Đi ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16 không

Xử lý nghiêm vi phạm các quy định về giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19

Cần Thơ (TTXVN 4/8)

Ngày 4/8, thông tin với báo chí, Đại tá Trần Văn Sáu, Trưởng Công an quận Ninh Kiều khẳng định, việc lập biên bản đối với trường hợp anh L.P.H. (sinh năm 1997, quê ở Trà Vinh, hiện trú tại khu vực 4, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) là đúng. Anh H khi bị kiểm tra không đưa ra được bất cứ giấy tờ gì để chứng minh lý do chính đáng khi đi ra ngoài đường, trong bối cảnh thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch.

Trong ngày 4/8, anh L.P.H. (sinh năm 1997, quê ở Trà Vinh, hiện trú tại khu vực 4, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đã có đơn khiếu nại gửi Công an phường An Hòa, quận Ninh Kiều. Trong đơn, anh H. cho biết lý do khiếu nại là vì bị lập biên bản vi phạm hành chính do ra ngoài thuộc diện không cần thiết, theo Chỉ thị 16 khi anh đang đến ngân hàng mở khóa thẻ ATM để rút tiền.

Anh H. cho biết là sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có việc làm, đang ở trọ tại phường An Khánh, quận Ninh Kiều, không về quê được do dịch bệnh. Trong thời gian giãn cách xã hội, do hết tiền, H. mượn bạn 500.000 đồng để tiêu. H. đã gọi về gia đình và được gửi 2,5 triệu đồng để đóng tiền trọ và ăn uống.

Ngày 29/7, H. còn 31.000 đồng và vài gói mỳ nên đã ra trụ ATM gần nhà trọ rút tiền. Tuy nhiên, do lâu ngày không sử dụng thẻ, H. nhập sai mã PIN 3 lần và bị khóa thẻ. Do đó, anh đến Chi nhánh Ngân hàng Agribank gần nhất tại đường Trần Việt Châu, phường An Hòa để lấy lại mã PIN.

Khi cách trụ sở ngân hàng khoảng 100m, H. bị lực lượng kiểm soát dịch trên đường Trần Việt Châu kiểm tra. Nam thanh niên đã giải thích lý do ra đường nhưng không xuất trình được giấy tờ liên quan, do vậy không được lực lượng làm nhiệm vụ chấp nhận.

Theo anh H, sau khi nghe anh trình bày, tổ công tác giải thích rằng có 3 trường hợp được ra đường là phải có phiếu đi chợ, người thực hiện nhiệm vụ và công nhân làm việc tại các nhà máy đang hoạt động. "Em không thuộc trong 3 trường hợp nêu trên nên lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản", H. nói.

Sau đó, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với H., lý do là không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia phòng, chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (ra đường thuộc diện không cần thiết). Tổ công tác giữ của H. giấy phép lái xe và hẹn ngày 5/8 có mặt tại Công an phường An Hòa để giải quyết vụ việc trên.

Cũng theo Trưởng Công an quận Ninh Kiều, Người dân ra ngoài cần phải có lý do chính đáng và xuất trình giấy tờ có liên quan. Cơ quan chức năng sẽ làm việc với H. và xem xét lại hoàn cảnh của trường hợp này, lúc đó mới có quyết định miễn, giảm hình phạt. Đại tá Trần Văn Sáu lưu ý, nếu gặp những trường hợp tương tự như trên, người dân có thể đến UBND phường trình báo về sự việc để được cấp "giấy đi đường". Giấy này phải ghi rõ đi từ đâu đến đâu, làm việc gì… như vậy mới được cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ.

Tính đến ngày 3/8, lực lượng chức năng thành phố Cần Thơ đã xử phạt trên 5.000 trường hợp vi phạm giãn cách xã hội với số tiền trên 11 tỷ đồng./.

Thanh Liêm

Tôi có một giao dịch mà ngân hàng ở TP.HCM bắt buộc phải đến tận nơi để kiểm tra đối chứng. Khi đi đường, tôi không có giấy tờ gì để chứng minh là mình đến ngân hàng.

Ngân hàng thuộc nhóm cơ quan thiết yếu được hoạt động. Vậy tôi thắc mắc, người dân ra đường để đến ngân hàng giao dịch thì có bị xử phạt hay không? Và làm thế nào để chứng minh mục đích ra đường của mình?

Luật sư Lê Quang Vũ - Giám đốc Công ty Luật Công Bình

Chỉ thị 16 của Chính phủ được đưa ra nhằm quy định thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và các văn bản liên quan khác trên nguyên tắc thực hiện triệt để nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Tổ chức, cá nhân không thuộc diện cách ly hoặc nằm trong khu phong tỏa chỉ được phép ra ngoài khi thực sự cần thiết như cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại nơi cung cấp theo quy định.

Chỉ thị 16 nêu rõ: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết.

