Giải bài tập toán lớp 6 tập 1 trang 7 năm 2024

Toán lớp 6 Bài 1.1 trang 7 là lời giải bài Tập hợp SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 1.1 Toán lớp 6 trang 7

Bài 1.1 (SGK trang 7): Cho hai tập hợp:

A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; u; v}

Dùng kí hiệu "∉" hoặc "∈" để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

Hướng dẫn giải

Một tập hợp bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

- Phần tử m thuộc tập hợp A kí hiệu là: m ∈ A (đọc là m thuộc A)

- Phần tử n không thuộc tập hợp A kí hiệu là: n ∉ A (đọc là n không thuộc A)

Lời giải chi tiết

- Phần tử a thuộc tập A nhưng không thuộc tập B nên ta viết là a ∈ A, a ∉ B

- Phần tử b thuộc tập A và b thuộc tập B nên ta viết là b ∈ A, b ∈ B

- Phần tử x thuộc tập A nhưng x không thuộc tập B nên ta viết là x ∈ A, x ∉ B

- Phần tử u không thuộc tập A nhưng u thuộc tập B nên ta viết là u ∉ B, u ∈ A

----> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 Bài 1 Tập hợp

--> Câu hỏi tiếp theo:

  • Luyện tập 3 (SGK trang 7): Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 ...
  • Bài 1.2 (SGK trang 7): Cho tập hợp: U = {x ∈ N| x chia hết cho 3} ...
  • Bài 1.3 (SGK trang 7): Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau: ...
  • Bài 1.4 (SGK trang 8): Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A ...
  • Bài 1.5 (SGK trang 8): Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể ...

--> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 Bài 2 Cách ghi số tự nhiên

--------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 1.1 Toán lớp 6 trang 7 Tập hợp cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì Toán lớp 6 KNTT. Ngoài ra Giaitoan mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Đề thi giữa kì 1 Lớp 6, Đề thi học kì 1 Lớp 6, ....Chúc các em học tốt.

Giải Toán lớp 6 trang 7, 8 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 4 bài tập trong SGK bài 1 Tập hợp.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 7, 8 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 7, 8 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 Cánh diều Bài 1: Tập hợp

I. Giải Toán lớp 6 Bài 1 phần Hoạt động

Hoạt động 1

Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 7}. Số 2 và số 4 có là phần tử của tập hợp B không?

Đáp án

Vì B = {2; 3; 5; 7} nên ta thấy tập hợp B gồm các phần tử là 2; 3; 5; 7.

Số 2 là một phần tử của tập hợp B. Ta viết 2 ∈ B, đọc là 2 thuộc B.

Số 4 không là phần tử của tập hợp B. Ta viết 4 ∉ B, đọc là 4 không thuộc B.

Hoạt động 2

Quan sát các số được cho ở Hình 2.

Gọi A là tập hợp các số đó.

  1. Liệt kê các phần tử của tập hợp A và viết tập hợp A.
  1. Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?

Đáp án

  1. Các phần tử của tập hợp A là 0; 2; 4; 6; 8. Ta viết: A = {0; 2; 4; 6; 8}.
  1. Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

Ta có thể viết:

A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 10}.

II. Giải Luyện tập vận dụng Toán 6 Bài 1

Câu 1

Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10

Đáp án

Tập hợp A là:

A = {1; 3; 5; 7; 9}

Câu 2

Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu ∈,∉ thích hợp vào chỗ trống:

  1. Tháng 2 ........ H;
  1. Tháng 4 ......... H;

c, Tháng 12 ....... H.

Đáp án

H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày => H = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}

Vậy:

  1. Tháng 2 ∉ H;
  1. Tháng 4 ∈ H;

c, Tháng 12 ∉ H.

Câu 3

Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

Đáp án

Ta có C = {7; 10; 13; 16}

Câu 4

Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020

Đáp án

Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.

Ta có D = {0; 2}

III. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 7, 8

Bài 1 trang 7 SGK Toán 6 Tập 1

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

  1. A là tập hợp các hình trong Hình 3;

  1. B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG";
  1. C là tập hợp các tháng của Quý II (biết một năm gồm 4 quý);
  1. D là tập hợp các nốt nhạc có trong khuông nhạc Hình 4;

Gợi ý đáp án

  1. A = { Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}
  1. B = {N; H; A; T; R; G}
  1. C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}
  1. D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}

Bài 2 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu "∈","∉" thích hợp vào chỗ chấm:

  1. 11 .......... A
  1. 12 ........... A
  1. 14 .......... A
  1. 19 ........... A

Gợi ý đáp án

Chọn kí hiệu "∈","∉" thích hợp vào chỗ chấm là:

Bài 3 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a, A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

b, B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

c, C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15}

d, D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}

Gợi ý đáp án

Liệt kê các phần tử của tập hợp đó là:

a, A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

b, B = {42; 44; 46; 48}

c, C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

d, D = {11; 13; 15; 17; 19}

Bài 4 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

  1. A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}
  1. B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}
  1. C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}
  1. D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Gợi ý đáp án

Tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp trên là:

  1. A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16};
  1. B = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, x < 35}
  1. C = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}
  1. D = { x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị, 0 < x < 18}.

IV. Lý thuyết Toán 6 Bài 1 Tập hợp

1. Ví dụ. Kí hiệu, cách viết tập hợp. Phần tử của tập hợp

Một tập hợp ( gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.

Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

+ Ví dụ 1: Tập hợp các bạn nữ trong lớp 6A bao gồm tất cả các bạn nữ của lớp 6A. Đối tượng của tập hợp này là các bạn nữ của lớp 6A. Mỗi một bạn là một phần tử.

+ Ví dụ 2: Tập hợp các số nhỏ hơn 66 gồm tất cả các số nhỏ hơn 6, đó là 0,1,2,3,4,5. Mỗi một số trong 6 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 0 là một phần tử, số 1 cũng là một phần tử.

2. Cách cho 1 tập hợp

Để viết tập hợp thường có hai cách :

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Chú ý:

+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “ ,”

Chủ đề