Lãi suất tiền gửi ngân hàng agribank tháng 9 2018 mới nhất năm 2022

Lần gần nhất Agribank tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên đã diễn ra từ tháng 9/2018, sau giai đoạn này, lãi suất tiền gửi của Agribank liên tục giữ xu hướng giảm và duy trì ở vùng thấp nhất 5,5%/năm suốt từ tháng 9/2021 đến nay.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ tháng 7/2022. Đây là lần thay đổi lãi suất huy động đầu tiên của ngân hàng này kể từ tháng 9/2021 đến nay và cũng là lần tăng lãi đầu tiên sau 4 năm liên tiếp giảm.

Lần gần nhất nhà băng này tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên đã diễn ra từ tháng 9/2018, khi đó, Agribank nâng mức lãi suất này từ mức 6,6%/năm lên 6,8%/năm.

Sau giai đoạn này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên của Agribank liên tục giữ xu hướng giảm và duy trì ở vùng thấp nhất 5,5%/năm suốt từ tháng 9/2021 đến nay.

Hiện tại, trong biểu lãi suất mới, Agribank giữ nguyên lãi suất huy động với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tại nhà băng này vẫn nhận lãi suất 0,1%/năm, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng hưởng lãi suất 3,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 3,4%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng nhận lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, các khách hàng gửi tiền tại Agribank sẽ được hưởng lãi suất 5,6%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với trước đó. Đây hiện là mức lãi suất tối đa khách hàng cá nhân gửi tiền tại Agribank có thể nhận được.

Với động thái tăng lãi suất kể trên, Agribank trở thành ngân hàng quốc doanh thứ 2 trong hệ thống tăng lãi suất huy động trong năm 2022. Trước đó, BIDV cũng có đợt tăng lãi suất tiền gửi cá nhân lần đầu kể từ tháng 7/2019.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo thay đổi biểu lãi suất mới theo hướng tăng thêm 0,1 điểm % lên mức 5,6%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 12 – 36 tháng.

Hiện, biểu lãi suất huy động các kỳ hạn tại Agribank đều tương đương BIDV.

Hai "ông lớn" khác trong nhóm Big 4 là Vietcombank, VietinBank hiện vẫn giữ nguyên mức lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất tiền gửi cao nhất tại Vietcombank là 5,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi tại VietinBank là 5,6%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi trên 12 tháng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) mới đây đã công bố biểu lãi suất huy động mới dành cho khách hàng cá nhân từ tháng 7/2022. Theo đó, ngân hàng này tăng lãi suất kỳ hạn 12-24 tháng 0,1 điểm phần trăm lên 5,6%/năm. Tuy nhiên, Agribank vẫn giữ nguyên lãi suất ở các kỳ hạn còn lại: kỳ hạn 6-11 tháng là 4%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3,4%/năm, kỳ hạn 1-2 tháng là 3,1%/năm.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Agribank tăng lãi suất huy động ở kỳ hạn 12 tháng trở lên trong gần 4 năm qua. Lần gần đây nhất điều này xảy ra là vào tháng 9/2018, khi ngân hàng năng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên từ 6,6%/năm lên 6,8%/năm.

Sau đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng của Agribank liên tục giảm, xuống mức thấp nhất 5,5%/năm từ tháng 9/2021 đến nay.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng agribank tháng 9 2018 mới nhất năm 2022

Agribank tăng lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng trở lên lần đầu kể từ năm 2018.

Trước đó, một ngân hàng quốc doanh lớn khác là BIDV cũng đã tăng lãi suất tiền gửi cá nhân từ ngày 1/6. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của ngân hàng này sau khi giảm liên tục từ tháng 7/2019.

Động thái tăng lãi suất huy động của BIDV và Agribank diễn ra sau khi các ngân hàng tư nhân liên tục tăng lãi suất từ cuối năm 2021 đến nay. Các ngân hàng tư nhân lớn như Techcombank, ACB, VPBank, MB … đều có mức tăng đáng kể, có nơi gần 1 điểm phần trăm trong nửa năm qua.

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong những tháng tới cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong thời kỳ kinh tế phục hồi, lãi suất huy động có khả năng sẽ tăng tiếp. Cụ thể, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng khoảng 1-1,5 điểm phần trăm trong cả năm 2022.

Lãi suất huy động tăng mạnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến chi phí vốn của các ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí huy động vẫn sẽ thấp hơn mức trước đại dịch do tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cao. Một số ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tín dụng quốc tế cũng sẽ có lợi thế hơn trong việc duy trì chi phí vốn thấp.

Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng thường xuyên tăng nhanh như Techcombank, MB, MSB, TPBank … sẽ có nguồn vốn huy động dồi dào hơn, giảm chi phí vốn trong dài hạn.

Định hướng của Ngân hàng Nhà nước vẫn là giữ lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Tuy nhiên, theo VCBS, với tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến ​​cao hơn cùng kỳ năm trước, lãi suất huy động đang chịu áp lực gia tăng. Theo đó, lãi suất cho vay khó tránh khỏi những áp lực nhất định, nhưng sẽ có độ trễ so với thời điểm lãi suất huy động tăng. Cùng với đó là sự phân hóa về mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành.

Agribank là ngân hàng quốc doanh thứ 2 sau BIDV thông báo tăng lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở các kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ tháng 7/2022. Theo đó, đây là lần thay đổi lãi suất huy động đầu tiên của ngân hàng này kể từ tháng 9/2021 đến nay.

Trong biểu lãi suất mới, Agribank giữ nguyên lãi suất huy động với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tại nhà băng này vẫn nhận lãi suất 0,1%/năm, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng hưởng lãi suất 3,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 3,4%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng nhận lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, các khách hàng gửi tiền tại Agribank sẽ được hưởng lãi suất 5,6%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với trước đó. Đây hiện là mức lãi suất tối đa khách hàng cá nhân gửi tiền tại Agribank có thể nhận được.

Đáng chú ý, đây cũng là lần tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên đầu tiên của Agribank trong gần 4 năm qua. Lần gần nhất nhà băng này tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên đã diễn ra từ tháng 9/2018, khi đó, Agribank nâng mức lãi suất này từ mức 6,6%/năm lên 6,8%/năm.

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG KỲ HẠN 12T TẠI AGRIBANK
Nguồn: Agribank; Tổng hợp
NhãnTháng 8/2018Tháng 9/2018Tháng 6/2020Tháng 7/2020Tháng 11/2020Tháng 1/2021Tháng 9/2021Tháng 7/2022
Kỳ hạn 12 tháng %/năm 6.66.86.565.85.65.55.6

Sau giai đoạn này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên của Agribank liên tục giữ xu hướng giảm và duy trì ở vùng thấp nhất 5,5%/năm suốt từ tháng 9/2021 đến nay.

Với động thái tăng lãi suất kể trên, Agribank trở thành ngân hàng quốc doanh thứ 2 trong hệ thống tăng lãi suất huy động trong năm 2022. Trước đó, BIDV cũng có đợt tăng lãi suất tiền gửi cá nhân lần đầu kể từ tháng 7/2019.

Hiện, biểu lãi suất huy động các kỳ hạn tại Agribank đều tương đương BIDV.

Cũng trong tháng 7 này, Agribank không phải nhà băng duy nhất tăng lãi suất tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân. Theo đó, cả ACB và TPBank cũng đã có động thái tương tự.

Cụ thể, ACB đã áp dụng biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân mới với việc tăng kịch trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, ở mức 4%/năm. So với tháng trước, lãi suất các kỳ hạn này đã tăng 0,6-0,9 điểm %/năm.

Với kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng, khách hàng gửi tiền tại ACB tháng trước chỉ được hưởng lãi suất 4,5-4,6%/năm, nhưng đến tháng này gửi đã được hưởng lãi 5,3-5,8%/năm, tương đương mức tăng 0,8-1,2 điểm %.

- Biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng (%/năm):

Ngân hàng 1-5 tháng 6-11 tháng 12 tháng trở lên
Vietcombank3-3,345,3-5,5
Agribank, BIDV, VietinBank 3,1-3,4 4 5,6
Techcombank 2,85-3,75 4,85-5,25 5,55-6,25
Sacombank 3,5-4 5,2-5,45 5,8-6,3
VPBank 3,2-4 4,8-5,8 5,6-6,7
SHB 3,6-4 5,4-5,6 6,1-6,6
TPBank 3,4-3,65 5,5 6,2
ACB 3,95-4 5,3-6 5,7-6,2
HDBank 3,4-3,5 5,1 5,85-6
SCB 4 6-6,7 7,3

Ở kỳ hạn 12 tháng, ACB chấp nhận chi trả mức lãi suất 5,7-6%/năm tùy hạn mức, cao hơn nhiều so với mức 5,1%/năm áp dụng cố định trước đó. Hiện lãi suất tối đa ACB áp dụng với tiền gửi cá nhân tại quầy là 6,2%/năm, áp dụng với kỳ hạn gửi trên 13 tháng, cao hơn 0,4 điểm % so với tháng trước.

Tương tự, TPBank sau nhiều tháng không điều chỉnh biểu lãi suất huy động cá nhân đến tháng 7 này cũng tăng 0,2 điểm % ở hầu hết kỳ hạn, áp dụng với cả hình thức tại quầy và online. Hiện lãi suất tối đa nhà băng này niêm yết với các khoản tiền gửi tại quầy của khách hàng cá nhân là 6,2%/năm.

Động thái tăng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thời gian qua đã được các chuyên gia phân tích dự báo.

Cụ thể, Công ty Chứng khoán VNDirect trước đó đã có báo cáo đánh giá mặt bằng lãi suất tiền gửi khó có thể duy trì ở mức thấp như cuối năm 2021 và sẽ bắt đầu tăng trở lại do nhu cầu huy động vốn lên cao dựa trên tín dụng tăng trưởng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tăng lãi suất để cạnh tranh huy động vốn từ các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản, chứng khoán… đặc biệt là áp lực lạm phát.

Theo các chuyên gia tại đây, lãi suất có thể tăng lên 0,3-0,5 điểm % trong năm nay. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên mức bình quân 5,9-6,1%/năm vào cuối năm nay, tuy vậy mức lãi suất này vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trong giai đoạn trước dịch bệnh.