Người bị ốm nên ăn gì

Nước chiếm từ 55%-60% khối lượng cơ thể, do vậy nước rất cần thiết với sức khỏe con người. Thông thường, mỗi người khỏe mạnh nên cung cấp đủ từ 1.5 lít- 2 lít/ ngày. Tuy nhiên, khi bị cảm cúm, người bệnh cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường do cơ thể mất nước vì nhiều lý do như đổ mồ hôi, nôn, ăn ít đồ ăn.

Bên cạnh việc cấp nước, giải độc cho cơ thể người bệnh, nước còn có tác dụng làm loãng dịch gây tắc nghẽn mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể. Theo đó, bổ sung nước cho cơ thể có thể được thực hiện bằng nhiều cách như:

  • Nước lọc là cách bổ sung nước cho cơ thể nhanh và dễ dàng nhất.
  • Nước hầm xương
  • Các loại trà như: trà gừng, trà thảo mộc, đặc biệt là trà xanh. Bởi chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Nên dùng trà xanh kèm mật ong để có tác dụng làm dịu cơ đau họng và giảm ho.
  • Nước chanh mật ong
  • Các loại nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể người bệnh như: nước cam, nước dừa,.... Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều các loại nước này cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, vì thế người bệnh chỉ nên uống 1 lượng vừa phải.
  • Dùng nước điện giải nếu người bệnh mất nước nghiêm trọng do nôn và tiêu chảy.

1.2. Cháo, súp gà

Cháo hay súp gà đều là thực phẩm phù hợp với người bị cảm cúm. Do khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh sẽ không có cảm giác thèm ăn, khó ăn. Khi đó, cháo hay súp gà là thực phẩm dễ ăn, đồng thời dễ tiêu và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thông thường, trong cháo gà có thịt, nước, rau củ quả các loại. Vì thế, đây là nguồn cung cấp lượng nước và muối đã bị mất trong cơ thể và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết. Ăn cháo gà trong thời gian bị cảm cúm sẽ giúp người bệnh không bị mất nước và lâu đói hơn.

1.3. Các loại thực phẩm giàu kẽm

Chất kẽm có trong nhiều loại thực phẩm như: thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch,... Do vậy, có thể dễ dàng bổ sung các loại thực phẩm này cho người bệnh. Thịt bò là thực phẩm tiêu biểu trong nhóm kẽm. Không chỉ chứa kẽm, thịt bò còn giàu protein, magie, kali và vitamin B6 giúp bệnh nhân mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.

1.4. Các loại rau củ quả

Rau củ quả là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp hỗ trợ xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, người bệnh nên bổ sung đa dạng hóa nhiều loại rau củ trong bữa ăn, nhất các loại rau củ quả có màu đậm như các loại rau lá xanh: cải bó xôi, cải xoăn,... chúng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch vì có chứa cả chất xơ, vitamin C và vitamin E.

1.5. Gừng, Tỏi

Đây đều là những loại thực phẩm có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cảm cúm, đặc biệt trong việc giải quyết một số triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, đau họng, ớn lạnh,.... Hãy ăn gừng, tỏi ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm.

1.6. Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm đau họng cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cho người bệnh.

1.7. Các loại trái cây giàu vitamin C

Vitamin C có trong nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi. Bổ sung vitamin C giúp cơ thể nhận được một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài những thực phẩm có lợi cho người bị bệnh cảm cúm, thì có một số thực phẩm không những không giúp ích cho việc phục hồi bệnh, mà còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Điển hình như:

  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh buồn nôn, khó tiêu. Hơn nữa, các loại thức ăn này thường không có nhiều chất dinh dưỡng. Thay vì ăn đồ ăn chế biến sẵn, nên cho người bệnh ăn những thực phẩm tươi và giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, nên lựa chọn những cách chế biến đơn giản, thanh đạm như: luộc, hấp,... tránh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, cafe, soda sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch và gây mất nước.
  • Tránh hoặc hạn chế những đồ ăn như: bánh quy, khoai tây chiên.... Những thực phẩm cứng và thực phẩm khó tiêu có thể làm nặng thêm cơn ho và đau họng.

>>> Xem thêm: Thuốc Tamiflu có tác dụng gì?

Bên cạnh đó, người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm cũng cần lưu ý một số điều để tránh lây nhiễm bệnh:

  • Luôn sử dụng khẩu trang trong quá trình tiếp xúc, chăm sóc người bệnh. Sử dụng thuốc sát khuẩn, nước rửa tay sau khi chăm sóc.
  • Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng thì người chăm sóc cũng cần đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm bằng cách: ăn nhiều trái cây, rau xanh, 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm, tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.
  • Đồ dùng cá nhân của người bệnh cần được khử trùng thường xuyên, không dùng chung đồ cá nhân như: bàn chải đánh răng, bát, đũa, thìa, cốc, chén... với người bệnh.
  • Người chăm sóc cần đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy,... trong và sau khi chăm sóc người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh cảm cúm. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn cũng như sự tư vấn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp nặng bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Khi bị ốm không nên ăn gì?

Bạn hãy tránh các loại quả này khi bị đau bụng..
Đồ ngọt. Hấp thu lượng đường cao có thể ức chế hệ miễn dịch và gây viêm, vì vậy hãy tránh loại thực phẩm này khi bạn đang bị ốm..
Thực phẩm giàu chất béo. ... .
Sữa (có thể) ... .
Thực phẩm tốt nhất cho các triệu chứng giống cảm lạnh..
Súp. ... .
Trà nóng. ... .
Trái cây họ cam quýt. ... .
Thực phẩm cay..

Người ốm nên ăn thịt gì?

Người bệnh cũng cần lưu ý bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây: Ăn nhiều thực phẩm chứa protein: Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Thực phẩm giàu protein: thịt lợn, thịt gà, cá… Ăn nhiều rau xanh: Rau cải, rau muống, rau mồng tơi, cải xoăn cung cấp nhiều vitamin và chất xơ.

Người bị ốm nên ăn hoa quả gì?

Người mới ốm dậy nên ăn quả gì? [Top 9 loại trái cây giúp phục hồi sức khỏe].
Chuối..
Nước dừa..
Trái cây có múi: Cam, quýt và bưởi..
Dưa hấu..
Quả mâm xôi..

Người bị ốm không nên ăn hoa quả gì?

Cùng với các loại trái cây họ cam quýt, nó cũng có lợi cho các triệu chứng giống cảm lạnh; nhưng các loại trái cây như bưởi, cam, chanh cũng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu. Hãy tránh hai loại thực phẩm này nếu bạn đang bị đau bụng.