Làm thế nào để không bị nứt gót chân năm 2024

SKĐS - Nứt gót chân tình trạng thường gặp gây không ít khó chịu. Tuy nhiên chỉ với những nguyên liệu sẵn tại nhà có thể khắc phục hiện tượng này.

Không chỉ trị nứt gót chân, dầu dừa còn là nguyên liệu làm đẹp sử dụng khá rộng rãi. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin A, E, acid lauric, acid phenolic… có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa khô nẻ cho da.

Lấy một chậu nước ấm pha với một chút muối để ngâm chân trong khoảng 15 phút để da chân, đặc biệt là da ở gót chân mềm ra. Lưu ý không dùng nước nóng, không pha nước muối quá mặn.

Dầu dừa rất tốt trong điều trị nứt gót chân.

Dùng dụng cụ làm sạch da chết ở gót chân. Có thể dùng đá nhám hoặc xơ mướp, quá trình tẩy da chết không để tổn thương gót chân. Rửa lại chân bằng nước ấm sạch, dùng khăn sạch mềm lau khô. Xoa 2 tay vào nhau làm ấm lòng bàn tay, sau đó thoa dầu dừa lên lòng bàn tay thật đều rồi massage gót chân khoảng 10 phút để dầu dừa thấm đều.

Thực hiện phương pháp này mỗi tuần 3 lần. Sau 1-2 tuần thực hiện đã cho kết quả gót chân mềm mại, nhưng để duy trì hiệu quả thì cần sử dụng thêm các biện pháp dưỡng ẩm cho gót chân hằng ngày.

2. Chanh tươi trị nứt gót chân

Chanh là một loại trái cây vừa rẻ vừa có rất nhiều công dụng. Với hàm lượng vitamin C cao, chanh tươi giúp chị em đẹp từ trong ra ngoài. Do đó chanh tươi là nguyên liệu quen thuộc trong các phương pháp dưỡng da. Ngoài ra, chanh có chất chống viêm nên có thể chữa các vết nứt trên da chân rất tốt.

Cách làm như sau:

Cách 1: Vắt 1 quả chanh cắt lát vỏ chanh thả vào vào chậu nước ấm có pha muối loãng. Ngâm chân trong vòng khoảng 10 phút. Trong quá trình ngâm chân, kết hợp massage nhẹ nhàng đều bàn chân, đặc biệt là gót chân và ngón chân để làm sạch, mềm da, loại bỏ da chết và lưu thông máu cho bàn chân. Lau khô chân với khăn sạch mềm rồi thoa kem dưỡng ẩm. Cách này có thể thực hiện hằng ngày.

Cách 2: Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước. Dùng nửa quả chanh đã vắt bớt nước lót vào gót chân rồi băng kín, giữ nguyên trong vòng 3 phút. Sau đó rửa lại chân sạch với nước ấm, lau khô rồi thoa kem dưỡng ẩm.

Lưu ý, trước khi đắp chanh trực tiếp lên gót chân cần rửa chân sạch sẽ, nhưng không dùng đá mài kỳ gót chân, vì nếu không may đá mài sâu quá sẽ gây xót chân khi đắp chanh. Có thể thực hiện cách đắp chanh này tuần 2 lần.

Dùng kem dưỡng ẩm kết hợp với các nguyên liệu có sẵn sẽ giúp gót chân mềm mại, tránh được nứt nẻ.

3. Nha đam làm mềm gót chân

Rửa sạch nha đam, loại bỏ vỏ, lấy phần trong suốt ra một cái bát. Ngâm chân với nước muối ấm pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó lau khô bằng khăn sạch, mềm. Dùng phần nha đam đã được lấy ra thoa đều lên gót chân và massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút để dưỡng chất từ nha đam thấm sâu vào da hơn. Rửa sạch lại chân bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm. Mỗi tuần thực hiện 2 lần sẽ nhanh chóng trả lại gót son mềm mại.

Nguồn tin : //suckhoedoisong.vn/3-cach-tri-nut-got-chan-bang-nguyen-lieu-de-kiem-tai-nha-169231114121002101.htm

Gót chân bị nứt nẻ là dấu hiệu làn da chân thiếu đi độ ẩm và cần được chăm sóc nhiều hơn. Thay vì tốn tiền mua mỹ phẩm trị gót chân bị nứt, bạn có thể tận dụng cách trị nứt gót chân tự nhiên tại nhà bằng một số nguyên liệu tự nhiên như ngò tây, chanh, bơ, chuối, dứa…

Da chân khô sẽ dẫn đến việc gót chân bị nứt, bong da chân, từ đó gây đau đớn và khiến vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn. Vật nứt gót chân phải làm sao? Áp dụng ngay 10 bí quyết trị nứt chân sau đây bạn nhé!

Nguyên nhân khiến gót chân bị nứt

  • Thời tiết hanh khô, ít độ ẩm có thể khiến cho làn da chân bị khô và nứt nẻ
  • Đứng lâu trong 1 tư thế hoặc mang giày dép quá chật, đi chân trần, dép hở ngón
  • Tắm nước nóng trong thời gian dài
  • Dùng xà phòng mạnh có thể khiến cho da mất đi lớp dầu tự nhiên
  • Một số các bệnh lý khác như: bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, nhiễm trùng do nấm, suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh da liễu ở trẻ vị thành niên, béo phì, mang thai, lão hóa, dày sừng lòng bàn chân, bệnh vẩy nến,… có thể khiến da chân bị nứt nẻ.

\>>> Đọc thêm: Gót chân bị nứt đen: Nguyên nhân và cách điều trị

10 cách chữa nứt gót chân hiệu quả tại nhà

1. Trị nứt gót chân bằng ngò tây

Gót chân bị nứt phải làm sao? Ngò tây có thể giúp bạn trị nứt gót chân hiệu quả. Đây là một loại rau gia vị khá giống rau ngò (mùi) chứa nhiều vitamin C, collagen và vitamin K.

Những thành phần dinh dưỡng trong ngò tây giúp phục hồi và tái tạo tế bào, từ đó giúp tăng cường độ đàn hồi cho làn da chân. Vậy nên, ngò tây là một trong những bí quyết thích hợp để trị gót chân bị nứt ngay tại nhà.

Cách trị nứt chân bằng ngò tây

  • Bước 1: Cắt nhỏ 10 – 12 nhánh rau ngò tây và cho vào chậu nước ấm.
  • Bước 2: Ngâm chân trong 30 phút.

Bạn có thể thực hiện cách trị gót chân bị nứt với ngò tây hằng ngày.

2. Trị nứt gót chân bằng chanh

Chanh có chất khử trùng, chống viêm và chứa nhiều vitamin C nên có thể chữa các vết nứt trên da chân rất tốt. Ngoài ra, chanh còn giúp tăng cường sức khỏe cho làn da và làm dịu tình trạng da kích ứng.

Cách trị nứt gót chân bằng chanh phải làm thế nào?

  • Bước 1: Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước và chỉ dùng vỏ chanh.
  • Bước 2: Đặt nửa quả chanh vào gót chân rồi mang tất trong 30 phút. Bạn không nên dùng tất có giá thành vì chanh có thể khiến đôi tất của bạn bị hỏng.
  • Bước 3: Rửa chân sạch lại với nước và dưỡng ẩm gót chân với một loại dầu nền như dầu dừa.

Chanh là nguyên liệu tự nhiên ít có tác dụng phụ, nên bạn có thể áp dụng cách trị gót chân bị nứt này thường xuyên theo ý thích.

’Nứt

3. Gót chân bị nứt phải làm sao? Hãy dùng dầu tràm trà

Nứt gót chân phải làm sao? Từ lâu, dầu tràm trà đã được sử dụng trong y học như một loại thuốc quý với tác dụng sát trùng tự nhiên, làm dịu chứng viêm da và chữa lành vết thương. Vì thế bạn có thể tận dụng lợi ích này để chữa gót chân bị nứt.

Mẹo chữa nứt gót chân bằng tinh dầu tràm trà

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm và nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm trà vào nước.
  • Bước 2: Ngâm chân trong chậu nước cho đến khi các vết chai sạn trở nên mềm mại hơn.

Bạn lưu ý không nên ngâm chân quá 15 phút vì tinh dầu tràm trà có tác dụng khá mạnh và có thể gây hại cho làn da nếu như ngâm quá lâu!

4. Cách trị nứt gót chân tại nhà bằng giấm táo

Đôi chân bạn thường phải mang giày tất nên dễ tích tụ vi khuẩn và thiếu oxy, từ đó dẫn đến khô da. Trong khi đó, giấm táo có thể góp phần loại bỏ vi khuẩn, giúp làn da trở nên mềm mại hơn và đánh bay mùi hôi chân.

Cách trị gót chân bị khô nứt nẻ bằng giấm táo

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và đổ giấm táo vào theo tỉ lệ 4:1.
  • Bước 2: Ngâm chân trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ gót chân.

5. Cách chữa nứt gót chân bằng yến mạch và dầu jojoba

Chân nứt nẻ phải làm sao? Bột yến mạch được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên có tác dụng sau:

  • Giúp bạn loại bỏ tế bào chết và dưỡng da chân mềm mại hơn.
  • Không những thế, nguyên liệu này còn có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa và khô da.
  • Trong khi đó, dầu jojoba rất giàu vitamin E, vitamin B, kẽm, đồng và selen giúp phục hồi sự cân bằng tự nhiên của da.
  • Sự kết hợp giữa bột yến mạch và dầu jojoba sẽ tạo ra nguyên liệu trị nứt gót chân hiệu quả.

Cách trị chân nứt nẻ bằng yến mạch và dầu jojoba

  • Bước 1: Trộn đều bột yến mạch và dầu jojoba để tạo thành hỗn hợp đặc sệt, kết dính.
  • Bước 2: Thoa hỗn hợp đều lên vùng da khô, nứt nẻ và để trong vòng 30 phút.
  • Bước 3: Rửa lại với nước ấm và lau khô da bằng khăn mềm.

Bạn có thể áp dụng cách chữa gót chân bị nứt với yến mạch và dầu jojoba hằng ngày.

\>>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao bị nứt gót chân? 6 nguyên nhân nứt gót chân và cách chữa trị

6. Chuối và bơ chữa gót chân bị nứt

Chuối là nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt vì có chứa các enzyme giúp loại bỏ tế bào da chết và đem lại cho bạn làn da mềm mịn hơn. Ngoài ra, bơ lại chứa nhiều loại dầu và chất béo rất phù hợp để trị khô da. Vậy nên, bạn hãy kết hợp chuối và bơ để chữa gót chân nứt nẻ và cũng như để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho làn da.

Cách trị nứt gót chân tự nhiên bằng chuối và bơ

  • Bước 1: Cho 1 quả chuối và nửa trái bơ vào máy xay sinh tố để tạo thành hỗn hợp đặc dính.
  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên gót chân và để nguyên trong 20 phút.
  • Bước 3: Rửa lại với nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.

Bạn hãy áp dụng cách trị gót chân bị nứt này thường xuyên cho đến khi gót chân lành lại như cũ.

7. Trị nứt gót chân bằng chanh và aspirin

Aspirin có chứa axit acetylsalicylic và có đặc tính chống viêm. Loại thuốc này có thể làm mềm và thu nhỏ các vết chai. Bên cạnh đó, chanh cũng sẽ giúp bạn chữa lành vết thương trên da. Vậy nên, hỗn hợp aspirin và nước chanh sẽ rất phù hợp cho những ai bị nứt gót chân.

Nguyên liệu

  • 6 viên aspirin
  • 1/2 muỗng canh nước chanh
  • Màng bọc thực phẩm

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bỏ thuốc aspirin vào bát rồi nghiền thành bột.
  • Bước 2: Vắt thêm nước chanh vào bột aspirin để tạo một hỗn hợp nhão.
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp lên chân.
  • Bước 4: Dùng màng bọc thực phẩm bao hờ quanh chân và để trong 10 phút.
  • Bước 5: Rửa chân và chà nhẹ.

Bạn có thể dùng cách này để cải thiện tình trạng gót chân bị nứt vài ngày một lần.

8. Cách trị nứt gót chân hiệu quả với vỏ dứa

Nhiều người thường hay vứt bỏ vỏ dứa vì không biết đến lợi ích tuyệt vời của nguyên liệu này. Dứa chứa các enzyme giúp loại bỏ các lớp da cứng trên bàn chân. Bên cạnh đó, dứa cũng là thực phẩm giàu vitamin C giúp làn da luôn khỏe mạnh và sản sinh thêm nhiều colllagen.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cắt vỏ dứa thành từng lát mỏng và đắp lên gót chân bị nứt.
  • Bước 2: Mang tất vào và đợi trong khoảng 10 – 15 phút.

Bạn hãy áp dụng cách trị gót chân bị nứt bằng vỏ dứa 1 lần/tuần.

9. Mẹo trị nứt gót chân bằng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu rất hữu ích trong việc dưỡng ẩm làn da và loại bỏ lớp da khô ráp, nứt nẻ vì loại dầu này thường chứa nhiều chất béo trung tính. Chất béo này giúp phục hồi quá trình dưỡng ẩm, làm dịu làn da và ngăn ngừa các vết nứt nẻ trên da xuất hiện lại.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và cho vào 5 muỗng canh dầu thầu dầu.
  • Bước 2: Ngâm châm trong chậu khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng chà sạch da chết bằng miếng chà chân hoặc đá bọt.

Bạn có thể thực hiện cách trị gót chân bị nứt với dầu thầu dầu hằng ngày.

\>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách đơn giản trị hoàn toàn nứt nẻ gót chân

10. Chữa gót chân bị nứt bằng hoa cúc

Bí quyết ngâm chân với hoa cúc sẽ giúp cho bàn chân của bạn mềm mại hơn vì hoa cúc có tác dụng làm dịu vết da đỏ, khô ráp và dễ kích ứng. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong hoa cúc giúp làm dịu da và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Đặc biệt hoa cúc phù hợp với mọi loại da và ít gây dị ứng đấy!

Nguyên liệu

  • 1/2 cốc sữa bột
  • 1/2 cốc muối Epsom
  • 2 muỗng canh hoa cúc sấy khô

Cách chữa gót chân bị nứt bằng hoa cúc

  • Bước 1: Trộn đều tất cả nguyên liệu vào 1 cái chén.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 chậu nước nóng rồi cho hỗn hợp trên vào và ngâm chân trong 20 phút.
  • Bước 3: Lau khô chân với khăn bông mềm và thoa kem dưỡng da bạn chọn.

Bí kíp trị nứt gót chân tại nhà hiệu quả trong thói quen hằng ngày

  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày từ 2-2,5 lít
  • Mẹo trị nứt gót chân là bạn cần hạn chế đứng ở 1 tư thế quá lâu và phải thường xuyên di chuyển qua lại
  • Cách trị nứt gót chân khác là bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm cho đôi chân để làn da luôn ẩm mịn, hạn chế bong tróc da
  • Dùng miếng lót giày chất lượng để ngăn cản lực tác động lên gót chân
  • Sử dụng miếng lót gót chân bằng silicone giúp giữ ẩm cho gót chân, và ngăn không cho phần đệm gót chân bị giãn nở

\>>> Tham khảo thêm: Tay bị nứt nẻ: Nguyên nhân trị da tay nứt nẻ không thành công?

Bên cạnh thói quen đắp mặt nạ cho chân và ngâm chân mỗi ngày, bạn cũng cần dùng kem dưỡng da cũng như dùng bàn chải hay đá bọt để chà chân thường xuyên. Thực hiện đều đặn sẽ giúp phần gót chân bị nứt biến mất dần và thay vào đó là phần gót chân mịn màng và hồng hào nếu bạn chăm sóc da chân đúng cách.

Làm thế nào để hết nứt nẻ gót chân?

Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút;.

Dùng đá cuội, dụng cụ chà chân hay xơ mướp để tẩy tế bào chết cho bàn chân;.

Để chân ráo nước rồi lau khô nhẹ nhàng;.

Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị nứt nẻ;.

Không tẩy tế bào chết khi da chân đang khô vì sẽ khiến da dễ bị tổn thương..

Bị nứt gót chân bôi thuốc gì?

Top 10 Kem Trị Nứt Gót Chân tốt nhất được ưa chuộng (Tư vấn mua).

Tại sao lại bị nứt gót chân?

Những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng nứt gót chân gồm:Do thời tiết lạnh, hanh khô. Không vệ sinh, tẩy da chết vùng gót chân sạch sẽ. Không sử dụng sản phẩm chăm sóc dưỡng ẩm cho gót chân hằng ngày dẫn đến da gót chân nứt nẻ. Thường xuyên đi chân đất hoặc đi giày chật thường xuyên.

Bị nứt đầu ngón chân là bệnh gì?

Đầu ngón chân bị khô nứt, bong tróc và rướm máu là kết quả của nhiều bệnh lý như nấm, chàm, vẩy nến, suy tuyến giáp, cùng với các tác động vật lý như lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, thiếu ẩm hoặc độ ẩm quá cao...

Chủ đề