Lễ khao lề thế lính hoàng sa là gì năm 2024

Ngày 16/4, tức ngày 16.3 âm lịch, tại Di tích quốc gia đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bà con nhân dân và chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ hội đặc biệt, thường niên của người dân huyện đảo nhằm tri ân, tưởng niệm những binh phu năm xưa đã vượt sóng gió, ra quần đảo Hoàng Sa dựng bia, cắm mốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Lễ khao lề thế lính hoàng sa là gì năm 2024
Lý Sơn tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Câu ca dao “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về/ Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa” vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay, cho thấy những hiểm nguy và rủi ro mà những hùng binh Hoàng Sa phải trải qua, phải đánh đổi để vâng mệnh vua, vượt muôn trùng sóng dữ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Phạm Thoại Tuyền, Hậu duệ đời thứ năm của Cai đội Phạm Hữu Nhật, Đội hùng binh Hoàng Sa Bắc Hải, chia sẻ: Hoàng Sa đi có về không, lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi/ Hoàng Sa trời biển mênh mông/người đi thì có mà không thấy về… …vì vậy Lễ khao lề tổ chức để tưởng nhớ và tri ân những người đi trước và cầu mong bình an cho những người đi sau….

Hàng năm, cứ đến ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, không chỉ người Lý Sơn mà còn có nhiều du khách khắp nơi cũng đi thuyền ra thăm huyện đảo, thăm Di tích quốc gia Đình làng An Vĩnh, thắp nén hương thơm và dự Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tỏ lòng thành kính với cha ông đã có công xác lập chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Chị Nguyễn Hồng Nhung, du khách đến từ Hà Nội, nói: Lần đầu tiên đến đảo Lý Sơn và xem Lễ hội khao lề rất là thiêng liêng, thể hiện được tinh thần kỷ niệm những người lính đã hy sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc, đến với Lễ hội em cảm thấy mình càng yêu đất nước hơn, càng thấy được niềm tự hào, những sự hy sinh của những người lính giữ biển, đảo.

Cứ vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch, tại Lý Sơn, gia đình nào, tộc họ nào có người đi lính Hoàng Sa thì đều tổ chức Lễ khao lề thế lính. Đây là một nghi thức đã trở thành tín ngưỡng của người dân huyện đảo và được các thế hệ tiếp tục duy trì.

Lễ khao lề thế lính hoàng sa là gì năm 2024
Cứ đến ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, không chỉ người Lý Sơn mà còn có nhiều du khách ra thăm huyện đảo.

Ts. Nguyễn Đăng Vũ, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Quảng Ngãi, cho biết:Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức không phải chỉ ở đất đảo Lý Sơn, mà còn ở nhiều nơi khác dọc ven biển Quảng Ngãi. Nơi nào có những binh phu đi Hoàng Sa, Trường Sa, thì nơi ấy tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Tuy nhiên, tại đảo Lý Sơn, nghi thức lễ này rất đặc biệt và được gìn giữ, tổ chức qua nhiều đời.

Sau phần tế lễ, tiếng ốc u nổi lên là hiệu lệnh cho những trai tráng làm lễ rước thuyền và hình nhân thế mạng hướng ra biển theo con đường mà các bậc tiền nhân ra đi hơn 400 năm trước.

Hành trình này vẫn cứ nối tiếp qua nhiều thế hệ của cư dân đất đảo Lý Sơn. Hoàng Sa, Trường Sa luôn là quê hướng thứ 2 của người dân nơi đây.

QĐND - Hằng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (hay còn gọi là khao lề tế lính Hoàng Sa). Hầu hết các tộc họ trên đất đảo có người đăng lính Hoàng Sa, Trường Sa đều thực thi lễ thức này. Đây là lễ hay lệ nhằm khao quân, tế sống, và cả làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó. Mặt khác, còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về lễ tế này, Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần xin giới thiệu bài viết “Lễ cúng lề tế lính Hoàng Sa tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn” của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Lễ khao lề thế lính hoàng sa là gì năm 2024
Thả thuyền mang hình nộm ra biển trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Ảnh: Võ Hạnh.

Hằng năm, các tộc họ trong đó có tộc họ Phạm Văn ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn tổ chức cúng việc lề (cúng theo lề thói ngày 20-2 âm lịch). Trước hồi đội Hoàng Sa còn hoạt động được gọi là Lễ Khao lề để tế sống lính Hoàng Sa, nay gọi là Lễ cúng lề tế lính Hoàng Sa, tưởng niệm lính Hoàng Sa năm xưa của tộc họ hay chung của làng.

Lính Hoàng Sa được tế sống vì nhiệm vụ quá nguy hiểm: “Lính Hoàng Sa đi dễ khó về”. Trừ các chỉ huy như đội trưởng, thuyền trưởng, các lính với 70 suất đinh, thường lấy trai tráng chưa có gia đình, vừa khỏe mạnh, vừa không vướng vợ con. Tại thôn An Vĩnh thuộc xã Tự Kỳ hoặc tại Cù lao Ré có nhiều gia đình còn gia phả và bàn thờ những người đi lính Hoàng Sa như nhà ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã An Vĩnh có nhà thờ và gia phả ông tổ Phạm Quang Ảnh, người được vua Gia Long cử làm Đội trưởng Đội Hoàng Sa năm 1815. Hoặc tộc họ Phạm Văn trong đó có Phạm Hữu Nhật, suất đội thủy quân năm 1836 được phái khiến ra Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền.

Lễ cúng việc lề tế lính Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 17-2 âm lịch, diễn ra trong nhà, kèm theo lễ vật chỉ có trầu rượu, hoa quả. Chiều ngày 19, chiêng trống gióng lên báo hiệu cho bà con tộc họ đến để làm lễ yết. Sau đó, người ta mổ heo gà. Đến giờ Tý, vào giờ chuyển ngày, lễ chính phần nhập yết diễn ra và kéo dài khoảng vài giờ. Ngày 20-2 âm lịch là ngày lễ chính, hương án ở ngoài sân, có các lễ vật: Trầu rượu, giấy vàng, 1 con gà, 1 con cá nướng, 1 con cua, 1 món gỏi cá nhám và thịt heo, xôi chè. Ngoài ra, còn có muối, gạo, củi, mắm, nồi niêu...

Trong buổi tế lính Hoàng Sa, các tộc họ thường làm những hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người và đem tế tại nhà thờ họ hoặc tại đình. Tại nhà thờ họ để một hương án, thường đặt trước cửa gian chính, có đặt linh vị, thuyền lễ và các hình nhân bằng bẹ chuối. Trong thuyền có các đồ lễ như vàng mã, muối, gạo, nếp nổ, chè xôi, gỏi cá nhám, cua, cá nướng, đầu, chân, tiết, lòng gà là những thứ được chia ra để trên bàn cúng tổ tiên, cũng là những thứ mà lính Hoàng Sa mang theo.

Tế xong, họ đốt đi, hoặc đóng thuyền bằng thân cây chuối đặt hình nộm lên và thả trôi ra biển gọi là “khao lề thế lính Hoàng Sa”, còn gọi là “lễ tế sống lính Hoàng Sa” với quan niệm các hình nộm kia sẽ gánh chịu mọi nguy hiểm, tai nạn trên biển thay cho đội Hoàng Sa và cầu mong cho người thân của họ bình an trở về.

Ngày nay, tại các nhà thờ tộc họ có người đi lính Hoàng Sa năm xưa đều tổ chức tục lễ tế lính Hoàng Sa. Gia đình các tộc họ cũng còn giữ bài “Văn khao thế lính Hoàng Sa” gồm một nửa chữ Hán, một nửa chữ Nôm, có đoạn: “Ngày hôm nay (hoặc đêm nay, buổi sáng nay) có theo ý người... ở tỉnh... nước Đại Nam, xin cúng thế một cỗ thuyền mô hình, trôi theo đường thủy Hoàng Sa, mấy cỗ bàn, vàng bạc, đáp lễ thần quan, xin dâng lên khảo thủy đạo một tiệc, thành kính bày lễ la liệt...” (Văn tế do ông Nguyễn Xuân Cảnh, thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn cất giữ).

Khi xưa, lính Hoàng Sa được Nhà nước cấp phát 6 tháng lương thực. Ngoài ra, mỗi người được cấp phát một chiếc chiếu, 7 đòn tre, một số sợi mây buộc dài và một thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu với mục đích nếu chết sẽ được bó hoặc được mang về đất liền chôn, hoặc bỏ xuống biển có khả năng trôi về đảo.

Cũng nói thêm, tại xã An Vĩnh, thuộc thôn An Vĩnh trước đây, nay là xã Tự Kỳ còn di tích một ngôi miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳ, là ngôi miếu Hoàng Sa vốn thờ bộ xương đầu của con cá voi (tương truyền do binh Hoàng Sa đưa từ Hoàng Sa về) và thờ lính Hoàng Sa. Ngôi miếu này bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và bộ xương cá voi thần linh được chuyển sang thờ tại làng Thánh, ngay cạnh ngôi miếu xưa.

Ở ngoài Cù lao Ré, nay là huyện đảo Lý Sơn, vẫn còn Âm Linh tự, tức miếu Hoàng Sa, tại thôn Tây, xã An Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh tự ngoài trời ở xã An Hải, tức phường An Hải xưa. Cũng tại xã An Vĩnh và cả làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài Cù lao Ré) trước đây đều có tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đình làng.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa có ý nghĩa gì?

Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, còn thế lính là nghi lễ cúng thế mạng cho những người lính thủy quân Hoàng Sa. Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa còn để cúng tế tổ tiên, tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.

Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được bảo tồn đến ngày nay như một nét đẹp văn hóa nhằm tri ân những hùng binh đã cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đồng thời giáo dục cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tại đảo Lý Sơn Quảng Ngãi hàng năm các tộc họ đã tổ chức tế lễ gì để tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa năm xưa?

Vì thế tại Lý Sơn còn nhiều mộ gió nằm bên bờ biển. Chính vì sự nguy hiểm đó nên trước khi dân binh lên đường, các họ tộc trên đảo tổ chức lễ Khao lề để động viên, làm yên lòng người ra đi. Từ đó đến nay, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa năm nào cũng được tổ chức.

Ngày 15 16 tháng 3 âm lịch hàng năm trên đảo Lý Sơn Quảng Ngãi có lễ hội gì?

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa xưa (như họ Võ, họ Phạm…) tổ chức vào dịp "cúng việc lề" của họ và do cộng đồng tổ chức tại đình làng vào ngày 15, 16 tháng 3 Âm lịch.