Dụng cụ hút mũi nào tốt cho bé năm 2024

Hút rửa mũi cho bé là việc làm ba mẹ nghĩ đến đầu tiên để giúp bé đánh bay tình trạng sổ mũi, ngạt mũi cản trở đường hô hấp của bé. Nhưng vẫn còn nhiều ba mẹ băn khoăn hút mũi cho bé có tốt không và nên sử dụng dụng cụ hút mũi nào để an toàn, hiệu quả. Để trả lời những thắc mắc này, ba mẹ hãy cùng Kamidi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân bé bị sổ mũi

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột kéo theo nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi,… Đây là những triệu chứng phổ biến và thường không quá nghiêm trọng với bé. Tuy nhiên nếu bé bị sỗ mũi lâu ngày sẽ khiến bé khó chịu, cản trở hô hấp và lâu dần có thể dẫn đến biến chứng nhiều căn bệnh khác. Vì thế ba mẹ cần chữa trị kịp thời cho bé.

Trước khi tìm hiểu hút mũi cho bé có tốt không thì ba mẹ cần xác định nguyên nhân. Hiểu biết rõ nguyên nhân của tình trạng này cũng sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp chữa trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bé bị sổ mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

– Không khí khô: Niêm mạc của bé rất nhạy cảm với không khí khô. Nếu độ ẩm thấp, không khí khô hơn thì sẽ làm khô chất tiết mũi của bé khiến bé xuất hiện các triệu chứng khò khè, khụt khịt,…

– Cảm lạnh, cảm cúm: Thời tiết thay đổi, các bé vốn có sức đề kháng yếu sẽ rất dẽ mắc cảm cúm và cảm lạnh. Khi mắc bệnh, các triệu chứng như chảy nước mũi, sổ mũi, khàn giọng, hắt hơi,…. sẽ xuất hiện và khiến bé khó chịu, biếng ăn, khó ngủ.

– Dị ứng: Sổ mũi hay nghẹt mũi có thể xuất hiện do viêm mũi dị ứng, do mũi bé phản ứng với chất gây dị ứng trong không khí. Các tác nhân gây dị ứng có thể là phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi, côn trùng căns hoặc bụi trong không khí.

– Dị vật ở mũi: Những vật nhỏ như hạt đậu, nút áo, sỏi, viên bi, đồ chơi,… không chỉ đơn thuần gây sổ mũi, ngạt mũi mà còn dẫn đến nhiều nguy hiểm khác cho bé nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời. Nếu dịch mũi của bé có mùi hôi thì có khả năng đang có dị vật mắc kẹt trong mũi bé. Lúc này ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra và lấy dị vật ra kịp thời.

Dụng cụ hút mũi nào tốt cho bé năm 2024
Những nguyên nhân khách quan khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi

Tham khảo thêm: Nghẹt mũi sổ mũi ở trẻ sơ sinh – cách phòng tránh

2.1. Lợi ích khi hút mũi cho bé

Vậy hút mũi cho bé có tốt không? Việc hút rửa mũi cho bé là việc làm cần thiết để giúp đường thở của bé thông thoáng hơn. Bởi dịch nhầy sẽ gây bít tắc mũi khiến bé thở khò khè, khò khè. Hơn nữa do còn quá nhỏ nên bé chưa có khả năng tự xì mũi hay khác đờm nên sự giúp sức của ba mẹ là rất cần thiết. Những lợi ích cụ thể của việc hút mũi cho bé:

– Giúp bé thông mũi, dễ thở hơn: Khi bé bị nghẹt mũi do cảm lạnh, dị ứng hoặc các nguyên nhân khác, việc hút mũi sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy, đờm, giúp bé thở dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng bú sữa và ngủ ngon hơn.

– Giảm nguy cơ biến chứng: Nghẹt mũi kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bé như viêm tai giữa, viêm phế quản, thậm chí là suy hô hấp. Hút mũi sẽ giúp giảm nguy cơ các biến chứng này.

