Một nước không thể không có quốc hoa

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 2

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 3

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 4

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 5

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 6

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 7

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 8

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 9

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 10

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 11

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 12

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 13

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 14

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 15

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 16

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 17

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 18

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 19

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 20

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 21

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 22

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 23

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 24

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 25

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.


Page 26

L.T.S. Chúng tôi có mở cuộc tranh luận về câu chuyện Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng đấu tranh tranh luận chống Phạm Quỳnh chung quanh vấn đề Truyện Kiều (xem Nghiên cứu văn học các sổ 12-60, 6-61 và 8-61). Sau khi đăng một số, chúng tôi còn nhận được một vài bài khác như của bạn Hoàng Tuấn Phổ , Vương Đình Quang....Nhưng Tòa soạn chúng tôi thiết  tưởng vấn đề đã nên tạm kết thúc cho nên chúng tôi thôi không đăng các bài tranh luận. Chúng tôi có đề nghị bạn Huỳnh Lý, người trực tiếp viết chương V trong Lược thảo lịch sử văn học Việt nam tập III của nhóm Lê Qúy Đôn, phát biểu thêm ý kiến .Tiếc rằng vì bận công tác, bạn Huỳnh Lý chưa thể đáp ứng đề nghị đó. Dưới đây là ý kiến tạm sơ kết cuộc tranh luận do bạn Nguyễn Văn Hoàn viết. Chúng ta còn có thể có nhiều ý kiến.  Nhưng có lẽ hãy tạm gác vấn đề này để sau sẽ trở lại bàn kỹ hơn. Cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh là rnột cuộc tranh luận sôi nổi và có nhiều ý nghĩa trong lịch sử tranh luận về Truyện Kiều nói riêng, và trong lịch sử đấu tranh tư tưởng về văn học ở nước ta nói chung. Phân tích, đánh giá những cuộc tranh luận như thế là một nhiệm vụ cần thiết của công tác văn học sử. Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh có nhận định về cuộc tranh luận đó như sau: Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp rất sợ cuộc thức tỉnh của nhân dân ta, nên cho "Quỳnh, Vĩnh cố gây ra phong trào sừng bái Truyện Kiều, cốt nêu gương đạo đức phong kiến đề gián tiếp chống lại tư tưởng dân chủ và cách mạng, làm đãng trí thanh niên trí thức, khiến họ sao lãng chính trị" . Từ trước đến nay, mọi người đều nhất trí với nhận định đó. Tuy vậy, khi đi vào các khía cạnh cụ thê thì ý kiến vẫn có chỗ khác nhau. Bàn về cuộc tranh luận này, trong Lược thảo lịch sử học Việt nam, tập III, chương V, nhóm Lê quý Đôn đã viết: "Cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phê bình ở nước ta. Phe chống Kiều gồm các nhà ái quốc Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và một số nhà nho bảo thủ. Họ nhận xét Truyện Kiều như nhận xét một quyển sách luân lý... Phe tán dương Kiều, đông hơn, do Phạm Quỳnh cầm đầu, thì nặng về tầm chương trích cũ. Do thái độ đối với cuộc sống mới hơn, nghĩa là khoan dung rộng rãi với cá nhân hơn, do thông cảm với yêu cầu tình cảm con người, họ tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối, nhưng tán thành theo cảm tính, chứ không có lý luận gì. Và họ để công sức vào sự tìm hiểu về kỹ thuật. Về phương diện này, họ đã phát giác được nhiều điểm đáng kể. Phê phán nhận định này, bạn Nguyễn đình Chú viết: "Nhận định này tỏ ra có nhiều chỗ lệch lạc, mâu thuẫn. Mà sở dĩ như vậy, chính là vì các tác giả không được nắm được đúng thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô đức Kế và Phạm Quỳnh", bạn Vũ Ngọc Khánh viết" "Lối phân tích này chưa thực là chính xác và có nhiều khía cạnh sai lầm. Vô hình chng dù sao cũng phù hợp với bước tiến của xã hội... Như vậy thì làm sao có thể hiểu được rằng nhóm Lê quí Đôn đã thấy rõ thực chất  vấn đề tranh luận này". Nhưng nhận định trên đây nhóm Lê Qúy Đôn đã phát biểu từ năm 1957. Điều đáng chú ý là gần đây, bạn Trương Chính, một người trong nhóm, vẫn còn nhấn mạnh nhận định đó hầu như đây là một điều sở đắc (Vũ ngọc Khánh); một mặt khác bạn Trương Chính kiên quyết bác bỏ lời phê phán nói rằng nhóm Lê quí Đôn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận. Vì «từ lâu cũng đã có nhiều ngưởi hiểu như thế» (Trương Chính). Vậy thì vấn đề là ở chỗ nào ? Điểm mâu thuẫn chính đã nhóm lên cuộc tranh luận vừa qua, trên tập san Nghiên cứu văn học, giữa ba bạn Nguyễn đình Chú, Trương Chính, Vũ ngọc Khánh là ở đâu? Thoạt mới nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta có thể thấy ngay điểm khác nhau rõ nhất giữa ba bạn là ở chỗ đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chí sĩ. Bạn Vũ ngọc Khánh cho rằng : « Chung qui Ngô đức Kế vẫn chỉ mới phát biểu ý kiến về việc đưa Kiều ra say tôn là một việc tán dương là thuyết, chứ chưa có gì là đánh giá Truyện Kiều cả". Huỳnh thúc Kháng cũng vậy. "Nhắc đến Kiều, nhắc đến Nguyễn Du, nhưng chính huỳnh thúc Kháng vẫn chưa hẳn là đã phê phán, đánh giá Truyện Kiều" . Có thực là Ngô đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng chỉ đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, còn tuyệt nhiên không phê phán gì bản thân Truyện Kiều hay không? Đành rằng ở đây, trước sau, hai nhà chí sĩ, chủ yếu chỉ đả vào tê bồi bút Phạm Quỳnh, đả vào phong trào sùng bái Truyện Kiều cũng chỉ vì Phạm Quỳnh đã đưa Truyện Kiều ra mà khấn vái, nhưng một điều cũng rất hiển nhiên là hai nhà chi sĩ có phê phán cả Truyện Kiều, có đánh giá cả Nguyễn Du. Cứ đọc lại bài "Chánh học cùng tà thuyết" thì rõ. Vấn đề chính, quán xuyến toàn bộ bài bút chiến sôi nổi đó là gì? Là vấn đề chánh học, tà thuyết (như đề bài đã chỉ rõ). Vấn đề Kiều chẳng qua chỉ là một dẫn chứng ("hãy xin dẫn ra một chuyện" còn thì "muốn nói cũng chẳng nói hết đâu"). Truyện Kiều, đặc biệt là phê phán cái phần, theo ông là nhược điểm, trong nội dung tư tưởng của Truyện Kiều. Chẳng những phê phán Truyện Kiều, ông còn phê phán cả tác phẩm gốc của Truyện Kiều  là cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Chẳng những phê phán Truyện Kiều ông còn nói đến cả tác giả Truyện Kiều. Ở Huỳnh thúc Kháng thì lại càng rõ. Từ bài Chánh học cũng tà thuyết có  phải là vấn đề quan hệ chung không , trả lời Phạm Quỳnh, đến bài Mê người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát , trả lời Lưu trọng Lư, bên cạnh phần chính, đả kích phong trào sùng bái Truyện Kiều, Huỳnh thúc Kháng đã viết những đoạn rất tập trung, trực diện phê phán Truyện Kiều. Bạn Vũ ngọc Khánh đã để khá nhiều trang để biện bạch là Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng không đánh giá gì Truyện Kiều, nhưng lời biện bạch đó, theo ý chúng tôi có phần hơi thiên lệch ! Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng có đánh giá Truyện Kiều nhưng những phê phán đó phản ánh trung thực quan điểm văn học của hai ông không ? Hay chỉ vì căm ghét Phạm Quỳnh, nên nhất thời ác cảm với Truyện Kiều mà thôi? Phải chăng việc phê phán đó chỉ là một "thủ đoạn đấu tranh"  (Vũ ngọc Khánh)? Chúng tôi nghĩ rằng : sở dĩ hai nhà chi sĩ mà nghiêm khắc đến bất công đối với Truyện Kiều như thế, quả thật cũng tại Phạm Quỳnh;  nếu như Phạm Quỳnh không dây vào thì sự đánh giá của hai nhà chi sĩ đối với Truyện Kiều có thể sẽ nhẹ đi một vài phần.Nhưng trên cơ bản thì vẫn là thế. Cho nên, có thể thông qua cuộc tranh luận này mà tìm hiểu và đánh giá quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ. Nhóm Lê qúi Đôn đã liệt Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng vào loại " nhà nho bảo thủ, nhận xét Truyện Kiều  như là  nhận xét một quyển sách luân lý". Bạn Trương Chính lại phát triển và nhấn mạnh thêm những nhận định đó. Bạn Nguyễn Đình Chú sau khi bác nhận định trên của nhóm Lê Quí Đôn, cũng thừa nhận: "Rõ ràng Ngô đức Kế đã có thái độ đối với Truyện Kiền thiếu khách quan, thiếu công bằng mà nguyên nhân một phần là do nhãn quan phong kiến còn tồn  tại trong ông ". Bạn Vũ ngọc Khánh thì lại cho rằng, thái độ của Ngô đức Kế—Huỳnh thúc Kháng là “cố chấp ", chứ không phải là " bảo thủ ", nhưng xét cho cùng, thì " bảo thủ ", và “cố chấp” có gì khác nhau ? Theo chúng tôi, cách đánh giá Truyện Kiều, cũng như quan điểm văn học của Ngô đức Kế và Huỳnh thúc Kháng có chỗ hạn chế. Đó là một sự thực. Không thể che dấu và thiết tưởng không cần che dấu điều đó. Mà ngược lại, đứng trên quan điểm nghiên cứu cùng chúng ta ngày nay, lại càng cần phải vạch rõ và phê phán những bạn chế độ. Có điều là phải phân tích,  phê phán cho đúng mức. Đừng vì phê phán mặt hạn chế đó, mà hạ thấp giá trị rất to lớn, rất căn bản, trong những bài bút chiến của hai nhà chí sĩ. Vậy thì những hạn chế đó cụ thể như thế nào ? Về điểm này, bạn Trương Chính cho rằng: " Trong việc nhận xét Truyện Kiều, các ông Ngô Đức Kế—Huỳnh Thúc Kháng đều đứng trên lập trường phong kiến, quan niệm văn học luân lý mà bài bác. Các ông là những nhà ái quốc, những nhà chi sĩ rất đáng tôn trọng, nhưng mặt này, các ông là những nhà nho bảo thủ, các ông đã nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một cuốn sách luân lý..." nghĩa là hai ông đòi hỏi tác phẩm văn học phải luôn luôn nêu lên những nhân vật đạo đức hoàn, bị, những bài học luân lý  thật rõ ràng, như hai năm là mười, luân lý mà hai ông đòi hỏi phải là đạo đức luân lý phong kiến. Tóm lại, theo bạn Trương Chính thì " ý  thức phong kiến của hai ông còn quá nặng, quan niệm văn học của hai ông còn sai lắm ". Thậm chí, bạn Trương Chinh lại còn viết là "hai ông còn nặng ý thức phong kiến hơn cả Thánh thần sống trước hai ông gần ba trăm năm ". Chúng tôi nghĩ rằng : mọi người khó mà đồng tình với những lời lẽ trên đây của bạn Trương Chính được. Những hạn chế của hai nhà chí sĩ trong việc đánh giá Truyện Kiều cần được nhận định một cách thận trọng và đúng mức hơn. Trước hết nói về Ngô đức Kế. Không một chút do dự, ông Nghè này đã dứt khoát khẳng định giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều tài năng của Nguyễn Du, nhưng đối với nội dung tư tưởng của Truyện Kiều, ông lại có nhiều ý kiến khá bất công. Ngô đức Kế nhận định Truyện Kiều chưa thật chính xác. Ngô đức Kế chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực mà chưa nhìn thấy mặt tích cực của Truyện Kiều. Ngay mặt tiêu cực của Truyện Kiều, Ngô đức Kế cũng chưa vạch ra được một cách đúng đắn. Quan điểm của Ngô đức Kế tỏ ra bị hạn chế khi ông nghiêm khắc lên án mối tình tự do yêu đương Kim— Kiều, cũng như khi ông tán thành việc các cụ nhà nho xưa nghiêm cấm con em xem Truyện Kiều. Rõ ràng Ngô đức Kế còn bị vướng vào lễ giáo phong kiến! Ngô đức Kế không nhận thấy phần nội dung tiến bộ, nhân đạo của Truyện Kiều. Tại sao vậy? Ở chỗ này cần đứng vào hoàn cảnh cụ thể của Ngô đức Kế mà nhận xệt vấn đề. Bản thân Ngô đức Kế là một nhà nho, từ nhỏ được đào luyện nơi sân Trình, cửa Khổng. Ngô đức Kế đã có dịp nghiên cứu Tân thư, tiếp thu tư tư tưởng dân chủ tư sản, rồi tham gia phong trào Duy tân và bị đầy ra Côn đảo. Ròng rã 13 năm trời cách biệt với sự biến chuyển của trào lưu cách mạng, với sự tiến hóa của xã hội trong nước. Trong một hoàn cảnh như thế làm sao nhận thức của nhà chi sĩ có thể tránh khỏi có phần nào đó lạc hậu so với tình hình chung. Đến khi được phóng thích, nhà «tân học » này đã bị liệt vào hạng " cựu học" rồi  và Ngô đức Kế sẽ thấy gì trên Văn đàn công khai hồi đó ? Chúng ta nên nhớ đây là vào khoảng nấm 1921 , thời đại của những vần thơ sầu muộn, khóc than của Tương phổ, Từ trầm Ả, Tản Đà. Và chỉ một năm sau khi bài Chánh học ra đời là nước mắt của thanh niên nam nữ lại ướt đẫm những trang sách Tố Tâm. Đây là "thời buổi thơ sầu với bể thảm, với kiếp trần, với giọt lệ và tơ tằm, và tiếng cuốc và hoa trôi nước chảy... Thời kỳ của thơ sầu, tình yêu và đau khổ nợ và duyên, mộng và mị, hy vọng hão huyền và chán chường thực tự. Chưa hề bao giờ thơ nước Nam ướt át, nhiêu nước mắt như lúc này !". Trong hoàn cảnh đó, Ngô đức Kế chỉ thấy Trnyện Kiều đương làm cho thanh niên " say đắm trong trời tình bề ải mà mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa ". Trên thực tế, Ngô đức Kế chỉ thấy phần tiêu cực của Truyện Kiều đương phát huy tác dụng. Ngô đức Kế chứng kiến tác hại của Truyện Kiều đối với đạo đức phong hóa, đổi với nhân tâm thế đạo. Điều nghiêm trọng hơn nữa là ở đây lại cố sự xuyên tạc của một bọn bồi bút của đế quốc. Truyện Kiều không phải chỉ đương tác hại đến đạo đức pbong hóa, mà Truyện Kiều còn đương bị lợi dụng và gây tác hại đối với cả vận mệnh đất nước. Nước mắt rồi, bao nhiêu cố gắng hành động rút cục đều đưa đến thắt bại đau đớn, thế mà nay Phạm Quỳnh lại đương múa may ca hát bên Truyện Kiều, dùng Truyện Kiều làm lợi khí mê hoặc quần chúng. Dư luận "căm tức " Phạm Quỳnh. Nhiều người sống ở đương thời cững thấy rõ dã tâm của phạm Quỳnh, "hiềm vì một nỗi, dẫu muốn nói mà không có đủ sức mà nói" . Vì Phạm Quỳnh lúc này được đế quốc hết sức bù chì, đã nghiễm nhiên là " một đấng văn hào " , một nhà "tri thức" thuộc vào cỡ lớn, một " học giả " thông thái, am hiểu cổ, kim, Đông, Tây, hơn nữa, một nhà "chi sĩ" " cúc cung tận tụy với quốc văn" . Cho nên cần phải có một người như Ngô Đức Kế lên tiếng. Và nhà ái quốc Ngô Đức Kế đã lên tiếng. 13 năm tù đầy chưa hề làm nhụt khí tiết của nhà nho yêu nước này. Bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến đối với một người cựu chính trị phạm như mình, Ngô Đức Kế đã "dõng dạc chửi phong trào suy tôn Truyện Kiều mà Cụ phê bình rất đúng là một thủ đoạn mê hoặc tri thức thanh niên" . Quả đúng như vậy. Ngô Đức Kế phê bình Truyện Kiều chưa đứng nhưng " phê bình " Phạm Quỳnh, " phê bình" phong trào sùng bái Truyện Kiều thi rất đúng. Nhân dân ta, vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, rất nhạy cảm điều đó, nên mặc dầu hết sức yêu mến ngưỡng mộ Truyện Kiều vẫn hoan hỉ, khoái trá đứng về phía nhà chi sĩ để chống lại việc tán dương Truyện Kiều. Tuy chưa nắm được toàn bộ chân lý, Ngô Đức Kế vẫn chiến thắng một cách vẻ vang. (Vì Ngô Đức Kế đã nắm được một chân lý căn bản, đó là chính nghĩa ái quốc). Bài văn bút chiến nẩy lửa đó của Ngô Đức Kế đã " làm chấn động dư luận cả một lớp thanh niên và tri thức trong nước" , và gây một ấn tượng hết sức sâu sắc trong đầu óc công chúng đương thời. Đây là một vài bức thư của bạn đọc các nơi gửi về nồng nhiệt hoan nghênh Ngô Đức Kế. Ý kiến trên đã phản ánh được đầy đủ cái ấn tượng mãnh liệt của bài bút chiến đối với độc giả. Huỳnh thúc Kháng đã đánh giá bài văn của Ngô đức Kế như "cột đá giữa dòng nước lũ, ngọn đuốc trong khoảng đêm trường ". " Nói về nghĩa lý thì quang minh chính đại, thật là một bài quan hệ trong học giới rất to tớt; mù vì: lời biện bác thì lời nghiệm nghĩa chánh, có một cái mãnh lực như sét phang trước ngực, như nước xối sau lưng khiến cho ai đọc đến cũng tỉnh giấc hôn mê ". Bài bút chiến  đã có tác dụng rất lớn.Cả một phong trào tán dương Truyện Kiều đang ở tốc độ say sưa nhiệt liệt, bỗng nhiên xẹp hẳn xuống! Những người bị Quỳnh mê hoặc, vụt bừng tỉnh. Còn Phạm Quỳnh trước đó ồn ào, bắng nhắng bao nhiều thi bây giờ lập tức câm miệng hến! Bộ mặt chí sĩ, ái quốc, ái quần của y rơi xuống một cách thảm hại! Uy tín của y bị sứt mẻ một cách đau đớn ! Năm sau đó y liền bị thất bại trong cuộc tranh cử viện trưởng Viện dân biều. Một bạn đọc đã công khai vạch mặt y trên báo là chỉ  theo gió khiến buồm, xoay đoi chủ nghĩa như người thay đổi sơ mi . Uy tín của tờ Nam phong cũng bắt đầu sụt. Bẵng đi một thời gian đài Nam phong không còu dám ho he gi về Truyện Kiều, nữa. Mãi tròn một năm sau, mới dám đăng lại một bài về Truyện