Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Mẫu Thượng Ngàn hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn được biết đến là một trong 3 vị Tam Tòa Thánh Mẫu tối cao trong hệ thống sáng tạo vũ trụ. Từ thuở khai thiên lập địa, mỗi vị Thánh Mẫu được cha là Ngọc Hoàng giao cho cai quản một vùng miền khác nhau. Trái với Đệ Tam Thoải Phủ là người hay thay đổi nhưng lại rất nghe lời cha nên được giao cho cai quản vùng sông nước, còn Đệ Nhị Thượng Ngàn vì tính tình thẳng thắn khó bảo nên được giao nhiệm vụ cai quản vùng núi rừng hoang vu. Từ ngày Mẫu Thượng Ngàn về đây cai quản thì người dân mùa màng nào cũng bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn, bởi thế nên bà được nhân dân hết mực tôn kính và nghe theo. Cũng chính vì lý do này mà cho đến ngày nay, sự tích Mẫu Thượng Ngàn vẫn còn được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ. 

1. Sự tích Mẫu Thượng Ngàn gắn liền với hai truyền thuyết

Mẫu Thượng Ngàn là vị chúa cai quản chốn rừng xanh. Xoay quanh sự tích Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau:

Theo truyền thuyết thứ nhất ghi lại, Mẫu Thượng Ngàn là con gái đầu tiên của Ngọc Hoàng. Khi trưởng thành, tính tình thẳng thắng, cứng rắn nên được vua cha Ngọc Hoàng giao cho cai quản vùng núi rừng hoang vu. Nhưng từ khi cai quản vùng này thì cây cối đều được tươi tốt, việc săn bắn cũng được nhiều hơn trước, cuộc sống của con người được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, bà còn dạy dân cách dùng lửa và nấu ăn nên người dân hết lòng tôn kính, thờ phụng bà cho tới ngày nay.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Sự tích mẫu thượng ngàn 

>> Xem thêm mẫu tượng mẫu thượng ngàn bằng đồng mạ vàng 24k cực đẹp. 

Những cũng có ý kiến cho rằng, Mẫu Thượng Ngàn là con của vua Đế Thích, hạ phàm đầu thai làm con vua Hùng Vương. Khi sinh bà, hoàng hậu đang đi rừng, vì đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa Mỵ Nương nhưng hoàng hậu không may qua đời ngay sau đó. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm mẹ. Bà được ông Bụt ban cho phép thuật và 12 thị nữ nên đã ra sức cứu giúp dân lành. Khi nhân dân đã có cuộc sống ấm no, bà trở về nơi bà đã giáng trần. Để tưởng nhớ công ơn, người dân tôn bà là Bà Chúa Thượng Ngàn cai quản vùng núi.

Nhưng phổ biến nhất là truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương, có tên là La Bình. Ngay từ nhỏ, bà thường theo cha đi khắp miền núi non, hang động và được các vị Sơn thần quý mến, giúp đỡ. Sau khi cha mẹ được Ngọc Hoàng Thượng Đế phong làm hai vị thánh bất tử thì bà cũng được phong làm Mẫu Thượng Ngàn cai quản 81 cửa rừng và các miền núi non, hang động,...

Sự tích Mẫu Thượng Ngàn đã để lại một câu chuyện quý giá là sự khâm phục, ngưỡng mộ, tôn thờ lớn của người dân Việt đối với công lao của Bà Chúa Rừng Xanh.

2. Ý nghĩa của việc thờ Mẫu Thượng Ngàn trong văn hóa của người Việt

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Mẫu Thượng Ngàn  (tượng đầu tiên ở bên phải)

>> Xem ngay tượng Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở các điện, đền, phủ.

Không biết tự bao giờ, tín ngưỡng thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn nói riêng đã ăn sâu vào nếp ăn, cách sống của người Việt để rồi vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội đền mẫu Thượng Ngàn chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ và miền Trung như: suối Mỡ (Bắc Giang) và Bắc Lệ (Lạng Sơn), đỉnh núi Bà Nà,...

Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…

Trước hết, tín ngưỡng thờ Lâm Cung Thánh Mẫu thể hiện truyền thống, văn hóa tâm linh tốt đẹp của người Việt và tinh thần gìn giữ, phát huy những phong tục của cha ông từ xưa tới nay. Đó còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây được truyền từ đời này sang đời khác. Bằng chứng rõ nhất là sự tích Mẫu Thượng Ngàn được lưu truyền và đưa vào sử sách.

Không những vậy, việc thờ Bà Chúa Thượng Ngàn còn thể hiện ước mong, hi vọng về cuộc sống ấm no, cây cối tươi tốt, phát triển, việc đi rừng được thuận lợi, suôn sẻ.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Mẫu thượng Ngàn được chế tác bằng đồng 

Đạo Mẫu của Việt Nam rất linh thiêng, nên việc thờ Mẫu Thượng Ngàn không thể qua loa, xuề xòa mà cần sự thành tâm, tôn kính.

3. Tượng Mẫu Thượng Ngàn – Bà Chúa Thượng Ngàn bằng đồng được chế tác thủ công, tinh xảo tại cơ sở Đúc Đồng Quang Hà

Để đáp ứng việc thờ phụng Bà Chúa Thượng Ngàn, tượng Mẫu Thượng Ngàn với đặc trưng màu áo choàng xanh được chế tác đa dạng từ các chất liệu khác nhau: đá, gỗ, đồng, với nhiều mẫu mã, hình dáng thiết kế khác nhau nhưng đều mang lại giá trị tâm linh như nhau.

Tượng Mẫu Thượng Ngàn bằng đồng được chế tác thủ công hoàn toàn từ đồng đỏ với kích thước theo yêu cầu của khách hàng sẽ là một gợi ý cho khách hàng:

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Tượng Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Mẫu Thượng Ngàn (đầu tiên ở bên trái)

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Mẫu Thượng Ngàn bằng đồng mạ vàng 24k

Đúc đồng Quang Hà là cơ sở chuyên đúc đồ thờ cúng, tượng đồng, trống đồng, tranh đồng,.. với nguồn nguyên liệu đảm bảo và bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề truyền thống sẽ tạo nên những sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Với những ly kỳ quanh sự tích Mẫu Thượng Ngàn đã khiến cho việc thờ Mẫu Thượng Ngàn trở nên linh thiêng và ý nghĩa hơn rất nhiều.

=>> Mời gia chủ xem thêm sự tích Cô Bơ Mẫu thoải thác hàn - Phò vua giúp nước, là vị thánh mẫu quan trọng thờ trong tam phủ tứ phủ

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

    • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

  • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

  • Website: https://dongmynghe.com.vn

  • Email:

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai
Tranh vẽ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn. Họa sĩ Nguyễn Trà My.

- Ngày Mão đầu tháng 02 AL

Nhạc Phủ [岳府] (miền rừng núi, cao nguyên)

Rừng núi, miền trung du, hang động, v.v...; gọi chung là Toà Sơn trang, Lâm Cung.

- Thượng Ngàn Lê Mại Đại Vương [上岸黎邁大王] (đồng nhất với Đệ Nhất Thượng Ngàn trong Tam Tòa Sơn Trang)

- Sơn Lâm Công Chúa [山林公主]- Lâm Cung Thánh Mẫu [林宮聖母]- Bà Chúa Thượng Ngàn [婆主上𡶨]- Bà Chúa Sơn Trang [婆主山莊]- Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên [母第四岳仙]: trong các bản chầu văn, khi thứ tự các phủ được xếp là Thiên - Địa - Thoải - Nhạc- Mỵ Nương Quế Hoa (媚娘桂花)- La Bình Công Chúa

- Mẫu Đông Cuông

- Đền thờ chính: Đền Đông Cuông (cùng với Đền Vọng Đông và Đền Tuần Quán hình thành nên cụm di tích), Yên Bái- Đền Công đồng Bắc Lệ và đền Thất Khê, Lạng Sơn- Đền Suối Mỡ, Bắc Giang- Đền Tam Cờ, Tuyên Quang

- Đền Mẫu Thượng, thị xã Lào Cai, Lai Châu

Mẫu Thượng Ngàn đứng đầu Nhạc Phủ là vị Thánh Mẫu cai quản miền rừng núi, cao nguyên, một trong bốn vị Tứ Phủ Thánh Mẫu.

