Hay nếu các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh vì sao

  • Theo quy định tại Nghị định số 139 ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, những ngành, nghề sau bị cấm kinh doanh: 1) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng; 2) Kinh doanh chất ma túy các loại; 3) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế); 4) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; 5) Kinh doanh các loại pháo; 6) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội; 7) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; 8) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; 9) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; 10) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; 11) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; 12) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; 13) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; 14) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam; 15) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành. Với quy định nói trên thì việc bạn dự định thành lập doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi giới cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi Việt Nam sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

  • Bộ trưởng Bùi Quang Vinh : "Chính tôi là bộ trưởng nhưng đọc các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm cũng không hiểu".

    Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật đầu tư công chiều 22-4, dù tỏ ra hết sức quyết tâm trong việc tạo ra sự đột phá nhưng Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vẫn phải thừa nhận “việc rà soát, loại bỏ những lĩnh vực cấm và khoảng 330 lĩnh vực đầu tư có điều kiện là một cuộc chiến khó khăn với nhiều bộ, ngành khác”.

    Bỏ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Trình bày tờ trình về dự án luật, ông Vinh cho hay dự thảo luật đã bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả dự án đầu tư, trừ dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. “Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng hành chính cho nhà đầu tư mà còn góp phần xóa bỏ sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan quản lý, tạo điều kiện để các cơ quan này tập trung nguồn lực quản lý đối với dự án đầu tư có điều kiện phù hợp với các yêu cầu nêu trên”  - ông Vinh nhấn mạnh.

    Tán thành chủ trương trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay cũng có ý kiến cho rằng việc bãi bỏ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhiều dự án có thể gây khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt là việc quản lý dòng vốn thực đưa vào đầu tư. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng bỏ là hợp lý và tránh được phiền hà, tốn kém cho người dân doanh nghiệp. “Dù bỏ thì Nhà nước vẫn có thể thực hiện chức năng quản lý thông qua công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các điều kiện đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp nếu thấy cần thiết thì nhà đầu tư vẫn có thể xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định” - ông Giàu nói.

    Hay nếu các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh vì sao

     
    Theo dự án Luật, việc bỏ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tránh được phiền hà, tốn kém cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: HTD

    Cấm thì phải rõ ràng

    Dù hài lòng với việc bỏ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà dự thảo luật đề xuất nhưng nhiều đại biểu lại không đồng ý với việc chưa quy định chi tiết danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện vào trong dự thảo. Tương tự, quy định cấm đầu tư đối với các dự án phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng; phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam… cũng bị coi là quá rộng, chưa rõ ràng.

    “Đọc xong luật cũng không biết cái nào được đầu tư, cái nào không. Không biết lĩnh vực nào đầu tư có điều kiện, lĩnh vực nào không. Do đó chúng ta phải nghiên cứu lại để làm sao luật phải minh bạch, rõ ràng” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói và cho rằng nếu cứ quy định như trong dự thảo không khéo địa phương nào cũng có thể ban hành ngành nghề đầu tư có điều kiện, rồi đến xã cấm thì cũng chết.

    “Làm luật như thế này là chưa minh bạch. Đây là cơ hội để chúng ta giải phóng. Cấm thì quy định rõ đi và giải thích vì sao lại cấm. Phải minh bạch, rõ ràng. Thứ hai, cái gì có điều kiện thì mọi người cũng phải biết… Nếu làm được như thế thì mới tốt chứ không làm được như thế thì rõ ràng là chưa hoàn thành nhiệm vụ” - ông Hùng nói.

    Giải đáp băn khoăn của chủ tịch Quốc hội, ông Vinh cho rằng quy định cấm và đầu tư có điều kiện được quy định ở rất nhiều luật chuyên ngành mà Luật Đầu tư không thể trả lời được. Ví như Luật Xây dựng, Luật Giáo dục, Luật Y tế, Luật Đất đai đều có những quy định bắt buộc một số lĩnh vực kinh doanh đầu tư phải có điều kiện… “Nhưng đây Luật Đầu tư là quan trọng nhất, các luật khác phải theo đây” - ông Hùng “truy” lại.

    Đề xuất loại bỏ những bất hợp lý

    Thừa nhận hiện có khoảng 330 lĩnh vực là kinh doanh có điều kiện và vài chục lĩnh vực cấm cần rà soát, chỉnh sửa nhưng ông Vinh cho rằng đây là những quy định mà các bộ khác đưa lên. “Chính tôi là bộ trưởng nhưng đọc các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm cũng không hiểu”. Theo ông Vinh, điều quan trọng nhất bây giờ là phải thảo luận về nội dung trên xem có cần bắt buộc điều kiện, có cần cấm nữa không hay là bỏ đi.

    “Chúng ta phải rà soát, nghiên cứu xem vì sao lại cấm kinh doanh, bỏ cấm thì có sao không? Còn điều kiện, chúng tôi sẽ rà soát quyết liệt, gỡ bỏ tất cả điều kiện không cần thiết” - nói vậy nhưng ông Vinh cũng thừa nhận tranh luận, chiến đấu với các bộ sẽ là rất khó khăn. “Báo cáo chủ tịch Quốc hội là cuộc chiến với các bộ khó khăn lắm, phải theo luật chuyên ngành nên khó lắm” - người đứng đầu lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư bộc bạch.

    Chia sẻ khó khăn với Bộ trưởng Vinh nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đây chính là dịp tốt nhất để rà soát tất cả quy định xem có loại bỏ được những lĩnh vực nào và lĩnh vực nào thì giữ. “Đúng là sẽ có những cuộc tranh luận gay gắt trong việc giữ hay bỏ nhưng đây là việc đáng làm để tạo ra sự minh bạch trong pháp luật”.

    Để tạo thuận lợi cho việc giữ hay bỏ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề xuất cần phải lập đề án, vì đây là vấn đề rất lớn, rất quan trọng. Trước đó, báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị chi tiết các lĩnh vực cấm đầu tư ngay trong dự thảo luật.

    THÀNH VĂN

     

    Thay đổi để thúc đẩy kinh tế phát triển

    Chúng ta đang có quá nhiều rào cản, cứ giữ khư khư lấy cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho đất nước. Nên lần này chủ trương là tạo đột phá, tạo sự thông thoáng để tạo ra làn sóng kinh doanh mới vào Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.

    Ông BÙI QUANG VINH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Doanh nghiệp không được đầu tư kinh doanh vào những ngành nghề nào?

    (LUẬT 3S) – Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Vậy, những ngành nghề mà pháp luật cấm là những ngành nghề nào, hậu quả pháp lý của việc kinh doanh các ngành nghề bị cấm sẽ như thế nào. Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau:

    I. CÁC NGÀNH NGHỀ BỊ CẤM ĐẦU TƯ, KINH DOANH

    Các ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

    1. Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

    2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

    3. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

    4. Kinh doanh mại dâm;

    5. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

    6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

    7. Kinh doanh pháo nổ;

    8. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các mục 1, 2, 3 nêu trên, trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ như sau:

    a) Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;

    b) Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;

    c) Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

    => Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các Điều 13 và 14 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

    (Căn cứ Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

    II. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KINH DOANH NHỮNG NGÀNH NGHỀ MÀ PHÁP LUẬT CẤM

    Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng:

    “1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

    b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;

    c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

    d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.”

    Như vậy, những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh bị cấm sẽ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tức là không có quyền được thực hiện hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của mình.

    Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về chế tài xử phạt đối với việc kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cấm, cụ thể mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư. (Căn cứ theo Khoản 5 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP).

    Bên cạnh đó, các ngành nghề bị cấm kinh doanh cũng được đưa vào Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể, đối với kinh doanh mại dâm với nhiều hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm,… với mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 -15 năm tù (tội môi giới mại dâm) hoặc chung thân (tội chứa mại dâm), quy định tại các Điều 327, Điều 328, Điều 329

    Đối với hoạt động kinh doanh mua bán người, mô, bộ phận cơ thể người cũng là tội phạm được quy định trong BLHS 2015 tại các Điều 150, Điều 151 với khung hình phạt tăng nặng cao nhất lên tù chung thân.

    KHUYẾN NGHỊ CỦA LUẬT 3S:

    [1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng –  Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.

    [2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.

    [3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email:

    [4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:

    Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …