Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách

Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực - Dạy học phát triển năng lực

Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kĩ năng, thái độ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách

Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì năng lực được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa những kiến thức, kĩ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới.

Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Ảnh do thành viên Nguyễn Thế Phúc thêm vào

Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực để người học tìm được giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trọng của năng lực, tuy nhiên, khả năng đó có được lại dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là những kiến thức mà người học phải năng động, tự kiến tạo, huy động được. Việc hình thành và rèn luyện năng lực được diễn ra theo hình xoáy trôn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt ra cơ sở để hình thành những năng lực mới.

Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm,... giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi.

Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong mỗi lĩnh vực hoạt động nào đó. Không thể có năng lực về toán nếu không có kiến thức và được thực hành, luyện tập trong những dạng bài toán khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.

Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Toán cấp trung học phổ thông; Vụ giáo dục trung học; 2014
  • Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí; Vụ Giáo dục trung học; 2014
  • Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Hóa học cấp trung học phổ thông; Vụ Giáo dục trung học; 2014
  • Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông; môn Sinh học; Vụ Giáo dục trung học; 2014

Bài liên quan

  • Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Sinh
  • Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
  • Kinh nghiệm của Việt Nam về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
  • Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
  • Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
  • « Mới nhất
  • Mới hơn
  • Cũ hơn

Liên kết đến đây

  • Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
  • Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Năng lực và các khái niệm liên quan
  • Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Toán
  • Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Hóa
  • Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Sinh
Lấy từ https://tusach.thuvienkhoahoc.com/index.php?title=Mối_quan_hệ_giữa_năng_lực_với_kiến_thức,_kĩ_năng,_thái_độ&oldid=141334
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Thể loại:
  • Tài liệu tập huấn
  • Dạy học phát triển năng lực
  • THPT
  • 2014