Luồng đỏ hải quan là gì

Phân luồng hải quan là một bước vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy bạn hiểu phân luồng hải quan là gì? Hãy cùng Aramex tìm hiểu về việc phân luồng hải quan trong việc xuất nhập khẩu nhé.

Xem thêm:

C/O là gi? 

C/O form E là gì?

C/O form D là gì?

Phân luồng hải quan là gì ?

Trong tiến trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta diễn ra mạnh mẽ và phức tạp. Cùng với đó, Hải quan Việt Nam đã tiến hành phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là phân luồng Hải quan) nhằm giám sát kiểm tra, quản lí hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta. Hàng hóa được phân thành 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, và luồng đỏ.

Cụ thể:

Phân luồng hải quan màu xanh: miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Phân luồng hải quan màu vàng: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Phân luồng hải quan màu đỏ: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, và tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa.

Xem thêm: Thủ tục hải quan là gì?

Quá trình thực hiện phân luồng hải quan và các quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa là gì?

Theo quyết định 874/QĐ- TCHQ ngày 15/5/2006 của Tổng cục hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng kí tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
  • Bước 2: Tại bước này, thông tin từ bước 1 sẽ được nhập vào máy, tự động xử lí và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
  • Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
  • Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu đã làm thủ tục hải quan và trả tờ khai cho người khai hải quan
  • Bước 5: Phúc tập hồ sơ

Như vậy việc phân luồng hải quan theo xanh, vàng và đỏ sẽ được thực hiện sau bước 1. Hàng hóa được phân luồng chính thức tại bước 2. Theo đó, lệnh hình thức sẽ đưa ra các kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa.

Hàng hóa của bạn có thể vào các luồng sau:

  • Luồng xanh: doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Thông thường thì các hàng xuất đi đều đặn vào luồng xanh khá nhiều. Hàng hóa xuất nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử, miễn kiểm tra chứng từ và đi thẳng đến bước 4: Thu lệ phí, đóng dấu sau đó phúc tập hồ sơ.
  • Luồng vàng: Nếu kết quả cho ra luồng vàng hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu không phát hiện bất cứ vi phạm nào quá trình thông quan sẽ chuyển sang bước 4 giống như luồng xanh.
  • Luồng đỏ: Trường hợp cho kết quả phân luồng hải quan là đỏ thì hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, và tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC như sau:

Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Những điều kiện cơ bản để phân luồng tờ khai hải quan là gì?

+ Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp

+ Quản lý rủi ro đối với hàng hóa

Theo quy định hiện hành,

Việc đánh giá tuân thủ pháp pháp luật của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí sau:

  1. a) Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
  2. b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
  3. c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.

(khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP)

Phân loại tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp được chia thành:

  1. a) Doanh nghiệp ưu tiên;
  2. b) Doanh nghiệp tuân thủ;
  3. c) Doanh nghiệp không tuân thủ.

(Điều 8, Thông tư 38/2015/TT-BTC)

Việc quản lý rủi ro đối với hàng hóa được đánh giá trên những tiêu chí sau:

  1. a) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  2. b) Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  3. c) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
  4. d) Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

(Điều 12, Thông tư 38/2015/TT-BTC)

Các tiêu chí, kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được thiết lập, áp dụng trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan. Khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai, Hệ thống điện tử của hải quan sẽ tự động đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan với các phân lớp nhóm tiêu chí nêu trên, kết hợp với sử dụng các thuật toán để phân luồng quyết định kiểm tra.

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể thuộc các một trong ba luồng:  Luồng xanh (miễn kiểm tra trực tiếp hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa);  Luồng vàng (kiểm tra trực tiếp hồ sơ) và Luồng đỏ (kiểm tra trực tiếp hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa).

Trong trường hợp tờ khai của quý Doanh nghiệp thông thường đang ra luồng xanh, đột nhiên có tờ khai luồng vàng hoặc luồng đỏ cũng chưa cần quá chú ý. Tuy nhiên, nếu sau tờ khai luồng vàng, luồng đỏ, doanh nghiệp không vi phạm gì mà tờ khai vẫn tiếp tục không ra luồng xanh, hàng hóa không nằm trong hàng hóa trọng điểm … thì doanh nghiệp nên rà soát lại có thể có lỗi nhỏ gì chưa giải quyết, vd: quên nộp lệ phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như điều kiện phân luồng hải quan là gì. Nếu như cần tìm thêm thông tin nào khác, hãy liên hệ hoặc cập nhật những bài viết mới nhất từ Aramex.

Tìm hiểu về phân luồng hải quan? Quá trình thực hiện phân luồng?

Trong bối cảnh hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, nghề xuất nhập khẩu ở nước ta cũng đang vô cùng phát triển nhưng thực tế đây cũng là một ngàh nghề đầy phức tạp. Nhận thấy điều đó, Hải quan Việt Nam đã tiến hành phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích chính đó là để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ được dễ dàng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu phân luồng hải quan là gì? Ý nghĩa phân luồng hải quan?

Luồng đỏ hải quan là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về phân luồng hải quan:

Ta hiểu về phân luồng hải quan như sau:

Hải quan thực chất chính  là hoạt động mang tính nhà nước ở cửa khẩu trên lãnh thổ một quốc gia, bằng các biện pháp mang tính chất thuế quan và phi thuế quan. Đây được xem là một vấn đề pháp lý cơ bản theo quy định pháp luật Việt Nam và có những vai trò cũng như ý nghĩa to lớn.

Phân luồng hải quan được cho là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu khá phổ biến trong thực tiễn có vai trò quan trọng giúp cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, Hải quan Việt Nam thực chất sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức ba luồng: luồng xanh, vàng, đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại thực chất cũng sẽ nói lên mức độ đánh giá của cơ quan hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.

Cụ thể như sau:

– Luồng xanh: Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa học đầu tư chứng khoán cơ bản.

– Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.

– Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Xem thêm: Xuất hóa đơn đối với hàng xuất khẩu trước hay sau lập tờ khai hải quan?

+ Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm mục đích chính đó là để có thể đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm học xuất nhập khẩu ở đâu.

+ Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin thì lại phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra.

+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Trong thời đại phát triển Khoa học và Công nghệ hiện đại, công tác thông quan hàng hóa hiện nay đang ngày càng được đồng bộ và hiện đại hóa bằng các thủ tục khai Hải quan điện tử hay các hệ thống xử lý thông tin tự động, đưa ra các mức độ kiểm tra khách quan.

Nói chung, ta nhận thấy thấy rằng, khi việc phân luồng được chia thành 3 màu sắc xanh, vàng, đỏ cụ thể như trên có ý nghĩa quan trong và thực chất cũng sẽ giúp cho phía Hải Quan thực hiện tốt quá trình Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, ngăn chặn các nguồn cung ứng hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhập trái phép vào thị trường Việt Nam.

Ý nghĩa của việc phân luồng hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa:

Như đã phân tích cụ thể bên trên thì phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ.

Phân luồng hải quan bằng ba màu sắc xanh, vàng, đỏ thực chất cũng khiến chúng ta liên tưởng ngày đến ba màu sắc của tín hiệu đèn giao thông. Cũng có thể hình dung việc phân luồng hàng hóa giống như việc điều tiết phương tiện giao thông trên đường. Màu xanh thì được đi, màu vàng thì đi chậm lại, màu đỏ thì dừng.

Xem thêm: Ngày làm việc của cơ quan hải quan được quy định thế nào?

Mức độ kiểm tra và cảnh giác của cơ quan kiểm soát cũng sẽ tăng dần từ xanh, vàng và cuối cùng luồng có mức độ kiểm soát cao nhất là luồng đỏ. Việc thông quan hàng hóa đối với luồng đỏ thực chất cũng sẽ được giám định nghiêm ngặt hơn thông qua một số quá trình kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật nước ta.

Ngoài ra, việc phân luồng hải quan nhằm mục đích chính đó chính là để có thể đảo đảm phù hợp yêu cầu quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận với tạo thuận lợi thương mại.

Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan:

Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai Hải quan đã được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó thì pháp luật nước ta quy định cụ thể rằng:

Tờ khai hải quan được Cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.

Kết quả phân luồng hải quan cũng sẽ có ngay khi hệ thống xử lý dữ liệu tiếp nhận các thông tin trên tờ khai hải quan.

Căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến cửa khẩu, đối với trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho chủ thể là người khai hải quan.

2. Quá trình thực hiện phân luồng:

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại gồm 5 bước cụ thể sau đây:

– Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

Xem thêm: Các trường hợp hủy tờ khai hải quan

– Bước 2: Các thông tin từ bước 1 sẽ được nhập máy tính, tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.

– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế hàng hóa.

– Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí hải quan, đóng dấu và trả tờ khai cho người khai hải quan.

– Bước 5: Phúc tập hồ sơ.

Việc phân luồng hàng hóa thuộc luồng Xanh, Vàng hay Đỏ được thực hiện sau Bước 1, hàng hóa được phân luồng chính thức tại Bước 2. Theo đó, lệnh hình thức sẽ cho ra các kết quả nhằm mục đích để có thể quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa của các chủ thể sẽ có thể thuộc vào các luồng Xanh, Đỏ hoặc Vàng.

Kết luận:

Ta nhận thấy rằng, từ những phân tích cụ thể đã được nêu trên thì việc ước lệ các luồng bằng ba màu sắc cho thấy các cảnh báo quen thuộc trong đời sống đã được vận dụng vào Hải quan. Có thể hình dung việc phân luồng hàng hóa giống với việc điều tiết giao thông ( 3 màu liên tưởng đến đến giao thông). Những hàng hóa cũng sẽ cần phải tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Hải quan sẽ được thông quan nhanh chóng ở luồng xanh và vàng, hàng hóa có nhiều dấu hiệu vi phạm thì cũng sẽ bị chặn lại ở luồng đỏ với các thủ tục kiểm định và thông quan khắt khe.

Ở luồng đỏ nó cho thấy một số vấn đề về nguồn hàng và thực chất đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự quan ngại của cơ quan Hải quan đối với tính tuân thủ pháp luật của đơn vị kinh doanh. Và việc thông quan hàng hóa cũng sẽ được giám định nghiêm ngặt hơn bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa thông thường

Bên cạnh đó thì thực chất ta nhận thấy tầm quan trọng của phân luồng hải quan còn được chỉ rõ như là một công cụ hữu ích giúp Cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh…

Ngoài ra, để hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu ngoài việc tìm hiểu các thông tin trên mạng thì các chủ thể cũng nên học các khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín. Các chủ thể cũng có thể tham khảo các bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu của chúng tôi để có thông tin chi tiết về các đơn vị đào tạo xuất nhập khẩu thực tế chất lượng trong giai đoạn hiện nay.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Phân luồng hải quan là gì? Ý nghĩa phân luồng hải quan?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!