F0 f1 f2 f3 là gì năm 2024

+ Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM): Khi chúng ta nói "F3 đã chuyển thành F0" có nghĩa là việc "F3" này thành F0 phải phát hiện trước khi phát hiện F2, thì mới gọi như vậy. Tức là trong quá trình có F0, mình mới truy được F1, chưa đến F2, F3; mà người F3 đó lại tình cờ đi khám bệnh ở đâu đó và có kết quả dương tính; đến lúc đó truy ngược lại mới biết người này là F3. Điều này chứng tỏ mình phát hiện muộn, con đường lây đã đi xa, F0, F1, F2, F3... đều dương tính, trở thành 3-4 nguồn lây.

Cũng có khả năng khác là "F3" này bị lây qua F0 khác chứ không dính dáng trong chuỗi ban đầu.

- Ông có thể nói rõ giá trị của việc cách ly F1, F2 của bệnh nhân Covid-19 (F0) và giá trị của những lần xét nghiệm đầu tiên sau khi cách ly?

+ Mục tiêu cách ly là không cho virus phát tán ra ngoài cộng đồng, không cho người có virus lây cho người khác. Nếu đạt được điều đó trong thời gian dài và ở bên ngoài không còn mầm bệnh thì điểm dịch đó sẽ hết. Ví dụ người chắc chắn lây là F0, phải cách ly. Người được cách ly tiếp theo là F1 – có thể đã lây cho người khác – thì phải giữ người ta lại để không lây thêm. Nếu muốn biết người đó đã lây cho bao nhiêu người, phải xét nghiệm ngay F1 đó.

Nếu xét nghiệm F1 đó dương tính ngay lần đầu tiên, người đó đã trở thành F0. Như vậy, phải truy ngược trở lại: tất cả F2, F3 cũ đã trở thành F1 và F2. Ngược lại khi người F1 đã được đưa vào khu cách ly tập trung thì họ không thể lây thêm được nữa, nên nếu họ âm tính thì họ không lây cho ai trước đó. Vì vậy kết quả của người F1 cực kỳ quan trọng trong quá trình truy vết. Nhưng nếu có F0 thì mới suy ra được F1, vì vậy mục tiêu cuối cùng là phải tìm cho ra hết F0 ở ngoài cộng đồng.

Tại sao có quy định F2 phải cách ly tại nhà? Vì F2 phải chờ kết quả của F1. Cho nên trong thời gian chờ kết quả thì người F2 không được đi đâu hết, vì nếu lỡ F1 dương tính thì F2 trở thành F1 mới, sẽ phải cách ly tập trung luôn. Còn nếu F1 âm tính thì lúc đó mới giải tỏa được F2, lúc đó F2, F3... không còn là F nào nữa. Cho nên người F2 ở nhà bao lâu là phụ thuộc vào kết quả của người F1. Chính kết quả xét nghiệm của người F1 quyết định tất cả mọi thứ liên quan đến chuỗi về sau, cho nên phải lắng nghe thông tin từ F1 là như vậy.

- Hiện nay khi một F0 được phát hiện thì F1, F2, F3 của F0 sẽ được thông báo, nhưng nhiều người nghe ngóng và tự suy ra mình là F4, F5... và hết sức lo lắng. Vậy ông có lời khuyên gì cho những trường hợp này?

+ Vấn đề quan trọng nhất là người đó có phải F1 hay F2 không thôi. Nếu là F3 trở đi, người đó cũng chỉ chờ kết quả từ F1. Còn nếu không phải F3 thì cứ kệ, không cần thiết tự suy ra xa làm gì.

Điều luôn cần nghe ngóng là khu vực của mình ở như thế nào, cơ quan mình như thế nào, những người mình tiếp xúc như thế nào.

Ta hiểu "chống dịch như chống giặc" là nói tính khẩn trương để nâng cao cảnh giác phòng trách dịch bệnh, không hoang mang, khủng hoảng tinh thần...