– Giúp bé thoải mái hơn: Khi đường thở thông thoáng bé sẽ thở dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà bé sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Dụng cụ hút mũi nào tốt cho bé năm 2024
Hút mũi mang đến nhiều lợi ích cho bé

2.2. Nguy cơ khi hút mũi cho bé sai cách

Tuy nhiên, hút mũi cho bé có tốt không còn phụ thuộc vào cách hút và tần suất hút. Nếu ba mẹ lạm dụng quá nhiều việc hút mũi có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi, miệng của bé. Những nguy cơ có thể gặp phải khi ba mẹ hút mũi không đúng cách và hút quá nhiều như sau:

– Gây tổn thương niêm mạc mũi: Hút mũi quá quá thường xuyên có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của bé, khiến bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi. Khi bé phản kháng khiến ba mẹ đưa dụng cụ vào mũi bé sai vị trí hoặc quá mạnh cũng có thể làm xước niêm mạc mũi của bé.

– Lây nhiễm chéo: Nếu dụng cụ hút mũi không được vệ sinh đúng cách, có thể dẫn đến lây nhiễm chéo từ bé sang người khác hoặc ngược lại. Dụng cụ hút không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể khiến mũi bé bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

– Làm bé sang chấn tâm lý: Thông thường các bé sẽ cảm thấy khó chịu và có thể khóc, la hét, giãy đạp trong quá trình hút mũi. Nếu ba mẹ giữ chặt chân tay bé và cố tình đưa dụng cụ hút vào mũi bé sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi và tăng khả năng bị sặc. Hơn nữa, điều này sẽ khiến bé không hợp tác và phản ứng mạnh mẽ hơn ở những lần hút mũi sau đó.

3. Nên dùng dụng cụ nào để hút mũi cho bé?

Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề hút rửa mũi cho bé có tốt không thì điều được các ba mẹ quan tâm tiếp theo chính là tìm được dụng cụ hút mũi phù hợp. Có nhiều loại dụng cụ hút mũi cho bé trên thị trường, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là những dụng cụ thông dụng và những mặt lợi – hại của từng dụng cụ.

Bóng hút mũi

Đây là loại dụng cụ hút mũi cho bé đơn giản nhất. Cấu tạo bao gồm một quả bóng bằng cao su có tính đàn hồi cao để tạo lực hút và đựng dịch mũi sau khi hút. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần bóp dẹp quả bóng, còn đầu nhỏ đưa vào mũi bé.

Ưu điểm:

– Giá thành rẻ: Bóng hút mũi là dụng cụ hút mũi có giá thành rẻ nhất trên thị trường.

– Dễ sử dụng, chỉ cần bóp bóng và đưa đầu hút vào mũi bé.

– Tiện lợi, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình.

Nhược điểm:

– Khó kiểm soát lực hút: Bóng hút mũi dùng lực tay bóp nên khó kiểm soát lực hút một cách chính xác, dễ làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

– Lực hút yếu nên khó hút sạch được hoàn toàn dịch nhầy trong mũi bé.

– Khó vệ sinh: Bóng hút mũi khó vệ sinh, dễ ứ đọng lại dịch nhầy trong bóng hút nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Lời khuyên cho mẹ: Đây là dụng cụ được thiết kế để sử dụng một lần duy nhất nên mẹ hãy cân nhắc kỹ trước khi mua để sử dụng cho bé. Mẹ sẽ cần mua dự trữ trước nhiều bóng hút mũi hoặc phải mua mới thường xuyên.

Dụng cụ hút mũi dạng dây

Những dụng cụ này có một đầu nhỏ để đưa vào mũi bé và một bầu đựng chất dịch hút ra, một đầu dạng bẹt hoặc ống để ba mẹ dùng miệng tạo lực hút.

Ưu điểm:

– Dễ sử dụng: Dụng cụ hút mũi dạng dây chỉ cần bóp nhẹ để tạo lực hút, đơn giản và dễ dàng sử dụng.

– Kiểm soát lực hút tốt: Dụng cụ hút mũi dạng dây cho phép bạn kiểm soát lực hút dễ dàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.