Trong thần điện Tứ Phủ, Mẫu mặc trang phục xanh lá, thường ngồi bên tay phải của Mẫu Thiên Tiên.

Tam Tòa Sơn Trang

Nhạc Phủ do Mẫu cai quản xuất phát từ tín ngưỡng thờ núi rừng của người Việt, sau này nhập với tam phủ Thiên - Địa - Thoải để hình thành nên Tứ Phủ. Vì vậy nên hình tượng Mẫu Thượng Ngàn cũng gắn liền với Tam Tòa Sơn Trang, tức ba vị mẫu thần đứng đầu tín ngưỡng thờ Sơn Trang.

Có người cho rằng Mẫu Thượng Ngàn chính là vị đứng đầu Tam tòa Sơn Trang. Cũng có người cho rằng toàn bộ Tam tòa Sơn Trang nằm dưới quyền Mẫu. Hoặc cả ba vị Tam tòa Sơn Trang đều là những hóa thân của Mẫu.

Bộ hạ

Theo hầu Mẫu Thượng Ngàn (hoặc Tam Tòa Sơn Trang) có Bát Bộ Sơn Trang và Thập Nhị Bộ Tiên Nàng.

Bát Bộ Sơn Trang

Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là Bát Bộ Sơn Trang, cai quản các lũng, các nương núi rừng.

Bát Bộ Sơn Trang bao gồm: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.

Thập Nhị Bộ Tiên Nàng

Thập Nhị Bộ Tiên Nàng (hay còn gọi là 12 cô Sơn Trang) là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô tuy đôi lúc có về ngự đồng; nhưng đây không phải 12 vị Tứ Phủ Thánh Cô.

Thần tích

Vì có rất nhiều thần tích về Mẫu Thượng Ngàn, thậm chí có phần mâu thuẫn nhau, nên ở đây chỉ ưu tiên đăng lại những thần tích có thể dẫn nguồn từ các tư liệu uy tín.

La Bình Công Chúa[1]

Thần tích này liên quan đến đền Bắc Lệ, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Mẫu Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh (tức Vua Cha Nhạc Phủ) và Mỵ Nương Ngọc Hoa (媚娘玉花) trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. (Mỵ Nương là danh hiệu gọi con gái của Hùng Vương, tương tự như "Công Chúa").

Mẫu được cha mẹ đặt tên là La Bình. Khi còn trẻ là cô gái đức hạnh, tài sắc vẹn toàn; hay thường được cha cho đi cùng khắp mọi nơi. Vì thế nên La Bình học hỏi được nhiều điều. Thêm phần sáng dạ, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, tự chủ trong giao tiếp, thành thạo mọi việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, xem nàng là đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương Ngọc Hoa về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, La Bình thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước Nam. Mẫu luôn chăm chỉ làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp,... Bà cải tiến và hoàn thiện những gì mà trước kia cha của bà chỉ mới bắt đầu. Làm nhà không chỉ vững chải mà còn chạm trổ cho đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc khắc hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn có thêm nhiều món mới. Công việc đồng áng, bà cũng dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống, phân phát hạt giống. Chăn nuôi thêm nhiều giống gia cầm gia súc, trồng trọt thêm những hoa thơm trái lạ.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Tranh dân gian vẽ Tòa Sơn Trang.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Tranh dân gian vẽ Bà Chúa Thượng Ngàn và 12 Cô hầu.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Tranh vẽ Mẫu Thượng Ngàn, thuộc dự án Divine Portraits - Thánh Nhan.
Họa sĩ: Lunae Lumen.

Khởi nghĩa Lam Sơn

Thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ẩm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân chống cự không nổi, tan tác mỗi người một nơi. Trong đêm tối, bà đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắc họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của Mẫu Thượng Ngàn chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, quân Minh không thể nào nhìn thấy.

Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Gian khổ không tài nào kể xiết; nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh.

Để ghi nhớ công ơn phù âm giúp đỡ của bà, đền Mẫu Thượng Ngàn tại Bắc Lệ được dựng lên. Những người đi rừng muốn được bình yên, vạn sự tai qua nạn khỏi, thường đến cầu xin sự che chở, phù trợ. Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Mẫu chấp thuận.

Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ phong bà là Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín Thiền Sư.

Mẫu đệ nhị thượng ngàn là ai

Tranh Bà Chúa Thượng Ngàn và 12 cô Sơn Trang theo lối tranh dân gian Hàng Trống.
Họa sĩ: Xuân Lam.

Huyền tích Chi Lăng - Xương Giang[2]

Tháng 11/1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Năm vạn quân Minh bị diệt, hơn một vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối. Bản thân Vương Thông bị thương. Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan.

Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hòa để rút toàn quân về. Lê Lợi đã bằng lòng, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên, lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông:

"Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được."

Vương Thông nghe vậy hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa nhưng bề trong sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Minh Tuyên Tông. Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần.

Quân của vua Lê sức mỏng lực kiệt, không đủ sức đánh đuổi được giặc mạnh. Mẫu Thượng Ngàn mới mách cho cách diệt giặc phải đánh chặn ngay từ Chi Lăng. Chặn được đường tiến công của Liễu Thăng tại Chi Lăng thì quân Mộc Thạnh tự khắc rút lui.

Tháng 9/1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát, Lê Văn Linh và Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.

Lúc bấy giờ, Mẫu Thượng Ngàn mới hô các quân Mường, quân Mán từ 81 cửa ngàn, 36 cửa rừng và 16 cửa bể đến Bắc Lệ, chiếm lại thành Xương Giang từ tay giặc, phò minh quân dẹp giặc. Thế nên mới có ngôi đền Công Đồng Bắc Lệ. "Công Đồng Bắc Lệ" ở đây không phải là đền thờ công đồng Tứ Phủ, mà là công đồng các chúa Mán, chúa Mường, Bát Bộ Sơn Trang, lang hùm lang sói. Lúc đó Mẫu sắc sai Chầu Năm trấn ngay cửa rừng Suối Lân, khi nào thấy giặc đến thì đem quân ngàn ra mà đánh. Mế Lục trấn tại cánh Hữu Lũng, Mế Bé trấn ở Voi Xô. Trên đèo Kẻng, Mẫu cho dàn quân, Bát Bộ Sơn Trang chia ra trấn từng vùng từng phương khắp vùng Quan Lạng. Mẫu cùng Đệ Nhị Sơn Trang Diệu Tín và Đệ Tam Sơn Trang Diệu Nghĩa đứng trên núi Mỏ Ba quan sát, chỉ đạo trận chiến.

Mẫu báo cho vua phải giả thua để dụ giặc vào trận mai phục tại ải Chi Lăng. Đồng thời Mẫu cũng báo cho vua ba tử huyệt của Liễu Thăng là đôi mắt, gáy và rốn; hãy dụ đánh đến trên núi mặt quỷ, dưới gốc cây to, khi nào thấy hắn ôm mặt thì chém sau gáy.

Y theo lời Mẫu, ngày 8/10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng.

Mẫu đứng trên đền Mỏ Ba, sai Chầu Mười hóa ra đàn ong đốt vào mắt quân địch. Liễu Thăng bị đốt vào mắt, ôm mặt, liền bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Khốn thay, loài ong đốt xong mất ngòi cũng chết, thế nên Chầu Mười hóa vào ngày 20/9 âm lịch. Nhân gian mới có câu:

"Cuối thu mãn hạn về tiên
Nhân dân kỷ niệm lập đền Mỏ Ba."
―Chầu văn Chầu Mười Đồng Mỏ

Sau khi Liễu Thăng bị chém đầu, chỉ quy quân Minh là Lương Minh. Quân Lam Sơn viết thư khuyên Lương Minh rút quân, nhưng viên tướng này không chịu khuất phục mà vẫn tiếp tục dẫn quân (còn khoảng 9 vạn) về Cần Trạm (nay là thị trấn Kép và các địa phương lân cận). Ngày 15/10, quân Minh đến Cần Trạm. Quân Lam Sơ gồm 3 vạn quân của Lê Lý, Lê Văn An cùng với 1 vạn quân của Lê Sát và Lưu Nhân Chú từ Chi Lăng rút về đã tổ chức mai phục và tập kích đối phương. Quân Minh bị thiệt hại nặng nề. Chỉ huy Lương Minh tử trận, thay bằng Đô đốc Thôi Tụ. Quân Minh vẫn tiếp tục tiến lên. Ngày 18/10, quân Lam Sơn phục binh ở Phố Cát, giết 1 vạn quân Minh. Lý Khánh phải tự tử. Lực lượng còn lại của nhà Minh dưới sự chỉ huy của Thôi Tụ, Hoàng Phúc, trên đường đi bị quân Mán quân Mường phục kich giết hơn nửa.

Mị Nương Quế Hoa (媚娘桂花)[3]

Thần tích này liên quan đến đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang (tương truyền đền được xây dựng vào thời Lê).

Vào thời vua Hùng Vương thứ 9, Hùng Định Vương (雄定王, 1331 - 1252 TCN), Hoàng hậu mang thai mãi không sinh nở được. Tất cả mọi người ai cũng lo sợ, nhưng sau cũng thấy quen dần. Đến năm thứ ba, Hoàng hậu dạo chơi trong rừng thì cơn đau đẻ ập đến. Bà ôm chặt thân cây quế, sinh hạ được một cô con gái rồi kiệt sức mà qua đời. Vương nữ được vua cha yêu quý, đặt danh hiệu Mỵ Nương Quế Hoa.

Mỵ Nương Quế Hoa lớn lên vừa ngoan ngoãn vừa xinh đẹp. Đến tuổi cập kê nàng vẫn màng hôn sự, chỉ hằng mong nhớ người mẹ quá cố của mình. Sau khi biết rõ sự tình, Mỵ nương quyết chí đi vào rừng tìm mẹ; để rồi từ đó chứng kiến những cảnh đói nghèo cơ cực của muôn dân. Nàng luôn trăn trở tìm cách giúp đỡ những người dân lành cực khổ kia.

Một đêm, giữa rừng núi âm u, nàng linh cảm thấy hơi ấm của người mẹ đã sinh ra mình. Nàng thốt lên gọi: "Mẹ ơi... mẹ ơi..." Đồng cảm với nỗi lòng của Mỵ Nương, một ông tiên hiện lên trao cho nàng phép thần thông, có thể dời núi, lấp sông, cứu giúp dân lành, luyện phép trường sinh. Có được phép thần và sách tiên, Mỵ Nương cùng 12 thị nữ ra sức đi giúp đỡ người dân nghèo, mang lại cho họ cuộc sống ấm no.

Một hôm, trên trời có đám mây ngũ sắc hạ xuống đón Mỵ Nương Quế Hoa và 12 thị nữ lên trời. Nhân dân đã lập đền thờ, tôn vinh Mỵ Nương Quế Hoa là Chúa Thượng Ngàn, hằng năm mở hội vào mùng 1/4 âm lịch để ghi nhớ công tích của Thánh Mẫu.

Thu phục Mộc Tinh

Những truyền thuyết dưới đây hiện không rõ nguồn:

Sự tích cây ngàn quả và con ruồi

Sau khi bị Kinh Dương Vương đánh đuổi, Mộc Tinh sợ hãi chạy về hướng Tây Nam, tại đây nó vẫn giở trò cũ thường xuyên bắt người dân trong vùng làm lễ tế người. Mẫu Thượng Ngàn biết chuyện giận lắm, định dùng rìu để chặt đổ cây, nào ngờ thân cây quá cứng dù chặt bao nhiêu lần cũng không sứt mẻ tí nào. Mẫu Thượng Ngàn bèn dùng phép hóa thành một con sâu tinh rồi chui vào trong thân cây khiến Mộc Tinh đau đớn vô cùng vội vàng xin tha. Nó hứa rằng sẽ không ăn thịt người nữa và tặng bà một giống thần sau đó hóa thành một con hổ rồi chạy mất. Mẫu Thượng Ngàn đem hạt giống này về trồng, không lâu sau nó lớn thành một cái cây to thật là to, cành lá xum xuê che phủ một nửa bầu trời, hàng năm đều mọc ra hàng trăm thứ quả khác nhau. Bà thu hoạch tất cả và đem cho cha mình và các vị thần cùng ăn, ai nấy dùng xong đều tấm tắc khen ngon chỉ trừ một tiên nữ chê dở. Nghe vậy Mẫu Thượng Ngàn quyết định không bao giờ cho mọi người được ăn loại quả này nữa. Về phía cô gái kia thì bị các vị thần phạt hóa thành con ruồi để suốt phần đời còn lại chỉ được ăn đồ thừa của con người mà thôi.

Sự tích vua hóa hổ

Hùng Vương thứ IX là một vị vua anh minh, thương dân như con, cũng vì vậy mà được trời phù hộ giúp cho con đàn cháu đống. Nào ngờ trong một lần đi săn, ông vô tình bị Quỷ Xương Cuồng ăn thịt. Nó nhân cơ hội này dùng phép hóa thành ông để trở thành vua. Từ ngày làm vua thì Quỷ Xương Cuồng không màng việc nước, chỉ đam mê rượu chè và gái đẹp, những người chống đối đều bị nó ăn thịt cả. Lần này Mẫu Thượng Ngàn quyết không để cho Quỷ Xương Cuồng có thể chạy thoát được nữa nên hóa thành một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Chẳng bao lâu danh tiếng của bà truyền tới tai nhà vua nên được mời vào cung giúp vui. Quỷ Xương Cuồng biết bà là Mẫu Thượng Ngàn bèn bảo một khi tiếng sáo mà dừng thì bà sẽ bị giết. Khi tiếng sáo của bà vừa cất lên thì ai nấy đều cảm thấy thư thái, mọi âu lo đều bị quên lãng, thời gian trôi qua lúc nào không hay. Tới đêm thứ bảy khi tiếng sáo vừa dứt thì Quỷ Xương Cuồng đã hiện nguyên hình thành một con hổ khiến mọi người hoảng loạn bỏ chạy. Mẫu Thượng Ngàn dùng phép nhốt con hổ vào lồng và luôn giữ nó bên mình. Từ đó về sau phàm những ai phạm tội phá rừng đều bị bà đem cho hổ ăn thịt cả.

Mối liên hệ với Sơn Tinh

Một lần khi đang đi dạo trong rừng, Mẫu Thượng Ngàn phát hiện thấy xác một đứa trẻ chỉ còn lại bộ xương khô bên gốc cây. Tiếc thương vì cậu bé đã chết khi còn quá nhỏ nên Mẫu Thương Ngàn đã dùng phép hòa lẫn xương cậu cùng gan hùm, tay gấu, ruột ngựa, mắt diều hầu, chân báo cùng quả tim của bà để hồi sinh cậu. Mẫu vốn không có con cái gì, lại thấy cậu bé lanh lợi nên đã quyết định nhận cậu làm con nuôi, đặt tên là Sơn Tinh, giao cai quản vùng núi Ba Vì.

Một số truyện đề cập rằng bà mất trong cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sau khi mất thì bà trở lại Thiên Phủ sống cùng cha mình nhưng vì quá thương con nên bà đã cầu xin cha được phép trở lại trần gian. Ngọc Hoàng đồng ý bèn cho bà được đầu thai trở lại làm con gái của Sơn Tinh.

Hóa thân thành Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Có thuyết cho rằng Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn chính là một trong những hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn. Vì vậy nên những thần tích của Chầu cũng chính là của Mẫu.

Hình ảnh tượng thờ

Tham khảo

  1. Ts. Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ Thánh ở Việt Nam", t. 581, 2016.
  2. Ts. Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ Thánh ở Việt Nam", t. 594, 2016.
  3. Ts. Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ Thánh ở Việt Nam", t. 583, 2016.