét tuyển ĐH như một phương thức riêng biệt. Kết quả từ kỳ thi này sẽ được nhập, lưu lên hệ thống của Bộ Giáo dục và đào tạo, được xét đồng thời với các nguyện vọng khác.

Hiện nay, 3 kỳ thi riêng tại Việt Nam có kết quả được áp dụng rộng rãi trong xét tuyển ĐH là kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Giả mác Trường Bách khoa để bán sách 'Tốc chiến luyện đề đánh giá tư duy'

TTXVN

Video liên quan

Chủ đề