Nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày

Như vậy, để xác định số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa bao nhiêu còn phụ thuộc điều kiện lao động (bình thường hay độc hại), thời gian đã đóng BHXH và có là trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hay không.

Chào tổng đài! Cho tôi hỏi giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa được bao nhiêu ngày thế ạ? Cô của em bị lao bác sĩ cho điều dưỡng tại nhà nhưng mỗi lần chỉ cho giấy nghỉ ốm 25-30 ngày xong lại bắt đi khám lại. Nhà em thì lại rất xa bệnh viện. Và theo em được biết thì lao là bệnh dài ngày được nghỉ 6 tháng đúng không ạ? Em cám ơn nhiều!


  • Người lao động nghỉ làm điều trị bệnh dài ngày có đóng BHYT ở công ty?
  • Đóng BHXH trong thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày
  • Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa là bao nhiêu ngày; Tổng đài bảo hiểm xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về thời gian nghỉ ốm khi mắc bệnh lao

Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT thì Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng; Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM; Di chứng do lao xương và khớp; Viêm khớp do lao; Lao cột sống được xác định là bệnh dài ngày. 

Khi đó, người lao động có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Hết thời hạn này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 19006172

Thứ hai, thời hạn giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa là bao nhiêu ngày

Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

“Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định”.

Như vậy, việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) hay giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại giấy được cấp khi người lao động nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nghỉ ốm nào cũng được cấp giấy chứng nhận.

Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở KCB đó;

– Giấy được cấp phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Giấy được cấp phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày

Sau khi tìm hiểu về “Định nghĩa nghỉ phép”, ACC xin giải đáp câu hỏi Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

– Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

– Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

– Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật về bảo hiểm xã hội không có quy định về giới hạn số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa trong 01 tháng mà chỉ giới hạn số ngày nghỉ hưởng ốm đau tối đa theo số năm mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động mắc bệnh dài ngày thì có thể nghỉ 180 ngày.

3. Trả lời câu hỏi liên quan đến Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày

3.1. Nghỉ không lương được quy định như thế nào

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy Luật quy định Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn, ngoài ra người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương

3.2. Số ngày được nghỉ phép hàng năm

Đối chiếu quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động, như vậy, trường hợp của bạn là người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

4. Kết luận về Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày. Tất cả ý kiến tư vấn trên của chúng tôi Giấy nghỉ ốm hưởng bhxh tối đa bao nhiêu ngày đều dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, câu hỏi pháp lý nào thì vui lòng liên hệ đến ACC Group để được tư vấn, giải đáp.