Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Liên hệ Luật sư Trí Nam gọi 0904.588.557

Quy định mới về phạt vi phạm hợp đồng

“Phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng”. Do vậy thỏa thuận Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng áp dụng theo quy định pháp luật nào sẽ căn cứ theo loại hợp đồng và pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo đó:

  1. Hợp đồng thương mại được áp dụng quy định phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005.
  2. Hợp đồng xây dựng được áp dụng quy định phạt vi phạm hợp đồng theo Luật xây dựng 2014.
  3. Hợp đồng dân sự được áp dụng quy định phạt vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015.

Mẫu điều khoản phạt vi phạm hợp đồng chính xác

Theo luật sư Trí Nam thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng phải đảm bảo đúng về hình thức và nội dung:

  1. Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi nhận trong hợp đồng chính, hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng có giá trị pháp lý.
  2. Nội dung thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng phải đúng về mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa do luật định.
  3. Ngoài ra người soạn thảo hợp đồng cần lưu ý ghi nhận thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng phù hợp với thỏa thuận bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, phòng tránh điều khoản phạt vi phạm hợp đồng làm mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị vi phạm hợp đồng.

Trong hơn 10 năm thực hiện vai trò luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, Luật sư Trí Nam nhận thấy yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án, Trọng tài thương mại chấp thuận cho phạt vi phạm hợp đồng thường khó khăn, trong đó phần nhiều do thỏa thuận không rõ ràng, và không hợp pháp. Quý khách hàng cần mời luật sư đánh giá hợp đồng đang soạn thảo, đánh giá thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng đang có tranh chấp gọi ngay số 0904.588.557 để được chúng tôi trợ giúp.

Nội dung hữu ích: Mức lãi do chậm thanh toán tiền

Trường hợp được phạt vi phạm hợp đồng trong thực tế

Theo luật sư Trí Nam, điều kiện được đề nghị Tòa án, Trọng tài chấp thuận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng bao gồm:

  1. Các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
  2. Có hành vi vi phạm hợp đồng trong thực tế
  3. Hợp đồng có hiệu lực pháp luật

Luật sư cũng chia sẻ thêm để Quý doanh nghiệp nắm bắt: Hợp đồng dù bị hủy bỏ, chấm dứt vẫn được quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng khi khởi kiện, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu thì không áp dụng.

Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại có gì khác biệt?

✔ Quy định phạt vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại 2005 (Điều 300)

“Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.

✔ Quy định phạt vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 (Điều 418)

“Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.

Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín

Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm hợp đồng được các bên tự thỏa thuận, nếu cao hơn mức cho phép quy định trong luật thì phần vượt quá hơn sẽ không được áp dụng. Tùy theo hợp đồng kinh tế của Quý vị thuộc trường hợp nào trong 03 loại Luật sư Trí Nam phân tích mà bạn lựa chọn thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng theo một trong 3 quy định sau:

✔ Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Với hợp đồng kinh tế mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 301 Luật thương mại 2005

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Trong đó Điều 294 Luật thương mại chỉ điều chỉnh về phạt vi phạm đối với kinh doanh dịch vụ giám định cấm chứng thư giám định. Mức phạt vi phạm hợp đồng “không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.

✔ Mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng

Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…”

✔ Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Như vậy trong trường hợp này các bên được quyền thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng tự do. Quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.

Tư vấn phạt vi phạm hợp đồng – Luật sư Trí Nam

Công ty Luật Trí Nam chuyên luật sư kinh tế trợ giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích trong việc triển khai hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng xây dựng. Chúng tôi đảm bảo giải quyết uy tín, hiệu quả yêu cầu thân chủ đưa ra khi có tranh chấp hợp đồng. Với bản chất của chế tài phạt vi phạm hợp đồng là đền bù những thiệt hại bên bị vi phạm phải gánh chịu, Luật sư sẽ trợ giúp khách hàng có lợi thế từ khâu thương lượng đến quá trình tranh tụng tại cơ quan tài phán.

Luật sư Trí Nam rất mong được đồng hành cùng quý khách hàng trong công việc.

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nôi

Điện thoại: 0904.588.557

Email: 

Dịch vụ hữu ích: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài thường gặp trong nhiều loại hợp đồng. Trong đó, có thể kể đến ba loại phạt vi phạm thường gặp trong hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại và hợp đồng xây dựng.

1. Hợp đồng dân sự

Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự quy định:

Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm

Có thể thấy, trong hợp đồng dân sự thì phạt vi phạm do hai bên thỏa thuận. Mức phạt cũng do các bên thỏa thuận trừ trường hợp khác do Luật quy định.

Ngoài ra, về việc phạt vi phạm đi kèm bồi thường thiệt hại, khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự cũng quy định:

- Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa bị phạt vừa phải bồi thường thiệt hại thì các bên phải thực hiện theo thỏa thuận này.

- Nếu chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không đề cập đến việc vừa bị phạt vừa phải bồi thường thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, trong hợp đồng dân sự, phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên (trừ trường hợp Luật liên quan có quy định khác).

2. Hợp đồng thương mại

Điều 300 Luật Thương mại định nghĩa phạt vi phạm:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Căn cứ quy định này, nêu trong hợp đồng thương mại có quy định, một bên vi phạm hợp đồng thì bên đó sẽ phải trả một khoản tiền phạt vi phạm. Mức phạt này được quy định cụ thể trong hợp đồng ngoại trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm gồm:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận.

- Sự kiến bất khả kháng.

- Việc vi phạm do lỗi của bên kia.

- Vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước mà các bên không thể biết tại thời điểm ký hợp đồng.

Lưu ý: Để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minh mình thuộc các trường hợp nêu trên.

Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại giới hạn mức phạt tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý thì mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

3. Hợp đồng xây dựng

Trong hợp đồng xây dựng, việc phạt hợp đồng được quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng. Cụ thể, khoản 1 Điều 146 Luật này quy định:

Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

Đồng thời, mức phạt hợp đồng xây dựng sử dụng sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Đặc biệt, điểm k khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng nêu rõ, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng là một trong các nội dung của hợp đồng xây dựng.

Do đó, trong hợp đồng xây dựng phải có điều khoản quy định về phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt cũng do các bên thỏa thuận, được ghi cụ thể trong hợp đồng.

Như phân tích ở trên, mặc dù các hợp đồng khác nhau sẽ quy định khác nhau về việc phạt hợp đồng. Tuy nhiên, việc phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì bên vi phạm sẽ không phải chịu phạt nếu vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình theo căn cứ Điều 13, Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự.

Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại mà lẽ ra mình được hưởng do hợp đồng mang lại và yêu cầu bên vi phạm chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành hợp đồng.

Trên đây là một số quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Video liên quan

Chủ đề