Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

– Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền.


Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

– Ruồi quả (ruồi giấm) là đối tượng thí nghiệm lý tưởng về di truyền học do:

+ Dễ nuôi trong phòng thí nghiệm. Thức ăn nuôi ruồi giấm có thể là các loại trái cây như chuối, xoài,…

– Sinh sản nhanh và nhiều. Mỗi cặp ruồi giấm sinh được hàng trăm con trong một lứa.

– Vòng đời ngắn, chỉ có hai tuần lễ là chúng có thể nhanh chóng đạt tới tuổi trưởng thành để tham gia sinh sản; và chu kỳ sống có thể rút xuống còn 10 ngày, nếu ở nhiệt độ 25oC. Các ruồi cái trưởng thành về mặt sinh dục nội trong 12 giờ và chúng lại đẻ trứng hóa nhộng trong hai ngày.

– Hơn nữa, tế bào của chúng chỉ chứa 4 cặp NST (2n=8) trong đó có 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính, đối với ruồi đực là XY và đối với ruồi cái là XX, do đó dễ dàng quan sát bộ NST của chúng.

b. Thí nghiệm của Moocgan

Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

c. Giải thích kết quả thí nghiệm

Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

– Xét sự di truyền của gen quy định từng tính trạng:

P: thân xám × thân đen → F1: thân xám

=> thân xám trội hoàn toàn so với thân đen

=> Quy ước B- thân xám; B-thân đen.

=> Kiểu gen F1 là Bb

P: cánh dài × cánh cụt → F1: cánh cụt

=> cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt

=> Quy ước V- cánh dài; v-cánh cụt.

=> Kiểu gen F1 là Vv

Xét chung cả 2 tính trạng => F1 là BbVv

– Vì F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho 2 loại giao tử => 2 cặp gen đó phải nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng => Hiện tượng liên kết gen.

d. Liên kết gen

– Khái niệm
di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

– Các gen trên cùng 1 NST làm thành nhóm gen liên kết kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

II. Ý nghĩa của di truyền liên kết

    Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST => Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.

B – Các dạng bài tập

Trong di truyền liên kết, các gen nằm trên cùng một NST sẽ di truyền cùng nhau trong quá trình phát sinh giao tử.

Ví dụ mẫu

Xác định giao tử của các kiểu gen sau:

a) 

b) 

Hướng dẫn giải:

a)  giảm phân cho 2 loại giao tử: AB = ab = 0,5.

b) giảm phân cho 2 loại giao tử: Ab = aB = 0,5.

Dạng 2. Bài toán thuận (xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con lai khi biết kiểu gen của P)

Phương pháp

– Khi biết kiểu gen của P muốn xác định tỉ lệ kiểu gen của kiểu hình của đời con cần tiến hành viết sơ đồ lai.

– Tỉ lệ phân li kiểu hình và kiểu gen của F1 khi P dị hợp hai cặp gen liên kết hoàn toàn:

P

F1

Kiểu gen

Kiểu hình

AB/ab × AB/ab

1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab

3 A-B- : 1 aabb

Ab/aB × Ab/aB

1 Ab/Ab : 2 Ab/aB : 1 aB/aB

1 A-bb: 2A-B-: 1 aaB-

AB/ab × Ab/aB

1 AB/Ab : 1 AB/ab : 1 Ab/aB : 1 aB/ab

Ví dụ mẫu

Ở cà chua: A-quả đỏ; a-quả vàng; B-quả tròn; b- quả bầu dục; các gen di truyền liên kết. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con khi cặp bố mẹ có kiểu gen: AB/ab × AB/ab

Hướng dẫn trả lời

Viết sơ đồ lai:

P: AB/ab × AB/ab    

G: AB = ab = 0,5 AB = ab = 0,5

F1: 1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab    

Kiểu hình: 3 đỏ, tròn; 1 vàng bầu dục.

Dạng 3. Bài toán nghịch (xác định quy luật di truyền hoặc kiểu gen của P khi biết tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen ở đời con)

Phương pháp

Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng

– Xét riêng từng tính trạng → tích tổ hợp 2 tính trạng:

+ Tỉ lệ kiểu hình ở đời con = tích tổ hợp hai tính trạng => hai tính trạng phân li độc lập.

