Kỳ hạn ngân hàng là gì

1. Kỳ hạn là gì?

Kì hạn được biểu hiện ở những dạng riêng biệt, có những đặc điểm khác nhau cũng như ý nghĩa riêng của nó. Trong kinh doanh thương mại thường có 5 loại kì hạn: kì hạn giao nhận trong ngày, giao nhận ngày hôm sau, giao nhận theo ngày hẹn riêng, giao nhận theo lệ, giao nhận trong ngày phát hành, hoặc như “kì hạn nộp thuế” chẳng hạn: là kì hạn nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế, kể từ sau khi đơn vị, cá nhân được thông báo có nghĩa vụ nộp thuế. Nó biểu hiện tính chất cưỡng chế và tính chất cố định của thuế thu được về mặt thời gian. Kì hạn nộp thuế của thuế mức luân chuyển thường là số ngày cụ thổ, như: thuế giá trị gia tăng quy định người nộp thuế sau tiêu thụ sản phẩm nộp thuế, kì hạn trong khoảng xác định 1, 3, 5, 10, 15 ngày hoặc 1 tháng; kì hạn nộp thuế 5 ngày nghĩa là cứ 5 ngày nộp thuế một lần; kì hạn nộp thuế của mức thu lợi thường tính

Kì hạn khuyến mại là hoạt động của thương nhân nhằm xúc tiến việc theo năm bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vì kinh doanh của mình bằng cách dành lợi ích vật chất nhất định cho khách hàng.

2. Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2017 và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract) là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá thống nhất giữa hai bên tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

- Tài sản cơ sở: là đối tượng trao đổi, mua, bán được quy định trong hợp đồng. Tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn có thể là hàng hóa thông thường, ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán

- Thời điểm xác định trong tương lai được gọi là ngày đáo hạn hoặc ngày thanh toán hợp đồng, là ngày mà hai bên thực hiện nghĩa vụ mua hay bán của minh.

- Thời gian từ khi hai bên ký hợp đồng đến ngày đáo hạn được gọi là kỳ hạn hợp đồng. Mức giá thỏa thuận, áp dụng tại thời điểm ngày đáo hạn, được ấn định trước trong hợp đồng kỳ hạn được gọi là giá kỳ hạn.

3. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

- Tại ngày ký kết hợp đồng, Bên mua không thực hiện thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho Bên bán và Bên bán không thực hiện trao đổi tài sản cơ sở cho Bên mua. Mà hai hoạt động này sẽ được thực hiện tại ngày đáo hạn của hợp đồng.

- Tại ngày đáo hạn, hai bên phải có trách nhiệm, bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng kỳ hạn (trong đó có nghĩa vụ thanh toán tiền của Bên mua và nghĩa vụ chuyển giao tài sản cơ sở của Bên bán).

- Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa Bên mua và Bên bán, không qua trung gian nên loại hợp đồng này không phát sinh phí hợp đồng và không được giao dịch trên thị trường tập trung.

- Cá nhân, tổ chức tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế là Bên bán hoặc Bên mua của hợp đồng này bằng cách ký một hợp đồng khác với Bên thứ ba và với vị thế ngươc lại là Bên mua hoặc Bên bán.

- Hợp đồng kỳ hạn mang tính thanh khoản kém do việc chuyển nhượng vị của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn không hề dễ dàng.

- Hợp đồng kỳ hạn mang tính rủi ro cao do một bên tham gia hợp đồng không thực hiện hợp đồng khi nhận thấy lợi ích của mình bị ảnh hưởng lớn khi thực hiện hợp đồng.

* Kết quả của hợp đồng kỳ hạn:

Điều mà các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn quan tâm tại thời điểm ký kết hợp đồng và tại ngày đáo hạn là mình sẽ lãi hay lỗ nếu thực hiện hợp đồng, và điều này được gọi là kết quả của hợp đồng kỳ hạn. Nếu bên mua lãi thì bên bán sẽ lỗ và ngược lại. Kết quả của hợp đồng kỳ hạn chỉ được xác định khi xác định được giá thị trường của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn một cách chính xác.

Gọi S(t) là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn và K là giá kỳ hạn của tài sản cơ sở, được quy định trong hợp đồng.

Khi ký kết hợp đồng kỳ hạn, Bên mua luôn kỳ vọng giá tài sản cơ sở đó trong tương lai sẽ tăng lên và Bên bán luôn hy vọng giá tài sản cơ sở đó trong tương lai sẽ giảm xuống nên giá trị nhận được ở hợp đồng kỳ hạn của Bên mua và Bên bán lần lượt là S(t)-K và K-S(t).

Vì vậy, nếu S(t)>K thì người mua có lãi, người bán lỗ và ngược lại, nếu S(t)<K thì người bán có lãi và người mua lỗ.

* Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn

Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn là phòng ngừa rủi ro cho cả Bên mua và Bên bán trước sự biến động của các yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, …. làm ảnh hưởng đến giá của tài sản cơ sở.

Các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thường là chi phí nguyên vật liệu, tránh sự leo thang của giá cả từ đó xác định giá bán thành phẩm, hàng hóa và đưa phương án kinh doanh hợp lý.

Các ngân hàng thương mại, các Công ty đa quốc gia hay các Công ty thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu và nhà đầu tư tài chính thường sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá của tài sản cơ sở.

* Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn sẽ phải đối mặt với hai rủi ro chính là rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

- Rủi ro thanh khoản: Vì hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận riêng của Bên mua và Bên bán, không qua trung gian và cũng không được niêm yết trên các thị trường tập trung, các sàn giao dịch nên việc chuyển nhượng hợp đồng hoặc đóng hợp đồng bằng vị thế đối lập cũng rất khó khăn. Từ đó dẫn đến rủi ro thanh khoản khi ký hết hợp đồng cho cả Bên mua và Bên bán.

- Rủi ro thanh toán: Thông thường thì khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn thì bên mua sẽ không ký quỹ hay đặt cọc một số tiền nhất định cho Bên bán và Bên bán cũng không chuyển giao bất cứ tài sản cơ sở nào cho Bên mua mà các thao tác thực hiện này chỉ xảy ra khi đến ngày đáo hạn. Tuy nhiên, đến ngày đáo hạn có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do nhận thấy sự mất lợi ích tài chính khi thực hiện hợp đồng mà một trong hai bên quyết định từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình khiến cho hợp đồng không được thực hiện làm cho một trong hai bên bị mất đi lợi ích. Từ đó có thể dẫn đến rủi ro thanh toán.

4. Kỳ hạn gửi tiền tại tổ chức tín dụng

Theo thông tư 48/2018/TT-NHNN:

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:

- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;

- Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.

Vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu người gửi tiền không đến rút tiền và không có yêu cầu hoặc thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng kéo dài thêm một thời hạn mới theo quy định của tổ chức tín dụng về hình thức tiền gửi tiết kiệm đó.

Việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền khi gửi tiền. Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước hạn tại thời điểm rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.

5. Kỳ hạn nộp thuế giá trị gia tăng

Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC, hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng được nộp trong thời hạn như sau:

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Theo khoản 2 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thời hạn nộp thuế quy định như sau: “Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”

Căn cứ theo quy định trên, thời hạn nộp tiền thuế giá trị gia tăng là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

- Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

- Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế

- Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch.

- Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

- Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.