– Vệ sinh dễ dàng: Dụng cụ hút mũi dạng dây có thể tháo rời các bộ phận để vệ sinh, đảm bảo an toàn cho bé.

– Giá thành hợp lý: Dụng cụ hút mũi dạng dây có giá thành hợp lý hơn so với máy hút mũi.

Nhược điểm:

– Lực hút không mạnh: Lực hút của dụng cụ hút mũi dạng dây thường không mạnh bằng máy hút mũi nên khó làm sạch được dịch nhầy trong mũi bé.

– Cần sử dụng lực tay: Sử dụng dụng cụ hút mũi dạng dây cần sử dụng lực tay để bóp, có thể gây mỏi tay sau một thời gian sử dụng.

– Mẹ phải tiến hành nhiều bước hơn so với bóng mũi dùng tay.

Lời khuyên cho mẹ: Dụng cụ này mẹ cần dùng lực khá nhiều mới có thể hút được dịch nhầy lên. Mà dịch còn không thể hút sạch được và có thể gây đau rát mũi bé.

Máy hút mũi

Máy hút mũi có thể chạy bằng pin hoặc điện, là dụng cụ hiện đại và tiện dụng nhất, được nhiều mẹ bỉm lựa chọn sử dụng nhất. Mẹ chỉ cần bấm nút và chời đợi để máy tự hoạt động hút sạch dịch nhầy cho bé. Một số máy hút mũi được nhiều ba mẹ lựa chọn hiện nay như Kamidi Fastly, Moaz bébé, Graco,… Máy hút mũi Kamidi Fastly với 3 cấp độ hút và 3 đầu hút hiện nay đang là một trong những máy hút mũi được tin dùng hàng đầu.

Ưu điểm

– Có nhiều mức độ hút: Máy hút mũi có nhiều mức độ hút khác nhau, phù hợp với từng mức độ nghẹt mũi của bé.

– Đảm bảo vệ sinh: Toàn bộ quy trình hút và chứa dịch đều khép kín, nắp đậy khoang chứa dịch cũng rất chắc chắn nên không lo bị hở hay dịch rò rỉ ra ngoài. Vi khuẩn cũng sẽ không thể xâm nhập gây mất vệ sinh.

– Lực hút mạnh: Máy thường có lực hút khá mạnh nhưng hút êm ái, đủ để đánh bay mọi dịch nhầy trong mũi bé.

– Độ bền cao: Dụng cụ này được thiết kế sử dụng nhiều lần với chất liệu bền bỉ. Thậm chí các hãng máy thường được trang bị nhiều đầu hút để ba mẹ có thể dùng ngay cả khi bé lớn hơn và thay đổi cho phù hợp với tình trạng mũi của bé.

– Dễ vệ sinh do dễ dàng tháo lắp. Nó cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho ba mẹ bởi thời gian hút rất nhanh.

Nhược điểm

– Giá thành cao: Máy hút mũi có giá thành cao hơn so với các dụng cụ hút mũi khác.

– Có thể gây tiếng ồn: Môt số loại máy hút mũi có thể phát ra tiếng ồn khi hoạt động, khiến bé sợ hãi.

Lời khuyên cho mẹ: Đây là dụng cụ hút mũi được khuyên dùng nhiều nhất. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy hút mũi khác nên ba mẹ cần thông tin kỹ lưỡng trước khi mua. Nên chọn mua tại những thương hiệu và địa chỉ uy tín, có bảo hành rõ ràng để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Dụng cụ hút mũi nào tốt cho bé năm 2024
Máy hút mũi tiện dụng, an toàn được nhiều mẹ bỉm hiện đại tin dùng

Tham khảo thêm: Máy hút mũi Kamidi Fastly sản phẩm hàng đầu giúp bé hết sổ mũi, nghẹt mũi tại Việt Nam

Trên đây là những lời giải đáp hút mũi cho bé có tốt không và gợi ý một số dụng cụ hút mũi cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về việc hút mũi an toàn, hiệu quả cho bé. Đồng thời biết cách chăm sóc và giữ gìn sức khỏe đường hô hấp cho bé yêu.