+ Tỉ lệ kiểu hình ở đời con ≠ tích tổ hợp 2 tính trạng (lai 2 cặp tính trạng nhưng tỉ lệ kiểu hình ở đời con lại giống trường hợp lai 1 cặp tính trạng) => hai tính trạng liên kết hoàn toàn.

Bước 2: Xác định kiểu gen của P

Căn cứ vào các dữ kiện đề bài cho (thường là sử dụng sự xuất hiện hay không xuất hiện của kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con) để xác định kiểu gen của P.

Bước 3: Viết sơ đồ lai kiểm chứng

Có thể xác định nhanh theo cách sau:Xuất phát từ phép lai P thuần chủng, các kiểu hình tương phản → F1 → F2 hoặc xuất phát là bố mẹ dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb) cho tự thụ → được F1 cho kết quả như sau:

Kết quả phân li kiểu hình F2

(hoặc F1)

Quy luật

Kiểu gen F1 (hoặc P)

3:1

Liên kết gen hoàn toàn

AB/ab

1:2:1

Ab/aB

Cũng là tình huống trên, nếu lai phân tích thì cho kết quả như sau:

Kết quả phân li kiểu hình ở FB

Quy luật

Kiểu gen F1 (hoặc P)

1:1

Liên kết gen hoàn toàn

AB/ab

Ab/aB

Ab/aB nếu FB không có ab/ab

Ví dụ mẫu

Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh được F1 có 100% cây quả to, màu xanh. Cho F1 giao phấn với nhau đời F2 thu được 25% quả to, màu vàng; 50% quả to, màu xanh; 25% cây quả nhỏ, màu xanh. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.

  1. Hãy xác định quy luật di truyền chi phố phép lai.

  2. Xác định kiểu gen của P.

Hướng dẫn giải

a) Xác định quy luật di truyền:

F2: Quả to : Quả nhỏ = 3 : 1 => F1: Aa;

Quả xanh : Quả vàng = 3 : 1 => F1: Bb

Tỉ lệ F2 có 1:2:1 => liên kết gen hoàn toàn, kiểu gen F1 là liên kết đối: 

b) Cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu xanh được F1 có 100% 

=> Kiểu gen P: .

Năm 1910 Moocgan đã tiến hành nghiên cứu di truyền trên ruồi giấm và ông đã phát hiện tượng di truyền liên kết (không xuất hiện kiểu hình khác P). Vậy di truyền liên kết là gì?

1. Thí nghiệm của Moocgan

Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

Thomas Hunt Morgen (25.9.1866 – 1945)

Giải thưởng Nobel năm 1933. Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ 1927 – 1931. Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Liên Xô 1932. Ông là người đề xuất học thuyết di truyền NST (1910 – 1922).

- Đối tượng nghiên cứu trong thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm.

Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

Mocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm.

+ Đẻ nhiều.

+ Vòng đời ngắn.

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát.

+ Số lượng NST ít (2n = 8).

- Thí nghiệm của Mocgan

+ Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt.

+ F1: 100% thân xám, cánh dài.

+ Lai phân tích: đực F1 x cái đen, cụt.

\(\rightarrow\) Thu được các thế hệ sau tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Moocgan có ý nghĩa như thế nào về mặt di truyền học

+ Trả lời thảo luận nhóm:

- Phép lai giữa ruồi F1 với cái thân đen, cánh cụt là phép lai tích vì phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.

- Mocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích xác định kiểu hình của ruồi đực F1

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen):

Tỉ lệ KH 1 : 1 \(\rightarrow\) các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ do một loại giao tử (bv), còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử (BV, bv). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh -> hiện tượng di truyền liên kết.

\(\rightarrow\) Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết \(\rightarrow\) số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ đơn bội.

VD: ở người có 23 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 23, ở ruồi giấm có 4 nhóm liên kết tương ứng với n = 4.

@70577@@70580@@70578@

2. Ý nghĩa của di truyền liên kết

- Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

- Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen \(\rightarrow\) hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

- Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

@70579@