Kiều. Mà một bài như thế nào? Một bài mạt sát nàng Kiều hết sức tàn tệ:"đương lúc buồng khuê cửa các mà dã ihầ thốt nặng lời,trẻ con đã biết, gái tơ mà đã ngừa nghầ sớm sao... Hồi thứ ba, đã trót lỡ chân mà vẫn lầu xanh quen thói... mặt dạn mày dầy, ong qua bưởớm lại, thật là những tuồng như thế là " tuồng đong đưa". Khi đã làm Từ Hải "thất cơ trận liền" mà lại còn vặn đàn cùng bạn mới, mời rượn cùng người thù đã cực chưa, đã nhục chưa ". Đến lúc mọt nhà xum họp " dã tu tu trót qua thì thì thôi, sao lại còn chiều lòng gọi cỏ xướng tùy, rõ thật là đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời!" Xem thế thì suốt một đời Kiều, không được một điều gì cả ! Đối với  nàng Kiều "tiết nghĩa", mà cách đó không bao lâu, chủ nhiệm Nam phong đã bày hương án, đốt đỉnh trầm, hương hoa khấn vái, thế mà nay chính tạp chi đó lại phải đáng một bài đay nghiến như thế, đủ biết áp lực của dư luận, của chính nghĩa mạnh đến dường nào! Sau đó Nam phong lại còn đăng cả một bài, do Cao hữu Tạo sao lục, lên án tác hại của. văn chương sầu oán trong Truyện Kiều: "Biết bao kẻ đã vì Kiều mà khốn nạn trong bể tình, mê man trong cõi thảm, tình tình thảm thẫm, chân chán sâu sầu bạn thiếu niên sớm than chiều khóc, đăm đăm lăn lộn cùng một chữ yêu  quên cả thân thế sự nghiệp, quên cả tổ quốc non sông cho dòng giống Rồng Tiên cứ quanh quẩn mãi trong vòng hèn kém" Năm 1929, báo Phụ nữ tân văn mở cuộc trưng cầu ý kiến "Kiều nên khen hay chê " . Trong 18 bài gửi đến, hầu hết đều chê nhân cách của nàng Kiều, chê nội dung sầu bi của Truyện Kiều. Bài đưực nhiều phiếu nhất, chẳng những chê Kiều, mà còn chê cả việc đầu hàng của Nguyễn Du. Sự kiện này chứng tỏ quan điểm Ngô đức Kế có tác dụng sâu sắc trong xã hội biết là chững nào! Cố nhiên ta phải thấy quan điểm cảa Ngô đức Kế có tác dụng tích cực nhưng đồng thời cũng có tác dụng tiêu cực ít nhiều, tức là  ông đã làm cho một số người hiểu sai phần nào Truyện Kiều. Vì vậy mà chúng ta càn phê phán chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông. Bây giờ nói sang Huỳnh thúc Kháng. Huỳnh thúc Kháng tự nhận trách nhiệm làm người bảo vệ và giải thích quan điểm Ngô đức Kế : "Tôi hay ông Ngô bác Kiều là bác cái chuyện tiểu thuyết  "phong tình hối dâm " kia không đáng làm sách gieo cái nọ gió giăng hoa liễu trong não thiếu niên nam nữ ta; gió giăng hoa liễu là điều bất chính, bất chính tức là có hại... " Trên cơ bản, Huỳnh thúc Kháng chỉ nhắc lại ý kiến Ngô đức Kế. Nói chung không có gì mới. Hoặc có mớỉ chăng là ở chỗ kết án nàng Kiều, kết án Truyện Kiều càng gay gắt hơn, càng khe khắt hơn. Lý do của điều đó, trước hết phải tìm trong luận điệu vu cáo Pbạm Quỳnh (Trả lời bài cảnh cáo các nhà học phiệt" — Phụ nữ tân văn số 67 — 1930). Thứ đến, có thể thấy rằng : Về phương diện mức ý kiến Huỳnh thúc Kháng cũng có phần nào khác với ý kiến Ngô đức Kế. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ quả có phần bị hạn chế. Phải chăng chúng ta cũng có quyền nghĩ như bạn Hoàng tuấn Phổ: "Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều muốn đập tan âm mưu của hắn, không nhất thiết cứ phải mạt sát Truyện Kiều mới được. Chúng ta  nghĩ rằng nếu Ngô đức Kế bác ý kiến suy tồn Kiều của Phạm Quỳnh rồi chỉ rõ cho mọi người thấy đúng cái giá trị của Kiều thì đường lối đấu tranh của ông cũng không bị tổn thương chút nào mà còn có phần tăng  thêm hiệu lực. » Tuy vậy, cần thấy rằng : quan điểm của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng không phải là hoàn toàn lạc hậu. Làm sao mà một quan điềm học thuật hoàn toàn lạc hậu (dù có chính nghĩa) lại có thể giành được thắng lợi rực rỡ như thế ở trên trường ngôn luận? Quan điểm học thuật của Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng vẫn cỏ mặt đúng đắn khi hai ông đặt vấn đề học thuật quan hệ với vận nước, với nhân tâm thế đạo. Nói một cách khác, đặt vấn đề học thuật quan bệ với xã hội. Lấy tác dụng, kết quả tốt hay xấu đối với xã hội đề đánh giá học thuật. Hai nhà chỉ sĩ đã yêu cầu văn bọc phải có tác dụng tốt đến thanh niên, đến nhân tâm thế đạo, đến đạo đức phong hóa. Yêu cầu văn học không được làm cho thanh niên "mềm nhũn cái gan lòng sắt đá, bỏ mất cải chi nguyện cao xa". Như thế hai nhà chi sĩ đã gián tiếp nêu ra một nguyêu tắc rất cơ bản: "Văn học phải hữu ích", "văn học  phải phục vụ".     Ở đây ta đã thấy hé ra mầm mống vấn đề của một cuộc tranh luận sôi nổi khác : " nghệ thuật vị nghệ thuật " hay " vị nhân sinh" ? Nhận định như thế, chúng ta sẽ không kết luận một cách giản đơn rằng: Theo Ngô Đức Kế  "đạo Khổng Mạnh mới là chánh học "  (Hồ Xanh) hay cái chánh học mà Ngô đức Kế đề cao là " cái học của Chu công, Khổng tử" (Trương Chính) . Nói như thế không thỏa đáng. Không. Ngô đức Kế không phải là người tuyên truyền cho cái học Khổng Mạnh. Ngô đức Kế là một người kịch liệt bài xích khoa cử và nhiệt thành đề xướng "tân học ". Ngay trong bài Chánh học  ta thấy, Ngô đức Kế cũng không " đề cao việc học chữ Hán, đề cao đạo Khổng(Trương Chính). Cứ đọc một đoạn sau đây thì rõ : " Ôi ! Học làm quốc văn thì học thế nào ? Bài này chưa có thể nói kỹ được, song có phải là học nghĩa lý, danh từ về các khoa học, luân lý, cách trí, chinh trị, cùng là phép luân ý, ký sự, để xem các sách vở ngôn luận cùa ta cho biết, để đem tư tưởng  sở đắc trong Pháp học mà phát ra làm trước thuật ngôn luận của ta cho thông không ? Hay là học cái lối thơ, phú, ca, ngâm, nắn một chữ cho hay, dùng những điển cho lạ, rung đùi, lắc gối, như lối học ngày xưa, đã vì thế mà người ngu, nước yếu..." . Chúng tôi cũng nghĩ như bạn Vũ ngọc Khánh: " Khi đọc câu của Ngô đức Kế:  Tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại thay đổi có mấy mươi lần, mà chánh học một dòng vẫn không sa sút», thì không nên hiểu chữ " chánh học " ấy là chỉ cái học Chu Trình chi hồ gia dã". Khi ông nói: " những người chân nho chính sĩ Hàn học thì đă quá nửa mòn mỏi điêu linh ", thì ta cũng đừng nên hiểu đó là Ngô Đức Kế muốn nhắc đến những nhà nho Khổng, Mạnh . Cái "chánh học" do hai nhà chi sĩ nhiệt liệt biểu dương không phải là cái đạo Khổng, Mạnh, Chu, Trình thuần túy nữa, nhưng dù sao thì cái "chánh học" đó cũng đã lạc hậu so với thời đại rồi. Tóm lại, quan điểm văn học của Ngô đức Kế— Huýnh thúc Kháng quả có mặt hạn chế, nhưng cũng có phần rất tiến bộ. Nhưng chỗ hạn chế, lạc hậu trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ tuyệt đối không phải là chỗ sở đắc của Phạm Quỳnh. Đó là điều cần khẳng định. Hoàn toàn không thể nói: Phạm Quỳnh có "thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cả nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn ". Nói như thế không chính xác. Ngay ý kiến cho rằng Phạm Quỳnh đã " phải giác được nhiều điểm đáng kể" trong nghệ thuật Truyện Kiều cũng cần được nghiên cứu lại. Đành rằng các nhận định trên đây là nói chung cả " phe tán dương Kiều", bao gồm cả Trần Trọng Kim, Vũ đình Long, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật,v.v.. nhưng dù sao thì nhận định đó trước hết và chủ yếu là nhe nhắm vào người cầm đầu là Phạm Quỳnh. Chinh vì vậy" ở đây, chúng tôi chi đề cập đến Phạm Quỳnh. Như mọi người đều biết: từ sau các vụ Đông du, Đông kinh nghĩa thục, thực dân Pháp bắt đầu tấn công nhân dân ta cả về mặt văn hóa. Rút kinh nghiệm về các biến cố vừa xảy ra, thực dân Pháp thấy cần phải củng cố kết qủa bình định về quân sự và chính trị bằng một cuộc bình định bằng văn hóa. Phạm Quỳnh là một tên lính tập của đế quốc trên trận địa mới. Và việc đề cao Truyện Kiều của y chỉ là một thủ đoạn chinh trị quỷ quyệt, hòng lợi dụng lòng yêu mến đặc biệt của nhân dân ta đối với thi tài của Nguyễn Du, để đánh lạc hướng hoạt động của thanh niên tri thức, làm cho họ xa lìa nhiệm vụ cứu quốc. Điều này thật là rõ ràng. Không một ai phủ nhận. Và hai bạn Nguyễn đình Chú, Vũ ngọc Khánh đã có công cung cấp thêm một số tư liệu mới đề làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại những điều đó, mà chỉ muốn nói về hai điểm sau đây: 1.Phạm Quỳnh "tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối" có phải là "do thái độ đối với cuộc sống mới hơn..." hay không? 2.Phạm Quỳnh có đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật Truyện Kiều hay không ? Nhân thân Phạm Quỳnh chỉ viết hai bài về Truyện Kiều. Trong bài đầu tiên, đăng trên Tam phong số 30-1919 Phạm Quỳnh cực lực tán dương nàng Kiều là "một người đa tình, nhưng không đắm đuối vì tình, biết  lấy nghĩa mà chế tình, thế là trùng với lý tưởng của đạo Nho", "một cái gương phong tình tiết nghĩa cho người cả mội nước soi chung". Rất rõ ràng là trong khi tán thành nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chỉ đừng trên lập trường đạo đức, luân lý phonq kiến. Đúng như đồng chí Trường Chinh đã vạch rõ, tán dương nội dung Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng chĩ cốt nêu gương đạo đức phong kiến. Phạm Quỳnh chưa hề có một tí gì là cảm thông đươc với nội dung nhân đạo, tiến bộ của Truụện Kiều, mặc dầu y cũng có viết vài câu giả nhân giả nghĩa lên án nạn tham quan ô lại trong Truyện Kiều. Phạm Quỳnh, cũng như tác giả bộ Nho giáo, chỉ biểu dương phần nội dung lạc hậu, phong kiến trong Truyện Kiều mà thôi. Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện Kiều chỉ là xuất phát từ một dụng ý chính trị phản động, một quan điểm đạo đức phong kiến lạc hậu. Và y đã thực hiện những điều đó với một thái độ nhiệt tình, một ý thức hoàn toàn tự giác, chứ đâu phải là "theo cảm tính"! Phạm Quỳnh tán dương nội dung Truyện hoàn toàn không phải vì có thái độ đối với cuộc sống mới hơn,... khoan dung rộng rãi đối với cá nhân hơn, thông cảm với yêu cầu tình cảm của con người hơn! Tuyệt đối không thể nói như vậy. Bây giờ thử xét xem Phạm Quỳnh có chút đóng góp gì trong việc khám phá nghệ thuật (hiểu theo nghĩa hẹp) Truyện Kiền hay không? Bài diễn văn kỷ niệm Nguyễn Du năm 1924, từ đầu chí cuối, chỉ toàn là những lời tán dương, ca ngợi suông, chứ không trực tiếp nói gì về nghệ thuật. Xin trích, lại vài đoạn tiêu biểu nhất : "... Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta , một nước không thể  không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta ; một nước không thể không cỏ quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta ". Truyện Kiều " vừa là Kinh, vừa là Truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc ". Truyện Kiều là cái " văn tự" của nòi giống Việt nam ta đã " trước bạ " với non sông đất nước này ", " một cái hương hỏa rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho giống nòi". Đáng chú ý hơn là bài đăng trên  Nam phong số 30-1919. Bài này có 4 mục. Trong hai mục đầu — cội rễ Truyện Kiều và Lịch sử tác giả—chiếm phần lớn bài, Phạm Quỳnh có đưa ra giả thuyết Truyện Kiều dựa theo truyện Vương Thúy Kiều trong Ngu sơ tân chí của Dư Hoài. Giả thuyết này không đúng, và chỉ mấy năm sau đã bị các kết luận chính xác của Lê Thước, Phan sĩ Đàng , Đào duy Anh , Dương Quảng Hàm bác bỏ. Trong hai mục Văn chương Truyện Kiều và Tâm lý cổ Kiều, Phạm Quỳnh tuyên bố là y đã vận dụng "phép phê bình khảo cứu của văn học Thái Tây" để phân tích cái hay của văn chương Truyện Kiều, nhưng kỳ thực cũng chỉ là tán suông  nhiều hơn là đi vào phân tích cụ thể. Đối với  nghệ thuật Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng có được một số ý kiến, nhưng không có gì gọi là khám phá "đáng kể" cả. Nếu như "phe tân Kiều" còn được ý kiến gì gọi là có tác dụng gợi ý hay giá trị tư liệu trong việc nghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều thì phải tìm trong các bài khác, ví dụ của Vũ Đình Long, Nguyễn Đôn Phục... chứ không phải ở Phạm Quỳnh. Cũng  cần nói thêm rằng các nhà chi sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh thúc Kháng mặc dầu kịch liệt lên án nội dung Truyện Kiều, vẫn là người cảm thông và am hiểu nghệ thuật Truyện Kiều một cách sâu sắc. Đánh giá không đúng cái gọi là "cống hiến về học thuật" của Phạm Quỳnh, cũng như cường điệu mặt hạn chế trong quan điểm văn học của hai nhà chi sĩ Ngô Đức Kế - Huỳnh Thúc Kháng thì sẽ rơi vào sai lầm làm lu mờ mất thực chất của cuộc tranh luận . Đối với các bạn trong nhóm Lê Qúy Đôn nói chung, bạn Huỳnh Lý và Trương Chính nói riêng tôi không hề nghĩ rằng các bạn đã không nắm được