Những điểm lấy mẫu lưu động xuất hiện ở nhiều khu vực tại các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội nhằm tăng tốc kiểm soát tình hình dịch Covid-19, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo các chuyên gia dịch tễ và các giáo sư y khoa, có từ 80% người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng và không diễn tiến nặng, khoảng 20% có triệu chứng của bệnh như "cảm cúm", trong số đó có 5% có diễn tiến nặng cần can thiệp, chăm sóc y tế tích cực, những bệnh nhân này thường có bệnh nền nhưng điều trị chưa ổn định...

Nhiễm Covid-19 có thể có triệu chứng từ ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5 của bệnh và sẽ khỏi bệnh vào thứ 10 của bệnh. Giai đoạn này bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc y tế và sau đó bệnh khỏi hẳn, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

Tìm hiểu rõ về Covid-19, mọi người chung tay phòng dịch Covid-19, cuộc sống sẽ bình yên, tích cực tăng gia sản xuất ổn định kinh tế gia đình, phát triển kinh tế quê hương đất nước.

Hiện nay đâu đó trong số đông người mang "hội chứng" hoang mang với từ "FO", "truy vết", F1..., Mọi người hãy coi đây là một bệnh như các bệnh đặc biệt khác, không có gì phải hoang mang để cùng chung tay phòng dịch Covid-19.

Tôi xin góp ý kiến với Bộ Y Tế rằng, cần thay đổi cụm từ "FO" đối với người nhiễm Covid-19 thành cụm từ: "Người nhiễm SARS-CoV-2"; cụm từ "truy vết" thành cụm từ tìm người tiếp xúc gần.

Có như thế, công tác phòng chống dịch Covid-19, tái lao động sản xuất sẽ đi vào ổn định. Tin tưởng kiến nghị này thành hiện thực. Tin tưởng dịch Covid-19 sẽ lùi dần và mất độc lực hoàn toàn. Tin tưởng Covid-19 (SARS-CoV-2) sẽ biến mất.

Trong những ngày qua, cả nước đã ghi nhận nhiều ca dương tính với Covid-19. Vậy, việc xác định những người có liên quan các bệnh nhân này như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, các trường hợp F0, F1, F2, F3… được xác định cụ thể như sau:

F0 - Người được xác định dương tính với Covid-19. Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện. F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình.

F1 - Người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 (F0): Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện. Những người này tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

F2 - Người tiếp xúc gần với F1: Những người này cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. Những người này tự báo cho F3 về tình trạng của mình.

F3 - Người tiếp xúc với F2: Đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất, tự cách ly, theo dõi tại nhà, tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4: Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với nhóm cách ly tại nhà, nơi lưu trú, cần lưu ý chấp hành cách ly đúng theo quy định, tốt nhất cách ly ở phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người bệnh được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m. Phòng cách ly nên bảo đảm thông thoáng khí, thường xuyên vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.

Thường xuyên đo nhiệt độ ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác. Tự theo dõi sức khoẻ, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Hằng ngày, thông báo cho các bộ y tế phường, xã, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

Báo ngay cho các bộ y tế phường, xã, thị trấn được phân công theo dõi khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

Những người cách ly không được tự ý ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Người cách lý phải thu gom khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng, bỏ vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

Các chuyên gia y tế cũng lưu ý, người đang cách ly không ăn cùng với người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân khi có triệu chứng như sốt, ho, khó thở; có tiếp xúc gần với trường hợp mắc Covid-19 hoặc phải cách ly để theo dõi, hãy đến bệnh viện tuyến quận, huyện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Trước khi đến khám bệnh, người dân hãy điện thoại thông báo biểu hiện bệnh và tiền sử tiếp xúc, đi lại với cơ sở y tế để được hướng dẫn phù hợp. Người dân có thể điện thoại đến đường dây nóng 19009095 hoặc 19003228, hoặc truy cập trang ncov.moh.gov.vn, hay tải ứng dụng "Sức khỏe Việt Nam" trên các thiết bị di động, để được cung cấp thông tin, số điện thoại nơi khám bệnh gần nhất, đồng thời tương tác và theo dõi sức khỏe. Tại Hà Nội, người dân có thể liên hệ đến

số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội: 0969 082115 hoặc 0949396115 khi cần thiết. Các đội phản ứng nhanh của Bộ Y tế luôn thường trực hỗ trợ các bệnh viện tuyến quận, huyện của Hà Nội trong công tác khám, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Chủ đề