Người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách nào sau đây

Người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách nào sau đây

Nhiệm vụ và quyền của người học theo quy định của Luật Giáo dục. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân...

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi về nhiệm vụ và quyền của người học theo quy định của Luật Giáo dục mới nhất. Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về nhiệm vụ và quyền của người học về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nhiệm vụ và quyền của người học như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Người học theo quy định của Luật Giáo dục

     Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

  • Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
  • Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
  • Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
  • Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
  • Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
  • Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

2. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

     Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

  • Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
  • Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

Người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách nào sau đây

3. Nhiệm vụ và quyền của người học

3.1 Nhiệm vụ của người học

     Người học bao gồm những người liệt kê tại mục 1, trừ trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non có những nhiệm vụ sau đây:

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
  • Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
  • Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
  • Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
  • Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

     Ngoài ra, người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

3.2 Quyền của người học

     Người học bao gồm những người liệt kê tại mục 1, trừ trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

  • Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
  • Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;
  • Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;
  • Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật;
  • Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
  • Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học;
  • Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

4. Các hành vi người học không được làm

     Người học bao gồm những người liệt kê tại mục 1, trừ trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non không được có các hành vi sau đây:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
  • Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Bài viết tham khảo: 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nhiệm vụ và quyền của người học:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nhiệm vụ và quyền của người học mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào Điều 60 của Luật Giáo dục đại học nhiệm vụ và quyền của người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1. Đối tượng được hưởng trợ cấp ưu đãi

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh; người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh)

- Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/08/1945.

- Con của liệt sĩ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

2. Phạm vi áp dụng

- Chế độ ưu đãi trong giáo dục được áp dụng đối với sinh viên là: Người có công với cách mạng và con của người có công với cách mạng (sau đây gọi chung là sinh viên thuộc diện ưu đãi) theo học hệ chính quy tập trung có khoá học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học.

- Sinh viên thuộc diện ưu đãi mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi mức cao nhất (bao gồm: trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học phí nếu có) tại một trường.

- Sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.

- Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với sinh viên diện chính sách thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học.

+ Đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học

+ Người có công tại mục 1 đã nêu trên bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo

- Người có công với cách mạng và con của họ thuộc diện được hưởng ưu đãi giáo dục đào tạo làm Tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 01-ƯĐGD ban hành kèm Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH.

- Theo định kỳ chi trả Trợ cấp giáo dục và đào tạo, sinh viên thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi xin cấp Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi sinh viên theo học để thực hiện chế độ ưu đãi (Mẫu số 02-ƯĐGD ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH).

- Theo định kỳ chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục, đào tạo Phòng LĐTBXH căn cứ Giấy xác nhận ưu đãi đã được cơ sở giáo dục đào tạo nơi sinh viên đang học xác nhận để thực hiện chế độ ưu đãi.

4. Phương thức và thời gian chi trả trợ cấp ưu đãi:

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp cho sinh viên thuộc diện ưu đãi.

*Trợ cấp ưu đãi hàng năm: chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học: Chi trả vào tháng 11, tháng 12.

Trường hợp sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng năm thì được truy lĩnh.

*Trợ cấp hàng tháng: Chi trả 02 lần trong năm:

- Lần 1: Chi trả tháng 11, tháng 12.

- Lần 2: Chi trả tháng 3, tháng 4.

Trường hợp sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì được truy lĩnh.

Lưu ý: Sinh viên đồng thời là đối tượng được nhận: Học bổng chính sách; Trợ cấp xã hội; Trợ cấp ưu đãi; Hỗ trợ chi phí học tập thì chỉ được hưởng một chế độ với mức trợ cấp cao nhất và phần thưởng khuyến khích học tập (nếu có đủ điều kiện).

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh