Làm cách nào để khuyến khích mọi người đọc sách năm 2024

TT - Tôi đã sống và làm việc ở VN được gần ba năm. Khoảng thời gian này không dài nhưng cũng đủ để tôi có những cảm nhận nhất định về con người, văn hóa nơi đây.

Làm cách nào để khuyến khích mọi người đọc sách năm 2024
Phóng toMột bạn trẻ chọn mua sách tại đường sách ở TP.HCM dịp tết vừa qua - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG

Năm nay ăn Tết Nguyên đán ở VN, tôi rất ấn tượng với đường sách được mở cạnh đường hoa Nguyễn Huệ. Tuy đường sách đã được mở ba lần tại TP.HCM nhưng năm nay là lần đầu tiên tôi tới đây. Có thể nói chính quyền TP đã rất tâm huyết với sự kiện này, bằng chứng là đường sách được đầu tư khá quy mô và thu hút được số lượng người tham dự đông đảo. Tôi gần như bị choáng ngợp bởi lượng người tham dự tại đây vào tối mồng 1 tết. Chỉ tiếc là sách dành cho người nước ngoài vẫn còn khá ít nên tôi cũng như vài người bạn nước ngoài không chọn mua được gì.

Tôi cũng bất ngờ khi biết rằng đường sách đã bán được gần 58.000 bản chỉ sau bảy ngày. Năm nay suy thoái kinh tế vẫn còn ảnh hưởng lớn đến đời sống nhưng mọi người vẫn bỏ tiền mua sách là điều đáng quý. Tuy nhiên, với thành phố có tới 10 triệu dân như TP.HCM thì con số 58.000 có lẽ vẫn còn khá khiêm tốn.

Nhân đây tôi cũng chia sẻ đôi điều bản thân đang băn khoăn: Người trẻ Việt đang đọc gì?

Nhiều sinh viên Việt của tôi thừa nhận điều ám ảnh họ nhất khi học trường quốc tế hoặc đi du học là phải đọc quá nhiều tư liệu, sách trước mỗi kỳ thi. “Ngay cả với những môn xã hội, tụi em thường chỉ đọc và thuộc lòng ý giáo viên truyền tải là đủ” - họ chia sẻ với tôi về cách học thời phổ thông như vậy. Có lẽ do cách học vẹt này mà khi được giao đọc sách chuyên ngành để hỗ trợ môn học, thay vì tự mỗi người phải đọc hết số sách đó thì họ lại chia nhóm ra đọc rồi sau đó từng thành viên tóm tắt, tổng hợp lại... trong khi sinh viên ở nước ngoài thường thức trắng đêm để đọc sách trước mỗi kỳ thi. Với cách học này, sinh viên VN vẫn thi đậu và lên lớp, nhưng kiến thức sẽ không trọn vẹn và khi đi xin việc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sinh viên nước ngoài.

Tôi hơi thất vọng khi biết một số sinh viên Việt của mình thường thích đọc các kênh thông tin mạng vô thưởng vô phạt để giải trí, đọc tiểu thuyết tình cảm hay đi xem phim... hơn là đọc sách chuyên môn, theo chủ đề. Giá như họ biết rằng những tác phẩm như Cloud Atlas (Vân đồ), Những người khốn khổ... ở dạng truyện ngắn, tiểu thuyết sẽ hay hơn rất nhiều lần so với phiên bản rút gọn trên phim ảnh. Tôi chỉ biết thở dài khi họ cho rằng đây là cách tiết kiệm thời gian trong thời đại công nghệ lên ngôi. Một số khác thì đọc kiểu thụ động, nghĩa là họ mua sách vì nó có tiếng, hợp thời hơn là mua những thứ đúng sở thích, phù hợp trình độ.

Điều đáng lo nhất là không chỉ giới trẻ mà nhiều đồng nghiệp người VN của tôi - những người đang đứng trên bục giảng - cũng ít đọc sách. Có thể thu nhập nghề giáo chưa cao khiến họ phải bươn chải thêm nhiều công việc khác bên ngoài, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu giáo viên cứ mãi lên lớp để truyền tải những kiến thức cũ mèm? Tôi từng biết câu chuyện về một đồng nghiệp đã rất lúng túng, giận dữ khi không tranh luận lại một sinh viên trong lớp. Cậu sinh viên này sau đó bị mang tiếng “hỗn xược” và bị nhiều giảng viên ác cảm. Còn vị giảng viên trên thì bị một phen bẽ mặt và thiếu tự tin hẳn mỗi khi đứng trước học trò. Nhiều giảng viên sau đó không khuyến khích việc tranh luận, đặt vấn đề của sinh viên trong lớp nữa. Tất cả chỉ vì người thầy ít đọc hơn trò.

Ở Mỹ, sinh viên học sinh thường được khuyến khích tham gia các đội tranh luận (debate team), đại diện trường đi thi thố khắp nơi. Các thành viên của đội này thường nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà trường cũng như sự ngưỡng mộ của bạn bè. Đây cũng là một cách khích lệ giới trẻ đọc sách bởi chỉ khi đọc sách nhiều thì họ mới có vốn sống đa dạng, khả năng lập luận và phản biện sắc bén.

Thật tiếc khi tôi không nắm được số lượng sách tiêu thụ hằng năm tại Mỹ, nhưng tôi tin ở quê hương tôi và các quốc gia phát triển khác như Anh, Nhật, Hàn Quốc... đều có rất nhiều người đọc sách. Bởi từ rất lâu văn hóa đọc đã được nhiều người xem là thước đo quan trọng trong việc xác định văn hóa, phát triển của quốc gia.

Lễ phát động nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024. Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo... cùng tổ chức đoàn thuộc các cơ sở giáo dục đại học, đại diện các đơn vị xuất bản, đơn vị phát hành sách.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh: Lễ phát động Ngày đọc sách trong Thanh niên là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Làm cách nào để khuyến khích mọi người đọc sách năm 2024

Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu khai mạc.

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Thế nhưng, chúng ta lại có đến 70% người dân sử dụng Internet, nằm trong top đầu thế giới.

Mặc dù vẫn thường xuyên phát động các phong trào đọc, tuy nhiên, theo thống kê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm và điều đáng tiếc là trong số 4 cuốn sách được đọc thì có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với đất nước Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật Bản là 20 cuốn. Việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn những nước khác rất nhiều.

Hoạt động khuyến khích nhóm người trẻ quan tâm và tiếp cận nhiều hơn với sách trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại thông tin đang được số hóa. Xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức tiếp cận sách, mở ra một kỷ nguyên mới: sách điện tử.

Làm cách nào để khuyến khích mọi người đọc sách năm 2024

Các diễn giả tham gia cuộc tọa đàm.

Cùng với thư viện điện tử, thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ thông tin mang đến cho người trẻ nhiều thuận lợi trong văn hóa đọc.

Giới trẻ đọc sách chủ yếu tranh thủ đọc qua mạng là 45%, qua sách in là 20,1%, qua nghe đài và xem ti-vi là 14,9%, còn qua điện thoại di động là 20%. Lựa chọn loại hình đọc này đã tạo ra những điểm tích cực của nó, chính là việc xuất hiện văn học mạng. Đây có thể coi là nơi trao đổi thông tin, bình luận, phản hồi của độc giả trực tiếp tới người viết, là sự trao đổi giữa người đọc với nhau. Mặt khác, thông qua hình thức văn học này tạo ra sự đa chiều trong cách đọc và tạo điều kiện thuận lợi cho người viết. Đó còn là kênh quảng cáo và giới thiệu sản phẩm sách nhanh nhạy nhất đến với công chúng.

Bên cạnh những tích cực, nhà thơ, nhà báo Hữu Việt, Trưởng ban Văn hóa-Văn nghệ, Báo Nhân Dân cho rằng, văn học mạng là một con dao hai lưỡi. Xu hướng “văn tay ngang” tuy tiếp cận đến nhiều hơn bạn đọc qua các nền tảng mạng xã hội, nhưng tính bền vững và kiến thức khó có thể so sánh với văn học truyền thống với bề dày tinh hoa tri thức được đúc kết qua thời gian.

Làm cách nào để khuyến khích mọi người đọc sách năm 2024

Trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho đại diện các đơn vị, cá nhân.

Cơ sở văn hóa đọc trên nền tảng số phải là cơ sở văn hóa đọc của sách. Theo nhà báo, các tác phẩm của nhà văn viết theo lối truyền thống vẫn vô cùng chính xác, chuẩn mực từ xưa đến nay, nếu được đưa lên nền tảng số thì đó là những tác phẩm quý.

Để thích ứng với câu chuyện chuyển đổi số, nhiều nhà xuất bản đã mở thêm kênh xuất bản sách điện tử, từ thể loại lật đơn giản như sách truyền thống đến sách tương tác, sách 3D, hay gần nhất là sách nói. Sách giấy truyền thống và sách điện tử luôn là hai đối trọng được đặt lên bàn cân so sánh. Nhưng đó không phải là vấn đề lựa chọn một trong hai. Hai loại hình cùng tồn tại song hành và phát triển, mang đến cho người đọc trải nghiệm, nhiều kênh văn hóa đọc đa dạng hơn, tốt hơn sẽ là xu thế trong thời gian tới.

Các nhà xuất bản ngày càng có cơ hội hơn trong việc quảng bá sách văn học, gia tăng các đầu sách dịch nước ngoài, sách trong nước phục vụ nhu cầu của độc giả. Từ đó, việc hình thành các chuỗi cửa hàng, các chuỗi thư viện điện tử góp phần tích cực trong công tác giáo dục văn hóa đọc cho công chúng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.

Bên cạnh đó, trong lễ phát động, ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động thúc đẩy các thiết chế văn hóa ủng hộ hoạt động đọc sách của thanh niên. Việc hình thành văn hóa đọc sách mới, phương thức đọc sách hiện đại của người đọc cần phù hợp xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Hoạt động đọc sách và tiếp cận đến sách của nhóm học sinh, sinh viên và thanh niên cần được đảm bảo trong xu thế số hóa ngày nay.

Nhân dịp này, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho đại diện các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Các đơn vị xuất bản trao tặng tủ sách cho một số đơn vị đào tạo và tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu sách.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 đang được diễn ra với các hoạt động đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng chuyển đổi số như: hội sách trực tiếp kết hợp với các hội sách trực tuyến, triển lãm, sự kiện tọa đàm, giới thiệu sách.

Làm sao để khuyến khích giới trẻ đọc sách?

Thu hút con trẻ trò chuyện về những cuốn sách trong khi ăn tối, đi dạo, trong xe ô tô, trong thời gian xem ti vi hoặc bất cứ khi nào cha mẹ của trẻ có thể. Nói chuyện với trẻ và không ngại sử dụng những từ và cụm từ phức tạp. Khuyến khích các câu hỏi từ trẻ và đưa ra những lời giải thích phù hợp, dễ hiểu.nullLàm sao để trẻ thích đọc? - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › nhi › lam-sao-de-tre-thich-docnull

Lười đọc sách là gì?

- Giải thích: + Lười đọc sách là hiện tượng mọi người không đọc để cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức. + Thị trường truyền thông chú trọng vào hình ảnh, âm thanh, làm giảm giá trị của ngôn ngữ viết. + Internet và mạng xã hội làm mất kiên nhẫn với việc đọc sách, tạo ra sự sống vội vàng.nullBài luận về tình trạng lười đọc sách - Mẫu văn lớp 9 với bảng dàn ýmytour.vn › nghi-luan-ve-hien-tuong-luoi-doc-sach-mot-cach-ngan-gonnull

Sách có nghĩa là gì?

Sách (chữ Hán: 冊) là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về cùng một phía. Mỗi mặt của một tờ trong các tờ này được gọi là một trang sách.nullSách – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Sáchnull

Kỹ năng đọc nhanh là gì?

Đọc sách nhanh là kỹ năng đọc với tốc độ cao hơn bình thường (khoảng 5 lần) và đọc khoảng 300 từ mỗi phút, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng nắm được nội dung của sách. Đọc sách nhanh không giống với đọc lướt. Đọc lướt là đọc qua loa hay bỏ qua những chi tiết mà não bộ của bạn cho rằng không cần thiết.nullBật mí 9 cách đọc sách nhanh và nhớ lâu hiệu quả hàng đầu - AIAwww.aia.com.vn › loi-khuyen › tinh-than › cach-doc-sach-hieu-quanull