Giống sâm Ngọc Linh giá bao nhiêu

Để có được cây giống chất lượng đòi hỏi chọn lọc nguồn hạt giống Sâm Ngọc Linh kĩ càng cũng như gieo trồng đúng kỹ thuật.

Cây giống sâm Ngọc Linh Kon Tum được tuyển chọn gắt gao từ những hạt sâm Ngọc Linh khỏe mạnh. Cùng với độ ẩm, chế độ dinh dưỡng, đất đai phù hợp để ươm trồng. Những cây Sâm Ngọc Linh khỏe mạnh sẽ được chăm bón kĩ lưỡng để cho ra những lá sâm, củ sâm đầy dinh dưỡng, kích thước cũng như hình dáng củ Sâm đạt chuẩn.

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý, được nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu là “Quốc Bảo Việt Nam”. Được xếp vào top 5 loài sâm tốt nhất thế giới. Vì vậy việc bảo tồn và giữ gìn nguồn gen quý này đang được công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh phát triển.

Xem thêm: Cận cảnh củ Sâm Ngọc Linh thật. Khám phá ngay!

Tiêu chí kiểm tra cây giống Sâm Ngọc Linh đạt chuẩn

Cây Sâm Ngọc Linh có trái đã chín đỏ tươi.

Sau khoảng 5-6 tháng từ khi hạt mọc mầm, cây giống Sâm Ngọc Linh có thể được xuất vườn nếu đáp ứng tiêu chí sau:

+Cây sinh trưởng khỏe, thân cây vững chắc, cây nguyên vẹn không có vết thương trên cây do sâu, côn trùng.

+Lá có màu xanh đậm.

Lá có 1 lá kép, có 5 lá chét hình chân vịt, mọc ở đỉnh thân. Mép có hình răng cưa, đầu lá nhọn, gốc lá hình nêm, lá chét ở giữa to nhất.

Rể có 2-3 rễ chính trở lên

Chiều dài củ: >-0.8 cm

Chiều dài thân: >=9cm

Cây giống Sâm Ngọc Linh mua ở đâu uy tín?

Hiện tại Sâm Ngọc Linh có 2 đơn vị được cấp phép trồng Sâm chính thức tại tỉnh Kon Tum. Sâm Ngọc Linh được bảo tồn trên 20 năm. Nhưng không bán hạt giống vì muốn giữ nguồn gen gốc quý hiếm không lai tạp.

Sâm Ngọc Linh chỉ được trồng ở độ cao 1500m so với mực nước biển. Trồng hoàn toàn tự nhiên và trên 10 năm tuổi mới đảm bảo hợp chất saponin tốt nhất.

Hiện tại đang được nhân giống lên 7000ha trên đỉnh núi Ngọc Linh và chưa bán hạt giống.

Cách chọn hạt giống sâm Ngọc Linh

Cây gốc muốn lấy giống phải được chăm sóc đặc biệt. Bón phân, tưới nước và có ánh sáng đủ đầy. Hạt được lấy từ cây gốc giống từ 4 năm tuổi trở lên. Không bị sâu bệnh, hay có vết thương trên cây. Đảm bảo cây nguyên vẹn. Khi có hạt chín màu đỏ tươi có chấm đen trên đầu công nhân bắt đầu thu hoạch từng hạt.

Gieo hạt giống Sâm Ngọc Linh

Khi đã chọn được hạt giống chất lượng, các công nhân vườn Sâm sẽ đãi bỏ hạt chu đáo và ngâm trong nước tỏi theo tỷ lệ: 1:9 (1 phần tỏi, 9 phần nước) để tăng đề kháng cho hạt, giúp hạt không bị nấm bệnh.

Sau đó, hạt giống sẽ được đem gieo trong rãnh sâu từ 15-20cm theo mật độ phù hợp. Để bảo vệ hạt giống khỏi sâu hại, chuột cắn phá thường dùng rào lưới và phủ cỏ tranh trên mặt luống trong suốt mùa mưa. Đến tháng 1 năm sau mới gỡ. Muốn tăng cường dinh dưỡng lớn mạnh của cây mầm, thậm chí không bỏ đi lớp cỏ tranh dù đã mục

Ngoài cách nhân giống từ hạt, cây giống Sâm Ngọc Linh còn có thể được tạo từ phần mầm chồi của củ sâm đã thu hoạch. Được trồng lại khoảng vườn vừa mới thu hoạch sâm. Những chiếc sâm được phát triển từ nguồn giống này rất đa dạng chỉ chỉ trồng bán tự nhiên khi không trong rừng.