Vì vậy, cá nhân, tổ chức thực sự cần thực hiện giao dịch tại ngân hàng được phép ra ngoài là chính đáng. Tuy nhiên không phải giao dịch nào tại ngân hàng cũng thiết yếu. Ví dụ, đối với số tiền (trong hạn mức cho phép của ngân hàng) mà cá nhân muốn chuyển đến tài khoản khác đủ thực hiện được thông qua online.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế người ra ngoài không cần thiết. Người dân khi đi ra ngoài cần cung cấp chứng cứ, giấy tờ chứng minh mục đích của mình.

Có thể nói, trước khi đến ngân hàng giao dịch thì người dân hoàn toàn không có văn bản xác nhận đã giao dịch tại ngân hàng. Việc chứng minh chỉ thông qua khai báo bằng lời nói, rất khó để cơ quan chức năng chấp nhận. Một số giao dịch có thể cung cấp chứng cứ chứng minh mục đích trước như sau:

- Cá nhân thực hiện rút tiền từ sổ tiết kiệm có thể cung cấp chúng cứ là sổ tiết kiệm mang tên mình và các hồ sơ liên quan, trình bày lý do rút sổ.

- Cá nhân thanh toán nợ do vay tại ngân hàng: hợp đồng vay, các chứng từ chứng minh đã thanh toán khoản vay nhiều lần,…

- Cá nhân/ doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giảm lãi suất vay tại ngân hàng: hợp đồng vay/ hợp đồng tín dụng, văn bản xin giảm lãi suất và các giấy tờ pháp lý liên quan

- Đối với doanh nghiệp chưa có đăng ký giao dịch thanh toán online thì bắt buộc chủ sở hữu phải đến trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân thực hiện giao dịch tại ngân hàng như văn bản chứng minh tổ chức sở hữu tài khoản tại ngân hàng, văn bản chứng minh tư cách thực hiện giao dịch, con dấu của doanh nghiệp… Người thực hiện giao dịch rút tiền theo ủy quyền còn cần phải xuất trình sec rút tiền có thời hạn hợp lý…

Trên đây là những nội dung cần thiết mà người dân cần nắm rõ và mang theo khi thực hiện giao dịch có liên quan tại ngân hàng. Còn việc có được lực lượng chức năng chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào mục đích cấp thiết của giao dịch đó.

(Theo Zing)

Đi ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16 không

Bên cạnh việc đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định Danh mục “hàng hóa thiết yếu”, Bộ Công Thương cũng đưa ra một danh mục hàng thiết yếu để giải quyết các vướng mắc tạm thời.

Đi giao dịch ngân hàng có bị phạt?

Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16? Hiện nay Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà trong những trường hợp cần thiết, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy hành vi đi giao dịch tại ngân hàng có được xem là cần thiết không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

Ra ngân hàng có bị phạt?

Đi giao dịch tại ngân hàng có bị phạt không?

Chỉ thị 16 quy định: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết.

=> Ngân hàng là tổ chức được phép hoạt động trong thời gian giãn cách

=> Việc người dân đi giao dịch tại ngân hàng là chính đáng, không thuộc trường hợp ra đường khi không cần thiết. Tuy nhiên không phải mọi giao dịch nào tại ngân hàng cũng là chính đáng. Người dân đến ngân hàng để rút tiền mua lương thực thực phẩm thì là cần thiết nhưng người dân đến ngân hàng để đổi tiền, để mở tài khoản ngân hàng,... là không thực sự cần thiết trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Chỉ thị 16 được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự tiếp xúc giữa mọi người trong một thời gian nhất định. Người dân cần tuân thủ tuyệt đối để Việt Nam chiến thắng đại dịch

=> Đi giao dịch tại ngân hàng nếu thuộc trường hợp cần thiết thì không vi phạm chỉ thị 16 và không bị xử phạt.

2. Ra đường không cần thiết phạt bao nhiêu?

Ra đường không thuộc trường hợp được phép ra khỏi nhà thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020 như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

=> Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng...). Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng

3. Người dân được ra đường khi nào?

3.1 Người dân Hà Nội được ra đường khi nào?

Người dân Hà Nội được phép ra đường trong những trường hợp cần thiết sau:

  • Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác;
  • Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động;
  • Các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách, quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các lực lượng và các hoạt động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh;
  • Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác

3.2 Người dân TP Hồ Chí Minh được ra đường khi nào?

TP Hồ Chí Minh đang áp dụng chỉ thị 16 tăng cường, người dân được ra khỏi nhà khi:

Trong khu phong tỏa:

Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi: Có yêu cầu cấp cứu y tế; mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).

Khu vực có nguy cơ rất cao:

Từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.

Trong các khu cách ly:

Người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường hợp cấp cứu y tế).

Các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà:

Thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.

Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao:

Thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.

Cơ quan nhà nước: Tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan, chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16? Người dân cần nắm rõ các quy định về phòng dịch tại địa phương nào, trường hợp nào được ra ngoài để tránh bị xử phạt hành chính đến 3 triệu đồng. Hơn nữa, trong thời điểm dịch đang bùng phát, ra đường khi không cần thiết có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan: