Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024

Virus HIV lây qua những đường nào luôn là thắc mắc hàng đầu của nhiều người về căn bệnh HIV/AIDS. Hiện tại, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cách thức lây truyền của virus, từ đó mắc bệnh và làm lây lan trong cộng đồng. Vậy nguyên nhân bị HIV là gì? Bệnh HIV truyền qua đường nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé.

Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS

Nhiễm HIV có 4 giai đoạn, bao gồm: Sơ nhiễm, nhiễm trùng không triệu chứng, cận AIDS, và bệnh AIDS. Virus HIV có thể được lây truyền ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Các con đường lây truyền ở mỗi giai đoạn là như nhau.

Theo các chuyên gia y tế, có 3 con đường lây nhiễm HIV phổ biến: Đường máu, đường tình dục, và từ mẹ sang con.

Đường máu

Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
HIV truyền qua đường máu khi virus HIV vô hiệu hóa tế bào Lympho T.

Đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS với tỷ lệ lây truyền HIV qua máu là 100%. Khi xâm nhập thành công vào cơ thể, virus sẽ vô hiệu hóa tế bào Lympho T và tiến hành gây bệnh.

Lympho T là một loại tế bào tồn tại trong máu, có nhiệm vụ như một hàng rào chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Virus sẽ bám vào Lympho T và xem đây là tế bào chủ để tiến hành sinh sản. Các virus HIV con sẽ tiếp tục tấn công các tế bào Lympho T khác. Điều này khiến cơ thể mất dần sức chống chịu trước những tác nhân gây hại và suy yếu theo thời gian, tạo điều kiện cho các mầm bệnh cơ hội dễ dàng tấn công.

Quá trình lây nhiễm HIV qua đường máu diễn ra khi máu nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc niêm mạc bị trầy xước. Ngoài ra, có những trường hợp khác như:

  • Bị chảy máu bởi các vật dụng sắc nhọn chưa được vô trùng: Bơm kim tiêm, dao cạo…
  • Da bị cắt bởi các ụng cụ phẫu thuật, xét nghiệm, truyền máu, và khám chữa bệnh chưa được tiệt trùng.
  • Tiếp xúc với máu người nhiễm HIV qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc bị trầy xước.
  • Thông qua truyền máu, hiến tạng, hoặc cấy ghép mô chưa qua sàng lọc HIV.

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra lượng máu đủ để lây nhiễm là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì tỷ lệ lây nhiễm HIV qua vết thương hở là 0,3%. Nghĩa là cứ 1.000 lần tiếp xúc với máu chứa virus HIV qua vết thương hở thì có 3 trường hợp bị lây nhiễm. Mặc dù tỷ lệ khá thấp, nhưng vẫn nên cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn máu nhiễm bệnh.

Xem thêm: HIV là gì?

Đường tình dục

Virus có thể tồn tại trong dịch tiết sinh dục của cả nam lẫn nữ. Do đó dễ dàng lây truyền qua đường tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ, đặc biệt là quan hệ với người bị HIV. Khi có sự trầy xước các vị trí tiếp xúc trong quá trình quan hệ, thường là dương vật, hậu môn, âm đạo, và miệng, quá trình lây nhiễm HIV sẽ diễn ra.

Trong mọi hoạt động tình dục thì người nhận tinh dịch có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Một số hình thức lây nhiễm phổ biến thường là:

  • Dương vật – hậu môn.
  • Dương vật – miệng.
  • Dương vật – âm đạo.

Xem thêm: Quan hệ với nhiều người có bị HIV không?

Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
HIV truyền qua đường tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ, đặc biệt là quan hệ với người bị HIV.

Từ mẹ sang con

Mẹ bị HIV thì con vẫn có thể bị HIV. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu không có các biện pháp dự phòng. Quá trình lây nhiễm HIV có thể diễn ra trong suốt giai đoạn mang thai đến khi sinh nở và sau sinh.

Nguyên nhân bị HIV trong quá trình sinh nở và chăm sóc sau sinh thường là:

  • Khi mang thai: Máu nhiễm HIV của mẹ sẽ truyền virus sang con thông qua rau thai.
  • Khi sinh con: Virus HIV cũng tồn tại trong dịch âm đạo, dịch tử cung, và nước ối. Sau đó truyền sang con qua hậu môn, mắt, mũi, hoặc các xây xát trên cơ thể bé trong quá trình sinh nở.
  • Khi cho con bú: Virus được truyền qua sữa mẹ hoặc các tổn thương ở núm vú của mẹ. Với những trẻ bị tổn thương vùng miệng hoặc đường hô hấp thì tỷ lệ lây nhiễm rất cao.
    Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
    HIV lây nhiễm từ mẹ sang con có thể diễn ra trong suốt giai đoạn mang thai đến khi sinh nở và sau sinh.

HIV/AIDS không lây qua đường nào?

Virus HIV không thể tồn tại và sinh sản bên ngoài cơ thể vật chủ. Do đó, HIV không thể lây truyền trong những trường hợp sau:

  • Qua nước bọt, mồ hôi, và nước mắt.
  • Qua môi trường nước như hồ bơi, nhà tắm, và nhà vệ sinh.
  • Lây truyền qua không khí.
  • Lây truyền khi bị muỗi đốt hoặc bởi các loại côn trùng khác như bọ, ve…
  • Các hoạt động tiếp xúc thường ngày với người nhiễm HIV: Ôm hôn, bắt tay, ăn uống, dùng chung nhà vệ sinh, dùng chung bát đĩa…

Ai có thể bị nhiễm HIV/AIDS?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu có tiếp xúc với máu nhiễm bệnh hoặc các yếu tố lây truyền virus khác. Chuyên gia y tế chỉ ra những trường hợp sau có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, sử dụng bao cao su bị rách hoặc sử dụng không đúng cách.
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tác, đặc biệt là những người không rõ lai lịch và tiền sử bệnh xã hội.
  • Quan hệ tình dục với những người mắc như lậu, giang mai, sùi mào gà…
  • Quan hệ tình dục đồng tính nam.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu như dao cạo, bơm kim tiêm…
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Nhận hoặc truyền máu.
  • Làm việc trong ngành hoặc lĩnh việc có khả năng cao tiếp xúc với nguồn máu nhiễm bệnh: công an, quân đội, y tế…
  • Thai nhi hoặc trẻ được sinh ra từ mẹ là người nhiễm HIV.

Xem thêm: Các giai đoạn HIV

Những thắc mắc về nguyên nhân bị HIV/AIDS và các con đường lây nhiễm HIV

1. HIV có dễ lây không?

HIV không dễ lây truyền bệnh. Nguyên nhân do virus HIV không thể tồn tại trong môi trường bên ngoài cơ thể người. Do đó HIV không thể lây truyền qua môi trường nước, không khí, hoặc những dịch tiết cơ thể như nước bọt, mồ hôi, nước mắt… Kể cả muỗi đốt cũng không lây truyền bệnh.

2. Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS là gì?

Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
Quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích, truyền máu là các con đường ngắn nhất truyền HIV/AIDS.

Quan hệ tình dục và tiêm chích, truyền máu vào cơ thể là những con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS. Virus sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể mà không cần thông qua nhiều vật hoặc các giai đoạn trung gian.

3. HIV có lây qua mụn không?

HIV không trực tiếp lây qua mụn mà sẽ lây qua việc nặn mụn hoặc các hình thức chăm sóc mụn. Điều này có thể xảy ra nếu kỹ thuật viên nặn mụn và có dính máu của người nhiễm bệnh, sau đó tiếp tục nặn mụn cho người khác mà chưa tiệt trùng dụng cụ lấy mụn.

4. Làm móng chảy máu có bị HIV không?

Làm móng chảy máu có nguy cơ rất thấp lây truyền bệnh HIV. Nếu dụng cụ làm móng (kéo cắt móng, kềm cắt da, giũa móng…) đã tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV và không được khử trùng đúng cách trước khi sử dụng cho người khác, vẫn có khả năng lây nhiễm. Máu nhiễm bệnh sẽ lây truyền qua tiếp xúc với vết cắt hoặc niêm mạc trầy xước trong quá trình làm móng.

Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
Làm móng chảy máu có khả năng thấp bị nhiễm HIV.

5. Chảy máu chân răng có lây truyền HIV không?

Chảy máu chân răng hoàn toàn có khả năng truyền bệnh HIV, chủ yếu qua hình thức hôn sâu và quan hệ tình dục đường miệng. Người nhiễm HIV bị chảy máu chân răng sẽ lây truyền sang người lành nếu trong miệng người lành có vết thương hở.

6. Vết thương không chảy máu có lây HIV không?

Vết thương không chảy máu có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp hơn so với vết thương hở chảy máu, nhưng vẫn có thể xảy ra. Những vết trầy xước nhẹ hoac vết thương nông thường có tỷ lệ lây nhiễm thấp. Nguyên nhân do máu người nhiễm HIV chỉ tiếp xúc đến niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

7. Có thể lây HIV qua dao cạo râu không?

Lây nhiễm HIV qua dao cạo râu là rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Nếu dao cạo râu đã dính máu của người nhiễm HIV, sau đó người khác sử dụng và có để lại vết cắt trên da thì chắc chắn sẽ bị lây nhiễm HIV.

8. Bố bị HIV con có bị không?

Con có thể bị nhiễm HIV từ bố, nhưng khả năng này không trực tiếp xảy ra mà chủ yếu lây truyền từ mẹ nếu mẹ có nhiễm HIV từ bố. Nghĩa là khi bố và mẹ có quan hệ tình dục với nhau, virus HIV từ bố sẽ lây nhiễm sang mẹ. Sau đó, mẹ có thai và bắt đầu lây truyền sang thai nhi. Trẻ sau sinh trong trường hợp này chắc chắn sẽ nhiễm HIV.

9. Uống máu người nhiễm HIV có bị lây không?

Nuốt hoặc uống máu người nhiễm HIV vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nồng độ virus trong máu: Lượng virus càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
  • Tổn thương ở đường tiêu hóa: Khả năng nhiễm HIV cao nếu có vết thương hoặc lở loét ở miệng, họng, dạ dày…
  • Lượng máu nuốt phải: Lượng máu càng nhiều thì khả năng nhiễm càng cao.

Ngoài ra, nguy cơ lây truyền HIV qua việc uống nước có máu của người nhiễm HIV là rất thấp, đặc biệt nếu niêm mạc miệng và đường tiêu hóa không bị tổn thương. Nếu có vết thương hở, lở loét, bị viêm trong miệng hoặc đường tiêu hóa thì nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên.

1o. Quan hệ bằng tay có bị HIV không?

Các hoạt động quan hệ dùng tay xâm nhập trực tiếp tới hậu môn và âm đạo đều có nguy cơ lây truyền cao nếu tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo của người đã nhiễm bệnh.

Hiv không lây nhiễm qua con đường nào năm 2024
Quan hệ bằng tay có nguy cơ bị HIV nếu tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo của người đã nhiễm bệnh HIV.

11. Quan hệ không xâm nhập có bị HIV không?

Dù không xâm nhập nhưng trong quá trình cố gắng quan hệ, vẫn có khả năng cả hai đã tiếp xúc giao hợp. Việc này nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm, đặc biệt là khi quan hệ với người bị HIV.

12. Quan hệ 1 lần có bị HIV không?

Quan hệ lần đầu tiên vẫn có thể bị nhiễm HIV nếu không sử dụng bao cao su. Trong trường hợp sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ phù hợp, virus sẽ không được lây truyền.

13. Quan hệ đồng giới có nhiễm HIV không?

Quan hệ đồng giới nam-nam hoặc nữ-nữ đều có thể lây nhiễm HIV. Quan hệ tình dục giữa nam giới chủ yếu qua đường hậu môn, tuy nhiên vẫn có trường hợp tiếp xúc với dịch tiết từ dương vật dẫn đến lây nhiễm. Đối với quan hệ giữa nữ giới thì chủ yếu qua đường âm đạo, có thể truyền bệnh nếu tiếp xúc với dịch âm đạo.

Nên xét nghiệm HIV ở đâu để phát hiện bệnh sớm và đảm bảo chính xác?

Tự bảo vệ bản thân là cách tốt nhất và hiệu quả nhất trước căn bệnh HIV/AIDS. Không chỉ áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp, mà người bệnh vẫn cần chủ động làm xét nghiệm để phát hiện HIV ngay từ giai đoạn sớm.

Với vị thế là trung tâm y khoa chất lượng cao hơn 20 năm kinh nghiệm, Diag luôn đáp ứng tốt nhu cầu xét nghiệm sàng lọc HIV cho mọi đối tượng. Mọi quy trình xét nghiệm đều được thực hiện bởi các chuyên viên tay nghề cao cùng máy móc hiện đại. Diag đảm bảo mọi kết quả đều có độ chính xác và có giá trị cao trong điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, mọi thông tin cá nhân và xét nghiệm tại Diag được bảo mật tuyệt đối. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Hiện tại, Diag cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV với chi phí tối ưu giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu như sau.

Bảng giá xét nghiệm HIV tại Diag

TÊN GÓI THÔNG TIN GÓI GIÁ GÓI HIV combo Ag+Ab Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên và kháng thể virus HIV. 170.000 VNĐ Gói xét nghiệm toàn diện Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (16 xét nghiệm) Xét nghiệm HIV, giang mai, các bệnh về đường tiết niệu sinh dục, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, trùng roi âm đạo, hạ cam, và các bệnh về sinh sản. 800.000 VNĐ

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1034

Lời kết

Tìm hiểu HIV truyền qua đường nào chính là việc cơ bản nhất để tự bảo vệ bản thân trước căn bệnh HIV/AIDS. Nguyên nhân bị HIV là qua 3 con đường: Quan hệ tình dục, đường máu, và từ mẹ sang con. Ngay khi phát hiện nguy cơ lây nhiễm, hãy chủ động đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kiểm tra và làm xét nghiệm HIV.

Có bao nhiêu con đường lây nhiễm HIV?

HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người.

HIV không lây nhiễm khi nào?

- Không phát hiện = Không lây truyền (được viết tắt K=K ) có nghĩa là: Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.

HIV tồn tại bên ngoài được bao lâu?

HIV nhạy cảm với nhiệt độ cao: Các thí nghiệm đã chỉ ra HIV bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60°C. HIV không hề hấn gì với nhiệt độ cực kỳ lạnh: Mức độ vi rút vẫn khá ổn định trong máu ở nhiệt độ phòng và HIV có thể tồn tại ít nhất 1 tuần trong máu khô ở 4°C.

Nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu là bao nhiêu?

Hầu hết các máy xét nghiệm đều có thể phát hiện được có vi rút HIV trong máu khi số lượng từ 200 bản sao/1ml máu. Một số máy có thể phát hiện với số lượng vi rút thấp hơn như 50 bản sao/1ml máu. - Do vậy, thế giới cần thống nhất một ngưỡng chung. Ngưỡng chung quy định trong các nghiên cứu này là 200 bản sao/1ml máu.