thực chất cuộc tranh luận, nhưng sự đánh giá về phương diện học thuật của các bạn, đối với Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng và Phạm Quỳnh đã làm lu mờ mất vấn đề thực chất của cuộc tranh luận. Trên tinh thần đó chúng tôi nghĩ rằng lời phê bình của hai bạn Nguvễn Đình Chú và Vũ Ngọc Khánh, nói rằng nhóm Lê Quý Đôn không nắm được thực chất cuộc tranh luận, cũng không phải là không có căn cứ. Sai lầm trong nhận định này của nhóm Lê quý Đôn không phải chỉ là một sai lầm về ý kiến học thuật, mà còn là một sai lầm về quan điểm văn học. Trong chương V viết về Phạm Quỳnh, nhóm đó có nói là họ không tách rời văn học với chinh trị, nhưng trên thực tế thì chương V của bộ Lược thảo đã rơi vào quan điểm tách rời văn học và chính trị một cách khá rõ ràng. Một mặt, nhóm Lê Quý Đôn khẳng định Phạm Quýnh là "tay sai của thực dân Pháp " (Lược thảo trang 194), " Phạm Quỳnh, chỉ có tội chứ không có công" (trang 202) nhưng mặt khác lại viết " Phạm Quỳnh đã lập nên khá nhiều thành tích về văn học" (trang 201).  Ông làm việc cần cù, say mê và nghiêm chỉnh, nhờ thế mà đạt những kết quả to lớn " (trang 203). " Nếu đứng về lâu dài mà xét thì sự nghiệp văn học của Phạm Quỳnh đã góp một phần quan trọng vào việc xây dựng nền quốc văn mới" (trang 202). Thật xót xa khi sực nhớ rằng con người đã có những cống hiến như thế cho sự nghiệp văn học lại là người bán nước " (trang 204). Nhận định đó đúng như bạn Hồng Hạnh đã nhận xét là một thái độ tiếc thương  cho " sự nghiệp văn học " của Phạm Quỳnh. Nhận định không dứt khoát  này phản ánh rất rõ trong việc đánh giá cuộc tranh luận về Truyện Kiều, một mặt thì vẫn khẳng định rằng: phong trào sùng bái Truyện Kiều là «một mưu mô của Phạm Quỳnh để đánh lạc hướng hoại động của thanh niên », nhưng một mặt khác, thì lại cho rằng Phạm Quỳnh vẫn có mặt đúng khi hắn «tán thành nội dung Truyện Kiều từ đầu chí cuối». Nói một cách khác, theo nhóm Lê quý Đôn, ý kiến Phạm Quỳnh, về mặt chính trị thì sai lầm, nhưng về mặt học thuật thì có phần đúng, hơn nữa có đóng góp vào nền học thuật chung. Ngược lại, đối với hai nhà ái quốc Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, nhóm Lê quý Đôn cho rằng "họ đã nắm chân lý khi họ vạch dã tâm của bọn cầm đầu phong trào sùng Kiều", nhưng một mặt khác thì hai nhà ái quốc đã "nhận xét Truyện Kiều như là nhận xét một quyển sách luân lý". Nói một cách khác, Ngô đức Kế — Huỳnh thúc Kháng, về mặt chính trị thì đúng đắn, nhưng về mặt học thuật thì bảo thủ, sai lầm. Nếu tách rời văn học và chinh trị như thế thì chẳng những sẽ hiểu sai vấn đề văn học, mà ngay cả vấn đề chính trị có khi cũng không nhận định được một cách đúng đắn. Đúng như bạn Nguyễn đình Chú nhận xét, tác giả chương V cuốn Sơ khảo đã tỏ ra " ngợp" trước khối lượng sách cũng "khá đồ sộ" của Phạm Quỳnh. Nhưng Phạm Quỳnh, chúng ta thấy rõ ràng hơn ai hết sự thống nhất giữa lập trường chính trị phản động và nội dung văn học phản dộng. Tính chất phản động của y là cả một hệ thống ở thức tư tưởng biểu hiện cả trên lĩnh vực hoạt động chính trị lẫn văn học của y . Về vấn đề này, Hồng Hạnh trên tập san Văn Sử Địa số 48 (1-1959) và Đặng Thai Mai trong cuốn "Văn thơ cách mạng Việt nam đầu thế kỷ XX" (1961) đã giải quyết một cách tỉ mỉ và chính xác, ở đây chúng tôi không nhắc lại nữa. Cuốn Lược thảo tập III của nhóm Lê quý Đôn được biên soạn trong khoảng 1956 — 1957. Trong điều kiện nhận thức, tư tưởng và tài liệu hồi đó, việc phạm một khuyết điểm  như thế cũng là một dễ hiểu.

Ý nghĩa cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh mới nhìn qua thì tưởng như là " một bài toán đã có sẵn câu trả lời đơn giản" (Vũ Ngọc Khánh) thế mà đi sâu vào vấn đề thì mới thấy có nhiều khía cạnh rắc rối, phức tạp. Góp thêm tiếng nói cua mình, chúng tôi chỉ mong cùng các bạn Huỳnh Lý, Nguyễn Đình Chú, Trương Chính, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Tuấn Phổ, Vương Đình Quang... làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Dù sao vấn đề này cũng còn cần phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa.