Mạng lưới điện thi công trên công trường phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây

Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện? Khoảng cách an toàn trạm biến áp? Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định như thế nào?

Có thể nói điện, điện năng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, làng quê hay phố thị, mạng lưới điện luôn là cần thiết. Tuy nhiên, mạng lưới điện cũng là một yếu tố gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người nếu chúng ta không tuân thủ các quy định về an toàn điện. Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ trình bày các quy định pháp luật cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn trạm điện, khoảng cách an toàn trạm biến áp cho các bạn được rõ.

1. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện là gì?

Trạm điện gồm trạm phát điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện.

Trạm biến áp là một thiết bị điện tĩnh có tác dụng dùng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quang chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên tần số.

Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện là khoảng không gian bao quanh trạm điện tính từ điểm giới hạn đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện mà nếu vi phạm khoảng không gian đó thì sẽ gây mất an toàn cho trạm điện và gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản.

2. Quy định khoảng cách hành lang bảo vệ an toàn trạm điện, khoảng cách an toàn trạm biến áp

Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:

– Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

– Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP:

+ Điện áp đến 35 kV khoảng cách 2,0 m

Xem thêm: Quy định về lề đường tối thiểu? Quy định hành lang an toàn giao thông?

+ Điện áp 110 kV thì khoảng cách 3m

+ Điện áp 220kV thì khoảng cách 4m

+ Điện áp 500kV thì khoảng cách là 6m

– Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại.

3. Tuân thủ quy định hành lang bảo vệ an toàn trạm điện

Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo:

– Không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện;

– Không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không;

Xem thêm: Quy định về khoảng cách hành lang an toàn đường bộ 2022

– Không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện;

– Không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.

4. Xử phạt hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn trạm điện

Hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn trạm điện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;

b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;

Xem thêm: Quy định về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp

c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;

d) Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện vào mục đích khác khi chưa có thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành lưới điện;

b) Đổ, đắp, sắp xếp nguyên vật liệu, phế thải, vật tư, thiết bị dưới dây dẫn điện của đường dây dẫn điện trên không và để khoảng cách từ dây dẫn điện đến nguyên vật liệu, phế thải, vật tư, thiết bị nhỏ hơn khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

c) Sử dụng bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không vào mục đích khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

d) Xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi chưa có thỏa thuận hoặc không thực hiện đúng các thỏa thuận để bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình với đơn vị quản lý vận hành đường dây;

đ) Chất hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, trồng cây, thả neo tầu thuyền trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

Xem thêm: Quyền sử dụng đất đối với đất hành lang an toàn giao thông đường bộ

e) Xây dựng nhà ở, công trình xâm phạm đường ra vào, cửa thông gió của trạm điện, nhà máy điện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ, ao trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm mà không thông báo trước cho đơn vị quản lý vận hành đường cáp theo quy định;

b) Không đặt biển báo, tín hiệu an toàn về điện cho lưới điện, nhà máy điện theo quy định;

c) Chặt và để cây đổ vào lưới điện;

d) Xây nhà, công trình lên hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

đ) Không có phiếu công tác hoặc lệnh công tác khi làm những công việc phải thực hiện theo phiếu công tác, lệnh công tác.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Xem thêm: Quy định về khoảng cách từ đường giao thông đến nhà dân

a) Đào hố, đóng cọc vào trong hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;

b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

c) Tháo gỡ bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện khi không có nhiệm vụ;

d) Tung, ném, bắn, quăng bất cứ vật gì gây hư hỏng các bộ phận của lưới điện, nhà máy điện hoặc gây sự cố lưới điện, nhà máy điện;

đ) Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật;

e) Không ban hành đầy đủ quy trình, nội quy về an toàn điện theo quy định;

g) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác gây tai nạn hoặc sự cố;

h) Sử dụng người chưa được đào tạo chuyên môn về điện hoặc chưa được huấn luyện về an toàn điện, chưa được cấp thẻ an toàn điện để làm những công việc quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, nhà máy điện.

Xem thêm: Luật sư tư vấn đất hành lang kênh mương

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết kế, lắp đặt và đưa vào vận hành lưới điện, nhà máy điện không đáp ứng được các quy định về kỹ thuật, an toàn điện;

b) Không kiểm tra, thí nghiệm hệ thống chống sét, nối đất của nhà máy điện, trạm điện;

c) Xếp, chứa các chất cháy, nổ, ăn mòn trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện;

b) Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện;

c) Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện.

Xem thêm: Bồi thường khi giải tỏa hành lang an toàn điện

7. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; các Điểm a, c và d Khoản 3; các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4; Điểm c Khoản 5; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này.

8.Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a)Buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại các Điểm b, c Khoản 1; Khoản 2; các Điểm c và d Khoản 3; các Điểm a, c và d Khoản 4; Điểm c Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;

b) Buộc phải di chuyển phương tiện, thiết bị thi công ra khỏi hành lang an toàn lưới điện cao áp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b Khoản 4; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này;

c) Buộc phải tách đường dây dẫn điện, thiết bị điện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;

d) Buộc phải tạm dừng công việc cho đến khi có phiếu công tác hoặc thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn phù hợp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm g Khoản 4 Điều này.