Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

  • Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

    Áp thuế bảo vệ môi trường mới với xăng dầu

    BTO-Cục Thuế tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại Công điện số 12 toàn ngành Thuế nhanh chóng áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường mới đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo quy định tại Nghị quyết số 20 của Ủy ban Thường vụ...

  • Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

    Ấn Độ không có ý định kiểm soát dân số

    Chính phủ Ấn Độ không định chuẩn bị và đề xuất các biện pháp, chính sách mang tính vĩ mô, lập pháp để kiểm soát dân số. Đây là thông tin mà Quốc vụ khanh phụ trách Y tế Bharati Pravin Pawar trình bày trước Thượng viện Ấn Độ ngày 19/7.

  • Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

    Điều động trực thăng tìm kiếm ngư dân đang mất tích

    Ngay trong sáng nay (20/7), Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã điều động 1 máy bay trực thăng của Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng)hỗ trợ tỉnh Bình Thuận tìm kiếm ngư dân mất tích trên tàu cá BTh 97478...

  • Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

    Giao ban công tác dân vận quý II/2022

    BTO-Sáng 19/7, đồng chí Nguyễn Hoài Anh , Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác dân vận quý II/2022 và triển khai nhiệm vụ quý III/2022.

  • Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

    Lời chúc mừng!

    Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 - 20/7/2022), Báo Bình Thuận trân trọng gởi đến cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung và lực lượng cảnh sát nhân dân nói riêng lời chúc mừng tốt đẹp...

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc. Họ sáng tác các tác phẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏa nỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nên có hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh.

Do đặc trưng về lực lượng sáng tác phần lướn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõ nét nhất. Những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan, yêu đời. Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhất như nó vốn tồn tại:

“Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn”.

Hay

“Rủ nhau đi cấy, đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.

Trang chủ / Ngữ văn / Lực lượng sáng tác của văn học hiện đại

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 (văn học hiện đại):

  • Lực lượng sáng tác của văn học hiện đại: phần lớn là những trí thức Tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.
  • Bút pháp nghệ thuật: bút pháp tả thực.
  • Quan niệm văn học: Hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp.
  • Quan niệm thẩm mỹ: Hướng về cuộc sống hiện tại, đề cao vẻ đẹp con người trần thế.
  • Hình thức chữ viết: chữ quốc ngữ

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

Trước đây, các tác giả ở Miền Nam xác định văn học hiện đại bắt …

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc.

A. Người nông dân

B. Người giàu

C. Người trí thức

D. Cả A Và C

Đáp án đúng D.

Lực lượng sáng tác văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc, trong sáng tác họ đưa vào một cách tự nhiên, chân thật nhất như nó vốn tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống thường ngày.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được nói hoặc hát trái ngược với văn học được viết lại, mặc dù nhiều văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết.

Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

Lực lượng sáng tác của văn học dân gian phần lớn là người nông dân nhưng cũng có những người trí thức với tư cách là một cộng đồng dân tộc.

Họ sáng tác các tác phẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, những tác phẩm văn học dân gian được thành hình nhằm làm khuây khỏa nỗi lo cơm áo và giúp tinh thần họ thoải mái hơn, từ đó mà việc sản xuất trở nên có hiệu quả, đời sống vui tươi, lành mạnh.

Do đặc trưng về lực lượng sáng tác phần lướn là nhân dân lao động nên tính quê mùa, chất phác là điều hiện hữu rõ nét nhất. Những con người ấy sống tự do như chim trời, bình dị, dân dã, lạc quan, yêu đời. Tất cả điều đó họ đưa vào sáng tác một cách tự nhiên, chân thật nhất như nó vốn tồn tại

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.

Văn học dân gian là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm Văn học dân gian theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.

Văn học dân gian thường phản ánh văn hóa và tín ngưỡng của người dân qua các thời kỳ. Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,… gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học có liên quan mật thiết với nhau gồm văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian.

- Văn học dân gian là sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.

- Các thể loại chính gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca.

- Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết.

- Văn học viết là những sáng tác của giới trí thức, được lưu giữ bằng chữ viết. Là những sáng tạo của cá nhân nên mang dấu ấn của từng tác giả.

a). Chữ viết:

- Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Chữ Hán là văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của ngưòi Việt, dựa trên chữ Hán đặt ra. Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

b). Hệ thống thể loại:

-  Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu gồm: Văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...); thơ (thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...); văn biền ngẫu là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế…

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Các loại hình và loại thể văn học chủ yếu có ranh giới rõ ràng. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn kí (bút kí, tùy bút, phóng sự). Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ.

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

- Văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển qua ba thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại).

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hóa văn học được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại.

- Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc mới chính thức trở thành một dòng văn học. Dòng văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác).

- Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm là bằng chứng của ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Xuân Hương thi tập, Tống Trân – Cúc Hoa, thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu...

2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX).

- Văn học Việt Nam hiện đại chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, do kế thừa tinh hoa truyền thống và tiếp thu những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa nên có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:

+ Về tác giả: Xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

+ Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

+ Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tồn tại nhưng không còn giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch…dần thay thế hệ thống thể loại cũ.

+ Về thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại dần dần bị thay thế bởi lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao "cái tôi" cá nhân được khẳng định.

- Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Là giai đoạn tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa của nhân loại.

+ Văn học giai đoạn này có nhiều cách tân, văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.

- Sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới..

- Sau năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phản ánh được tâm tư, tình cảm của con ngưòi Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.

- Thành tựu nổi bật của văn học thế kỉ XX thuộc về văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc.

- Những thể loại nổi bật gồm: Thơ mới, tiểu thuyết, văn xuôi, truyện ngắn, bút kí…

III. Con người Việt Nam qua văn học

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

- Trong văn học dân gian (ca dao, dân ca) chứa đựng nhiều hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên.

- Trong thơ ca trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng, đạo đức, thẩm mĩ.

- Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống…

2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc:

- Lịch sử dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều lần đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và phản ánh sự nghiệp bảo vệ độc lập ấy là dòng văn học yêu nước phong phú mang giá trị nhân văn sâu sắc.

+ Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

- Lòng yêu nước trong văn học Việt Nam thể hiện qua tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước; tinh thần hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:

- Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

- Trong xã hội phong kiến và thực dân, các nhà văn đã tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ cảm thông với người dân bị áp bức.

- Nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là truyền thống của văn học Việt Nam. Nhân vật trong các tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân của áp bức, bất công mà còn đấu tranh cho tự do, hạnh phúc.

- Từ sau năm 1975, văn học đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng đầy niềm tin vào tương lai.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

- Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, ý thức xã hội, trách nhiệm công dân…

- Trong những hoàn cảnh khác, các nhà văn, nhà thơ thường đề cao quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu.

- Xu hướng chung của văn học dân tộc là xây dựng đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa. 


Page 2

Lực lượng sáng tác văn học viết là ai

SureLRN

Lực lượng sáng tác văn học viết là ai