Phương pháp gieo hạt Sâm Ngọc Linh

Canh tác Sâm Ngọc Linh tại rừng.

Sử dụng các phương pháp truyền thống, gieo hạt trực tiếp lên luống. Đất phải bằng phẳng, dưới tán rừng,có độ che phủ từ 80% để đất giàu mùn, sạch nguồn bệnh và thoát nước tốt.

Dọn sạch cỏ dại, lên luống có mặt luống cong hình mu rùa, rộng từ 0.8-1m, cao 0,2-03m, dài không quá 10m theo hướng đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn. Nên bổ sung thêm mùn núi để nâng cao dinh dưỡng cho đất.

Hạt được gieo trong rãnh sâu 2-3cm, với có mật độ khoảng 1 lon hạt/2m2 đất. Lưu ý không gieo hạt dính sát nhau, khoảng cách giữa các hạt cần phải trên 2cm.

Sau khi gieo xong, lấp đất và phủ 1 lớp lá khô, cỏ tranh trên mặt luống để giữ ẩm, ấm cho hạt, giảm thiểu cỏ dại và chống xói mòn.

Thời vụ

Lên giồng trồng Sâm Ngọc Linh.

Với  khí hậu ở vùng núi Ngọc Linh thỏa điều kiện để trồng Sâm Ngọc Linh quanh năm. Trừ các tháng mùa mưa. Nhưng tùy thuộc vào điều kiện cây giống đủ tiêu chuẩn. Bắt buộc vụ trồng phải trồng rộng rãi từ tháng 7-9 năm khi cây giống đạt 1 năm tuổi. Ngoài ra có thể trồng từ tháng 3-5 cây giống lưu vườn hơn 1 năm tuổi. Không trồng vào các ngày nắng gắt hay mưa lớn.

Thiết kế khoảng vườn trồng Sâm Ngọc Linh

Thiết kế khoảng vườn trồng Sâm Ngọc Linh trong rừng.

Thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng để, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường rừng, vừa bảo vệ rừng, vừa tạo môi trường trồng Sâm phát triển tốt nhất. Sâm được sinh trưởng dưới  những cây gỗ, mọc sát gốc. Chính vì vậy cần thiết kế lại vườn và chuẩn bị đất trồng, phát hoang cây leo, bụi rậm mà không làm ảnh hưởng đến những cây gỗ.

Tìm những khoảng đất trồng dưới tán rừng ở độ cao 1500m trở lên, còn giữ kết cấu rừng tự nhiên và có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, giàu mùn và độ ẩm.

Đối với những phần đỉnh dốc, giữ nguyên hiện trạng, tránh tác động để tránh xói mòn. Còn những phần đã phát dọn dây leo, bụi rậm nên giữ nguyên hiện trạng mặt đất, không thu gom đá, gốc cây hay thân gỗ chết. Chỉ phát cây  bụi lá, dây leo vừa phát dọn để ủ phân hữu cơ.

Xem thêm: Hình ảnh cây Sâm Ngọc Linh thật như thế nào?

CÔNG TY CỔ PHẦN SÂM NGỌC LINH KON TUM
Sâm Ngọc Linh K5 – “Giải Pháp Bảo Vệ Sức Khỏe Toàn Diện”

▪245 Lê Hồng Phong, P. Quyết Thắng, Tp. Kon Tum

▪Showroom: 135 Lê Hồng Phong, P. Quyết Thắng, Tp. Kon Tum

▪Giao hàng toàn quốc, vui lòng kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán

▪Danh sách đại lý: //samngoclinhkontum.com/dai-ly/

☎ 0945 165 165 – 02603 88 99 88 (Điện thoại đặt hàng)

Sâm Ngọc Linh chỉ sống dưới tán rừng già, nơi có độ che phủ rừng trên 70-80%, nhiệt độ dưới 25 độ C, nên việc DN liên kết với bà con nông dân trồng sâm đang mang lại lợi ích kép. 

Sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm của một số nước khác không có được, đó là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,... Vì vậy, năm 2017, cây sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia. 

Hiện giá bán sâm Ngọc Linh rất đắt đỏ, từ 100-200 triệu đồng/kg. Sâm càng lớn tuổi, giá trị càng lớn. 

Để phát triển loại sâm đặc biệt quý hiếm này, tỉnh Kon Tum xác định sâm Ngọc Linh là cây chiến lược, một trong 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh cần đầu tư phát triển. Địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, xúc tiến kêu gọi nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia liên kết trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu từ sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh chỉ phát triển tốt dưới tán rừng nguyên sinh.
Những cây sâm Ngọc Linh giống được nuôi cấy tại Trung tâm cấy mô, tạo giống của Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam, tại Khu công nghệ cao Măng Đen (Kon Tum). 

Cùng với một số doanh nghiệp lớn đang đầu tư vào cây sâm như Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Công ty cổ phần Vingin, Công ty TNHH Lâm nghiệp Đắk Tô,... cuối tháng 11 vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam (gọi tắt Công ty Sâm Việt Nam) cũng liên kết, hợp tác với một số tổ chức, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum trồng 10ha sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác. 

Ông Nguyễn Tuấn Vũ, Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam, cho biết, phía doanh nghiệp cam kết bỏ vốn, chi phí giống, chi phí chăm sóc, bảo vệ; các hộ nông dân bỏ công chăm sóc, theo dõi. Toàn bộ thành phẩm thu hoạch được, doanh nghiệp sẽ bao tiêu, bà con nông dân không phải lo đầu ra. 

Cụ thể, năm 2019, Công ty CP dược liệu Núi Ngọk (tiền thân của Công ty Sâm Việt Nam) đã ký hợp đồng hợp tác thuê đất với một công ty tại Tumorong để đầu tư trồng cây dược liệu trên diện tích 3ha, tại làng Moza, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, với thời hạn 20 năm. Hợp đồng vẫn đang có hiệu lực, việc hợp tác đầu tư diễn ra bình thường. 

Ngoài ra, công ty cũng ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Xơ Đăng, như hộ ông A.K (ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông), diện tích 5ha; ký hợp tác với hộ ông A.P (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) đầu tư trồng vườn sâm tại 2 khu đất tại xã Tê Xăng. 

Năm 2021, công ty tiếp tục ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với hộ ông A.L (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông).

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Vũ cho biết, những vườn sâm Ngọc Linh do Công ty Sâm Việt Nam đầu tư đang phát triển rất tốt dưới tán rừng già. Vườn được dựng hàng rào bảo vệ, được đầu tư giống, chăm sóc kỹ càng,... Đây là giống sâm quý hiếm, trồng 6-7 năm mới được thu hoạch nên các doanh nghiệp, người dân bảo vệ rất nghiêm ngặt, cũng không ai muốn tiết lộ địa điểm trồng sâm vì sợ đào trộm. 

Ngoài đầu tư cho cây sâm, doanh nghiệp còn có vùng nguyên dược liệu hàng chục ha, là nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý khác như: giảo cổ lam, tử diệp thảo, đương quy, hồng đẳng sâm, trà dây, sa nhân, ba kích tím...

Sâm Ngọc Linh luôn được được người dân bảo vệ, gìn giữ cẩn thận.

"Chúng tôi đang nghiên cứu, chuẩn bị chế biến sâu để có các thành phẩm từ sâm và các cây dược liệu khác. Từ đó, chúng tôi mong muốn xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam, tạo ra giá trị cho xã hội cũng như tạo việc làm cho đồng bào" - ông Vũ nói.

Do đặc điểm cây sâm Ngọc Linh chỉ sống dưới tán rừng già, nơi có độ che phủ rừng trên 70-80%, nhiệt độ dưới 25 độ C, nên việc doanh nghiệp liên kết với bà con nông dân trồng sâm đang mang lại lợi ích kép: vừa tạo công ăn việc làm cho bà con, vừa góp phần bảo vệ những cánh rừng già Tây Nguyên. 

Bên cạnh đó, việc khuyến khích mở rộng các mô hình liên kết trồng sâm còn góp phần bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm, tạo ra sản phẩm hàng hoá từ sâm Ngọc Linh, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. 

Thực tế ở các xã, Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông), không ít hộ dân trồng được hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh trở thành những tỷ phú từ chính núi rừng quê hương. Chưa cần khai thác bán củ, chỉ cần thu hạt, gieo ươm bán cây giống, hàng năm bà con đã có nguồn thu đáng kể.

Theo ước tính, các doanh nghiệp, người dân đã phát triển trên 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung chủ yếu ở 6 xã của huyện Tu Mơ Rông (Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Tê Xăng), 3 xã của huyện Đăk Glei (Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp). Trong đó, nhiều diện tích sâm đã cho thu hoạch, đem lại thu nhập tiền tỷ cho người trồng. 

Đức Hoàng 

Nhờ trồng sâm mà xã Trà Linh ở huyện vùng cao Nam Trà My đã có những “làng tỷ phú” giữa đại ngàn.

Video liên quan

Chủ đề