Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì phải báo giảm

Ốm đau dài ngày được hiểu là trường hợp người lao động mắc phải các bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định, hiện được ghi nhận tại Thông tư 46/2016/TT-BYT.

Khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày, vấn đề đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người đó sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Theo đó, có thể thấy, khi nghỉ ốm đau dài ngày, người lao động sẽ không phải đóng BHYT và các loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Lúc này, doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện báo giảm lao động với lý do người lao động nghỉ ốm đau dài ngày để không phải đóng bảo hiểm.

Xem thêm: Nghỉ ốm dài ngày có phải đóng BHXH không? 
Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì phải báo giảm

2. Nghỉ ốm đau dài ngày có tiếp tục được hưởng BHYT không?

Theo khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã dẫn chiếu ở trên, khi nghỉ chế độ ốm đau dài ngày, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi về BHYT mặc dù không đóng loại bảo hiểm này.

Căn cứ Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, khi đi khám, chữa bệnh, người lao động đang nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí như sau:

* Khám, chữa bệnh đúng tuyến:

- Khám, chữa bệnh tại tuyến xã: Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

- Trường hợp khám, chữa bệnh mà chi phí/lần khám, điều trị thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức thấp hơn 223.500 đồng/lần): Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

- Trường hợp đã có thời gian đóng BHYT 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm > 06 tháng lương cơ sở: Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

- Trường hợp khám, chữa bệnh khác: Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

* Khám, chữa bệnh trái tuyến:

- Khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú;

- Khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh: 80% chi phí điều trị nội trú;

- Khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trường hợp nghỉ ốm dài ngày có được cấp thẻ BHYT mới?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thuộc đối tượng được cơ quan BHXH đóng tiền BHYT.

Cùng với đó, khoản 5 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã quy định về thời hạn của thẻ BHYT của người lao động nghỉ chế độ ốm đau dài ngày như sau:

5. Người lao động nghỉ ốm đau dài ngày hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí, thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị báo giảm. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm.

Với quy định này, người lao động bị ốm đau phải điều trị dài ngày chỉ được tiếp tục sử dụng thẻ BHYT cũ đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm lao động.

Sau đó, người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT mới, có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp tháng báo giảm lao động.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ ốm dài ngày có được hưởng BHYT không?” Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Chế độ ốm đau dài ngày: Chi tiết mức hưởng và thủ tục nhận tiền

Theo Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động đang đóng BHXH, bị ốm đau (không phải tai nạn lao động, không tự hủy hoại bản thân, không do say rượu hay sử dụng ma túy) mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.

Hiện nay Luật BHXH năm 2014 không ghi nhận chế độ nào là chế độ ốm đau ngắn ngày. Chế độ ốm đau ngắn ngày thực chất chỉ là cách gọi quen miệng của nhiều người dùng để nhắc đến chế độ ốm đau áp dụng cho các bệnh thông thường.

Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày tối đa của người lao động được xác định như sau:

- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:

+ Tối đa 30 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm - dưới 30 năm.

+ Tối đa 60 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:

+ Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

+ Tối đa 50 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm - dưới 30 năm.

+ Tối đa 70 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.

Như vậy, tùy vào thời gian đóng BHXH và công việc đang đảm nhiệm mà người lao động sẽ được giải quyết chế độ ốm đau ngắn ngày từ 30 - 70 ngày/năm.

Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì phải báo giảm

2. Mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày tính thế nào?

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày của người lao động được xác định theo công thức sau:

Mức hưởng ốm đau ngắn ngày

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24 ngày

x

Số ngày nghỉ

Lưu ý: Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc trước đó đã có thời gian đóng BHXH nhưng sau đó bị gián đoạn mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu trở lại làm việc thì mức hưởng được tính dựa trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng đầu đó.

Ví dụ: Chị A đang đóng BHXH với mức lương là 7,5 triệu đồng/tháng. Chị A bị ốm đau được bác sĩ chỉ định nghỉ 20 ngày. Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, chị A nhận được số tiền như sau:

Mức hưởng = 75% x 7,5 triệu : 24 ngày x 20 ngày = 4.687.500 đồng.

Xem thêm: Mức hưởng chế độ ốm đau mới nhất

3. Làm thế nào để lĩnh tiền chế độ ốm đau ngắn ngày?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH, để lĩnh tiền chế độ ốm đau ngắn ngày, người lao động phải chủ động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp mà mình đang làm việc để họ hoàn thiện giấy tờ và gửi đến cơ quan BHXH.

Chi tiết các bước nhận tiền chế độ ốm đau ngắn ngày như sau:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:

- Bị ốm đau phải điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện.

- Bị ốm đau chỉ cần điều trị ngoại trú: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Thời hạn nộp: 45 ngày tính từ ngày người lao động quay lại làm việc sau thời gian điều trị ốm đau.

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng bảo hiểm

Doanh nghiệp lập Mẫu số 01B-HSB rồi gửi mẫu này cùng các giấy tờ của người lao  động cho cơ quan BHXH.

Thời hạn nộp: Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động.

Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết tiền chế độ ốm đau ngắn ngày

- Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Hình thức nhận tiền chế độ ốm đau ngắn ngày:

+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp.

+ Nhận tiền chuyển khoản qua thẻ ATM của người lao động.

+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ ốm đau mới nhất

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ ốm ngắn ngày là bao nhiêu ngày?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi  tiết.

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Cho tôi hỏi người lao động bị ốm đau bao nhiêu lâu thì đơn vị phải thực hiện thủ tục báo giảm? Nếu không báo giảm thì có giải quyết chế độ ốm đau được hay không?

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài bảo hiểm xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần…

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;…

Như vậy:

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần thì doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động trong tháng đó. Nếu không đóng bảo hiểm cho tháng nghỉ ốm đau thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục báo giảm lao động cho tháng đó.

Trường hợp 1: Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Lúc này, công ty có trách nhiệm phải báo giảm Lao động trong tháng. Nếu không thực hiện thủ tục báo giảm, người lao động công ty bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau.

Nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì phải báo giảm

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Trường hợp 2: Người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau dưới 14 ngày làm việc trong tháng không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Lúc này, công ty không phải thực hiện báo giảm lao động. Người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ ốm đau. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Đối tượng hưởng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau 

Nghỉ làm ở công ty có được hưởng chế độ ốm đau hay không?

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.