Em cần có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh covid

Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,...) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,...) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Để cụ thể hóa các nội dung, biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc và ký túc xá của người lao động, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) đã xây dựng Hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc, ký túc xá của người lao động. Bộ Y tế đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Chi đạo các cơ sở lao động trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn.

 Phạm vi áp dụng của hướng dẫn này: Nơi làm việc bao gồm cơ sở lao động, văn phòng, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng); Ký túc xá hoặc nơi lưu trú tập trung cho người lao động sau đây gọi là ký túc xá.

Đối tượng áp dụng: Người lao động, người sử dụng lao động và ban quản lý ký túc xá; Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.

Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng. Rửa tay tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng; Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã. Chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc như nước uống hợp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng trong quá trình làm việc; quần áo sử dụng riêng khi làm việc, túi đựng rác (nếu cần)… Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc mặt trước khuỷu tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh. Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc. Giữ ấm cơ thể, duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,… Người lao động tự theo dõi sức khỏe nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì chủ động ở nhà, ký túc xá và thông báo cho đơn vị quản lý. Nếu phát hiện bản thân hoặc người cùng làm việc/khách hàng có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở thì bản thân hoặc hướng dẫn người cùng làm việc/khách hàng hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và phải báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc. Không có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc đối với các trường hợp đã hoàn thành việc cách ly y tế hoặc phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Đối với người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao cần làm gì?

Ngoài các khuyến cáo chung ở trên, người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao cần lưu ý: Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người dân cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây, dùng giấy lau tay sử dụng một lần để làm khô tay; hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn. Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2 m (nếu có thể). Không mua bán, tiếp xúc, chuyên chở các loại động vật hoang dã. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp. Người lao động có bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi... cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Hướng dẫn của Bộ Y tế ghi rõ, người lao động cần tham khảo thông tin về tình hình dịch trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế http://www.moh.gov.vn để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.

Người lao động có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,...) cần cân nhắc khi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ người làm công tác y tế/cơ quan y tế địa phương. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân khi đi công tác.

Ngoài các khuyến cáo ở trên, người lao động động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cần lưu ý:

Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.   Người lao động cần tuân thủ việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giữ gìn vệ sinh cá nhân Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ho, hắt hơi. Tránh xa ít nhất 02 mét đối với những người đang ho hoặc hắt hơi. Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19: Người lao động tự theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 02 lần một ngày.

Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở người lao động phải cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và cách ly chặt chẽ tại cơ sở y tế.

Thông báo cho người quản lý hoặc/và người làm công tác y tế tại nơi làm việc để thông báo cho những người tiếp xúc gần tại nơi làm việc tự theo dõi sức khỏe và đến cơ sở y tế khi cần thiết.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Kể từ tháng 3/2020, việc bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) đã được tuyên bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và loại vi-rút này đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi dịch COVID-19 tiếp tục có mặt tại nhiều nơi, các cộng đồng cần hành động để ngăn chặn nguy cơ lây lan trên diện rộng, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ các biện pháp kiểm soát.

Bảo vệ trẻ em và các cơ sở giáo dục là việc làm đặc biệt quan trọng. Cần có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan tiềm tàng của COVID-19 trong môi trường học đường. Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng để tránh sự kỳ thị với các học sinh và nhân viên nhà trường có khả năng đã phơi nhiễm với vi-rút. Dịch bệnh không phân biệt biên giới, dân tộc, tình trạng khuyết tật, độ tuổi hay giới tính. Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục duy trì một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ đối với tất cả mọi người. Các biện pháp do nhà trường thực hiện có thể ngăn ngừa sự xâm nhập và lây lan của COVID-19 do một số học sinh, nhân viên của nhà trường có khả năng đã bị phơi nhiễm vi-rút, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn học tập cũng như bảo vệ học sinh, nhân viên nhà trường khỏi sự phân biệt đối xử.

Tài liệu này được ban hành nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn rõ ràng, mang tính hành động đối với việc vận hành trường học an toàn thông qua công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và kiểm soát COVID-19 tại trường học và các cơ sở giáo dục khác. Mặc dù hướng dẫn này dành cho các quốc gia đã xác nhận có ca nhiễm COVID-19 nhưng những thông tin trong hướng dẫn cũng có liên quan trong tất cả các bối cảnh khác. Công tác giáo dục có thể khuyến khích học sinh trở thành người tuyên truyền về ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi với những người khác về cách ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. Việc duy trì hoạt động trường học an toàn hay cho học sinh đi học trở lại sau thời gian đóng cửa trường học cần cân nhắc đến nhiều vấn đề, và nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì có thể giúp tăng cường y tế công cộng.

Để biết thêm thông tin về hành động ứng phó của UNICEF đối với dịch bệnh COVID-19, vui lòng tham khảo: https://uni.cf/3cuy7L8

       Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như trong nước đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vào cuộc nhằm khống chế dịch bệnh một cách tốt nhất. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh.

       Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể quốc tịch, tuổi tác, giới tính, vùng miền. Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác vì đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19. Tiếp xúc, tập trung đông người khiến cho việc khoanh vùng, cách ly và dập dịch gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ở nhà trong thời điểm này là một trong những cách hữu hiệu để có thể ngăn chặn lây nhiễm cho công đồng.

       Theo các nhà chuyên môn khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn. Một người nhận thức được mình có khả năng mắc COVID-19 biết tự cách ly, phòng ngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.

      Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều 25.3.2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi: Mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm theo đúng quy định, chỉ thị của Thủ tướng, của các cấp chính quyền, nếu không sẽ bị xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.

       Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.  Trong thời điểm hiện tại để phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo:

       1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

       2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

      3.  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nếu không có xà phòng.

      4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

     5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày của mình, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế và cơ sở y tế.

     Người dân hãy làm tốt các hướng dẫn, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nhất định chúng ta sẽ đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh!