Khai thác rừng nhưng không trồng rừng lại ngay có Anh hưởng như thế nào

Rừng có những vai trò quan trọng và rất to lớn trong đời sống của con người. Không có rừng con người sẽ không thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ được những vai trò mà rừng mang lại, vì những lợi ích nhỏ, trước mắt mà gây ra những hành vi tàn phá, khai thác quá mức rừng phòng hộ. Trong bối cảnh đó mà môi trường đang ngày càng bị đe dọa và các thảm họa thiên tai xảy ra với tần suất vô cùng nhiều. Để bảo vệ cuộc sống của con người, chúng ta cần phải biết cách bảo tồn, phát triển rừng phòng hộ hơn nữa. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về rừng phòng hộ và quy định về khai thác rừng phòng hộ.

Khai thác rừng nhưng không trồng rừng lại ngay có Anh hưởng như thế nào

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái quát chung về rừng phòng hộ:

1.1. Rừng phòng hộ là gì?

Rừng là một hệ sinh thái quan trọng mà trong đó bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và rất nhiều các yếu tố môi trường khác. Rừng bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Theo pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định về rừng phòng hộ thì rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đối với việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ và các hoạt động sử dụng rừng phòng hộ khác phải được thực hiện theo quy định của Luật lâm nghiệp năm 2017 và các quy định của bộ luật khác có liên quan.

Không nhưng thế, tại Luật đất đai năm 2013 xung đã ghi nhận rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng phòng hộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

– Thứ nhất: rừng phòng hộ đầu nguồn.

– Thứ hai: rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

– Thứ ba: rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

– Thứ tư: rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Cũng tuỳ theo từng loại rừng phòng hộ khác nhau mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định. Tuy nhiên, tất cả các rừng phòng hộ đều có nhiệm vụ chung và bảo vệ cuộc sống của con người.

1.2. Chức năng rừng phòng hộ:

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò và đem đến những ý nghĩa nhất định đối với đời sống con người. Chúng ta có thể kể đến các chức năng chính sau đây:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng đối với việc điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa mà có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

– Rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Không những thế, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

– Rừng phòng hộ ngăn sóng, loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

– Rừng phòng hộ còn được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị, loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Xem thêm: Có được xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất không?

Với sự tác động của con người mà dẫn đến diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng bị thu hẹp thậm chí là biến mất ở một số khu vực nhất định. Động thực vật từ đó mà cũng mất đi môi trường sống tự nhiên, làm đảo lộn hệ sinh thái. Khi không còn rừng phòng hộ để giữ nước, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn ra theo quy luật mà con người đã lường trước. Chính vì vậy mà nhiều gia đình mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, nguồn tài nguyên tiềm năng vốn là kế sinh nhai của nhân dân các vùng miền dẫn đến đói nghèo. Thậm chí còn mất đi tính mạng của chính bản thân mình và những người xung quanh do ảnh hưởng của lũ lụt. Bên cạnh đó, người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại. Thông qua những phân tích cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác.

2. Quy định về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ:

Theo Điều 55 Luật lâm nghiệp năm 2017 và Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì được phép khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo các quy định, điều kiện và phương thức như sau:

Thứ nhất: Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên:

– Các cá nhân, tổ chức được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.

– Điều kiện và phương thức khai thác rừng phòng hộ tự nhiên được quy định cụ thể như sau:

+ Điều kiện: Cần phải có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng.

+ Phương thức khai thác: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.

Thứ hai: Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:

Xem thêm: Đất rừng là gì? Quy định về các loại đất rừng theo Luật đất đai?

– Các cá nhân, tổ chức được được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ.

– Các cá nhân, tổ chức được ược khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

– Điều kiện và phương thức khai thác rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ:

+ Đối tượng: Các chủ thể được phép khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ; Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

+ Điều kiện: Cần phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng.

+ Phương thức khai thác: Do chủ rừng phòng hộ tự quyết định.

Thứ ba: Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định cụ thể như sau:

– Các cá nhân, tổ chức được được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất

– Các cá nhân, tổ chức được được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng.

– Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

– Điều kiện và phương thức khai thác rừng trồng:

+ Đối tượng: Được thực hiện khai thác đối với cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định. Các cá nhân, tổ chức được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

+ Điều kiện: Chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.

Thứ tư: Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng:

+ Đối tượng: Đối tượng khai thác là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Xem thêm: Quy định về chuyển nhượng và sử dụng đất rừng phòng hộ

+ Điều kiện: Để được khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

Cần lưu ý rằng việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải được thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.

Như vậy, pháp luật nước ta đã quy định cụ thể về các đối tượng, loại rừng phòng hộ và cùng với đó và các điều kiện cụ thể đối với việc khai thác từng loại rừng phòng hộ. Các cá nhân, tổ chức khi khai thác rừng phòng hộ cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định cụ thể được nêu trên. Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về việc khai thác rừng phòng hộ thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi để đưa ra mức xử phạt phù hợp, nhẹ nhất là yêu cầu các cá nhân, tổ chức thực hiện bồi thường, có các biện pháp khắc phục hậu quả, xử phạt hành chính hoặc thậm chí là áp dụng biện pháp xử phạt hình sự đối với các cá nhân, tổ chức khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật.