Khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư mới nhất

Từ năm 2021 có bắt buộc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?

Khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ - Ảnh minh họa

Nhiều người sử dụng lao động cho rằng doanh nghiệp của mình nhỏ, sử dụng ít lao động nên không cần thực hiện khám sức khỏe cho người lao động, tuy nhiên pháp luật có ràng buộc thực hiện việc này hay không?

Trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ

Quy định về việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động theo Bộ luật lao động 2012 và Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

Khoản 2 Điều 152 BLLLĐ 2012:

“2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”

Khoản 1 Điều 21 Luật ATVSLĐ 2015:

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Theo đó, việc tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần trong 1 năm là nghĩa vụ bắt buộc dối với người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo điều kiện lao động chứ không phải là một chính sách ưu đãi hay phúc lợi cho người lao động.

Khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2012 cũng chỉ ra:

“Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

Điều này có nghĩa bất kỳ người nào có thực hiện việc thuê mướn, ký hợp đồng để sử dụng lao động cũng đều có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động của mình.

Tại Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực, sẽ không có điều luật quy định trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe vì nội dung này đã được quy định chi tiết trong Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Chi tiết hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe) phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe thực hiện theo Thông tư 14/2013/TT-BYT. 

Xử phạt vi phạm

Hiện nay, các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thực hiện theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trong đó Khoản 2 Điều 21 quy định:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.”

Điều này có nghĩa, với mỗi người lao động không được tổ chức khám sức khỏe định kỳ, người sử dụng lao động bị phạt tối đa 3 triệu đồng, (trừ trường hợp người lao động từ chối khám).

Mức phạt cao nhất đối với hành vi này lên đến 75 triệu đồng.

Như vậy, mỗi người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ của mình ít nhất 1 lần mỗi năm, với 1 số đối tượng NLĐ đặc biệt như phụ nữ có thai, người chưa thành niên thì phải được khám 6 tháng 1 lần. Đây là trách nhiệm và sẽ bị xử phạt nếu không tuân thủ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên là vấn đề rất quan trọng, được nhà nước khuyến khích và quy định rõ theo thông tư, nghị định của Bộ Luật Lao động. Người lao động và người sử dụng lao động đều cần hiểu rõ về quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp để thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm và đảm bảo nhận được lợi ích chính đáng.

1. Tìm hiểu về quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên như sau:

- Khám sức khỏe mỗi năm một lần cho người lao động, trong đó bao gồm nhân viên học nghề và nhân viên chính thức.

Khám sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp

- Tuy nhiên, đối với những ngành nghề đặc thù, người lao động có thể được khám ít nhất 6 tháng/lần. Cụ thể là:

+ Những trường hợp làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, có thể kể đến như nghề vệ sinh môi trường, khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, bưu chính viễn thông, dệt may, thủy lợi, địa chất, thông tin liên lạc,…

+ Người lao động dưới 18 tuổi và người lao động trên 55 tuổi (đối với nữ) và trên 60 tuổi (đối với nam).

+ Người lao động là người khuyết tật.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, sẽ bị xử phạt tài chính theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP, có thể ở mức từ 20 đến 30 triệu đồng.

Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ do doanh nghiệp và người sử dụng lao động chi trả toàn bộ. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra một con số cụ thể vì khoản chi phí này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

- Cơ sở y tế do người sử dụng lao động lựa chọn vì mỗi cơ sở y tế sẽ quy định những mức giá khám khác nhau.

- Gói khám: Mỗi doanh nghiệp khác nhau với những đặc thù khác nhau sẽ có thể lựa chọn những gói khám khác nhau, vì thế mức giá sẽ khác nhau.

- Một số chi phí phát sinh: Những khoản chi phí này có thể là chi phí di chuyển, ăn uống,… đối với những doanh nghiệp tổ chức khám xa.

- Số lượng nhân viên: Nếu doanh nghiệp có nhiều nhân viên thì chi phí khám sẽ cao hơn với những công ty có ít nhân viên. Tuy nhiên, với đoàn khám nhiều người, doanh nghiệp thường nhận được những mức giá ưu đãi, hợp lý hơn.

2. Thực hiện quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên góp phần phục vụ lợi ích doanh nghiệp

Khi thực hiện đầy đủ quy định khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, doanh nghiệp không chỉ hoàn thành trách nhiệm theo đúng pháp luật, mà còn nhận được nhiều lợi ích như sau:

- Căn cứ vào kết quả thăm khám bệnh, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được tình trạng sức khỏe cụ thể của từng nhân viên. Qua đó, lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động. Đặc biệt, đây cũng là căn cứ đề sắp xếp vị trí công việc phù hợp hơn đối với cán bộ công nhân viên, từ đó đảm bảo năng suất lao động và giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi.

Khám sức khỏe cho nhân viên thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của doanh nghiệp với nhân viên

- Khám sớm giúp giảm chi phí điều trị bệnh và tiết kiệm thời gian: Rất nhiều bệnh lý có biểu hiện không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện ở giai đoạn đầu. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cơ hội để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh.

Thực tế, rất nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh trong các cuộc khám sức khỏe định kỳ. Hơn nữa, phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

- Tạo uy tín và sức hút cho doanh nghiệp: Khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm khám sức khỏe cho nhân viên, doanh nghiệp không chỉ khẳng định uy tín, giúp người lao động tin tưởng và hài lòng về doanh nghiệp mà còn thu hút được nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.

3. Cần lưu ý những gì khi thực hiện quy định khám sức khỏe cho người lao động

Để việc thăm khám diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp cần có những lưu ý rõ ràng đối với nhân viên như sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

  • Không nên trang điểm quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả thăm khám bệnh.

  • Nên nhịn tiểu trước khi siêu âm.

  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu và không dùng chất gây nghiện, đồ uống có gas.

  • Nên mặc đồ lịch sự thoải mái.

Khám sức khỏe định kỳ giúp nắm rõ tình trạng sức khỏe và sắp xếp công việc phù hợp cho nhân viên

Đối với doanh nghiệp, điều đặc biệt quan trọng là lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị y khoa hiện đại, từ đó đảm bảo kết quả khám nhanh chóng và chính xác.

MEDLATEC là địa chỉ y tế khám sức khỏe doanh nghiệp đáng tin cậy

Nhằm đồng hành và chia sẻ chi phí khám sức khỏe cho cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, từ nay tới hết 31/12/2022, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai chương trình ƯU ĐÃI tới 50% chi phí các gói khám sức khỏe định kỳ dành cho người lao động như:

  • Gói khám sức khỏe định kỳ cơ bản.

  • Gói khám sức khỏe định kỳ nâng cao.

  • Gói khám sức khỏe VIP.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín tại Hà Nội. Dưới đây là một số ưu điểm khi khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp tại MEDLATEC:

- Nhân viên của bệnh viện luôn sẵn sàng đón tiếp, tư vấn để quý doanh nghiệp lựa chọn được những gói khám phù hợp nhất.

- Trong quá trình thăm khám, khách hàng sẽ được hướng dẫn quy trình khám đầy đủ và chi tiết.

- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với mọi đối tượng khách hàng.

- Trang thiết bị máy móc của MEDLATEC rất hiện đại, phần lớn được nhập khẩu từ một số quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, Bỉ,… .có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ, đảm bảo quá trình chẩn đoán bệnh được nhanh chóng, chính xác.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc có thể đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ đề