Đề tham khảo 2023 môn văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hưng Yên môn Ngữ văn, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.

Tham khảo:

  • Đề thi vào 10 môn Toán năm 2022 – 2023
  • Đề thi vào 10 môn Tổ hợp năm 2022 – 2023

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 tỉnh Hưng Yên diễn ra vào 2 ngày 8 – 9/6/2022, với 3 môn Toán, Ngữ văn và Bài thi tổ hợp. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Sóc Trăng để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi vào 10 của mình:

Bạn đang xem: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hưng Yên

Nội dung

  • 1 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên năm 2022 – 2023
    • 1.1 Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hưng Yên 2022
    • 1.2 Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hưng Yên 2022

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hưng Yên 2022

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Trả lời: -> Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Trả lời: Cuộc đời vĩ đại (CN) / không từ trên trời rơi xuống (VN).

-> Câu đơn

Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập phụ chú có trong câu văn:

Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.

Trả lời: – >Thành phần biệt lập phụ chú: (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách)

Câu 4 (0,5 điểm). Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn dưới đây? Nêu các từ ngữ thuộc phép liên kết ấy.

Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.

Trả lời: Phép thế: “thành công” = “chúng”

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.

Trả lời:

Điệp cấu trúc: “Ta muốn:

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả đoạn trích không? Vì sao?

Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

II. LÀM VĂN

Câu 2.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt về 2 khổ thơ: khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính và hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

II. Thân bài

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính

– Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

-> Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

– Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.

2. Hình ảnh người lính lái xe

– Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

-> Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

– Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.

– Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

-> Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy

– Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn

  • Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
  • Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất
  • Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”…
  • Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn

→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.

3. Nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của thế hệ trẻ qua 2 khổ thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

– Tinh thần ung dung, lạc quan trước mọi khó khăn gian khổ:

  • Coi những gian khổ, thiếu thốn của hoàn cảnh.
  • Giữa những gian khổ, họ vẫn ung dung, lạc quan, ngang tàng.

– Vẻ đẹp lý tưởng – chiến đấu giải phóng miền Nam: Vượt qua gian khổ, những người lính mang trong mình lý tưởng chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

III. Kết bài: Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.

Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Hưng Yên 2022

Đề tham khảo 2023 môn văn

Đề tham khảo 2023 môn văn

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)